Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

18/3/13

Kiến thức pháp luật: TRƯỚC HẾT HIẾN PHÁP PHẢI QUY ĐỊNH CÁI GÌ?

Trước hết Hiến pháp phải quy định cái gì?

Trước hết Hiến pháp phải quy định cái gì?

Nguồn: Anhbasam04
Gs. Ts. Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiến pháp có rất nhiều chức năng: như tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền…. Từ những chức năng này Hiến pháp có rất nhiều quy định khác nhau, xếp thành các chương điều khác nhau. Nhưng trong số những chức năng nói trên chức năng làm cơ sở pháp lý cho việc tạo nên sự chính danh của nhà nước là quan trọng bậc nhất. Trong nhiều trường hợp sự chính danh của quyền lực nhà nước  theo quy định của Hiến pháp là rất quan trọng, có tính bao trùm lên toàn bộ bản Hiến pháp và việc thực hiện quyền lực nhà nước. Với tư cách là đạo luật tối cao, Hiến pháp phải bao quát về cơ bản các chức danh mang trong mình quyền lực nhà nước phải được hình thành lên một cách chính danh. Trong thời đại dân chủ các  loại quyền lực này phải bắt nguồn từ nhân dân.
Vì vậy một bản hiến pháp tốt phải quy định cho được quy trình thủ tục mà nhân dân thực hiện quyền lực thuộc về mình đích thực bầu ra các chức danh mang quyền lực nhà nước. Chỉ có những chức danh, những tổ chức do nhân dân bầu ra một cách trực tiếp hoặc cùng lắm là gián tiếp mới có quyền nắm quyền lực nhà nước, mới có quyền quyết định trong việc phân bổ nguồn lực của quốc gia, quyết định nhân sự các chức sắc quan trọng của quốc gia, và những vấn đề quan trọng khác.

CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRA VÀ TẠM GIAM Ở CZECH

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy
Ngoài công việc của mình thì tôi còn một chức năng nữa là phiên dịch quốc gia (theo cách gọi của cộng đồng Việt Nam ở Czech hay phiên dịch tòa án theo cách gọi chính thức ở bên này). Với chức năng này tôi đã có mặt nhiều lần trong những cuộc hỏi cung, thẩm vấn giữa cơ quan điều tra của cảnh sát Czech với các phạm nhân người Việt, hoặc ngay tại đồn cảnh sát hoặc trong trại tạm giam, khi việc điều tra chưa kết thúc.
Gần hai chục năm trời, kể từ khi bắt đầu với công việc này cho đến nay thì chưa bao giờ tôi thấy nhân viên điều tra có bất kỳ hành vi nào trái với luật pháp, cho dù những phạm nhân người Việt đã gây ra những tội phạm nghiêm trọng như trồng cần sa, buôn lậu ma túy, đâm chém người thậm chí giết người. Giống như những gì mọi người vẫn thường thấy trong các bộ phim hình sự của Mỹ (hoặc các nước dân chủ khác) thì việc đầu tiên nhân viên điều tra đọc trách nhiệm và quyền lợi của phạm nhân. Một trong những quyền lợi cơ bản và cũng là quyền lợi đầu tiên là phạm nhân được phép lựa chọn luật sư bào chữa cho mình hoặc tòa án có thể phân bố luật sư xã hội và trong trường hợp này, tất cả mọi kinh phí cho luật sư đều do nhà nước chịu trách nhiệm. Phạm nhân có quyền không khai báo nếu không có mặt luật sư của mình và trong trường hợp không diễn đạt được bằng tiếng Czech thì được phép trả lời bằng tiếng mẹ đẻ và phiên dịch sẽ là người trung gian trong những cuộc hỏi cung hoặc tại phiên xử án. Cũng như với luật sư xã hội thì tất cả các kinh phí cho phiên dịch đều do nhà nước thanh toán. Chưa bao giờ tôi gặp cảnh phạm nhân bị cùm tay, chân trong lúc hỏi cung. Nếu phạm nhân là người có thái độ hung hăng thì cuộc hỏi cung sẽ được tiến hành trong phòng có khung sắt ngăn cách nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

10/3/13

QUỐC GIA CHUNG MỘT NIỀM TIN

Nguồn: Tia sáng
Nguyễn Hải Hoành
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ gồm nhiều dân tộc (nghe nói từ hơn 100 nước khắp 5 châu đến) khác màu da, tiếng nói, truyền thống văn hóa và nhiều thứ nữa, nhưng tất cả mọi người đều có chung một niềm tin, một khát vọng: đó là mong muốn xây dựng thành công một xã hội tự do, bình đẳng, công bằng.

Một ngày hạ tuần tháng 11 năm 1620, chiếc thuyền buồm Hoa Tháng Năm (Mayflower) chở 102 người hành hương sau 66 ngày vượt Đại Tây Dương đã cặp bến Cape Cod tại Bắc Mỹ. Đây là những người Anh theo đạo Tin Lành vì không chịu nổi sự hãm hại của Anh Giáo mà liều mình bỏ Tổ quốc trốn sang Tân lục địa để xây dựng một cuộc sống mới.

Bài thơ tớ thích: TÌNH HOA TRẮNG

Nguồn: Nghệ thuật phật giáo
Tuệ Nguyên
Áo tôi vàng em cài lên hoa trắng,
Màu trinh nguyên, màu mẹ đã qua đời
Tôi không khóc, khi áo cài hoa trắng
Vì trong hoa, tôi thấy mẹ tôi cười.

