Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/4/11

Bài thơ tớ thích: SẸO ĐẤT

http://static.panoramio.com/photos/medium/51273066.jpg
Ngô Văn Phú

Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
Ai ngờ đất cũng sẹo như người

SỰ HỌC NGÀY NAY: ÍT "BẬC THẦY" ĐÚNG NGHĨA?

http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/0/VANHOAMOI/2010/Thang%2011/20112010/05-Nguoi-thay-32410-300.jpg
Lại Nguyên Ân
Lâu nay trong xã hội ta, nhất là trong đời sống ở các đô thị, đề tài về sự ứng phó với giới nhà giáo không còn chỉ là chuyện của học sinh, sinh viên mà đã thành mối bận tâm thường trực của các bậc cha mẹ, của toàn xã hội.
Những gương giáo viên tận tụy với nghề thì vẫn có, song, những lời kêu ca từ cha mẹ học sinh về những khoản đóng góp có tên và không tên, những tin tức về mua điểm, về chạy lớp, chạy trường, v.v. lại nổi trội hơn. Lương giáo viên nhìn chung vẫn thấp nhưng không ít thầy cô đã giàu hẳn lên, nhờ những nguồn thu ngoài lương như luyện thi hoặc tham gia các vụ chạy điểm, chạy trường, chạy lớp…
Trong mắt người dân, nhất là dân đô thị, nghề giáo viên từ chỗ là nghề “ốm đói”, “lương ba cọc ba đồng”, trở nên nghề dễ kiếm tiền, và do đó trở nên nghề cao giá hơn trước, nhưng trong cư dân cũng thấy giảm dần niềm tin vào tính mô phạm, vào đức độ của giới nhà giáo; khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” thường gặp nơi khuôn viên các trường học, đang lộ ra những nét mỉa mai…
Vậy thì nên nghĩ thế nào về người thầy, về nghề giáo viên, về quan hệ thầy trò trong đời sống hiện tại?

28/4/11

TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHAI SÁNG LÀ GÌ?

Thái Kim Lan, Phạm Toàn, Phạm Minh Ngọc
Talawas

Tri thức, đặc biệt là tri thức triết học có tầm bao quát nhiều thời đại, liên kết toàn bộ lịch sử loài người tới từng vấn đề thời sự của mọi nơi, mọi lúc trên hành tinh. Một tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì?" của Immanuel Kant, triết gia Đức viết năm 1783, đặt nền móng cho kỷ nguyên Khai Sáng của nhân loại, vẫn mang những giá trị hết sức thời sự với người Việt chúng ta. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của ông, nhiều dịch giả đã gửi đăng tại trang web Talawas những bản dịch khác nhau của bài tiểu luận như một sự cố gắng chuyển tải tư tưởng cách mạng này của I. Kant sang tiếng Việt, dành cho người Việt.
Chúng tôi chọn ra 03 bản dịch hay nhất theo nhận định của chúng tôi, đó là bản dịch và chú thích của nhà nghiên cứu Thái Kim Lan, bản dịch của nhà văn Châu Diên và bản dịch của dịch giả Phạm Minh Ngọc.
Xin trân trọng cảm ơn các dịch giả và trang web Talawas. Xin được giới thiệu lại với bạn đọc.

Immanuel Kant (1724-1804)

Bài thơ tớ thích: ĐÊM NGHI TÀM ĐỌC THƠ ĐỖ PHỦ CHO VỢ NGHE

http://nhavan.vn/images/articles/2009_01/731/u1_53972-1.jpg
Nhà thơ Phùng Quán
Phùng Quán

Ngoài trời trăng như tuyết
Trắng lạnh đến thấu xương
Trong nhà vách trống toang
Gió ra vào thỏa thích…

Hồ khuya sương tịch mịch
Trộn nước lẫn cùng trời
Con dế chân bờ dậu
Nỉ non hoài không thôi…

DANH VÀ THỰC

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1735243713-1-ImageView.aspx-ThumbnailID-101428.jpeg
Tạ Duy Anh
Xưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên qúy. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người. Có cả muôn vạn cách để lưu danh ở đời. Nhưng có lẽ cái cách mà nhiều người tìm đến nhất là học. Thuận theo lẽ trời sẽ là: học để thành tài, để có dịp đem cái tài ra phụng sự đất nước, "ích quân trạch dân" rồi danh tiếng sẽ tự đến, sẽ lưu truyền đời nào sang đời khác, thành tên đất, tên làng… tồn tại cùng trời đất. Có danh là để dễ bề làm sáng nghiệp tổ tiên, làm cho ngay thẳng công lý. Khổng Tử bảo: "Danh có chính thì ngôn mới thuận" vừa nói nên khát vọng của kẻ sĩ nhưng đồng thời cũng gắn cho họ một sử mệnh thật lớn lao mà một kẻ vô đạo cũng sẽ vô dụng nếu như không là tai họa cho nhân quần.

27/4/11

Bài thơ tớ thích: TRE XANH

 http://images.yume.vn/blog/200903/18/12316361237365338.jpg
Nguyễn Duy
Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!

Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đá sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu dẫu ít dồn lâu hoá nhiều

PHƯƠNG PHÁP HỎI - MỘT NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN

 http://only3minutes.files.wordpress.com/2010/07/9220roi20dau20kho.jpg
Một mục sư da trắng đã hỏi một lãnh tụ da đen: "Ngài có chí hướng giải phóng người da đen, sao ngài không sang châu Phi, ở đó rất nhiều người da đen?”. Lãnh tụ da đen nọ lập tức hỏi lại: “Còn ngài có chí hướng giải phóng linh hồn, sao ngài không xuống địa ngục, ở đó có rất nhiều linh hồn?”...
Hỏi để bác bỏ
Trong quá trình lập luận, trình bày lý lẽ cho một sự việc, không nhất thiết cứ phải dùng tới các mệnh đề và suy luận theo logic tam đoạn luận Aristote. Phương pháp hỏi được dùng trong không ít trường hợp lại có kết quả tốt hơn, có giá trị hơn những lời khẳng định, và những cách hỏi đó thể hiện rõ trí tuệ của người lập luận.
Để bác bỏ luận đề “Thượng đế là toàn năng và thượng đế sáng tạo ra thế giới” của các nhà thần học kinh viện, Cavnilo hỏi: “Thượng đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không nhấc nổi hay không?”

26/4/11

Bài thơ tớ thích: NGHỈ HÈ

http://www.hcmct.edu.vn/Uploads/Images/phuonghong.jpg

Xuân Tâm
Sung sướng qúa, giờ cuối cùng đã hết,
Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về.
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê
Ôi tất cả mùa Xuân trong muà Hạ.

Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã,
Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu.
Chờ đêm nay; sáng sớm bước lên tàu,
Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.

TẤT CẢ NHỜ GIÁO DỤC

 http://thongtinberlin.de/thoisuxahoi/dez/photo/haytra1.JPG
Huy Đường
TNc: Tôi có quen một vị ở học viện dạy nghề y, ông nói với tôi rằng giờ dạy chuyên môm nghề nghiệp có 800 giờ trong khi đó số giờ cho học ngoài chuyên môn tới hơn 1000 giờ. Chao ôi thế thì giỏi chuyên môn làm sao được.

Ai cũng biết, giáo dục đang là vấn đề số một, là thách thức lớn nhất, chỗ thắt cổ chai trong tiến trình phát triển của đất nước ta. Vấn đề giáo dục đang gây tranh cãi gay gắt đến nảy lửa trong dư luận và chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nhà giáo dục với chính quyền.
Nói tới giáo dục ở Việt Nam, có lẽ có người sẽ nghĩ ngay đến chuyện phải có những trường đại học đẳng cấp quốc tế, phải cử hàng chục nghìn người ra nước ngoài học lấy bằng tiến sĩ ... Những việc ấy chẳng thể nói là không cần, song có phải là cơ bản nhất hay không?

1 + 1 = 2?

Phan Đình Diệu
Dù đã học toán, làm toán bao nhiêu năm, nhưng quả thực nếu có ai chợt hỏi “số 1 là gì?” thì mình lại ngắc ngứ. Chỉ vào bóng đèn duy nhất trên trần nhà, hay vào em bé đang chơi đùa một mình ngoài sân chăng? Cũng không thể xem là ổn được. Không có một sự vật, một hiện tượng nào trong cuộc đời thực này có cái tên gọi là số 1 cả. “Số 1” là một khái niệm trừu tượng do đầu óc con người bịa ra để diễn tả một ý niệm số lượng gắn với một lớp các tập hợp cùng có một tính chất chung là đơn độc. Số lượng các bóng đèn trên trần nhà, hay số lượng các em bé đang chơi ngoài sân vắng là 1, nhưng số 1 không là cái bóng đèn hay em bé đó. Thực tế cung cấp cho con người các cứ liệu xuất phát để hình thành nên các ý niệm, mỗi khái niệm mà ta có được qua hoạt động trừu tượng, nhưng mỗi ý niệm, mỗi khái niệm mà ta có được qua hoạt động trừu tượng hoá của trí tuệ chỉ giữ lại được một thuộc tính nào đó của các đối tượng thực tế tương ứng mà thôi. Vì vậy, các khái niệm trừu tượng bao giờ cũng là những mô tả nghèo nàn và phiến diện cả các đối tượng trong thực tế. Trong cuộc đời thực không có số 1, mà là có một bóng đèn, một em bé, một con người, v.v.. thế thôi. Và những cái một đó giàu có hơn, đa dạng hơn không biết bao nhiêu lần cái số 1 khẳng khiu của toán học trừu tượng!

