Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/11/10

Chỉ có ở Việt Nam







Hồ Như Hiển
Hồi còn nhỏ, mình được học rằng, người Việt Nam ta rất anh hùng, thông minh, giỏi giang, cần cù... đất nước mình “rừng vàng biển bạc”. Thơ Tố Hữu còn ca ngợi “Ôi Việt Nam, xứ sở diệu kì”. Lớn lên, đi làm, tiếp xúc, va chạm, đi và ngẫm; so sánh, đối chiếu, cảm nhận mình mới tá hoả, hoá ra những điều mình được học... thôi rồi Lượm ơi! Nhất là từ khi có mạng Internet, được nghe tiếng nói đa chiều, mình bỏ hẳn thói quen nghe Đài tiếng nói Việt Nam, xem Truyền hình Việt Nam, đọc các loại báo “lề phải” (Tiền phong, Thanh niên, Công An Nhân Dân, nhất là tờ An ninh cuối tháng...). Nghiệm ra mới thấy, nước mình đúng là xứ sở “nói một đằng làm một nẻo”, xứ sở “lạ kì”.

Bạn hãy ngẫm xem, vì sao biết rằng công chức, không ai sống được bằng lương mà ai cũng nhà lầu xe hơi?
Bạn hãy vào các quán cafe, quán nhậu, nhà hàng, khu vui chơi giải trí..., và xem có bao nhiêu người nông dân, người lao động chân chính có mặt ở đó?

28/11/10

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

Yên Ninh
Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.
Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.
Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.
Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để… viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.
Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.
Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

27/11/10

Nhìn từ xa... Tổ Quốc!


Nguyễn Duy

Đối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
đêm bắc bán cầu vần vũ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng

nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma


Ai?
im lặng!
Ai?
cái bóng!
Ai?...


xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sóng soải nền nhà
thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu mê ta

có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
Ta là ta mà ta vẫn là ta (1)
 

vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương, hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
vâng - một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên nhồn nhột cả tim gan

Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt khôn nguôi còn sạn gót chân
nhói dài mỗi bước

24/11/10

Nghị trường là mặt trận


Bùi Minh Quốc
Kính nhờ BVN công bố giùm và chuyển đến các đại biểu Quốc hội đang họp bài thơ tôi viết tháng 5 năm ngoái lấy cảm hứng từ hình ảnh cuộc họp của Quốc Hội lúc ấy

Tôi thích làm thơ về những gì cũ xưa muôn thuở
cũng khoái làm về những chuyện mới toanh
cũ như Tình yêu
mới như Tình yêu
cũ như Tự do
mới như Tự do
Tự do
trên đất nước tôi hôm nay vẫn luôn là mới rợi
*
Đổi mới
vui sao
trước hết trở về điểm cũ
dòng chảy muôn xưa kinh tế thị trường
Thị trường là chiến trường
và nghị trường
thành mặt trận
*

22/11/10

Đe dọa hay tranh luận?

Nguyễn Quang A
image Xã hội vốn đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Và ý kiến về xã hội, về điều hành xã hội cũng vậy. Người ta hay nói muốn phát triển cần sự đồng thuận. Thực ra, nếu luôn luôn có sự đồng thuận thì xã hội không thể phát triển được. Cho nên xin đừng lạm dụng “sự đồng thuận” để trấn áp hay đe dọa những người có ý kiến khác mình. Sự đồng thuận đạt được theo cách như vậy chỉ là “sự đồng thuận ép buộc” và vì thế là giả hiệu và vô cùng tai hại cho sự phát triển của đất nước.
Chúng ta ta quá quen với cảnh số phiếu cao ngất 100% hay hơn 90% tán thành (một chính sách ở Quốc hội, hay bầu cho một người trong các đợt bầu cử), rồi vài năm gần đây người cũng quen dần là không có sự thống nhất cao đến như vậy. Thí dụ, Luật Viên chức vừa được 79,72% phiếu thông qua tại Quốc hội; thậm chí Dự án đường sắt cao tốc đã không được Quốc hội thông qua ở phiên họp trước. Tại phiên họp này của Quốc hội, các vấn đề bauxite, Vinashin trở thành các vấn đề nóng và nhiều ý kiến phê phán cách điều hành của Chính phủ. Đấy là một hiện tượng đáng mừng trong hoạt động của Quốc hội.

