Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/7/11

TRAO ĐỔI VỚI BT PHẠM VŨ LUẬN VỀ VIỆC "ĐIỂM LỊCH SỬ THẤP LÀ VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI..."

Hồ Như Hiển
Vừa qua, bộ trưởng bộ GD ĐT Phạm Vũ Luận trả lời phóng viên báo chí khi được hỏi về kết quả thi đại học môn Sử:

LỐI THOÁT NÀO CHO MÔN LỊCH SỬ

Khương Duy
Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.Mỗi mùa thi đại học đi qua, xã hội lại thêm một lần trăn trở vì kết quả thi môn Lịch sử không hề biến chuyển, mà ngày một thấp hơn. Không khỏi xót xa khi có những trường ĐH chỉ duy nhất... 1 thí sinh đăng ký dự thi đạt điểm 5 ở môn học này.

28/7/11

LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ MỘT LỜI KHUYÊN

Nguyễn Thị Khánh Trâm
clip_image002 
Bà Huỳnh Thị Sinh (áo tím), quả phụ của Liệt sỹ Nguỵ Văn Thà
 
Số nhà 43 Nguyễn Thông Q.3 TP HCM sáng hôm nay 27/7/2011 đã diễn ra Lễ tưởng niệm 64 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ Việt Nam và tưởng niệm đồng bào chiến sỹ hy sinh bảo vệ biên cương. Cái lý do có buổi lễ này ngoài việc tri ân các người con đã hy sinh vì MẸ VIỆT NAM, không phân biệt màu cờ, chiến tuyến, thời gian hay địa điểm nằm xuống của các anh mà còn là lúc cần thiết phải hâm nóng lại tình yêu quê hương đất nước và cũng để nhận thức lại tình yêu tổ quốc trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” đầy nguy nan hôm nay: Đó là cái tình thế chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang rình mò, gây hấn hòng chiếm lĩnh Biển Đông của nước ta.

27/7/11

DANH SÁCH CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ HI SINH TẠI TRƯỜNG SA NĂM 1974 VÀ TẠI TRƯỜNG SA NĂM 1988

Phi Vũ sưu tầm
Tổ Quốc Việt Nam đời đời ghi công những anh hùng tử sĩ Việt Nam đã vị quốc vong thân tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988
Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974

26/7/11

DẠY NGÔN NGỮ LÀ DẠY VĂN HOÁ

Nguyễn Hưng Quốc
Qua hai bài "Kích thước văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ" và "Ngôn ngữ là văn hóa", chúng ta đã đi đến ba nhận định chính: một, ngôn ngữ thực chất là văn hóa; hai, nói hoặc viết ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của mình là một thao tác liên văn hóa; và ba, dạy và học ngôn ngữ thứ hai hoặc song ngữ thực chất là dạy và học văn hóa.
Vấn đề: Dạy văn hóa qua ngôn ngữ là dạy gì?

20/7/11

LỜI BẠT TẬP THƠ PHÙNG CUNG

Phùng Quán
Phùng Cung xuất thân là người viết văn xuôi, sở trường truyện ngắn. Anh viết truyện ngắn từ hồi còn ở chiến khu Việt Bắc.
Sau ngày hoà bình lập lại, truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh1, vài bức minh hoạ tuyệt đẹp của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, đã làm xôn xao làng văn ngày đó. Chính bắt đầu từ cái truyện ngắn này anh mang vào thân cái nghiệp văn, ở anh cũng đáng coi là nghiệp chướng.

19/7/11

TÍNH CÁCH HUẾ

Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Tham luận tại Hội nghị Quốc Tế các Chuyên gia về Văn hoá  phi vật chất, do UNESCO tổ chức, tháng 3.1994)
Thiền sư Viên Thành, người sáng lập chùa Trà Am, có một bài thơ nói về thành phố quê hương của ông như sau:
Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
Chưa đi tới đó hận muôn đường
Khi đã tới rồi không gì lạ
Vầng
trăng núi Ngự, nước sông Hương.

17/7/11

GIAI ĐIỆU TỔ QUỐC

TẢN MẠN CHO ĐẢO XA

Trung Bảo
Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.

QUEN LỐI MÒN

Hình:Lối mòn tư duy.jpgThảo Đan
Tình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là copy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì...
Có nhà sinh vật nọ làm thí nghiệm nhỏ về loài sâu bướm. Ông bắt những con sâu bướm đặt nối tiếp nhau lên vành chậu, đầu con này nối tiếp “đuôi” con kia.
Kết quả là những con sâu bướm cứ nối đuôi nhau bò vòng quanh chậu suốt gần một tuần cho đến khi chết rũ vì đói, mặc dù nhà sinh vật đã để nguồn thức ăn chỉ cách chúng chưa đầy một gang tay.

16/7/11

12 CHUYỆN NHỎ VỀ HỌC TẬP

Hoạ sĩ, nhà văn Lưu Dung
1. Núi cao và đồng bằng
Nếu đường đời có núi cao, có đồng bằng thì lúc hoang mang nhất là khi ở đồng bằng chứ không phải ở núi cao. Bởi khi trước mắt là núi cao, chúng ta chỉ phải lo nghĩ cách leo lên; còn khi ở giữa đồng bằng mênh mang, chúng ta lại phân vân không biết theo hướng nào.

