Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/1/11

Về bài viết Cái bánh dân chủ

Trần Quang Ninh
imageGần đây, các vấn đề PHẢN BIỆN XÃ HỘI, TỰ DO, DÂN CHỦ, DÂN TRÍ được đề cập đến khá nhiều. Cả những người đang giữ trọng trách, những người đã từng giữ trọng trách trong hệ thống chính trị cho đến giới trí thức, những người không giữ chức quyền đều bàn luận về các vấn đề này trên các “phương tiện thông tin chính thống” và cả các “phương tiện thông tin không chính thống”. Điều đó chứng tỏ rằng đây là các vấn đề ngày càng trở nên bức thiết.

29/1/11

Chung quanh một chữ... "quyền"

Trần Huy Thuận
imageQuyền có loại do tự nhiên mà có, Trời sinh ra đã có, cho dù người đó là người như thế nào, dòng dõi ra sao, sinh sống ở đâu và làm việc như thế nào – đó là QUYỀN CON NGƯỜI, bao gồm những Quyền rất cụ thể như quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được học hành, quyền được sống, quyền được chăm sóc y tế... Khi một người đến tuổi Công dân thì có thêm Quyền Công dân, Quyền Làm chủ Đất nước. Xã hội, nhà nước, tổ chức chính trị... đều có trách nhiệm tôn trọng và phát huy quyền này. Trình độ văn minh, dân chủ của một quốc gia được đánh giá bằng mức độ thực thi loại quyền tự nhiên này. Chế độ Phong kiến còn biết LẤY DÂN LÀM GỐC, không lý gì con người trong xã hội hiện đại, Người Dân lại không được thực thi QUYỀN DÂN CHỦ.

26/1/11

Tâm sáng, mặt sáng

Sáu Nghệ
Thời đại thông tin kỹ thuật số, người bình thường cũng được chứng kiến nhiều sự kiện trước đây như trong mơ. Đó là các cuộc họp quan trọng, diễn đàn toàn cầu, thấy rõ cử chỉ của các quan chức lắm khi “chân tơ kẽ tóc”. Nhưng qua đó lại thêm suy tư, trăn trở, bởi thấy được không phải mọi thứ tốt đẹp như hằng tưởng. Rất nhiều khi thấy có vị tai to mặt lớn cười mà nét mặt không hề rạng rỡ, sáng sủa lên chút nào, chỉ thấy tối tăm, nhăn nhở và những người đứng xung quanh vị đó cũng vậy. Họ cười chỉ là hở môi lòi răng mà thôi. Tôi đã làm một bài có thể gọi là thơ hoặc văn xuôi có vần, xin trình vài câu ra đây:

33 khúc khoái cảm của Kim Thánh Thán

 Đinh Quang Tỉnh
 Kim Thánh Thán sinh vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, mất năm Thuận trị thứ 18 đời Thanh thế tổ - 1661. Ông có tên khai sinh là Trương Thái, lớn lên mới đổi sang họ Kim. Ông là người Trường Châu, tỉnh Giang tô).

Kim Thánh Thán là một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là "Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc". Ông nổi tiếng là 1 người đọc rộng, uyên bác nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kì, thường nói trong thiên hạ có 6 bộ sách tài tử (lục tài tử thư): Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử kí Tư Mã Thiên, thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy hử và Tây sương kí.

25/1/11

Áo hoa Sương núi

Mai Ninh

 

Hoa ban Thuận Châu (Sơn La)
Mười năm trước tôi đến vùng tây bắc này, cũng một mùa đông. Trời rét buốt nhưng nắng chan hoà trên con đường từ nhà ga xe lửa lên núi. Mười năm nghĩ cho cùng chẳng mấy xa, nhưng lại thấy sao dạo ấy mình và bạn thơ trẻ không ngờ. Cả bọn hăm hở, ngồi sau xe ôm leo dốc trong khí lạnh căm căm, cười đùa không dứt. Bây giờ, sương mù che khuất núi non, bờ ruộng, thác suối. Sương cũng làm chùng nặng thêm cái mệt sau một đêm tàu hỏa ren rét nghiến đường rầy, không thể nào thiếp ngủ. Ước mơ ánh trời sớm hửng lên, xem núi có già hơn theo người đã mỏi. Chỉ mong bắt gặp một người Dao hay Tày từ thung lũng đi lên với chiếc cần tre lủng lẳng dăm con cá suối. Chẳng cần chi nhiều, chục con cá nhỏ nhoi ngọt ngào đã đủ để nhắm với cốc rượu San Nùng đắng nồng hương thuốc bắc, cho qua rét cắt ngày đông.