16/11/10

Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước


Lê Hiếu Đằng
Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN

Ngày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.
Một vần đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiểu khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần củng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay lông lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.

13/11/10

Tổ quốc

Thiếu Sơn

Đứng về phương diện khách quan thì Tổ quốc của người Việt nam chỉ là một dải đất từ Nam chí Bắc, có biển sông chạy dài, có núi cao điểm xuyết có sông lớn chảy ngang, có sông con đi dọc mà thôi.

Nhưng đứng về địa vị chủ quan thì trên cái dải đất đó, mỗi người Việt Nam đều có gửi gắm cái linh hồn đặc biệt của mình, nhờ cái linh hồ đó sát nhập vào núi sông mà núi sông mới có nhiều ý nghĩa.


Thiếu Sơn (1908 - 1978) - Nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học
Tổ quốc đối với ta khi còn nhỏ, trước hết chỉ châu tuần trong phạm vi một cái nhà, mà đồng bào lúc ấy, ta chỉ biết có cha mẹ, anh em và những thân gia quyến thuộc của ta mà thôi.

Ta yêu cái nhà đó thuần chỉ bằng tình cảm, hễ ai đem ta đi xa thì ta nhớ, mà hễ đem về gần thì ta vui, nhưng tịnh không biết vì đâu mà vui, mà nhớ cả.

Sau tới khi đã biết chạy nhảy, chơi đùa; biết nô giỡn cùng với những trẻ đồng hương, biết kết bạn với anh em trong xóm, thì cái bụi tre đầu lang, cái cây đa trước ngõ đối với ta cũng là quen biết và chịu cái cảm tình của ta.

Rồi theo thời gian mà lớn khôn, nhờ ăn học mà tư tưởng thì cái nhỡn giới của ta cũng càng ngày càng rộng mở, vượt qua được cái ngạch cửa trước nhà, cái bờ rãnh làng xóm mà quan niệm tới đất nước bao la và âu yếm đồng bào đồng chủng.

12/11/10

Phải công bố cho toàn dân... (*)

Lê Hiếu Đằng 
(Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN)
Theo dõi hoạt động của Quốc hội những ngày qua, tôi rất đồng tình với việc vụ Vinashin đã được đưa ra nghị trường, nhiều đại biểu đã quy rõ và quy đúng trách nhiệm: chính Thủ tướng Chính phủ, người trực tiếp quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải chịu trách nhiệm cuối cùng về con tàu sắp chìm này.

Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn vì có hai vấn đề chưa được Quốc hội đề cập thỏa đáng: việc cho thuê đất rừng đầu nguồn và đại dự án bauxite. Mà đây lại là hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu sụp đổ Vinashin chỉ là chuyện mất tiền, dù là tiền tỷ (đô la), thì hai vấn đề sau là chuyện môi trường sinh thái, tác hại lâu dài, và nghiêm trọng nhất, là chuyện an ninh quốc phòng, an nguy quốc gia.
Hôm nay tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về vụ bauxite.

11/11/10

Buồn ơi là buồn...

tamtay.vn - photo - Chim Đại Bàng

ĐƯỢC TIN CON TẬP ĐI
Huy Cận

Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đếm thầm thì
Từng bước chân con bước

Đặt tên con Hà Vũ
Ý muốn nói đời con 
Sẽ đi vào vũ trụ
Thăm sao sáng trăng tròn

Nhưng con ơi trước mắt
Sống cuộc đời trái đất
Con tập đi cho ngay
Đất dày chân bám chặt

10/11/10

NHỮNG DÂNG HIẾN LẶNG LẼ...

Những bông hoa dại không người hái
Lặng lẽ bốn mùa khắp mọi nơi
(Hoa dại - Hà Thiên Sơn) 

Trần Hữu Dũng
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Tết Canh Dần (2010)

Tôi không được hân hạnh quen biết chị Võ Hồng Anh* hoặc gia đình chị, nhưng khi nghe tin chị đột ngột từ trần hôm 21 tháng 7, 2009, tôi buồn một cách lạ.  Thời bây giờ, sáu mươi bảy tuổi là còn quá trẻ để vĩnh biệt.  Rồi khi đọc tít trên một tờ báo “GS TSKH Võ Hồng Anh - Lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ ra đi”, tôi bàng hoàng.

Lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ ra đi...