QUYỀN CƠ BẢN TRONG VƯƠNG QUỐC DÂN CHỦ HÀNG ĐÀU THẾ GIỚI

Nguồn: Tia sáng
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Đan Mạch là một vương quốc, tức có Vua. Với tổng số dân non năm triệu rưỡi chỉ chừng 1/16 Việt Nam, nhưng GDP gấp gần ba lần Việt Nam; tính ra mỗi người Đan Mạch làm bằng 43 người Việt Nam cộng lại. Được xếp thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới, nhưng thiết chế nhà nước họ không thuộc mô hình dân chủ mà là quân chủ “đặc biệt”.

Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội”, lẫn trọn “ hành pháp”, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Toà án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Toà, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ”, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp” (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái?

BỐN NGUYÊN TẮC CỦA HIẾN PHÁP PHÁP

Nguồn: Tia sáng
Trần Đức Tuấn
 Cộng hòa Pháp là một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời ở châu Âu. Nhằm xây dựng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Hiến pháp Pháp dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, Hiến pháp bảo vệ quyền con người

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên đó là quyền cơ bản nhất của chon người được bảo vệ. Trong khi các quốc gia có xu hướng liệt kê các quyền con người được bảo vệ, thì Lời mở đầu của Hiến pháp Pháp năm 1958 đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng về quyền con người: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789” và “Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1946”.

THAM KHẢO HIẾN PHÁP NƯỚC MỸ

Nguồn: Khatraphuong
Toàn văn Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi.
Trang Web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
Tôi không chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật thông tin của các trang Web khác được liên kết đến đây.

Lời mở đầu

Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Điều I

điều I, Khoản 1

Ngành Lập Pháp

Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.

Điều I, Khoản 2

Hạ Viện

(1) Hạ viện sẽ gồm có các thành viên cứ 2 năm một lần được dân chúng ở các bang bầu ra. đại cử tri ở mỗi bang phải có phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

TẢN MẠN VỀ TRANH LUẬN: ĐỪNG LÊN GIỌNG, HÃY TRAU DỒI LÍ LẼ




NGUYỄN VĂN TUẤN
http://www.fallacydetective.com/download/the_fallacy_detective_2009_ad_hominem.pngNguỵ biện, hay fallacy, là một hiện tượng rất phổ biến trong các cuộc tranh luận. Nhưng mức độ phổ biến về nguỵ biện ở Việt Nam có vẻ cao hơn so với các nước có nền tự do báo chí tốt. Theo dõi những tranh luận chung quanh vấn đề sửa đổi và góp ý cho hiến pháp trong thời gian gần đây, tôi thấy những nguỵ biện thường tập trung vào những tấn công cá nhân, lợi dụng quyền thế, và đánh lạc hướng chủ đề. Điều đáng ngạc nhiên là những người phạm phải lỗi lầm về tranh luận lại là những người mang đầy học vị và học hàm trên người.

4/3/13

Kiến thức pháp luật: HIẾN PHÁP CÓ NÊN GHI "THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT"?

 Nguồn: Vietnamnet

Hiến pháp có nên ghi 'theo quy định của pháp luật'?

- Hiến pháp tạo ra được thể chế pháp quyền là cách tốt để ngăn chặn các hành vi gây rối loạn và bảo vệ sự ổn định của đất nước.
Bản dự thảo Hiến pháp đang được Quốc hội đề nghị góp ý có rất nhiều đoạn khẳng định đi khẳng định lại những cụm từ như: “theo quy định của phát luật”, “hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, “phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”, “do luật định”, “theo pháp luật Việt Nam”,  “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Ví dụ điều 26 sửa đổi nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Có thể hiểu rằng những người soạn thảo bản Hiến pháp lo ngại những quyền được hiến định trong Hiến pháp như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp có thể dẫn tới việc lạm dụng quá trớn, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng đến tính ổn định của bộ máy chính trị và đời sống nhân dân. Những lo ngại này có lý và không chỉ Việt Nam, chính phủ các nước khác đều có những lo ngại tương tự. Nhưng tại sao họ không nhất thiết phải ghi những cụm từ như trên trong Hiến pháp?

Thứ nhất, Hiến pháp tự thân nó đã là đạo luật cao nhất rồi, những điều khoản trong đó không phải ghi rằng theo “quy định của pháp luật” nữa, ghi như vậy tạo một mâu thuẫn: vậy giữa Hiến pháp và luật khác thì điều gì cao hơn? Thứ hai, Hiến pháp nào tạo ra một hệ thống pháp quyền thật sự tự nó sẽ khống chế được những biểu hiện cực đoan của tự do và giải quyết được sự mất ổn định xã hội.
Pháp quyền giúp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của quyền tự do hiến định như thế nào?

2/3/13

LỜI MẸ DẶN TRƯỚC KHI CON LẤY CHỒNG

Nguồn: VnExpress

Lời mẹ dặn trước lúc con lấy chồng

Mẹ bảo, cãi nhau với đàn ông thì đừng có chạy ra ngoài mà oang oang khắp nơi. Anh ta tiến về phía con một bước thì con hãy bước về phía anh ta hai bước.

Mẹ bảo, lúc giận đừng có cãi nhau, có thể không nói gì, không giặt quần áo của chồng, nhưng không được cãi nhau với chồng.

Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ nữ, cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng có bỏ đi. Bởi vì, đường trở về rất khó khăn.

VIỆT NAM YÊU DẤU