Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/10/11

CHUYỆN ĐI HỌC Ở VIỆT NAM, ĐI HỌC Ở NƯỚC KHÁC

Song Chi
Gọi điện thoại về VN cho người chị họ, có cô con gái năm nay đang học lớp 9, chuẩn bị năm tới thi chuyển cấp. Con bé đang bị ba mẹ ép học đến xanh cả người. Ngày nào cũng ra khỏi nhà từ 6:30 sáng đến 9:30 tối mới về tới nhà. Là vì con bé học bán trú, 5:30 chiều mới tan trường, mẹ đi đón, mua thức ăn cho ăn tại chỗ xong tức tốc chở qua Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lý Tự Trọng cho học thêm. Tuần 6 ngày lịch y như nhau. Chủ Nhật cũng không được nghỉ, vì còn học Anh Văn, học bơi gì đó. Ngày nào cũng ngồi suốt từ sáng đến tối nên con bé hết bị đau khớp háng, lại đau… xương cụt, cứ phải ngồi nghiêng nghiêng hết mông này lại đến mông kia! Khốn khổ. Không có thời gian giải trí, tối về học bài ở trường xong là lăn ra ngủ. Ti-vi, phim ảnh, hay sách truyện đều bị mẹ cấm tiệt, bao giờ thi xong, đậu xong hẳn hay.

28/10/11

SỐ PHẬN ĐỘC TÀI

Kỳ Duyên
clip_image001
Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters
 
Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.
Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành.
Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và "đồng bóng" đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: "Xin đừng bắn". Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết.

27/10/11

Ý KIẾN CHÚNG TÔI: CẢI CÁCH TOÀN DIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Các tác giả:
Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Lời giới thiệu
Văn bản dưới đây được soạn thảo trong mùa hè vừa qua, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Là người Việt Nam, không ai không khỏi giật mình tự đặt câu hỏi: làm sao đối phó với hiểm họa ngoại xâm khi nội lực của chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả.
Qua trao đổi giữa các đồng nghiệp trong giới đại học và nghiên cứu làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, văn bản này được viết ra, nhằm phân tích những yếu kém của nội lực Việt Nam và đề nghị những biện pháp cải cách. Xuất phát từ nhiều chỗ đứng khác nhau, nhưng cùng bức xúc như nhau trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, những người soạn thảo đã làm việc trên tinh thần đồng thuận. “Bản Ý Kiến” này là kết quả của vài trăm điện thư trao đổi, đúc kết nhiều quan điểm khác nhau để đi đến một “mẫu số chung”: Sự cần thiết của cải cách thể chế, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững.
Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn. Nay xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

  

26/10/11

XÃ HỘI DỰA TRÊN HAI TRỤ CỘT: TRI THỨC VÀ LÒNG TRẮC ẨN

clip_image001SGTT.Vn - Là thủ khoa kỳ thi tú tài năm 1954 toàn vùng Hà Nội, đến nay nhìn lại ông đã có hơn 100 công trình nghiên cứu vật lý đăng trên các tạp chí khoa học uy tín toàn cầu, như một sự góp mặt đáng tự hào của người Việt trong cộng đồng khoa học thế giới. Là một nhà vật lý danh tiếng, nguyên giám đốc nghiên cứu trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), giáo sư đại học Paris VI, từ xa ông vẫn đau đáu với những vấn đề nóng của đất nước.
Trong môi trường đầy thách thức tại trung tâm khoa học số một của thế giới, làm thế nào một nhà khoa học Việt Nam có được tiếng nói riêng?
Thật khó nói. Riêng nhóm vật lý lý thuyết thuộc đại học Paris VI gồm khoảng 40 giảng viên – nghiên cứu (mà tôi là một thành viên), có chừng mươi quốc tịch đến từ bốn châu lục Âu, Mỹ, Á, Phi. Đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khắc nghiệt theo tiêu chuẩn quốc tế, sự tuyển chọn đều công khai, không hề có một đặc chế về vấn đề quốc tịch. Có được tiếng nói riêng của mình là do rèn luyện bền bỉ để có hay không khả năng chuyên môn cao, hoà nhập với cộng đồng.