18/1/11

Thế nào là "toàn diện"?

Phạm Toàn

Đã có một thời, các nhà tân Nho học giải đáp, "toàn diện" nằm trong các tiêu chuẩn Trí dục (hiểu nôm là đạt điểm 10 tất cả các môn học chính khoá), Đức dục (là điểm 10 môn học Đạo đức và thể hiện thành hành vi đạo đức cũng phải không chê vào đâu được).
Các nhà giáo vốn không thích dài dòng gọi vắn tắt hai tiêu chuẩn đó là Trí, Đức, và tiếp tục còn có Thể (thể dục, thể thao), Mỹ (Mỹ dục), sau này lại thêm tiêu chuẩn Lao (lao động), tưởng đâu như toàn bộ việc học của trẻ em trong cuộc đời niên thiếu vẫn không được coi là lao động, dù thực chất là một lao động cực kỳ vinh quang!

16/1/11

Bài viết mới nhất của GS Trần Hữu Dũng

Hồ Như Hiển: Đã thành "thông lệ", dăm năm lại đây, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, GS Trần Hữu Dũng lại có bài trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Văn ông nhẹ nhàng, đọc như nghe lời thủ thỉ tâm tình, cảm động và đầy sức lôi cuốn. Hơn hết, người đọc có thể thấy ở ông một tấm lòng với Đất nước, với thế hệ trẻ...Mình rất thích đọc các bài của ông, đặc biệt là: Thư cho một bạn trẻ, Những dâng hiến lặng lẽ. Xin giới thiệu các bạn bài viết mới nhất của ông.
-----------------------------------------


Thời vắng những nhà văn hoá lớn?
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số Xuân Tân Mão 2011
Trần Hữu Dũng

Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất?  Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê...  Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn?

14/1/11

BÁO và BLOG và …

Nguyễn Chính

IPB ImageVâng ! xin được nói ngay : và … BẦU TRỜI. Bởi không có một người cầm bút nào, dù viết văn hay viết báo ở bất cứ xứ sở nào, sống trong bất cứ thể chế chính trị nào, phát xít, độc tài hay dân chủ, lúc nào và ở đâu, trong dày đặc màn đêm tối đen của bạo lực cường quyền, hay rạng rỡ bình minh của bác ái, nhân quyền, dân chủ … lại không coi bầu trời – môi trường sáng tạo – là vấn đề sinh tử đối với những đứa con tinh thần của mình. Trong đó, bạn đọc là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một tờ báo. Vì vậy, sau khi đọc bài Báo và … Blog theo nối kết của diendan.org tôi muốn cùng bạn đọc và đồng nghiệp Trương Duy Nhất trở lại mẩu chuyện có thật mà tôi đã ghi lại trong sổ tay phóng viên từ 15 năm trước. Bây giờ chỉ việc chép lại.

12/1/11

Viết i hay viết y?


GS.TS Nguyễn Đức Dân
Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

10/1/11

Đúc người vì lợi ích dăm năm

Nguyễn Hữu Vinh
(Thư ngỏ – Kính gửi các bác lãnh đạo ngành giáo dục từ xưa cho tới mai sau)
Cháu không còn trẻ nữa, cũng không phải đi học nữa, nhưng thấy mình vẫn còn non nớt lắm, nên xin được xưng hô vậy. Già người mà vẫn thấy còn non cái dạ, lại hèn kém, đó chính là một trong những lý do quan trọng thôi thúc cháu viết lá thư này. Ngành giáo dục mà các bác lãnh đạo cháu xin được gọi là “cỗ máy đúc người”, và bức thư này cháu xin được gửi tới hết thảy các bác lãnh đạo của ngành trong nhiều thế hệ mà cháu cũng xin được mạn phép gọi là các “quản đốc phân xưởng đúc”. Tại sao vậy? Cháu sẽ xin được làm rõ.

9/1/11

Quyền được sống bình đẳng


 Trần Huy Thuận
(Tamnhin.net) - Không thể và không nên lẫn lộn giữa bình đẳng và quyền được sống bình đẳng!

Có lần, tại một bệnh viện Phụ sản, hai đứa bé gái cùng lúc được sinh ra, một đứa có cha mẹ hiện đang là quan chức to, giầu có (tạm gọi là cháu A); một đứa không cha, mẹ là công nhân phụ hồ (tạm gọi là cháu B).