8/11/10

Sống - Chết

File:Phan Boi Chau.jpgSÀO NAM PHAN BỘI CHÂU
        SỐNG
  Sống tủi làm chi đứng chật trời?
  Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
  Sống làm nô lệ cho người khiến?
  Sống chịu ngu si để chúng cười?
  Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
  Sống lo phú quý chẳng lo đời,
  Sống mà như thế đừng nên sống!
  Sống tủi làm chi đứng chật trời?


CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."

7/11/10

CẢNH GIÁC VỚI SAI LẦM KHI RA QUYẾT ĐỊNH

sai-lam-trong-kinh-doanh
Phạm Hồng Sơn

Ra quyết định là một quá trình xác lập và đánh giá các khả năng khác nhau (alternatives) để cuối cùng lựa chọn một (hoặc một số) trong các khả năng đó.
Cuộc đời con người có thể nói là một chuỗi các quá trình ra quyết định. Từ những quyết định như vô thức, vô hại như đặt bàn chân nào lên trước khi leo cầu thang cho tới những quyết định có tính mất còn đối với một dân tộc như chọn quốc gia nào làm đồng minh hay chọn phương cách nào để giành độc lập. Ngay việc quí vị đang dành cho bài viết nhỏ này một sự quan tâm hào phóng cũng là hệ quả của một quyết định. Tuy vậy, con người thường ít ý thức trong việc ra quyết định cho dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hữu ích về vấn đề này.

6/11/10

Mùa thu này Điện Biên - Tây Nguyên ơi!...


Vũ Ngọc Tiến

Mỗi năm, khi gió heo may về xao động, làm những trái sấu chín vàng khô, vỏ đã nhăn nheo lãng đãng rơi trên đường Trần Phú, hay khi những thửa ruộng trồng rau cải cúc trổ hoa vàng rực triền đê sông Đuống ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, tôi lại nôn nao nhớ màu hoa quỳ vàng Tây Nguyên và màu lúa chín vàng trên cánh đồng Mường Thanh bát ngát … Năm trước, hoa quỳ vàng Tây Nguyên cùng sự rơi vào “im lặng chính thống” 3 lá thư của vị tướng huyền thoại Điện Biên quan ngại về Dự án bô-xít đã hối thúc tôi đi và viết bài “Tây Nguyên du ký”. Mùa thu này, vào lúc cận kề “Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội”, nhìn cảnh người ta dựng cụ già 100 tuổi - vị tướng năm xưa đang trên giường bệnh lên để nhận tấm giấy mời đi dự Lễ hội mà lòng tôi the thắt buồn. Lẽ nào người ta có thể chọn cách giả dối và phô trương đến thế để thể hiện sự tôn kính một vị anh hùng?... Và vì thế, tận thẳm sâu bật lóe trong tôi quyết định làm cuộc hành hương lên chiến trường Điện Biên, cầu chúc cho Võ Đại tướng trường thọ.

Ám ảnh hồn thiêng Điện Biên

5/11/10

Tại sao và vì đâu: "Thầy càng dạy càng bớt trung thực đi..."?

Tưởng như phi lí nhưng lại có thật ở đất nước ta. Việt Nam - xứ sở lạ kì (không phải "diệu kì" đâu nhé). Tại sao và vì đâu mà người thầy lại "bớt trung thực" đi? Phải chăng vì miếng cơm manh áo, vì sự tồn tại mà người "kĩ sư tâm hồn" lại phải làm trái lòng mình, giảng những điều mình không tin, không rung động đến những tâm hồn thánh thiện? Thật may mắn nếu càng nhiều học sinh biết nhận ra những điều giống em học sinh trong bài viết trên Vietnamnet. Và may mắn hơn nếu có nhiều người thầy hơn nữa biết trăn trở, day dứt về những điều mình (phải) giảng cho các em. Chỉ khi đó, dân tộc ta mới có cơ may ngẩng đầu cùng bạn bè thế giới, hoà mình vào dòng chảy văn minh nhân loại.
Hồ Như Hiển
--------------------------------------------------------
"Thầy càng dạy càng bớt trung thực đi...."
- Năm ấy, tôi giảng dạy văn ở một trường cấp ba có bề dày truyền thống hàng đầu tại thủ đô Hà Nội. Trường lớn, hầu hết các em học sinh đều ngoan, chăm học và học tốt.
Tôi thường tìm cách ra những đề bài làm văn để học trò có thể thực sự động não, động bút.
Lần ấy kiểm tra 15 phút tại lớp, tôi đã cho các em đề: “Cảm nhận của em về bài thơ sau đây…”.
Đó là bài lục bát mới ra mắt bạn đọc gồm khoảng hơn mười câu của một nhà thơ có vị trí cao hàng đầu trong thi ca đương đại viết dịp đầu năm mới, đăng trang nhất một tờ báo lớn.
Tôi chép toàn bài đó lên bảng. Khi về nhà, tôi háo hức đem tập bài làm ra xem ngay.
Để xem các học sinh của tôi có cảm, nghĩ gì mới; có bài nào viết hay.
Phần lớn các em đều khen câu thơ, ý thơ, âm điệu thơ.
Bất ngờ tôi gặp bài viết gọn của một em gái đã chê bài thơ đó lời gượng ép, cảm xúc có phần không thật…
Tôi đọc đi đọc lại bài làm đó, băn khoăn không biết nên đánh giá sao đây.
Thông thường thì bài như thế sẽ bị điểm xấu. Vậy cho điểm kém ư? Không ổn.