23/10/11

LỜI CUỐI CHÂN THÀNH

 Huỳnh Ngọc Chênh
1. Hồi tôi còn rất bé ngồi nghe lóm ba tôi kể cho các chị tôi nghe câu chuyện Vua Mi Đi có tai lừa mà không hiểu làm sao tôi lại nhớ đến bây giờ. Chuyện rằng có ông vua nọ tên là Mi Đi  không biết bị làm sao lại có hai tai lông lá và dài nhọn như hai tai lừa. Vua xấu hổ giấu kín không cho bất kỳ ai biết bằng cách suốt đêm ngày mang vương miện hoặc mang mũ che kín lại. Nhưng giấu cách nào thì cũng phải cho một người biết, đó là anh thợ hớt tóc cung đình vì mỗi tháng vua cũng phải hớt tóc một lần. Dĩ nhiên là vua phải “hợp đồng” trước với anh thợ nầy là giữ bí mật tuyệt đối hoặc bị chém đầu.

20/10/11

VÌ SAO ĐÀN ÔNG HAY UỐNG RƯỢU?

Nhân ngày 20/10/2011 đăng lại bài này như một bó hoa tặng chị em! - Hồ Như Hiển
---------------------
Hồ Như Hiển
Vì sao đàn ông hay uống rượu? Thật ra, đàn ông chẳng ai thích cái thứ nước đục đục đấy đâu. Uống vào thì đăng đắng, cay cay, đầu óc thì  lơ mơ, ăn nói thì lảm nhảm, chân tay thì quờ quạng, mặt mũi lúc thì đỏ phừng phừng, lúc thì tái dại... trông chẳng ra làm sao, mất hết cả nhân cách.

Cơ mà, cái gì cũng có nguyên do của nó.

Văn hóa phương Đông chúng ta nhiều điều hay mà cũng nhiều điều còn dở òm. Tại sao lại cứ phải là người phụ nữ dọn dẹp nhà cửa, phải giặt quần áo, phải nấu cơm, phải làm gần như tất tần tật việc nhà.
Nhất là cái việc rửa bát. Cái này vô lí lắm. Thậm vô lí. Cùng ăn một mâm, sống chung một nhà, chung con cái, chung lí tưởng sống mà tại sao cứ phải chị em rửa bát. Nhưng văn hoá phương Đông nó thế, có ông nào dám thay đổi đâu. Có thì cũng phải dần dần, từ từ chứ...

18/10/11

GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN

Biết được bài này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và BBT!
---------------

Nguyễn Thị Từ Huy


Sinh viên cần ý thức được rằng họ có khả năng vượt qua những điều mà các giảng viên đang hướng dẫn họ hiện tại. Và trong tư cách là thế hệ hậu sinh khả úy, sinh viên có nghĩa vụ phải vượt qua giảng viên, người thuộc về thế hệ trước. Họ cần hiểu rằng họ phải cố gắng vượt lên trên giảng viên trong khi vẫn tôn trọng công việc và con người cá nhân của giảng viên.

Giảng viên là ai? Là người, qua các bài giảng, bộc lộ cho sinh viên thấy khuynh hướng, năng lực và tư tưởng (nếu có) của mình. Qua đó, một cách gián tiếp (hoặc trực tiếp nếu giảng viên muốn), hướng dẫn cho sinh viên cách tự khám phá lấy khuynh hướng và sở thích của họ, với tư cách là những chủ thể với nhận thức đầy đủ. Giảng viên, qua việc tự bộc lộ như là những giá trị độc lập trong lĩnh vực của hoạt động tri thức, là người giúp sinh viên tự xác lập mình như những cá thể độc lập. Giảng viên, qua bài giảng, xác lập vị thế tự do trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhờ đó mà xây dựng cho sinh viên ý thức về vị thế tự do của họ so với chính giảng viên. Hiện tượng giảng viên bắt sinh viên phải chịu ơn mình, tôn sùng mình, thậm chí đi tới chỗ cung phụng mình, trên thực tế, là hoàn toàn phản lại sứ mệnh và chức năng của giáo dục.

17/10/11

PHƯƠNG CÁCH TƯ DUY: HỆ THỐNG TRI THỨC MỞ

Biết được bài báo này là  nhờ đọc trang  điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
-------------
HOÀNG Hồng-Minh

Xã hội Việtnam đã đi được một bước khổng lồ đầu tiên trên thực tiễn: từ phương cách tư duy ý thức hệ chuyển sang các hệ thống tri thức mở. Con đường đã mở ra đó mời gọi xã hội tiếp bước, một cách bình thản, sáng tạo, từ tốn, bao dung, nhưng dứt khoát.