25/4/11

Bài thơ tớ thích: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN

 http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/636/29636.jpg
Hoàng Nhuận Cầm

Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

TRÍCH DẪN VÀ ĐẠO VĂN

Nguyễn Văn Tuấn



  http://img.ehow.com/article-page-main/ehow-uk/images/a04/q3/ms/avoid-plagiarism-citation-800x800.jpgEntry này được viết ra chỉ vì câu bình luận sau đây trên báo Người lao động: “Trong nghiên cứu khoa học, ai cũng biết một luật bất thành văn là luận án TS không thể nào trích dẫn, tham khảo tài liệu ở những công trình có học vị thấp hơn.” Thật ra, không có qui định nào như thế cả. Khoa học là bình đẳng.
Vấn đề đạo văn ở Việt Nam là vấn đề thời sự.  Tháng 10 năm ngoái xảy ra một vụ tai tiếng về một nhóm tác giả với 3 bài báo khoa học bị rút lại sau khi đã công bố trên một tập san quốc tế.  Trước đó, cũng xảy ra nhiều vụ tai tiếng chỉ giới hạn trong nước, và theo thời gian chìm vào quên lãng.  Nhưng mới đây báo Người lao động nêu vấn đề đạo văn qua vài trường hợp cụ thể.  Những trường hợp được nêu có lẽ chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.  Nạn đạo văn ở nước nào cũng khá phổ biến, nhưng ở nước ta cường độ thì có lẽ cao hơn nhiều so với các nước khác.  Vấn đề là chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân và “yếu tố nguy cơ” để có biện pháp giảm tình trạng đạo văn.
Khi nào cần trích dẫn ?

24/4/11

VĂN "HÀNH"

http://tournhatrang.com/upload/files/DA%20LAT%204.jpg
Kha Tiệm Ly
Trộm nghe:
Thế nhân vốn một mặt muôn lòng,
Văn chương cũng năm đường bảy ngõ!
Trò đời đã nhiều chuyện lá lay,
Con tạo lại bày trò cắc cớ!

Nhớ xưa,
Bao thi nhân hùng khí chưa mờ,
Bao kiệt tác ngôn phong còn rõ.
Đồ Chiểu đâm mấy thằng gian, bút thép chẳng tà,
Cử Trị mắng bao phường nịnh, lòng son vẫn tỏ.
Hịch Tướng Sĩ, sông Bạch Đằng nước cuộn sóng gào,
Cáo Bình Ngô, núi Chí Linh cây rung lá đổ.
“Văn dĩ tải đạo”, lời cũ thường khuyên,
“Đức khả thắng tài”, kẻ sau chẳng nhớ!

TRÍ THỨC: NGƯỜI BA ĐẤNG, CỦA BA LOÀI

 http://giadinhpham.com/wp-content/uploads/2009/11/hoa_cuc.jpg
Phạm Toàn
Dạo này, chợt rộ lên rất nhiều bài viết về trí thức. Một tờ báo vốn tự phong là mang mấy góc nhìn của trí thức đã dành hẳn hai số liền để phát biểu phản biện về vấn đề trí thức. Có nhiều nhà trí thức tìm cách gửi bài tranh luận và thường khéo léo để dư ra một hai câu tự do hơi quá trớn để biên tập viên có việc làm và phần bài còn vừa lại vẫn vừa khuýp, đọc lên cũng vui vui, toàn chuyện chẳng chết ai mà cũng chẳng làm ai chết. Không khí trí tuệ nói chung thì vẫn bằng lặng, bởi vì trên lớp ao bèo dư luận hình như rặt những ông bà già là các nhà trí thức, còn lớp trẻ thì đang mải thức thâu đêm coi Euro 2008, sáng hôm sau các cụ Đông kinh Nghĩa thục hô Dậy dậy dậy thì chúng chỉ ngáp ngáp ngáp; thế rồi tiếp sau cảnh những anh đàn ông hùng hục đuổi theo một quả tròn tròn bên châu Âu, chưa kịp nghỉ ngơi cho lại người, con mắt thiên hạ đã lại đổ dồn theo đuổi nhiều quả tròn tròn khác đua nhau ưỡn ẹo ở Nha Trang…
Vì thế nên mới cần có bài viết này!

Bài thơ tớ thích: NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

http://thanhtam-pnvn.onnet.vn/uploads/hmh/1282010103817-mehien2.jpg
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

23/4/11

THEO TÂM HAY THEO PHÁP?

 http://tvdaidang.org/img2010/nnotduyen.jpg
Cao Tự Thanh
Nhiều năm nay, không ít các vị cán bộ, có khi còn là cán bộ cấp cao nữa, khi trả lời báo chí thường nói một câu đại ý là người cán bộ cần nhất là có cái tâm, và vài năm gần đây lại thêm một cái nữa, cái tầm. Dường như trong lúc say sưa với đạo đức và trình độ như vậy, họ đã quên mất họ là công chức trong một Nhà nước phấn đấu cho xã hội pháp quyền, trách nhiệm hàng đầu của họ là phải tuân thủ và bảo vệ pháp luật chứ không phải là có đạo đức hay trình độ cá nhân để làm gương cho thiên hạ, mặc dù những cái ấy cũng rất hay ho nếu người ta thật sự có được chúng.
Ngoại trừ một số trường hợp hết sức đặc biệt thì cái tâm hay cái tầm của một người nói chung không có liên quan gì tới việc tuân thủ và bảo vệ pháp luật của y cả, bởi nếu phải dùng cái tâm và cái tầm để thực thi pháp luật thì mỗi người sẽ giải thích các điều khoản pháp luật theo cái tâm và cái tầm của riêng mình, và lúc bấy giờ thì pháp luật sẽ không còn là pháp luật hiểu theo cái nghĩa là hệ thống chế định chung cho tất cả mọi người nữa. Tóm lại, ở đây phải nói tới pháp chứ không được viện dẫn tâm.

