Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

18/12/10

KHI LÒNG TỐT TRỞ NÊN THỪA...

Bán cây thông noel, các đồ trang trí noel, ông già noel 0948 986 486 

Phan Hồng Giang

Nguồn: Vietstudies

Cách đây chừng hai mươi năm, báo "Nhân dân" có đăng một sáng tác của cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ thơ của Berthold Brecht (1898 - 1956), một bài thơ triết lý khô khốc, tưởng chừng như không có gì chung với nhạc. Ấy vậy mà vị nhạc sĩ đáng kính đã tìm được nguồn cảm hứng từ những dòng thơ quá ư duy lý: "Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một xã hội, sao cho ở đó lòng tốt trở nên thừa…".
Ý tưởng của nhà soạn kịch Đức thật thâm thúy: nếu chúng ta xây dựng được một xã hội vận hành với cơ chế hoàn hảo từ bản chất của nó đến các định chế pháp luật, thì con người sống trong đó chỉ có thể làm điều tốt, không thể làm điều xấu, hệ quả là không còn phải kêu gọi lòng tốt của ai nữa. Và khi đó, lòng tốt đã trở nên thừa!

B. Brecht đã phần nào không tưởng chăng? Có lẽ là vậy. Bởi con đường đi tới một xã hội như thế còn xa vời lắm thay! Nhưng để đạt tới đích ấy có lẽ chúng ta phải hướng sự chú ý, tập trung mọi cố gắng vào cái việc thay đổi những cơ - chế - sinh - ra - cái - xấu thay vì chỉ khuyên răn điều hay, lẽ phải.
Cái xấu không từ trên trời rơi xuống; nó như nấm độc, cỏ dại nảy sinh từ mảnh đất tối tăm, ẩm mốc dung hợp với lòng tham cố hữu ở không ít người. Cơ chế "Vua là con trời", "thay trời hành đạo", cơ chế tung hô "Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế!" tất sẽ đẻ ra vô số những Hòa Thân xun xoe, nịnh bợ, bất tài, chỉ lo hãm hại những trung - thần - cá - biệt như Tể tướng Lưu gù. Cơ chế độc quyền, "một mình một ngựa" trên thương trường chắc chắn dẫn đến tùy tiện tăng giá, tùy tiện hành hạ "thượng đế" - khách hàng. Cơ chế thì thào bàn kín mọi chuyện sinh ra tình trạng kết bè kết cánh ăn chia tiền thuế đóng góp của những người dân chân lấm, tay bùn. Cơ chế công hữu mà không - là - của - ai cụ thể bật đèn xanh cho không ít vị giám đốc coi công quỹ như "tiền chùa" rồi mặc sức đục khoét, tiêu pha phung phí. Cơ chế thủ tục phiền hà rắc rối như mê cung mặc nhiên gợi ý cho người dân tâm lý hối lộ, lót tay cho mau được việc…
Những thí dụ tương tự từ những khuyết tật của cơ chế còn có thể liệt kê dài dài. "Tamexco", "Minh Phụng", vụ PMU18 … những cái tên ấy đâu chỉ nói lên lòng tham vô đáy và thủ đoạn xảo trá của những "đại gia" lừa đảo, mà trước hếtsau hết nó phải phơi bày những lỗ hổng trong cơ chế quản lý một thời gian dài cho phép các "đại gia" ung dung rút ruột hàng nghìn tỷ đồng (!) từ két bạc ngân hàng của dân…
Nếu đã có luật đi đường hợp lý, hãy cho làm mọi người cùng biết, cùng thực thi. Lúc đó sẽ không còn ai gặp tai nạn ngoài đường. Hãy tìm kiếm thêm và xác lập trọn vẹn một cơ chế sao cho… "lòng tốt trở nên thừa"./.

VIỆT NAM YÊU DẤU