Cực kì quan trọng!

Xã hội Việtnam đã đi được một bước khổng lồ đầu tiên trên thực tiễn: từ phương cách tư duy ý thức hệ chuyển sang các hệ thống tri thức mở. Con đường đã mở ra đó mời gọi xã hội tiếp bước, một cách bình thản, sáng tạo, từ tốn, bao dung, nhưng dứt khoát.

Đêm dài trung cổ

16/10/11

BỐ KHẨN THIẾT THẤY NHỤC NHÃ PHẢI KỂ VỚI CON CHUYỆN NÀY

Biết được bài báo này là đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
--------------------
 
(GDVN) - Nếu XH chấp nhận thả phong bì vào đũng quần bà đẻ, GV kiếm danh lợi trên sự thơ ngây của HS, sự cầu thị cá chuối đắm đuối vì con của PH... thì gay lắm.
Hôm 26/5/2010, lớp của con trai bố đã tổng kết cuối năm, con đạt học sinh giỏi và chuẩn bị nghỉ hè để bước vào lớp 4. Về, bố hứa “trọng thưởng” bằng những chuyến đi du lịch, những món quà lương thiện mà con hằng mơ ước. Ông nội lại tiếp tục nêu gương, ngày xưa bố của thằng Long học rất giỏi, dẫu bố không dám chắc là hồi đó bố có đạt học sinh tiên tiến hay không. Chuyện ấy, người đời vẫn “phịa” để noi gương, bởi làm gì có đứa trẻ nào ranh mãnh được như Đô-rê-mon, có cỗ máy thời gian quay lại xưa cũ để mà kiểm chứng, con nhỉ.

ĐỐI THOẠI NGÔ BẢO CHÂU - NGUYỄN TRẦN BẠT: CHUYỆN HỌC, SỰ LƯƠNG THIỆN


"Lương thiện là thứ mà chúng ta không thể mặc cả với nó được. Chính tính lương thiện là tiền đề làm tăng chất lượng của lẽ phải tâm hồn con người. Đây chính là một trong những năng lực phát triển của con người".
Cuộc trò chuyện giữa GS Ngô Bảo Châu và chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt về chuyện giáo dục, kinh doanh... dưới đây (*) là bài cuối của loạt bài phỏng vấn, đối thoại thực hiện vào cuối năm 2010. Trên blog của mình, GS Ngô Bảo Châu nói sẽ tiếp tục đi nói chuyện với những người có nhiều chuyện để nói và hy vọng sẽ có năm bài mới vào dịp năm mới.
Trẻ con nhận được gì khi đến trường?

Xin chào chú Nguyễn Trần Bạt. Qua bài nói chuyện của chú với sinh viên trường Kinh tế quốc dân và trường Luật, cháu được biết chú được đào tạo như một kỹ sư, nhưng lại theo học khoa ngữ văn ở trường tổng hợp, rồi để sau này lại theo học hàm thụ về luật nữa. Chú có nói là chú đi học Văn vì một người một phụ nữ, còn đi học Luật để chuẩn vị thành nhà tư vấn đầu tư đầu tiên ở Việt Nam. Cháu thấy bán tin bán nghi. Không nhẽ chú luôn đi học vì một cái gì đó hay sao ?

15/10/11

CON ÐI THI HỌC SINH GIỎI SỬ

Biết được bài báo này là đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
---------------
(NCTG) “Trong lúc các bạn cười nhạt khi nói con thi Sử còn các bạn thi Toán, Văn, Lý, Hóa thì con ngạo nghễ nhếch mép cười chúng nó, vì con biết chúng nó chỉ biết CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vì các “thế lực thù địch” gây ra”.

Năm nay, khi mới bước vào học kỳ 1 được hơn nửa tháng thì cô giáo nói con chuẩn bị thi học sinh giỏi (HSG) Sử và là Sử với chương trình cao hơn một năm. Con có một tháng để học thi.