THÓI ĐỜI MÀ KHÔNG CHẤP NHẬN

http://img514.imageshack.us/img514/1227/nvv.jpg
Trường Giang
Thói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình.
Có người gọi thói đó là một căn bệnh vì nó cũng gây tác hại, cũng có nguyên nhân và cũng có độ lây lan nhất định. Song có đều là chẳng ai thấy cần phải chạy chữa, nó xấu đấy nhưng cũng có vẻ không xấu lắm, nó nguy hiểm đấy nhưng có lúc thấy chẳng nguy hiểm lắm.
Vậy thói đời mà ta thường thấy trong cuộc sống là gì? Xin tạm kể mấy thói chủ yếu.

22/4/11

RIÊNG TƯ LÀ THIÊNG LIÊNG

Hoàng Hồng Minh
Tia Sáng
Riêng tư là thiêng liêng. Không có riêng tư, con người chỉ là tôi tớ của đám đông, của bạo quyền. Không có văn hóa này, người ta không hiểu giá trị làm người, và người ta ngông nghênh xúc phạm riêng tư, cuối cùng đời sống trở nên hỗn loạn.

Nếu lần đầu tiên bạn đi học tại một trường đại học ở Balê, hẳn bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Cả năm trời, không ai biết điểm các bài kiểm tra của bạn cả, trừ vài giáo viên trực tiếp liên quan. Và ngược lại, bạn cũng chẳng hề biết điểm của các bạn học khác. Không có biểu dương học sinh này, hay chê bai học sinh kia sồn sồn trong lớp học.
Kì lạ hơn, một số bài tập được giao về nhà để làm trong kì nghỉ. Hết kì nghỉ, bạn nộp bài, và được chấm điểm. Mà hầu như cũng chẳng ai hỏi nhờ ai làm bài hộ cả.

Bài thơ tớ thích: TỔ QUỐC RÙNG MÌNH TRONG CƠN NHẬU NHẸT

Bùi Minh Quốc


Click vào hình để xem kích thước lớn hơn
Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Internet

Còn ai kêu cho những cây thông không biết nói

Khi nhà thơ bị bóp cổ nghẹn lời

Rừng nguyên sinh vung lưỡi rìu quỉ đói

Rắc rắc cây xô cốc chạm quỉ vang cười

 

21/4/11

Bài thơ tớ thích: CON CÒ

http://www.lien-hoa.net/Nho%20Me_files/image002.gif
Chế Lan Viên
  I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng..."
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

KIẾN VÀ CỦ KHOAI MĨ

http://nguoibaovequyenloi.com/TaiNguyen/image/TO%20TUNG%20DAN%20SU%20THAM%20VAN.JPG 
Dương Ngọc Dũng
Tạp văn
Thành ngữ Việt Nam có câu "con đến kiện củ khoai" để chỉ sự kiện tụng của người thấp cổ bé miệng đối với những tay cường hào ác bá, thế mạnh tiền nhiều. Mỹ thì không có dạng cường hào ác bá nhưng chuyện kiện tụng thì có lẽ chiếm giải vô địch thế giới. Quan sát chuyện tòa án Mỹ có lẽ là phương pháp thiết thực nhất để hiểu rõ văn hóa Mỹ.
Một nhà nghiên cứu Việt Nam nếu được mời qua thăm quan nước Mỹ mà được giới thiệu ngay với những phòng thí nghiệm tối tân và những thư viện khổng lồ thì chắc chắn sẽ chết khiếp, khi trở về sẽ ca tụng văn minh Mỹ là nhất hành tinh và đề nghị Việt Nam nên làm đơn xin trở thành một tiểu bang của Mỹ. Một nhà nghiên cứu xã hội mà lại lang thang chui ngay vào khu Harlem ở New York thì khi trở về sẽ hân hoan ca tụng văn minh Việt Nam là số dách, còn Mỹ chỉ toàn bọn ma cà bông chả có gì đáng khen ngợi. Cả hai cách tiếp cận đều trật lấc. Tốt nhất là nên xem dân Mỹ vác chiếu ra tòa kiện nhau những chuyện gì chúng ta sẽ hiểu nhiều về văn hóa Mỹ hơn là chỉ chui vào thư viện hay lang thang trên vỉa hè New York.

NGÃ VÌ CHỮ NGHĨA

Nguyễn Văn Tuấn
 Một bản tin trong thế giới y khoa cũng đáng chú ý cho những “người của công chúng”. Chỉ vì viết một bài xã luận ngắn về tinh dịch mà bác sĩ Lazar Greenfield bị nữ giới phản đối dữ dội, và ông phải từ chức chủ tịch Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật Mĩ (American College of Surgeons).

Bác sĩ Lazar Greenfield là một nhân vật của công chúng.  Là một bác sĩ phẫu thuật tim mạch danh tiếng, tác giả của trên 360 công trình khoa học, 128 chương sách, phục vụ trong ban biên tập của 15 tập san y khoa, và giữ chức giáo sư tại trường Y thuộc Đại học Chicago.  Năm nay ông đã 78 tuổi, được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật Mĩ, và chủ bút tạp chí Surgery News.  Ông sa ngã cũng chỉ vì viết một bài xã luận trên tạp chí do chính ông biên tập.

