Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

15/5/15

Hãy tìm hiểu: PHẢN ĐỘNG LÀ GÌ?

Ls Nguyễn Văn Đài

Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.

Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và qui kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…

14/5/15

27 GHI CHÚ DÀNH CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM DỰ KHUYẾT

Nguồn: pro&contra
Phạm Hồng Sơn
1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.
Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.
2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.
Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.

4/5/15

TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO ANH NGUYỄN HỮU VINH VÀ CHỊ NGUYỄN THỊ MINH THÚY

Dân Quyền
Kể từ ngày 5-5-2014 Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công An) khám xét và bắt khẩn cấp anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy đến nay (4-5-2015) đã vừa tròn một năm. Rồi đến 13-5-2014 Cơ quan An ninh điều tra mới có quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với anh Vinh và chị Thúy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

1 .Về những người được cho là bị hại
Không thấy người đại diện pháp lý của người được cho là bị hại (là Nhà nước, thí dụ Văn phòng Chủ tịch nước hay văn phòng Chính phủ) nêu ra cụ thể anh Vinh và chị Thúy đã “xâm phạm lợi ích” nào của Nhà nước. Cũng chẳng thấy tổ chức hay công dân nào khiếu nại anh Vinh và chị Túy đã xâm phạm “quyền, lợi ích hợp pháp” của họ như thế nào. Nói cách khác không thấy người được cho là bị hại nào lên tiếng cả.

2.Về điều tra
Việc bắt người khẩn cấp ngày 5-5-2014 rồi sau đó mới có quyết định khởi tố vụ án và bị can đã vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự. Ở đây chỉ bàn đến thời hạn điều tra. Sau hơn 5 tháng điều tra Cơ quan An ninh điều tra đã có bản kết luận điều tra số 14/ANĐT ngày 30-10-2014, rồi lại phải điều tra bổ sung và đến 26-1-2015 mới có Kết luận điều tra bổ sung số 03/KLĐTBS. Và hồ sơ vụ án được chuyển cho Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao.
Thời hạn điều tra kể từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc điều tra là không quá 3 tháng, nếu phức tạp thì có thể gia hạn điều tra 2 lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng. (khoản 1, 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự). Nói cách khác thời hạn điều tra tối đa không quá 8 tháng. Như thế thời hạn điều tra vụ này không thể quá ngày 12-1-2015; nhưng đến ngày 26-1-2015 cơ quan điều tra mới kết thúc việc điều tra (vi phạm luật 14 ngày).

2/5/15

MƯỜI KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI CỦA CHA MẸ VIỆT NAM VÀ CHA MẸ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

Nguồn: FB Vien Huynh

Ở Việt Nam, phê phán và phản biện là những điều chưa bao giờ được đón nhận tích cực hoăc khuyến khích bởi vì chúng ta đã quá quen sống với văn hóa thần tượng ảo. Chúng ta đặt ra qua nhiều hình mẫu tích cực (positive stereotype) kiểu như trong các vở kịch hay phim ảnh, công an luôn ăn nói chỉn chu, hết lòng vì dân còn người phụ nữ Việt Nam gương mẫu thì luôn phải chịu thương chịu khó hi sinh vì chồng vì con, cha mẹ thì luôn luôn cả đời lo lắng hi sinh cho con, thầy cô thì luôn mẫu mực.Đến cả khi nói về đất nước Việt Nam thì phải nhớ đến rừng vàng biển bạc. Dù chúng ta điều biết những hình mẫu đó vô cùng sáo rỗng  nhưng chúng ta đã quá quen với những điều đó đến mức khi có những lời phản biện hoặc phê phán những hình mẫu đó thì chúng ta lại nhảy dựng lên mà tìm mọi cách chống chế. Trong một xã hội phát triển lành mạnh và tiến bộ, con người không thể thiếu phản biện và phê phán xuất phát từ sự quan tâm và mong muốn xây dựng. Hôm nay tôi viết bài này với ý định phê bình những điều không tốt mà cha mẹ Việt Nam đã vô tình hay cố ý dạy con mình để từ đó chúng ta hiểu được thêm tại sao xã hội Việt Nam phát triển một cách èo uột như hiện nay. Bên cạnh nhà trường và xã hôi, cha mẹ cũng có phần trách nhiệm rất lớn trong sự phát triển của con cái mình. Những bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam cũng như những người sau này sẽ làm cha làm mẹ khi đọc xong bài viết này hãy bình tâm suy nghĩ lại xem mình có phạm phải những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái sau đây không hoặc đã từng là nạn nhân của những điều sau hay không? 

VIỆT NAM YÊU DẤU