Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/11/12

AVATAR

 http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2011/08/image00228.jpg
Hồ Như Hiển
- Thầy ơi thầy, con vừa lên fây (*)  thầy bác Chung dùng phôtôshop ghép ảnh u con với ảnh bác ấy rồi dùng ảnh đó làm avatar...
- Mày nhìn kĩ chưa? Làm gì có chuyện đó. Nhà ta với nhà bác ngõ liền ngõ, vách liền vách, tao với bác ấy tựa môi răng, chơi với nhau mười sáu năm nay, năm nào cũng bốn mùa thay lá mà tình cảm dành cho nhau luôn trước sau như một, khăng khít keo sơn...
- Thật mà thầy, bác ấy ôm u con trông tình tứ lắm. Cánh tay hộ pháp của bác ấy ôm trọn đôi gò bồng đảo của u con... Ức chết đi. Thầy gọi ngay bác ấy sang đây hỏi cho ra môn ra khoai chuyện này mới được.

26/11/12

VIẾT CHỮ ĐẸP ĐÃ LỖI THỜI?

Còn vô số những điều vô bổ mà người lớn đang bắt các em hi sinh tuổi thơ của mình để phục vụ những điều hão huyền của "người lớn". Những kẻ làm giáo dục theo lối đó, xét cho cùng, chỉ là những kẻ ích kỉ - Hồ Như Hiển 
--------------

Nguồn: Vietnamnet
Nhìn nhận thế nào về tâm lý trầm trồ khi thấy những bản viết tay “chữ đẹp như in” của các học trò nhỏ khi tham gia các cuộc thi ‘luyện chữ”?

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
Các bài luyện và các bài thi cứ na ná như nhau về nét chữ

20/11/12

CẢM NGHĨ VỀ DANH TỪ "PHÁP" TRONG LUẬT HỌC

Nguồn: BauxiteViệtNam
Vũ Quốc Thúc
Nếu có một danh từ rất thông dụng trong giới Luật gia cùng người học luật, đó chính là danh từ "Pháp". Cũng vì nó đã trở nên quá quen thuộc nên ít ai, hiếu kỳ, thấy cần phải tra cứu từ điển xem từ "pháp" được định nghĩa ra sao. Vả chăng từ "Pháp" ít khi được dùng đơn lẻ mà luôn luôn gắn với một từ khác, hoặc đặt trước (thí dụ: Hiến pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp v.v..) hoặc đặt sau (thí dụ: Pháp chế, Pháp luật, Pháp lý, Pháp nhân v.v..). Nhờ sự "gắn bó" này, kẻ nói cũng như người nghe, kẻ viết cũng như người đọc , hiểu ngay khái niệm được đề cập. Hậu quả là từ "pháp" mất một phần lớn ý nghĩa tự tại của nó và bị coi như một phụ từ. Sở dĩ tác giả bài tiểu luận này đã "lẩm cẩm" tìm hiểu từ "pháp", chính vì qua mạng internet, được biết là tại quốc nội, đã có một cuộc tranh luận hào hứng về danh xưng nên đặt cho thể chế: "Pháp quyền hay Pháp trị?". Chúng tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận đầy hứa hẹn này: tuy nhiên cái tin ấy đã kích thích ký ức tôi: tôi hồi tưởng thời kỳ đã qua, xét xem khái niệm "pháp" đã đến với tâm trí tôi như thế nào? Đã biến chuyển như thế nào qua sự học tập của tôi ở cấp tiểu học, rồi trung học, rồi Đại học Luật khoa? Khái niệm này đã lớn mạnh ra sao do kinh nghiệm hoạt động của tôi trong mấy chục năm vừa qua? Đây quả thực là một cuộc "du ngoạn dĩ vãng" có thể mang lại những khám phá bất ngờ.

16/11/12

Thư của một người cha Việt Nam gửi cho thầy giáo của con mình: XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI!

Hồ Như Hiển
Kính thưa thầy...
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì có hàng trăm hàng nghìn kẻ khốn nạn hơn thao thao bất tuyệt trên các diễn đàn, trên các cuộc họp, trên các hội nghị rao rảng về đạo đức cho dân chúng... Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một chính trị gia ích kỉ, ta sẽ có nhan nhản những nhà lãnh đạo hại dân.

6/11/12

Kiến thức pháp luật: KIẾN NGHỊ CHẤN CHỈNH LẠI HOẠT ĐỘNG BẮT GIAM VÀ HỎI CUNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Nguồn: Ba Sàm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2012

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(Đề nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra)
Kính gửi: 
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
- QUỐC HỘI VIỆT NAM
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG
- THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÁC CẤP
- CÁC LUẬT SƯ VIỆT NAM

- CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

I/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Tôi là: Ngô Ngọc Trai
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: Điều 53. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước.

VIỆT NAM YÊU DẤU