20/4/11

Bài thơ tớ thích: CHỚM XƯA

 http://img819.imageshack.us/img819/7817/dongsongvaconthuyen.jpg
Nguyễn Việt Chiến

Hoa vườn em vẫn nở
Người yêu em chưa sang
Cách một mùa trăng nữa
Nắng vườn em sẽ vàng


Tháng năm hoa táo trắng
Người yêu em chưa về
Táo đến mùa quả ngọt
Vẫn bao người xa quê

LÒNG CAN ĐẢM

Minh Thi - Lao Động Cuối tuần
Nhớ ngày còn bé, cuốn sách gối đầu giường của lũ trẻ nhà chúng tôi là "Những tấm lòng cao cả" "Không gia đình".
Trong đó, hình ảnh chú bé đánh trống dũng cảm ngoài mặt trận, hay cậu bé vượt biển tìm mẹ, cùng chú bé Rémi làm cuộc phiêu lưu với chú chó Capi, chú khỉ đáng yêu..., tất cả là những ấn tượng đầu đời về lòng can đảm và hành động dấn thân vào đời sống đầy bất trắc mà không hề sợ hãi.

LUẬT TỐ TỤNG, TỐ TỤNG HÌNH SỰ, TỐ TỤNG DÂN SỰ LÀ GÌ?

http://nguoibaovequyenloi.com/Images/TinTuc/2009/07156/LUAT%20CAC%20NUOC%20BAC%20AU.JPG
Anh Phó - Chuyện Xưa chuyện Nay  

Luật tố tụng
Độc giả: Tôi có đọc Luật Tố tụng hình sự Việt Nam và Luật tố tụng dân sự Việt Nam nhưng không hiểu rõ hai chữ "tố tụng" có nghĩa thực là gì. Xem trong Từ điển tiếng Việt thấy giải nghĩa "tố tụng" là thưa kiện tại tòa án; còn hỏi những người am hiểu pháp luật thì được giải thích "tố tụng" là quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hay một vụ việc nào đó. Vậy Anh Phó có thể giúp tôi hiểu thêm về ý nghĩa gốc của hai từ ấy là gì?

19/4/11

Bài thơ tớ thích: TIẾNG VIỆT

 http://www2.vietbao.vn/images/viet2/blog/20750438_images1431847_images1326686_hue12.jpg
Lưu Quang Vũ
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

TRI THỨC BẤT BIẾN LÀ TRI THỨC CHẾT

Sài Gòn tiếp thị online phỏng vấn Ts Bùi Trân Phượng
SGTT.VN - “Giáo dục bằng những ý tưởng trơ ỳ không chỉ vô ích, mà trên hết nó còn có hại”, người nói câu đó là một nhà nghiên cứu lịch sử đã hiện thực hoá giấc mơ mô hình đại học tiên tiến, góp phần tạo nên một làn sóng mới trong cải cách giáo dục, đánh động toàn xã hội hướng đến mục tiêu đào tạo một thế hệ trí thức mới độc lập, trưởng thành cả về tư duy và nhân cách: TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng đại học Hoa Sen.
Chúng ta đang ở buổi giao thời những giá trị cũ và mới, những giá trị ảo đang lấn lướt những giá trị thật, mỗi con người đều đang đứng trước rất nhiều thử thách, chị nghĩ gì về điều này?
Nhìn lại lịch sử, chúng ta cũng đã từng trải qua giai đoạn giao thời giữa cũ và mới như thế, như thời Nhất Linh, Khái Hưng với Tự lực văn đoàn, nhưng thời đó, toàn xã hội đều nhận diện ra vấn đề. Còn bây giờ, điều tôi lo lắng nhất là xã hội không nhận diện ra vấn đề. Trong văn hoá mà không chính thức thừa nhận, thì không thể có sự hỗ trợ cấp thiết cho mỗi gia đình, và toàn xã hội.
Hôm qua, tôi xem bộ phim Việt Nam Hơi ấm bàn tay. Bỏ qua những khiếm khuyết về diễn xuất, dàn dựng, bộ phim chạm vào một sự thật, đó là nạn bạo lực gia đình. Một em bé từ lúc lọt lòng cho đến năm mười tuổi chưa bao giờ nhận được tình yêu thương. Cha, mẹ, chị đều đối xử với em một cách tàn bạo. Một lần bị vu oan ăn cắp gà hàng xóm, em bị cha đánh một cách tàn nhẫn như đánh một con vật thuộc quyền sở hữu của mình, mặc cho em khóc lóc van xin. Đến khi người ta tìm ra kẻ ăn cắp gà thật thì em bé lấy mảnh thuỷ tinh cứa vào tay tự sát, vì nghĩ chỉ cách đó mới giúp em quên đi nỗi oan ức... Dù được cứu sống, nhưng lớn lên em trở thành trẻ bụi đời, nhiễm HIV, rồi lại bị nghi phạm tội giết người. Mọi chứng cứ đều chống lại em, chỉ có cô phóng viên tin em vì một xác tín nội tâm, và chỉ có cô đối xử với em như con người với con người. Nhìn lại gia đình Việt Nam, có biết bao câu chuyện đau lòng như thế. Vấn đề tai hại là toàn xã hội đang nhìn nhận thực tế đó như “chuyện của người khác”, và coi chuyện chồng đánh vợ, cha đánh con là chuyện rất bình thường...