VÌ SAO CÓ NGƯỜI MUỐN ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI NHƯNG LẠI KHÔNG MUỐN VÀO ĐẢNG?


 

Blog Phamvietdaonv: Tham gia các đảng phái chính trị, xây dựng các đảng phái chính trị để giành đoạt quyền lực chính trị, giành đoạt quyền lực quản lý nhà nước; sử dụng quyền lực nhà nước để tác động vào xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển vẫn là một công thức, là  phương  thức hiệu quả nhất, trực diện nhất của thế giới văn minh đương đại thay thế cho việc xây dựng , nhen nhóm các cuộc khởi nghĩa nơi rừng sâu, núi thẳm.

6/1/11

Những từ ngữ cần loại bỏ

Trần Nam Chấn
tnc 
Trong tiếng Việt của giai đoạn hiện nay, có những từ ngữ mà thoạt nghe có vẻ nói về những điều tốt đẹp, nhưng nếu để ý kỹ những tình huống mà chúng mô tả thì thấy thật đáng sợ hay chí ít cũng thấy ngán ngẩm.
Xin đơn cử hai trong những từ như vậy. Cả hai từ này đều nói về quan hệ “trên-dưới”. Trên-dưới theo thang địa vị xã hội.
Thứ nhất là từ “chỉ đạo”.
“Chỉ đạo” là nói về việc truyền đạt ý chí của cấp trên cho cấp dưới. Sự truyền đạt này thực chất mang tính áp đặt. Trong mọi trường hợp, nếu ý kiến “chỉ đạo” của cấp trên không được thực hiện, cấp dưới sẽ gặp những điều khó chịu đến mức không bao giờ dám tái phạm việc không theo “chỉ đạo”.

3/1/11

GIÁO DỤC VIỆT NAM: CẢI CÁCH NỬA PHẦN

Trần Hoàng, Hữu Vinh
Cây bàng vuông Trường Sa nở hoa đúng đêm giao thừa năm 2011
(Nguồn ảnh: dân trí. com)
 
Nhiều năm nay, trong các trường phổ thông ở Việt Nam, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quen thuộc. Nhưng không rõ liệu có bao nhiêu thầy, trò tự giải thích cái ý nghĩa của câu ngạn ngữ ấy, và họ giải thích ra sao? “Văn” thì có vẻ dễ hiểu, nó là tri thức, nhưng còn “lễ” là cái gì thì không dễ giải thích.
Trong cuốn Nho Giáo của cụ Trần Trọng Kim về chữ Lễ được phân tích rất cầu kỳ, kỹ lưỡng, chỉ xin trích một đoạn tóm lược, gồm bốn ý:
  1. Hàm dưỡng tính tình;
  2. Giữ tình cảm cho thích hợp đạo trung.
  3. Định lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới cho phân minh.
  4. Tiết chế cái thường tình của người ta.

1/1/11

Thư cho một bạn trẻ

Trần Hữu Dũng
Thời báo Kinh tế Sài Gòn - số Xuân Kỉ Sửu

Xem hình

Bạn quý mến, rất tiếc là tôi chưa được quen thân với bạn, nhưng tôi đã thấy bạn từ bục giảng của tôi, nghe bạn tâm tình qua những bức thư đầy bức xúc về đất nước, về tương lai, và về nhân loại nữa.

Qua đó tôi cảm nhận một nghịch lý: bạn vừa có niềm tin ở một tương lai xán lạn hơn, nhưng niềm tin ấy lại bị xao xuyến do cái hiện tại này. Bởi vậy, nhân dịp xuân về, Tết đến, trước hết tôi cầu mong bạn giữ vững niềm tin ấy, và có ít dòng tâm sự.
Trước tiên, một lời tạ lỗi...
Tôi không có “kinh nghiệm” hay lời dặn dò gì để truyền lại cho bạn, bởi vì tôi nghĩ mỗi thế hệ phải tìm một tương lai cho mình. Hơn nữa, dù nghĩ rằng chúng tôi (thế hệ trước các bạn) đã có nhiều cống hiến nhất định cho đất nước (chúng ta không bao giờ quên hàng triệu người thế hệ tôi, và trước nữa, đã hy sinh để mang lại độc lập, thanh bình và thống nhất cho tổ quốc), chúng tôi cũng đã có rất nhiều lỗi lầm, yếu kém...

VIỆT NAM YÊU DẤU