Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/8/10

LẠI CHUYỆN CON TRÂU

http://nhipcau.hatnang.com/files/images/Vietnamese_woodcut_buffalo.jpg
Hồ Như Hiển

Hồi mới ra trường, mình làm hợp đồng ở một cơ quan. Khi ấy có đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ. Lãnh đạo cơ quan bảo tất cả phải mua. Không mua, "không hoàn thành nhiệm vụ", cắt "Lao động tiên tiến". Mình chẳng thiết tha cái danh hão đấy. Của đáng tội, không mua là cắt hợp đồng, "treo niêu" ngay. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế còn phải thế, huống hồ là mình. Tài vụ cứ việc trừ béng vào lương. Tài vụ, kế toán, lãnh đạo là "ba trong một" mà.

Sáng nay, trời thu xanh ngắt. Nắng vàng như rót mật. Mình đi thanh toán Trái phiếu.

28/8/10

NHỮNG KHÁC BIỆT

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử, Đại học Khoa học Huế. 

Ý định viết bài này đã có trong tôi từ lâu rồi nhưng động lực (chính xác là liều doping) thật sự là sau khi được đọc một bài viết rất hay, rất sâu sắc của Nguyễn Đình Chú: Sự áp đảo của Phương Tây đối với Phương Đông trên phương diện văn hóa và tinh thần truyền thống (Viet-Studies, Dân Luận). Tuy nhiên, tôi chỉ tranh luận với Nguyễn Đình Chú một đôi vấn đề còn mong muốn thực sự là đưa ra vài suy nghĩ riêng để được các bậc thức giả bàn luận hầu làm rõ hơn những băn khoăn và không ít những lầm lẫn, mơ hồ...
1. Tất cả các nền văn minh lớn của phương Đông đều hình thành bên những dòng sông là điều hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, rất ít người chú ý rằng tai họa bắt đầu từ đó. Khi công cụ sản xuất còn thô sơ và quan hệ sản xuất chưa phát triển thì nhu cầu tổ chức, liên kết đông người để đào kênh, đắp đê (trị thủy) đã buộc phương Đông đẻ non nhà nước. Không đủ hiểu biết – nhất là luật pháp để quản lý, nên các ông vua phương Đông chọn giải pháp ngắn nhất, hiệu quả nhất và, tàn nhẫn nhất: Chuyên chế hóa, thần thánh hóa vương quyền. Hãy cứ mở lịch sử ra sẽ thấy rằng 5.000 năm, cả phương Đông đều chỉ có một mô hình nhà nước duy nhất là chế độ chuyên chế(!) Đây quả là điều kỳ lạ, điều hiển nhiên nhưng lại là điều bí ẩn nhất của lịch sử. Tại sao lại thế? Lưỡng Hà, Ai Cập bên kia hay Trung Quốc bên này, có liên hệ gì với nhau đâu sao mô hình nhà nước lại được tuyệt đối hóa như nhau?

26/8/10

Thơ Phùng Quán

Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
1956 - Phùng Quán

Hôm trước ra hiệu sách cũ, tình cờ mua được quyển "Thơ Phùng Quán" NXB Hội Nhà văn phát hành năm 1995. Ba hôm nay ốm một trận "tơi bời khói lửa", nằm liệt giường liệt chiếu, không đi đâu được bèn lấy ra đọc. Sáng nay trời đẹp. "long thể" cũng có phần ổn ổn, tuyển mấy bài trong tập thơ, đưa lên blog ngõ hầu cùng bà con thưởng thức.

Phùng Quán sinh năm 1932, mất năm 1995, quê tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp và được chú ý đến với tác phẩm Vượt Côn Đảo (giải thưởng Hội nhà văn Việt nam năm 1955) nhưng được chú ý đến nhiều hơn sau Đổi mới.

Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng của phong trào Nhân văn - Giai phẩm. Vì lẽ đó, ông bị kỉ luật, phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Cho đến khi được đánh giá lại vào thời kì Đổi mới, hầu như không có một tác phẩm nào của ông được xuất bản. Ông phải tìm cách làm giấy khai sinh cho những đứa con tinh thần của mình dưới bút danh khác.

Ngoài Vượt Côn Đảo, ông còn được bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi biết đến với Tuổi thơ dữ dội (xuất bản năm 1988, giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam năm 1990).

Điều thú vị ít ai biết, Phùng Quán là cháu, gọi Tố Hữu bằng cậu (nhưng trong tác phẩm "Ba phút sự thật", thì ông nói rằng gọi "cậu" là do thói quen, thực ra Tố Hữu là bác của Phùng Quán theo cách nói của người miền Bắc - Wikipedia). Tuy vậy, giọng điệu và phong cách thơ hai người khác nhau như nước với lửa. Thơ Tố Hữu đã quá quen thuộc với bạn đọc, vì bạn đã được (!) học đi học lại trong SGK các cấp học. Dưới đây là những bài thơ nổi tiếng của ông.