TRÍ THỨC, TRÍ NGỦ VÀ TRÍ TRÁ

Lê Phú Khải
 Bài viết này, tôi đã viết vào năm 1993. Nhưng không có báo “Lề phải” nào lúc đó đăng cả. Trừ tờ tuấn báo “ Lao động – xã hội” đăng vào cuối tháng 11/1993 nhưng lại cắt xén, sửa chữa thành một bài…khác ! Bài báo ấy tôi vẫn giữ đến bây giờ để làm kỉ niệm.
 Nay có điều kiện tôi viết lại bài báo có nhan đề đó để quý độc giả yêu mến của tôi tham khảo!

17/4/11

PHAN CHÂU TRINH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ TƯ TƯỞNG HÔM NAY

Vương Trí Nhàn
Tại cuộc nói chuyện ở Đại học Hoa sen 23/3, nhà văn Nguyên Ngọc bảo cái mới của Phan Châu Trinh là chỉ ra mất nước do văn hóa. Theo Nguyên Ngọc, “Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, đó là chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh” “Chính từ tinh thần tự chủ ấy, ông đã dũng cảm chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi và ý thức vọng ngoại mù quáng.
Về phần mình tôi cho rằng Phan Châu Trinh mang lại một cách nghĩ mới về các vấn đề quốc gia dân tộc. Sự phát triển tư tưởng ở ông đánh dấu một bước ngoặt trong việc tiếp nhận văn hóa tư tưởng phương Tây ở VN. Ông cũng có cách nhìn nhận hiện đại đối với các vấn đề thiết cốt như tình trạng đời sống tinh thần của dân tộc trong lịch sử, từ đó có quan niệm riêng về yêu nước về dân chủ -- những quan niệm sâu săc tới mức mà xem ra ở vào thời điểm đầu thế kỷ XXI , nhiều người chúng ta vẫn còn chưa với tới được.

16/4/11

I'M SORRY ELEVEN - VĂN HOÁ XIN LỖI

 http://s.myniceprofile.com/myspacepic/97/9797.gif
Hiệu Minh
Ở nước mình, xin lỗi là ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi cảm thấy như bị mất gì lớn lao, sợ mất chức, mất tiền, mang tiếng, nên ít người thích mở mồm dù phạm lỗi hai năm rõ mười. Văn hóa như thế nên thất thoát cả tỷ đô la, chả thấy ai “lấy làm tiếc”.
Trong khi Tây thấy chuyện xin lỗi rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường ta thì đám mũi lõ mắt xanh cũng bắt chước.

15/4/11

THẾ HỆ CHÚNG TÔI

 http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/11/11/flower6.jpg
Trần Anh Tuấn
Hôm nay ngồi uống cà phê, anh bạn tôi có hỏi rẳng (đại thể): “Những biến đổi cơ bản của đất nước sắp tới đây sẽ bắt đầu từ đâu?”
Câu hỏi rộng quá, biến đổi cái gì? Lên hay xuống? Kinh tế? Chính trị? Khoa học? Văn hóa – Xã hội? Con người? Hay...thiên tai?, v.v. Tương ứng với những cái đó sẽ là những giải thích không giống nhau dù cách nào cũng có thể đúng.
Và tôi trả lời: “Bắt đầu từ Thế hệ chúng tôi – Những người sinh ra những năm 80 của thế kỷ XX!”

CÁI ĐÚNG HÔM QUA NAY KHÔNG ĐÚNG NỮA!

Vương Trí Nhàn
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Ông Tú, nhân vật chính trong truyện ngắn Một thời gió bụi (1991), của Nguyễn Khải là một cán bộ vốn sống ở thành phố, khi nhận sổ hưu, liền có ý định về sống hẳn ở quê. Song chỉ về quê thăm thú ít ngày, ông đã phải bật ra, quay trở lại với vợ con ở thành phố, làm chân phụ việc bán hàng cho vợ.
Tại sao? Theo cách miêu tả của tác giả, nhân vật tưởng đã rất từng trải ở đây đã thực sự bị sốc trước tình trạng xảy ra trên quê hương. Con người gian giảo lừa lọc. Niềm tin và sự bình thản trong tâm tư không còn. Mối quan hệ thuần hậu giữa người với người đã bị biến dạng.