15/7/11

ĐÔI ĐIỀU BĂN KHOĂN

Hồ Như Hiển
Trên Dân trí có bài "Báo cáo Quốc hội tình hình biển Đông tại kỳ họp tuần tới". Thấy có đôi điều băn khoăn.

Thứ nhất,
Theo báo cáo của Văn phòng QH, sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp về nội dung làm việc, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông.

NẾU TRÊN ĐẦU MÌNH ĐÃ MỌC ĐUÔI SAM

Đỗ Trung Quân
Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu

MẤY ĐIỂM SAI CẦN TRÁNH KHI HỌC TẬP

Đã là con người, ai cũng thường mắc những lỗi giống nhau. Trong việc học tập, có nhiều điểm nên tránh, trong đó, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm sai lầm dễ mắc mà làm cản trở con đường tiến xa của bản thân mình.

14/7/11

"VẤN NẠN" GIÁO DỤC ĐẾN TỪ "TƯ DUY KINH KỆ"

Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Hãy khởi đầu bằng mấy để giải quyết các vấn đề nêu ra chỉ sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà G.Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm. Cách tính của Anderla như sau: cho rằng tổng số lượng kiến thức về khoa học của toàn nhân loại là một đơn vị vào năm thứ nhất trước công nguyên thì đơn vị ấy được nhân lên gấp đôi vào năm 1500. Phải đến hơn hai thế kỷ rưỡi sau vào năm 1750 - số lượng tri thức đó mới được nhân gấp hai. Và cấp số nhân đôi ấy có những chặng thời gian sau: 1900, 1950, 1960, 1976 và 1973. Nói gọn: Kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX, kiến thức khoa học của nhân loại chỉ cần khoảng thời gian dưới 7 năm để tăng gấp đôi. Và thời gian ấy càng ngày càng được thu ngắn.

13/7/11

TOÁN ĐẠI SỐ VÀ HIP - HOP

Nam Đan
Bạn đang xem một trận bóng hay một đoạn phim, bạn muốn đứng lên đi toilet, nhưng lại cố nín vì trận đấu hoặc bộ phim đó đang quá gay cấn, hấp dẫn. Bởi có khi trong lúc ta đang ở trong toilet, thì nhân vật Kiều Phong có thể bị Mộ Dung Phục hạ thủ, hoặc Văn Quyến có thể ghi bàn vào lưới Hàn Quốc. Một bộ phim hay một trận đấu như thế, tôi cho là thành công. Có hấp dẫn nghĩa là đã có hiệu quả.

12/7/11

PHÁT HUY VIỆC TỰ HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

GS Nguyễn Cảnh Toàn
Nước ta hiện còn rất nghèo, đầu tư cho giáo dục bình quân đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới. Giải bài toán "đuổi kịp" như thế nào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo khi phải lấy 1 đọ với 10, đọ với 100? - Khơi dậy nội lực, đó là câu trả lời chung. Trong giáo dục, thì nội lực trước hết là nội lực ở người học; Khơi dậy được nội lực này thì sẽ khơi dậy được nhiều nội lực khác trong ngành và trong xã hội.

11/7/11

SÁNG TẠO LÀ GÌ?

Sáng tạo là gì? - Là dám nghĩ khác và dám làm khác! Chắc bạn sẽ cười vì câu trả lời này. Vậy theo bạn, sáng tạo là gì?
1. Ðùa một chút
Bạn hãy giải bài toán đơn giản này: "Jack được trả 5 đô la cho một lần cưa khúc gỗ ra làm đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".
Hãy xem bạn giải đáp có giống như thế này không: Jack được trả 15 đô la. Vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc gỗ ra làm bốn thì cần 3 lần.

10/7/11

HỠI LOÀI NGƯỜI, HÃY LỚN KHÔN LÊN!

Phạm Toàn
Nếu ta muốn có một định nghĩa khác cho khái niệm triết học, coi đó muôn đời như là biểu hiện khôn ngoan của một hoặc những ảo tưởng, thì có thể chứng minh ý đó qua cuốn sách Dân chủ và Giáo dục đầy tính triết học của nhà giáo dục Mỹ John Dewey vừa được dịch và in trang trọng ở Việt Nam.

9/7/11

ĐỂ BIẾT LÀ MÌNH KHÔNG BIẾT...

GS.TSKH. Phan Đình Diệu
Học là để hiểu biết. Học có thầy có lớp thì sẽ thu được những hiểu biết mà người khác nghĩ là mình cần được biết. Tự học thì tức là tự mình đi tìm những gì mà mình thấy là cần biết. Cho nên, tự học đòi hỏi tính chủ động, tự mình phải biết là mình biết gì, chưa biết gì và muốn biết gì, rồi mới tìm học cái mà mình muốn biết đó.

8/7/11

NGƯỜI MĨ DẠY TRẺ MẪU GIÁO

Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.
 
Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy, đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...

7/7/11

HỌC VÀ NHỒI VỊT

Nguyễn Quang Thân
Những người bán gia cầm như gà, vịt xiêm, ngỗng... thường nấu bột thành bánh đúc thật nhão rồi nhồi nhét đầy diều con vật đưa ra chợ bán cho nặng cân. Người mưa không tinh tường thường bị thiệt vì mua phải bột chứ không phải thịt gà. Nhiều khi do nhồi nhét quá nhiều mà con vật bị chết trên tay.

6/7/11

NHỚ XUÂN DIỆU VÀ HUY CẬN

Trần Lệ Thu
Chuyến đi cuối cùng
Hè năm 1985 Xuân Diệu, Huy Cận và tôi du hành một chuyến vào mấy tỉnh phía Nam. Đây là chuyến cuối cùng trong đời, Xuân Diệu, Huy Cận đi với nhau. Các năm trước ngoài những lúc cùng dự Hội nghị thơ, văn tại các tỉnh phía Bắc, nói chuyện ở tuyến lửa Quảng Trị... Hè nào rảnh rỗi Xuân Diệu cũng đi nghỉ cùng với vợ chồng tôi và các cháu bé ở Sầm Sơn, Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn... nơi đến nhiều nhất là Đồ Sơn vừa gần, vừa tiện đường. Vài ba ngày thư giãn sau một năm làm việc mệt nhoài!

5/7/11

SINH VIÊN CHỈ NÊN TIN THẦY MỘT NỬA

Để việc dạy và học ở bậc ĐH không phải là “phổ thông cấp 4” như lâu nay xã hội vẫn thường phê phán thì trước hết cần phải có một tư duy “cách mạng”, dám vượt lên lối mòn của truyền thống giáo điều. Vẫn lối nói thẳng thắn đến cực đoan nhưng tâm huyết và dân chủ, GS.TS Hồ Ngọc Đại đã có cuộc trò chuyện khá thú vị với chúng tôi xung quanh vấn đề này.
* Thưa GS, ông quan niệm thế nào về thầy giáo và SVĐH?- Một vạn ông thầy phổ thông (PT) cũng chỉ là một thôi. Đó là nền tảng vững chắc, ổn định, chênh lệch không đáng kể. Còn ở ĐH, 2 ông thầy là 2 ông thầy, không thể giống nhau được (cái khác nhau cơ bản). Cho nên, 2 SV cũng phải là 2 SV. Phải cho SV quyền "không chấp nhận" thầy.

4/7/11

Kiến thức pháp luật: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KHÁI NIỆM BIỂU TÌNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Luật gia Trần Đình Thu
Khái niệm “biểu tình” đã được các nhà làm luật Việt Nam đưa vào Hiến pháp từ rất lâu. Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, đều có đưa ra khái niệm biểu tình và Quốc hội đều thông qua:

GIÒ LỤA HAY XÚC-XÍCH: LẠI BÀI VỀ LÀM LUẬT

PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa
Chơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người. Bài viết dưới đây góp vài thiển ý tìm hiểu về cái kỹ nghệ có thể làm ra thứ pháp luật quý báu đó.

3/7/11

VĂN HÓA ĐỐI THOẠI

Lê Đạt
Với đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa", đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức.
1) Một trong những tiến bộ đáng nể nhất của tư duy hiện đại là đã vượt qua thời nguyên lý loại trừ bước sang kỷ nguyên của nguyên lý bổ sung.
Nguyên lý loại trừ có một sức ỳ thâm căn cố đế vì nó đã chế ngự tư duy nhân loại đằng đẵng hàng nghìn năm trời.

2/7/11

TẢN MẠN VỀ CHUYỆN ĐỌC

Hà Văn Thịnh 
Báo Quốc tế
Câu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?

Bài thơ tớ thích: HỒN QUÊ

Trần Đình Nhân
Mới nghe cuốc vọng bờ tre
Mà sao xanh cả tiếng ve trước thềm
Ngang trời mây trắng trôi êm
Hình như phượng đỏ sa thêm nắng vàng

1/7/11

NÊN THAY ĐỔI CÁCH GỌI

Đình Cao
Đối với người không may bị mất một phần thân thể hoặc bị hỏng liệt một giác quan nào đó thì từ ngữ mà cộng đồng xã hội dùng gọi họ có tác động rất lớn đến tâm lí, tư tưởng , tình cảm và đời sống tinh thần của họ. Từ đó nảy sinh một vấn đề là: Có nên gọi những người bị tật nguyền bằng những từ ngữ lâu nay ta quen dùng hay cần thay thế bằng những từ ngữ tế nhị, dễ chấp nhận hơn? Đài Phát thanh T.N.VN  vừa nêu vấn đề thảo luận là: "Nên dùng từ tàn tật hay khuyết tật, dùng từ người mù, người câm điếc hay người khiếm thị, người khiếm thính? Chúng tôi xin được góp bàn mấy ý kiến sau đây:

Bài thơ tớ thích: VẮNG


VIỆT NAM YÊU DẤU