NGÀY BỐ MẸ GIÀ ĐI

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vun vãi… Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc…Xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

14/10/11

STEVE JOBS, WALL STREET VÀ THẾ SỰ

Nguyễn Khoa Thái Anh
image Life's but a walking shadow, a poor player
That struts and frets his hour upon the stage
And then is heard no more.
It is a tale, told by an idiot
Full of sounds and fury
Signifying nothing
MacBeth
(Shakespeare)
Hơn ba tháng tê dại, cạn cụt ý tưởng nhưng cũng chẳng buồn tìm nguyên do hay cớ sự – dù qua lâm lý học – vì sao mình lại sa đà vào cơn mê dại, chán nản, hay tìm cách xa lánh thế sự này? Nhiều người hỏi tôi sao không thấy viết lách gì nữa, có bạn ranh mãnh hơn, chế giễu: "Hay cuộc sống của TA dạo này có nghĩa lý hơn, tìm được ý trung nhân rồi?" Ai lại huỵch toẹt như thế!

13/10/11

CHÓ SỦA, SÁNG ĐÈN VÀ ĐẠO CHÍCH

Phan Hồng Giang
  
  Các nhà xã hội học thường có thói quen nghề nghiệp là bày vẽ ra các cuộc điều tra thăm dò ý kiến người dân về đủ các loại vấn đề, - từ chuyện to như "Bạn muốn thấy ai trong vai ông chủ Nhà trắng?", "Theo bạn, ai là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới?" cho đến những chuyện khá tầm phào như "Theo anh (hay chị), loại dầu gội đầu nào kể sau đây giúp tóc bạn sạch gầu, suôn mượt, óng ả?" v.v và v.v...
Thế rồi tôi vẫn phải đôi chút vị nể trí tưởng tượng khá dư thừa của một nhà xã hội học ở tít bên bang Texas xa xôi từ mấy chục năm trước đã hạ cố tìm đến phỏng vấn loại người gần như bị lãng quên là vài trăm vị đạo chích đang thụ án trong các nhà tù của bang với câu hỏi không úp mở: "Trước đây, trong những lần đi ăn trộm, ông (hay bà) đã sợ nhất cái gì?". Và kết quả điều tra thật thú vị: hơn 95% số đạo chích được hỏi thành thực cho biết bọn họ sợ nhất là tiếng chó sủa khi phát hiện có trộm và có đèn sáng quanh ngôi nhà mục tiêu.

12/10/11

LẪN VIỆC

 Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Bộ GD-ĐT có làm lẫn việc của xã hội dân sự hay không? Bộ này đã làm thay một số việc của các trường và xã hội dân sự, như quy định chương trình học hay quyết định nhân sự của các đại học...
TIN LIÊN QUAN

Ba cột trụ - nhà nước, thị trường và xã hội dân sự - như ba cái chân của của một xã hội hiện đại. Ba cái chân ấy đều phải mạnh và cân đối thì xã hội mới phát triển vững bền.

10/10/11

LUẬT BIỂU TÌNH NHÌN TỪ… ĐÌNH CÔNG

Phạm Xuân Cần
Nếu chỉ quan tâm đến nhu cầu quản lý xã hội của chính quyền, không xuất phát từ nhu cầu đảm bảo quyền công dân để nghiên cứu, xây dựng và áp dụng, thực thi, thì luật biểu tình vẫn có nguy cơ trở thành luật…cấm biểu tình! 
Công nhân công ty Theodore Alexander đình công và tràn ra đường. Ảnh: KC (SGTT).
Gần đây dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm đến việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Công an dự thảo Luật biểu tình. Có thể đây là cơ hội đầu tiên cho một quyền cơ bản của công dân được luật hóa sau sáu mươi sáu năm được trịnh trọng ghi trong Hiến pháp. Không thể không liên hệ động thái này của Thủ tướng với những gì diễn ra ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày tháng 7, tháng 8 vừa qua. Rõ ràng đã chín muồi, nếu không nói là đã muộn cho sự ra đời của bộ luật hết sức quan trọng này. Nhưng, muộn còn hơn không, quyền công dân và nhu cầu quản lý của nhà nước đều trông đợi và kỳ vọng vào luật này. Thế nhưng, nội dung luật biểu tình như thế nào để vừa đảm bảo thực thi quyền dân chủ của dân, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước thì luôn là câu hỏi khó cho tất cả các quốc gia. Trong lúc việc xây dựng luật thậm chí còn chưa được khởi động, thì mọi bình luận thực ra cũng chưa có căn cứ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì đã xẩy ra với các quy định pháp luật về đình công chúng ta cũng có thể dự báo, dự đoán về số phận luật biểu tình, nếu cách tiếp cận để xây dựng và thực thi luật không có gì thay đổi.