14/4/11

Kiến thức pháp luật: RẤT CÓ KHẢ NĂNG TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM SẼ TUYÊN HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM

 http://www.vanphongluatsu.com.vn/wp-content/uploads/2010/06/lawfirm1.jpg
Luật sư Nguyễn Hoà
Vì lương tâm của một con người, thấy việc bất bình thì phải lên tiếng, nếu im lặng là kẻ hèn nhát. nên tôi mới viết lên bài này, nhưng đây chỉ là theo ý kiến cá nhân của tôi dưới đây trong vụ án của ông Vũ mà thôi :

BÁO CHÍ VÀ... QUYỀN ĐƯỢC SAI

http://www.getreligion.org/wp-content/photos/Journalist.jpg
Đoan Trang
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Ở phương Tây, khi đưa tin có phần lệch sự thật, báo chí vẫn có thể được thoát trách nhiệm với điều kiện: Phải vì lợi ích công và không cẩu thả.
Hội thảo khoa học quốc tế về “chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông” (ngày 10-3, tại Hà Nội) đã mở ra vấn đề cần phải cân phân giữa quyền của báo chí và quyền của công dân.
Tiếp nội dung hội thảo, một khía cạnh khác được khơi lên: Báo chí được đưa thông tin tới ngưỡng nào?
Bị cung cấp tin sai thì sao?
Một trong những vụ án hình sự nổi tiếng liên quan tới giới báo chí Việt Nam cách đây vài năm có chi tiết là cơ quan công an cho rằng nhà báo đã đưa những thông tin “không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án; việc đăng tải những thông tin trên đây trên các phương tiện thông tin là rất nghiêm trọng, đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật…”.

NÓI CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE

 http://suckhoeso.com/uploads/hoa%20sen%202.jpg
Nguyễn Thị Ngọc Hải - Nghĩ dọc đường
Một người nói với bạn thân là nhà nghiên cứu kinh tế: Hôm nào ông giảng cho tôi hiểu tất cả cái sự biến động kinh tế giá cả này. Mà nói sao cho thật dễ hiểu, sao cho người dân đen “ngu” nhất như tôi hiểu được, chứ đừng có hỏa mù quá nhiều từ chuyên môn như vừa rồi các ông phát biểu trên báo. Tôi không hiểu gì cả. Nhà nghiên cứu kinh tế hóm hỉnh rỉ tai người bạn: bà dân đen không phải ngu nhất đâu. Lãi suất bị đẩy lên cao nên cung và cầu trong xã hội đều giảm, đầu tư giảm, lượng tiền lưu thông sẽ giảm và sẽ đến mức cân bằng. Đây chính là mục tiêu của việc tăng lãi suất hiện nay…

12/4/11

Kiến thức pháp luật: Quyền lực, lý luận và… bánh rán

 http://nguoibaovequyenloi.com/Images/TinTuc/2009/07156/LUAT%20CAC%20NUOC%20BAC%20AU.JPG
Đỗ Minh Tuấn
Quan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
Lý lẽ của ông chủ
Trong dân gian Việt Nam có câu chuyện vui kể về một ông quan đi ăn cỗ bị tên hầu ăn hết món ngon nên dọc đường về nhà ông ta dở lý lẽ đạo đức ra hành tên hầu. Tên hầu đi trước ngựa thì ông quát “Láo! Sao mày dám đi trước tao?”. Tên hầu đi ngang ông cũng cáu: “Thằng này hỗn thật! Mày lại dám sánh ngang với ông à?!”. Tên hầu vội lùi lại đi sau ngựa, ông càng cáu: “Thằng mất dạy! Ông là tù hay sao mà mày áp giải ông?”.

10/4/11

Bài ca nối mạng

http://www.tin247.com/sohoa/080606103104-441-883.jpg
Tặng các công dân Net
Hoàng Hưng
Màn hình computer rực sáng.
Những tiếng phẫn nộ, những tiếng yêu thương,
những tiếng khinh bỉ, những tiếng sẻ chia,
những tiếng đòi SỰ THẬT,
những ánh nến hồng ngàn vạn trái tim,
những bó hoa tươi ngàn vạn tấm lòng,
trong còi rít, còng khua,
trong dùi vung, đạn xé,

So sánh: Thủ tướng nước người ta và... dân nước mình!

Hồ Như Hiển sưu tầm
Thủ tướng nước người ta!
Đương kim thủ tướng Anh, David Cameron, cùng vợ đang ngồi
đợi máy bay (giá rẻ, do chính ông bà trả tiền) để đi nghỉ cuối tuần

(Lời bình của Gs Trần Hữu Dũng)

Kiến thức pháp luật: Sắt thép thì cứng, da thịt thì mềm

Liên hệ hai câu tô màu đỏ với nhau thì mới biết tác giả ca ngợi các luật sư đã bào chữa cho Ts Cù Huy Hà Vũ - Hồ Như Hiển
------------------------------------
Ts Phạm Duy Nghĩa
Sau khi đi xem phiên xử án tựa như xem kịch, hạ màn có người than rằng các diễn viên vào vai thật tồi, luật sư chỉ bận bịu hỏi những chuyện râu ria đâu đâu. Cái còng số tám bằng thép thì cứng mà da thịt người ta thì mềm.

Giấc mơ chỉ là giấc mơ !?

 http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRyYea8zgzxJt0i3iMOnMaGkYig3deUmmXnEwhWB1EIUNIkXK26
ngày 1 :Mấy hôm nay đéo có khách, buồn vl, tiền nong chẳng có mà tiêu, lại còn cãi nhau với con đồng nghiệp....

ngày 2 : hôm nay, gặp 1 thằg thư sinh, đi cái xe wave s ghẻ lên bar ngồi, dáng vẻ rất hiền lành chân chất, ngỏ í đag tìm bạn tình...uh thì thôi mọi hôm toàn gặp hổ báo cáo chồn sư tử gấu, hnay thử đổi bọt 1 tí cho khác vị......
Thế mà đm, một đêm nó đòi nhữg 7 cái, mả mẹ nhà nó chắc nhịn 4 tháng rồi hay sao mà khỏe thế k biết, bố tiên sư....

