Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/11/13

Quy chế dân chủ trong trường học: LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH THỰC CHẤT

Nguồn: Website Phòng GD ĐT Ngọc Hồi - Kom Tum

Tác giả: Phan Đình Phong (CV phòng GD&ĐT Ngọc Hồi)

[...] Thủ trưởng mỗi nhà trường coi trọng việc đảm bảo dân chủ tức là người có trách nhiệm, có “tâm” trước tập thể, trước nhân dân… 

Nói đến dân chủ trước tiên, cần phải xem đối tượng của nhà trường nói chung, của thủ trưởng nói riêng là những những ai? Đó chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân vên và nhân dân mà bản thân hiệu trưởng chính là chủ thể của vấn đề. Nếu xét về tính chất công việc thì có thể phân thành hai nhóm đối tượng rõ ràng: đội ngũ trong nhà trường và các bậc phụ huynh, người dân ngoài nhà trường.


Ở đây, tôi chỉ xin trao đổi một vài nội dung công việc cần làm làm để đảm bảo đúng quy trình, tránh được bệnh dân chủ hình thức: 


1. Việc phổ biến, công khai các văn bản, các thông tin. Thủ trưởng luôn coi trọng việc phổ biến công khai thông tin tức là đã thực hiện giải pháp cơ bản nhất trong lãnh đạo, quản lý. Nếu còn ai đó còn coi thường công việc này, có ý bưng bít thông tin thì biểu hiện mất dân chủ đã khá rõ ràng. Mỗi nhà trường có bao nhiều loại tài sản công, tài chính công, bao nhiêu biên chế…được giao cho đơn vị quản lý? Các chính sách, các quy định cho tập thể, cho cá nhân như thế nào?...Dù không được thông tin trong nội bộ thì ra ngoài hỏi người khác ai cũng sẽ biết được. Hơn nữa nếu được thông tin một cách sòng phẳng thì sẽ giảm được những ngờ vực không đáng có - căn bệnh cố nhiên của con người ta trong mỗi tập thể ấy mà!


24/11/13

NHỮNG KIỂU TRANH LUẬN THIẾU TƯ CÁCH, NHÂN CÁCH

Nguồn: Pháp Luật
Phạm Xuân Nguyên
 
Trong cuộc sống khi có chuyện tranh chấp, tranh luận với nhau mà thay vì tập trung vào việc chính cần nói, cần bàn, bên này lại quay ra nói xấu cá nhân bên kia, lôi chuyện đời tư của bên kia ra để đả kích, khi đó người ta gọi là “bỏ bóng đá người”.
 

Làm thế chứng tỏ là đuối lý, bất lực, thiếu tư cách và nhân cách, là không bình đẳng và công bằng trong tranh luận. Tóm lại như thế là chơi xấu.

Thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng, đang khủng hoảng. Người ta đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Có nhiều phương cách được đề ra. Nhưng tựu trung phương cách chính được nói đến nhiều nhất là Chính phủ phải can thiệp, phải ra tay ứng cứu, giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phần đông người đều cho đó là cách giải cứu tối ưu, hiệu quả, sẽ có hiệu lực vực dậy nhanh chóng thị trường bất động sản. Bất ngờ doanh nhân Alan Phan lên tiếng với một đề nghị gây sốc: Hãy để cho thị trường bất động sản rơi tự do, không cần Chính phủ giải cứu, sau một thời gian nó sẽ lập lại cân bằng và phát triển trở lại. Lập tức đề nghị của ông Alan Phan gây tranh luận mạnh mẽ. Một số nhà nghiên cứu kinh tế và những người am hiểu thị trường tỏ ra thích thú, đồng tình với ông. Nhưng CLB bất động sản thì bức xúc, bực bội và đòi được đối chất, tranh luận với ông. Và ông Alan Phan đã chấp nhận đối thoại với yêu cầu có mặt của những người am hiểu kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng. Ông cũng nói trong cuộc tranh luận này sẽ không có bên nào thắng mà là cùng nhau tìm ra con đường cứu thị trường bất động sản đang khủng hoảng hiện nay. 

20/11/13

KHÔNG THẦN THÁNH HÓA NGHỀ GIÁO?

Nguồn: BBC

Hải Lam
Trong xã hội Việt Nam, nghề giáo viên được tôn vinh đặc biệt nhưng nghề giáo viên có thực sự là một nghề cao quý hơn so với các nghề khác?

Con người có nhiều nhu cầu, học tập chỉ là một trong số đó.

Với những nhu cầu khác nhau, sẽ có sự phân công lao động khác nhau, tương ứng với những ngành nghề khác nhau.


Mỗi nghề đều có sự đóng góp riêng, vai trò riêng, không thể so sánh nghề nào tốt hơn hay cần thiết hơn. Nghề giáo viên, xét về bản chất, cũng chỉ là một hình thức tạo ra sản phẩm, hàng hóa, mà ở đây người bán là giáo viên, người mua là học sinh.

Một người làm nghề quét rác có trách nhiệm, cũng đáng trân trọng không kém gì một người giáo viên yêu nghề.


Như vậy, nghề giáo viên không phải là một nghề cao quý hơn so với những nghề khác.

19/11/13

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - VÀI LỜI TÂM SỰ

Huỳnh Thục Vy
Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các học trò ngây thơ đã bị nhồi vào đầu óc non nớt cái tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Nhiều người Việt Nam tự hào vì chúng ta có truyền thống đặc trưng này (giống người Trung Hoa?). Nhưng đối mặt với thực tế, bỏ qua vấn đề về chất lượng giáo dục học thuật, nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Thầy cô rõ ràng chẳng còn là những tấm gương về tri thức và đạo đức nữa. Nhưng tinh thần “tôn sư trọng đạo” vẫn còn đó như là cái lý do khả dĩ hợp lý để chúng ta cùng nhau bày trò mua bán: thầy cô nhận được những món quà hậu hĩnh, học sinh nhận được sự dễ dãi hoặc quan tâm đặc biệt. Vấn đề ở đây không phải là truyền thống luân lý bị làm cho hư hỏng mà chính truyền thống ấy có vấn đề ngay từ đầu, để trở nên thoái hóa như hôm nay.

VIỆT NAM YÊU DẤU