PHẢN BIỆN VÀ TIẾP THU PHẢN BIỆN

(TT&VH) - Trang tử viết: “Cẩn tín thư bất như vô thư”, có nghĩa là: Đọc sách mà tin cả vào sách thì thà không có sách còn hơn!
Ngẫm nghĩ thì hóa Trang Tử ra dấu đọc sách cần phải biết nghi ngờ, để tìm ra cái chưa hoàn thiện, cật vấn nó nhằm hoàn thiện vấn đề người viết sách đã nêu ra. Đó là cái sơ khởi của phản biện. Thế mới là biết đọc sách


Đó là một gợi ý trên lí thuyết, rất biện chứng, rất sâu sắc!

Thuở còn học ở trường Yết Kiêu, một lần tôi nghe giáo sư Phạm Công Thành nói: Ai bảo cô Tấm trong cổ tích là hiền lành, còn tôi thì không. Cái ác của Cám hại Tấm thì dễ hiểu, còn Tấm giết Cám đem làm mắm gửi cho mẹ Cám ăn thì cái ác ấy tột cùng, mất hết tình người.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe một lời bình có tính phản biện lại một giá trị mà người ta thừa nhận từ trước đến nay. Điều đó gây cho tôi ấn tượng sâu sắc. Ông đã chứng minh ngược lại cái giá trị đã được xác lập một cách thuyết phục.

PGS.TS TRẦN NGỌC VƯƠNG: LÀM QUAN RỒI LÀ KHÔNG "THÈM" HỌC

- Là người đã nhiều năm nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, PGS.TS Trần Ngọc Vương có những lý giải rất sâu sắc về sự  khủng hoảng các giá trị văn hoá, đạo đức cũng như thẳng thắn đưa ra những nguyên nhân của thực trạng này.

Có nhiều chuyện không ổn

Nhiều người cho rằng các giá trị đạo đức, văn hoá của ta đang bị đảo lộn?

Tôi nghĩ chúng ta phải thừa nhận một thực tế là xã hội đang khủng hoảng về các giá trị và có rất nhiều hệ giá trị đang bị lộ ra các bất cập. Chưa nói về "phần cứng", mà ngay những cái có tính chất ứng xử của cá nhân trong đời thường thôi, nghĩa là đạo đức và văn hoá thể hiện ra trong hành vi của đời sống hằng ngày, thì cũng phải thừa nhận là đang có nhiều chuyện không ổn.

Ông muốn nói tới tính vị kỷ, cá nhân?

Có những thời gian người ta được (hay phải nói là bị) dopping bằng lý tưởng, thậm chí bằng những ảo tưởng, sáo ngữ. Nhưng ngày nay, dường như không ai còn có  thể: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng, lòng nhẹ khoẻ anh dân quê sung sướng, ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành. Không còn tâm lý đó nữa. Không phải vì người ta kém cỏi mà là vì cái nhiệm vụ ấy, giai đoạn ấy, tâm thế ấy nó qua rồi, không lặp lại được nữa. Cái mà người ta quan tâm nhất là: Bao giờ thì tôi ổn? Bao giờ thì tôi đủ tiền để mua nhà, lập gia đình, nuôi con, nuôi được bố mẹ già... Trong thời chiến những câu hỏi kiểu đó không đặt ra một cách ráo riết, nhưng trong thời bình, loại câu hỏi này đặt ra trực diện và ráo riết đấy.

9/10/11

LỜI CHÀO BÀ MERKEL

Từ lâu đã ngưỡng mộ bà.
Bà là một nữ Thủ tướng tuyệt vời!
Nước Đức là nước duy nhất không bị ảnh hưởng của suy thoái thế giới khi bà lãnh đạo.
Nước Đức là nước đầu tiên triệt thoái năng lương hạt nhân vì môi trường sinh thái và vì ý nguyện của dân.
Tôi mong dân tộc tôi có những lãnh đạo như bà.