4/11/10

Một lá ngô đồng, một lá nho

Hà Sĩ Phu


 Cổ thi Trung Hoa có câu thơ nổi tiếng :
    Ngô đồng nhất diệp lạc         梧桐一葉落,
   Thiên hạ cộng (tận) tri thu    天下共(盡)知秋
   Thấy một lá ngô đồng rụng , mọi người đều biết mùa thu đã về.

Không chỉ bởi nét đẹp “mùa thu lá rụng”, câu thơ cổ chinh phục các nghệ sĩ và thức giả muôn đời chính bởi nét đẹp triết lý. Ở đây có quan hệ giữa cái cụ thể là chiếc lá rụng với cái trừu tượng là mùa thu, tình thu, hơi thu…! Lại có quan hệ giữa cái “một” đơn chiếc và cái tổng thể , “thiên hạ” , “cộng” hoặc “tận” là yếu tố rộng lớn, bao trùm. Lại có quan hệ giữa cảm giác nhìn thấy lá rụng trước mắt, với “tri” tức tri giác, là bước phân tích và tổng hợp của tư duy trừu tượng bên trong não bộ.
  Sở dĩ chỉ nhìn qua mà biết, nhìn vật nhỏ mà biết điều lớn, nhìn hiện tượng bên ngoài mà biết bản chất bên trong là bởi thiên nhiên vốn có quy luật, mọi thứ đều ràng buộc với nhau chặt chẽ, cái nọ là kết quả của cái kia, cái này là tín hiệu của cái khác.
  Trời sinh vạn vật nhưng ràng buộc chúng với nhau như vậy, vạn vật tương quan, nên dẫu “thiên vô ngôn” mà vạn vật vẫn cứ hữu duyên, hữu lý, hữu tình, một vài tín hiệu cũng tự nói thay tất cả.
  Dẫu là một thi nhân đa cảm hay một thức giả  túc trí , bằng những kênh riêng đều “ngộ” được lẽ huyền diệu ấy, nên họ thường kiệm lời. Hội họa cũng vậy, tranh thủy mặc, nhất là tranh Tề Bạch Thạch chỉ khắc họa vài nét đơn sơ, tưởng như rời rạc mà dưới mắt người thưởng ngoạn những nét chấm phá ấy cứ nối vào nhau, tạo nên những chỉnh thể sinh động, lấp lánh. Người thưởng ngoạn sẽ tự lấp đầy những  khoảng trống mà họa sĩ hay thi nhân kia chẳng cần mô tả, nên tự cảm thấy mình được ủy nhiệm hoàn thành nốt quá trình sáng tác như một đồng tác giả. Trong khung cảnh ấy con người như thấy mình được đắm trong một thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, được chủ động khám phá, được tôn trọng, thì đáp lại, anh ta tự nhiên thấy mình cũng phải đáp ứng một cách nhạy cảm, trí tuệ , thanh cao, phải tự nâng mình lên cho xứng. Ta thấy trong lòng yên ả, cuộc sống sao mà đẹp!.
  Thơ như thế, họa như thế, biết lắng nghe những tín hiệu từ lúc còn thầm kín, manh nha, mà đã hiểu nhau và đáp ứng nhau tương xứng, phải chăng đó chính là nét đẹp truyền thống của phép ứng xử phương Đông, văn hóa phương Đông?
                                                                *
  Tiếc thay nét đẹp văn hóa truyền thống ấy dường như đã biến mất khỏi xã hội ta hôm nay.
Chưa cần tìm đâu xa, chưa cần cọ xát trực tiếp với phố phường kẹt xe, ẩu đả, văng tục, chẳng thèm để ý đến ai, soi đuốc khó tìm một cử chỉ tế nhị, thanh lịch; chỉ cần ngồi trong nhà, nhắp chú chuột vi tính, đọc những tin cả “lề phải-lề trái” về những vấn đề lớn đang chi phối bầu khí quyển xã hội, ta sẽ thấy một cơn bất an, vẩn đục, náo loạn nổi dậy trong lòng.