Hồ Như Hiển
(Có tham khảo các thông tin, tư liệu trên Wikipedia) 

THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN BÙI MINH QUỐC

image  Kính gửi: các đồng nghiệp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang cùng Ban chấp hành Hội khóa VIII
Tôi, một lão già 70 xuân, bám xe đò lặn lội từ Đà Lạt ra Hà Nội dự Đại hội với một mong muốn hàng đầu là được nghe đồng nghiệp nói và nói với đồng nghiệp, đồng bào. Nói với nhau và lắng nghe lẫn nhau, trao đổi, cọ xát các ý kiến để tìm ra lẽ phải. Tôi đem theo bản tham luận “TỔ QUỐC VÀ TỰ DO” (đã gửi cho Ban tổ chức Đại hội, báo Điện tử Hội Nhà văn Việt Nam từ ngày 25.07.2010 và liền đó công bố trên trang mạng của nhà văn GS Nguyễn Huệ Chi [nhà giáo Phạm toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng], cùng các trang mạng của nhà thơ Trần Nhương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo), với ý định cố giành lấy 10 phút trên diễn đàn để chính thức cất lên tiếng nói của mình tại Đại hội (nhiều anh chị em đã bảo tôi: “Chắc chắn là người ta sẽ không cho anh lên diễn đàn đâu”, tôi bảo: “Tôi không chấp nhận quan hệ xin – cho, tôi quyết đòi, quyết giành lấy quyền lên diễn đàn”).

Ba lần ráo riết nêu yêu cầu và thúc giục Chủ tịch đoàn, cụ thể là các nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Trần Đăng Khoa. Lần thứ ba, tôi nói với Hữu Thỉnh, theo kênh đồng đội chiến sĩ – thi sĩ : “Thỉnh ạ, các cậu không để mình lên diễn đàn là các cậu mang tiếng lắm đấy”. Mãi đến gần cuối giờ làm việc buổi sáng ngày 06.08.2010 tôi mới được mời lên diễn đàn (về hình thức, đây là ngày làm việc đầu tiên và cũng là cuối cùng, nhưng thực chất mọi việc đã xong trong ngày 05.08.2010, được gọi là “đại hội nội bộ”, chỉ làm một việc duy nhất là đề cử, bầu cử, kèm theo phần đọc các tham luận viết sẵn vào giờ chờ kiểm phiếu).
Trước khi đọc bản tham luận viết sẵn, tôi phát biểu miệng một số ý kiến liên quan đến các ý kiến tham luận ngày hôm qua và bản báo cáo của Ban chấp hành khoá VII.
Dưới đây là các ý kiến phát biểu miệng của tôi do chính tôi văn bản hóa sau Đại hội:
“1/ - Nhiệt liệt hoan nghênh ý kiến của Giáo sự Phong Lê phát biểu chiều hôm qua (trong “đại hội nội bộ”) đã nhấn mạnh tình hình nguy hiểm của đất nước trước họa bành trướng và trách nhiệm của nhà văn trong tình hình nghiêm trọng này, tôi đề nghị đại hội ra một bản tuyên bố về trách nhiệm của nhà văn trước hiểm họa bành trướng đang đe dọa sự mất còn của Tổ Quốc Việt Nam.

25/8/10

ĐÃ ĐI VỚI NHÂN DÂN THÌ THƠ KHÔNG THỂ KHÁC

(Tham luận của Ngô Minh tại Đại hội Hội Nhà văn VIII)
clip_image002
Nhà thơ Ngô Minh
Đỗ Phủ là nhà thơ đời Đường, cùng với Lý Bạch được coi hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Bản thân ông 15 năm cuối đời là người bần hàn, khốn khó, đói rách. Một lần Đỗ Phủ chạy giặc trên chiếc đò nhỏ trên sông Tương, nhịn đói đã 10 ngày. Sau đó chức sắc trong vùng biết tin, đem rượu thịt mời. Ông ăn uống no say rồi bị “thương thực”, lăn ra chết. Gọi là chết no, nhưng thực chất là chết đói. Vì thế thơ ông thấm đẫm nỗi đau của người dân cùng khổ. Nói về Đỗ Phủ, trong bài thơ “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của Phùng Quán có khúc thơ rất thống thiết: Đã đi với nhân dân / Thì thơ không thể khác/ Dân máu lệ khốn cùng / Thơ chết áo đắp mặt… Tôi muốn nhân chuyện thơ Phùng Quán về Đỗ Phủ để nói vài ý kiến ngắn về lối đi của nhà văn trên con đường văn chương thăm thẳm để có tác phẩm đích thực mà người đọc luôn mong đợi. Gần mực thì đen/Gần đèn thì sáng. Nhà văn đi với ai thì sẽ viết ra thứ văn chương đó.