8/10/11

SỬA HIẾN PHÁP, ĐỊNH VỊ LẠI "NHÀ NƯỚC"

LS Ngô Ngọc Trai
image Từ những biến chuyển của cuộc sống đã đưa đến nhu cầu sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam. Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về Hiến pháp. Nội dung sửa đổi cơ bản vẫn xoay quanh vị trí vai trò của Nhà nước trong Hiến pháp.
Bài viết này soát xét lại căn nguyên của sự hình thành Nhà nước và Hiến pháp, mối tương quan giữa Nhà nước và Hiến pháp. Có thể có Nhà nước không có Hiến pháp có được không? Hoặc có Hiến pháp mà không có Nhà nước có được không? Đặc biệt từ đó minh định lại ý nghĩa của thuật ngữ “Nhà nước” trong Hiến pháp.
Với nội dung đó người viết muốn bạn đọc cùng bình tâm xem lại những vấn đề lâu nay vẫn được coi là hiển nhiên chưa đụng chạm đến. Phân tích làm rõ ra đây với mong muốn giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tường minh hơn về Hiến pháp.

5/10/11

CHỨNG VĨ CUỒNG...

Nhất An
Xưa nay  đã có nhiều người định nghĩa về nghệ sĩ, nhưng không ai cho rằng đã là nghệ sĩ danh tiếng thì phải có giải thưởng. Không ở bất cứ nơi đâu, giải thưởng là thước đo chính xác các giá trị của nghệ thuật. Đó chỉ là một hình thức của “quyền lực vinh danh và hợp pháp hóa” như Pierre Bourdieu đã từng nói.
Thế nhưng, trong xã hội ta hiện nay, tuy ít, nhưng vẫn có những nghệ sĩ, trong đó có những nghệ sĩ chưa đúng nghĩa, quan niệm giải thưởng là lẽ sống của họ, là nguồn sống cho các tác phẩm nghệ thuật của họ và vì thế tìm mọi cách để có giải thưởng. Họ không biết rằng như vậy là giết chết cái Đẹp, như thế là tự đánh đắm chính mình, như thế là đã mắc chứng vĩ cuồng trong văn học - nghệ thuật.

3/10/11

KÉN NGƯỜI TÀI NĂNG HAY CHỌN KẺ KHÔN VẶT?

Nhà thơ Vũ Quần Phương suy tư: “Nước ta bây giờ hơn 80 triệu dân, người tài tan đều vào khối đông đảo ấy, phải có chính sách nào để cả khối đông đảo đó được đặt trong vòng  chọn lựa. Trong chiến tranh Đảng đã tin cậy trao cho mọi người dân khẩu súng để chiến đấu, nay hoà bình vẫn cần sự tin cậy đó khi trao công tác. Bất cứ một cơ chế nào, ở lĩnh vực nào hạn chế sự tham gia bình đẳng của các tài năng đều gây thiệt hại, không chỉ là thiệt hại cho người tài mà chủ yếu là thiệt cho đất nước. Nhân dân mới chính là người phải trả phí tổn cho thiệt hại đó.  Người tài không được trọng dụng thì người ta sẽ không phấn đấu để thành tài. Mà lại phấn đấu cho cái được trọng dụng, thí dụ bằng cấp, thần thế... Số người có thực học trong giới gọi là trí thức bây giờ không nhiều đâu. Người ta làm mọi thứ, trừ học hành, để tiến thân”
-------------------
VŨ QUẦN PHƯƠNG
      
Hiện nay trong guồng máy quản lý xã hội  của chúng ta có nhiều chỗ bất cập. Cán bộ đông mà công việc ứ, nhiều sai lầm chậm được sửa chữa... Nhiều mặt công tác không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến sự xuống cấp xã hội, làm nẩy sinh những hiện tượng hủ bại đáng kinh sợ. Có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là thiếu người có tài năng, biết tháo gỡ, xoay chuyển được tình thế. Công tác cán bộ,  tiêu chí,  phương thức kén người tài rõ ràng có những điều cần được xem lại.

2/10/11

KÍNH THƯA... AI?!

Nguyễn Hữu Vinh
Trong phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11, các vị đại biểu đã bất ngờ thảo luận khá công phu về chuyện có nên có câu “Kính thưa…” hết thảy các vị lãnh đạo trong mỗi cuộc họp. Chuyện có vẻ như nhỏ nhặt, nhưng quả tình lại là rất lớn, vì đã có rất nhiều sự kiện, hiện tượng ít nhiều có liên quan tới cái “kính thưa” này, những thứ “tàn dư phong kiến” đeo bám dai dẳng, xin được nêu ra ở đây để bạn đọc suy ngẫm:

VIỆT NAM YÊU DẤU