Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/6/12

BÌNH YÊN

Hồ Như Hiển
Cơn bão số ba đã đi vào địa phận Ma Cao - Trung Quốc và tan dần. Sau bão, vùng ảnh hưởng thường có mưa. Vậy mà trời vẫn oi nồng.
Nhà mình sân rộng, vườn rộng. Bố mình hưu, sinh hoạt đảng nơi cư trú, tham gia hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi nên họp hành, liên hoan toàn tổ chức ở nhà mình.
Chiều nay hội cựu chiến binh họp sơ kết sáu tháng đầu năm.

29/6/12

LẠI BÀN VỀ ĐẶC TÍNH DÂN TỘC VIỆT NAM (*)

Ở thời "thổ tả", thời đại "đồ đểu"... này, những đặc tính tiêu cực của dân tộc ta lại càng có dịp phát huy, phát triển, phát động... - Hồ Như Hiển.
--------------
Nguồn: Bách Việt
(*)Tiêu đề của chủ blogBachViet -trích đăng lại nội dung bài viết có tiêu đề "Vì bản chất dân tộc Việt?" của tác gỉa Lữ Giang (Lugiangblog ngày 21/91/2912). Có thể còn nhiều điều để bàn luận, song nhìn chung bài viết cho ta  những nhận xét khá thú vị trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm sống của bản thân tác giả với một vài tài liệu nghiên cứu nước ngoài . Tuy nội  dung bài viết chủ yếu đề cập về cộng đồng người Việt định cư tại Hoa kỳ nhưng thấy cũng bổ ích đối với  cộng đồng người Việt Nam nói chung để tham khảo, đúng như ý định của tác giả ở phần mở đầu bài viết:                                                  "Nhân ngày đầu năm, chúng ta thử xem bản chất thực sự của người Việt như thế nào theo những cách nhìn khác nhau, để từ đó loại bỏ cái xấu và xây đắp những cái tốt, đưa dân tộc đi lên".

NGƯỜI MỸ NHẬN XẾT VỀ NGƯỜI VIỆT

28/6/12

TẠI SAO CẦN HỌC TIẾNG VIỆT?

Nguồn: VOA
Nguyễn Hưng Quốc
Để duy trì tiếng Việt ở hải ngoại, một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời là: Tại sao trẻ em Việt Nam cần học tiếng Việt?
Câu hỏi ấy không những chỉ nảy sinh ra từ các em học sinh mà còn từ chính các bậc phụ huynh, tức những người thuộc thế hệ thứ nhất, sinh ở Việt Nam và chỉ ra sống ở nước ngoài khi đã trưởng thành hẳn.
Trẻ em (ví dụ trẻ em ở Úc/Mỹ) thường lý luận: Con sinh ở Úc/Mỹ, con sẽ sống suốt đời ở Úc/Mỹ. Ngôn ngữ thứ nhất của con là tiếng Anh. Mà tiếng Anh lại là ngôn ngữ quốc tế; ở đâu cũng sử dụng được. Con đâu cần phải học thêm tiếng Việt làm gì nữa?

27/6/12

TRẺ EM- SÁCH VÀ NHÂN TÍNH

Bích Nga
Khi bắt đầu có cháu, được làm bà, tôi mới thấy mình yêu các cháu như thế nào. Và cũng mong muốn những đứa cháu của mình nên người, nhân hậu, hiếu nghĩa và thành đạt.
             Tôi hay vào hiệu sách tìm mua các sách , chủ yếu là truyện tranh cho các cháu. Khi cháu còn bé tí, chưa đầy năm thì tìm sách có các hình con vật, bông hoa, …Khi cháu biết nói thì nhu cầu tiếp xúc với sách tranh lại nhiều hơn, các cháu đã thể hiện sự thích thú, nên tôi cố gắng lựa những cuốn sách hay và hợp với các lứa tuổi của các cháu như sách có các chữ cái, chữ số, hình vuông, hình tròn, màu vàng, màu xanh...và các truyện kể đơn giản cho trẻ.

3/6/12

CÓ NÊN BỎ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT?

Hồ Như Hiển
Hai bợm nhậu ngồi với nhau, sau vài vòng, rượu  còn nửa chai. Bợm thứ nhất than vãn: mới có tí chút mà đã đi tong nửa rồi, từ từ có hết mày ơi. Bợm thứ hai lạc quan hơn: còn những nửa chai, lo gì.
Chúng ta nên nhìn nhận về kì thi tốt nghiệp theo cách của bợm thứ hai.

VIỆT NAM YÊU DẤU