TỔ QUỐC VÀ THƠ

(gửi đăng nhân dịp chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn lần thứ VIII)
Hà Sĩ Phu
image Tổ quốc và Thơ! Đề tài quá lớn này xin dành cho các nhà lý luận văn học chuyên nghiệp. Ở đây tôi chỉ nhặt ra một mảnh, nhưng là một mảnh gương lồi, tuy nhỏ nhưng cũng đủ thu gọn một khuôn hình về xã hội và Tổ quốc Việt Nam trong thơ.
Mảnh gương rơi vào tay tôi là một bài thơ chuyền tay có nhan đề như một câu hỏi “Thế này là thế nào…”, ký tên Trần Ái Dân. Ái Dân chắc hẳn là một bút danh, bút danh chưa xuất hiện bao giờ và không được giới thiệu thì tạm coi là ẩn danh vậy.
Bài thơ ngắn và dân dã.
Nhưng muốn hưởng hết thi vị của bài thơ dân dã này, lại phải khai vị bằng một bài thơ “bác học”, cũng mở đầu từ một câu hỏi, cũng phác họa một chân dung đất nước. Ấy là bài thơ nổi tiếng “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”của Chế Lan Viên mà rất nhiều người đã thuộc lòng vì nó hoành tráng, nó đã từng bơm cho mọi người bay lên cùng “Tổ quốc”.

TỔ QUỐC VÀ TỰ DO

Kính gửi anh Hữu Thỉnh Chủ tịch, anh Nguyễn Trí Huân, anh Lê Văn Thảo Phó chủ tịch Hội;
Kính gửi các anh chị trong Ban chấp hành Hội,
Ngày 18.07.2010 tôi nhận được giấy mời do anh Hữu Thỉnh ký, yêu cầu gửi tham luận tới Hội trước ngày 25.07.2010. Bấy lâu cứ đinh ninh về dự Đại hội sẽ trao tham luận cho Chủ tịch đoàn rồi chờ đến lượt thì lên diễn đàn, nên khi nhận được giấy mời mới vội bắt tay viết, bây giờ (gần 0g ngày 25.07.2010) mới xong. Vì vậy tôi gửi theo đường thư điện tử về địa chỉ báo điện tử của Hội do anh Thỉnh làm Tổng biên tập. Tôi nhờ anh Thỉnh cho đăng ngay lên báo, coi như tôi đọc tham luận trước thềm Đại hội, phòng trường hợp Chủ tịch đoàn sơ ý bỏ lọt tham luận của tôi ở cuối xấp giấy nằm chờ chăng. Tôi cũng gửi tham luận này đến blog và web của các đồng nghiệp hội viên Nguyễn Huệ Chi, Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào nhờ công bố giùm luôn thể, trân trọng cám ơn.
Bùi Minh Quốc


TỔ QUỐC VÀ TỰ DO
(Tham luận tại Đại hội lần thứ 8 Hội nhà văn Việt Nam )
Trong bóng tối bí mật đầy vật vã của một cơn đau đẻ lịch sử lớn, vào những đêm hè năm 1945, tại làng Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội - làng quê của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - có hai chiến sĩ cách mạng thức trắng trước trang giấy cặm cụi viết. Hai chiến sĩ ấy, một người 32 tuổi, một người mới 21 tuổi, được Đảng giao nhiệm vụ viết một bản báo cáo về văn hóa để trình bày trong đại hội toàn dân sắp họp tại Tuyên Quang (thuộc khu Giải phóng). Bản báo cáo ấy, khi hoàn thành vào ít ngày sau, mang tên: “MỘT NỀN VĂN HÓA MỚI”. Hai chiến sĩ cách mạng đồng tác giả là Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi, thành viên nòng cốt của tổ chức Văn hóa cứu quốc Việt Nam, tiền thân của Hội nhà văn Việt Nam (cùng các hội khác thuộc lãnh vực văn hóa nghệ thuật).

CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI, GIẢI PHÓNG VĂN HỌC VÀ ĐẤT NƯỚC

Trần Mạnh Hảo
(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, soạn theo thư  “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!).
Lần Đại hội [nhà văn] nào nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng gây sốc bởi tham luận. Lần này với tham luận gần 9000 chữ, chắc không đủ thời gian để đọc nên anh đã nhờ các trang web “đọc” giúp. Nhưng thật khó nuốt vì nó quá dài và dễ hóc… Ai muốn biết nhà thơ Trần Mạnh Hảo phát gì trong Đại hội [sắp tới], xin chịu khó xem nhé.
Nguyễn Trọng Tạo
clip_image001
Trần Mạnh Hảo
“Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”
K. Marx
Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,
Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo,
Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!
Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia.

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ ĐỨC VÀ NGUYỄN DU, HAY LÀ VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ CỦA TỰ DO SÁNG TÁC

(Tham luận của nhà văn Trần Mạnh Hảo tại Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII
clip_image002
Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Huy Thiệp ở
Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII (Ảnh: báo Tiền phong)
Đọc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội chiều ngày 23-4-2005)
Kính thưa quý vị đồng nghiệp tôn quý,
Kính thưa quý vị lãnh đạo và quan khách
Trần Mạnh Hảo tôi tuy 70 ký nhưng thực ra chỉ là một con sâu, nói đúng hơn, là một con sâu ăn lá dâu  internet, nghĩa là mới đốc ra mê các tờ báo mạng, dù sáng nào cũng phải vượt qua bức tường lửa mới đọc được cái gì mình thích đọc, mà không cần ai chọn món ăn tinh thần giùm cho mình như bà bảo mẫu chọn cháo, hay thực đơn sữa cho trẻ nhỏ. Sáng sớm 21-4-2005, tôi đang đọc báo mạng, thì nhà thơ Hữu Thỉnh gọi vào bảo: Ông viết tham luận chưa, gửi bằng email ra ngay để đăng ký đọc sớm. Tôi bảo: thôi anh Thỉnh ạ, tôi xin im lặng ngồi nghe là quý cho Đại hội bội phần rồi, cho tôi lên tiếng là hơi bị mệt đấy. Anh Thỉnh bảo: ông cứ viết đi, viết cho hay vào! Tôi ra điều kiện: tôi sẽ viết tham luận, nhưng viết thật lòng những suy nghĩ của mình về nghề văn, cả điều vui và nỗi buồn, mong được sự “đối thoại” lại của đồng nghiệp, thậm chí của sự giải thích từ cấp trên, nếu cấp trên “hạ cố” đối thoại cùng văn nghệ.

22/8/10

Luận về cái sự... học

Phạm Lưu Vũ
(Trích Luận ngữ Tân Thư )

Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư). Chung quy chia làm hai hạng. Hạng tiên sư và hạng tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư “lôi” kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách. Hạng tiên sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ thiếu của mình. Hạng tục sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ giỏi của mình. Thấy thiếu thì lo lắng, muốn được bổ sung, vì thế kiến thức tăng tiến. Thấy giỏi thì hung hăng, muốn được thi thố, vì thế kiến thức dừng lại. Hạng tiên sư nương theo con người mà hành đạo. Hạng tục sư nương theo chính trị mà hành nghề. Nước có đạo lý thì tiên sư nhiều hơn tục sư. Nước vô đạo lý thì tục sư nhan nhản, có khi bói không ra một mống tiên sư nào. Chính trị đứng đắn chú trọng đến tiên sư. Chính trị lưu manh chú trọng đến tục sư. Bởi thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm người thì chính trị khó bịp, ngôi vua nguy như đèn ra trước gió, phải tử tế lắm mới mong giữ được. Thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm tiền thì chính trị tha hồ bịp, ngôi vua chả cần tử tế vẫn có thể muối mặt mà cố đấm ăn xôi. Giáo dục cốt làm thay đổi dân trí. Song không phải bao giờ cũng theo hướng nâng cao. Giáo dục vì dân nhằm vào cái chỗ sáng suốt của dân. Giáo dục lừa dân nhằm vào cái chỗ mê lú của dân. Huống chi cái việc học làm người kia lại vô cùng khó khăn. Bậc tiên sư dù cố đến mấy, rốt cuộc chỉ mang tiếng vẽ đường cho hươu chạy. Mấy ngàn năm càng vắng ngắt bóng người… Vẫn “Lời tựa” trong Luận ngữ tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

SỨC NÉN CỦA NGÔN TỪ


Hà Sĩ Phu
Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Phùng Cung
  
Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau “hơi bị đểu đấy” thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì.

Bời nó "ngược đời"!

Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược! 

Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói : cái tồn tại là cái có lý đó sao ?Mà có lý thật. 

Bất đồng ngôn ngữ - tiếng Mĩ và tiếng Việt

Hiệu Minh

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuềnh xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

VIỆT NAM YÊU DẤU