Những vấn nạn trong giáo dục

chuotLâu nay đã định viết những điều chướng tai gai mắt trong giáo dục, nhưng vì lí do này lí do khác mà lần chần chưa viết. Hôm nay vào blog của thầy Đỗ Việt Khoa thấy bài viết rất đúng với những điều mình suy nghĩ. Đặc biệt, sáng nay trường mình lại thi nghề phổ thông và thời điểm này lại sắp đến 20.11 nên bài viết của thầy lại càng có tính thời sự. Tham nhũng, suy cho cùng là bóc lột. Thông qua giáo dục trá hình để bóc lột học sinh - những tâm hồn thánh thiện, bóc lột nhân dân là một tội ác khủng khiếp và man rợ. Bao nhiêu ban ngành với đầy đủ chức năng và nhiệm vụ lại không / không thể làm gì được là điều đáng suy nghĩ. Cái gốc của vấn đề nằm ở đâu? Kẻ nào sẽ là người chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc về tội ác man rợ này? 

Hồ Như Hiển

------------------------------------------------------------------------------ 

Trong phạm vi tôi biết, những vấn nạn của ngành GD hiện có rất nhiều, xin chỉ ra một số vấn nạn điển hình cụ thể sau:
1) Lạm thu:
Lạm thu thực sự bùng nổ quy mô lớn từ 2007, lây lan từ cấp phổ thông lên cấp đại học với số tiền thu trái phép càng ngày càng nhiều.
Bản chất nó là tham nhũng. Không phải tham nhũng nhỏ như 1 số cán bộ cấp Bộ trả lời mới đây, mà là quy mô lớn, thậm chí rất lớn: Mỗi năm, một trường THPT cỡ trung bình như trường tôi thu trái phép ngoài 1 tỉ đồng. Số tiền thu trái phép này  lớn hơn cả ngân sách chi cho nhà trường. Trường có quy mô lớn như THPT Sơn Tây HN thì con số đó phải nhiều tỷ đồng. Cả nước có trên 2.700 trường THPT, và gấp hàng chục lần con số đó trường THCS, tiểu học, mần non và hàng trăm trường ĐH CĐ... thì cộng lại, lạm thu mỗi năm của học sinh cả nước là con số khổng lồ, gấp nhiều lần con số vụ Vinashin.

3/11/10

Vài suy nghĩ về Quốc hội nước ta

Nguyễn Hữu Quý

Sự kiện ĐBQH GS Nguyễn Minh Thuyết, phát biểu tại nghị trường và gửi kèm theo văn bản kiến nghị vào ngày 01/11/2010, tại kỳ họp thứ 8-QH khóa XII, có thể nói là sự kiện gây chấn động dư luận trong cả nước vài ngày nay; cũng đúng thôi, bởi vì, kể từ ngày thành lập nước NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA đến nay, đã vừa đúng 65 năm, thời gian dài bằng một đời người; nhưng đây mới chỉ là lần thứ 2 (sau sự kiện QH bác dự án Đường sắt cao tốc Bắc-Nam) người VN thấy được QHVN đã thể hiện đúng vai trò của QH (tuy mới chỉ là một nghị sỹ đề nghị, mà chưa biết QH có chấp nhận và thực hiện ra sao!?); điều những tưởng rất đơn giản với mọi quốc gia trên thế giới, nhưng lại hoàn toàn xa lạ với người VN; tiếc thay, nó không phản ánh cho tính độc đáo riêng có của dân tộc VN, mà là sự phản khoa học, làm trái quy luật…; chính vì vậy, đất nước VN không đói nghèo mới là sự lạ!

VIỆT NAM YÊU DẤU