9/4/11

BÁI PHỤC!

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/F8/0E/NBC_Fields.jpghttp://govn.files.wordpress.com/2011/04/cu-huy-ha-vu1.jpg
Hồ Như Hiển
Mấy hôm nay, dư luận xôn xao vì bài viết của Gs Ngô Bảo Châu. Xin đăng lại nguyên văn:
Về sự sợ hãi
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.  Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Kiến thức pháp luật: Hai con dê, một chiếc cầu

 http://www.camnanggiadinh.com.vn/data/news/Tintuc/Nuoicon/chuyen%20ke%20be%20nghe/21/05/2010/dequacau2.jpg
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Tạp chí Tia Sáng (2007)
Tự do, Pháp luật và Đạo đức là những thứ rất trừu tượng. Những thứ này đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhưng vai trò của chúng là rất khác nhau.
Xin phân tích điều trên từ một bài tập đọc mà chúng ta ai cũng đều biết. Đó là bài tập đọc vỡ lòng về việc hai con dê cùng qua một chiếc cầu...
Đại loại, hai con dê cùng qua một chiếc cầu- con dê trắng đi từ bên này cầu qua bên kia cầu; con dê đen đi từ bên kia cầu qua bên này cầu. Cả hai con đều tranh nhau đi trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng xô đẩy nhau, nên cả hai cùng lăn tòm xuống suối.

Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: VNN
Mai Lan ghi
Người Đô Thị

Hai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Những ngày gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lớp trẻ hiện nay. Nói cho cùng, vận mệnh đất nước ở trong tay họ. Nếu suy nghĩ về tương lai đất nước, nói cách nào đó là suy nghĩ về lớp trẻ.

8/4/11

KIến thức pháp luật: Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

 http://www.smallbusinessassist.com/files/images/how-to-find-lawyer-small-business.jpg
Đoàn Tiểu Long
1. Bất bình đẳng giữa hai loại luật sư
Tại phiên toà hình sự, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố thường được gọi là luật sư của Nhà nước, đối lập với người bào chữa là luật sư của người dân. Về bản chất, một vụ án hình sự cũng là một vụ kiện, trong đó Nhà nước thông qua luật sư của mình kiện một công dân vi phạm một số điều khoản nào đó của Bộ luật Hình sự. Việc tranh tụng tại toà giữa công tố viên và bị cáo hay luật sư của bị cáo, vì thế, cũng không khác gì việc tranh tụng giữa bên nguyên và bên bị trong bất kỳ vụ kiện tụng nào khác. Trong tiếng Anh, công tố viên – prosecutor – có nghĩa gốc là “người đi kiện”, xuất phát từ động từ prosecute là “kiện”. Trước toà, hai bên nguyên - bị đều bình đẳng với nhau, và điều này được khẳng định trong điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự.

QUY LUẬT CÂN BẰNG

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/01/29/1233234143.img.jpg
Bùi Hoàng Tám
Thượng đế sinh ra con người ta theo thế đứng thẳng. Nếu khom lưng mãi sẽ hóa gù. Nếu  ưỡn ngực mãi sẽ vênh vẹo cột sống. Vì thế, con người ta phàm đã khom lưng chỗ này thì ưỡn ngực chỗ kia.

6/4/11

VỀ SỰ SỢ HÃI

BS: Xin các sếp trên sau khi đọc bài nầy, chớ có đòi lại cái căn hộ Vincom, và cả cái “vinh danh công tác Đoàn“, nha! Ha ha! Cũng đừng rủa … “Nuôi ong tay áo”. Thời nay, với một số người, rất cần có những con ong như vậy, để đôi khi, nó chích cho mình tỉnh cơn u mê. 
------------------------------------------------------
http://phamquynh.files.wordpress.com/2010/08/ngo-bao-chau_chan-dung.jpg 
Ngô Bảo Châu
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.  Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

BÀI VĂN LẠC ĐỀ

 http://10aodaimaysan.14vn.net/picture_des/760.jpg
Một học sinh lớp 12
Vnn.vn: Đây là bài văn được cho là của một nữ sinh lớp 12 tại cuộc thi thử môn văn được tổ chức tại Trường THPT Năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) cuối tháng 3/2011.
Bài làm dài hơn 2.800 chữ tràn kín 10 trang giấy thi. Tuy bị điểm 0 (không) nhưng bài văn gây xôn xao dư luận

“Chuyện của tôi! Chuyện của một ngày se lạnh cuối tháng ba. Cái ẩm ướt khiến tôi khó ngủ. Mở toang cửa mong tìm được gió... Không gió! Chỉ toàn là ẩm ướt. Trên bầu trời, những đám mây lâu dần kết tụ, rơi xuống những hạt nước long lanh, đọng trên ô cửa sổ. Trông chúng như những giọt mắt, giọt nước mắt cho số phận con người... Xa xa, cánh buồm trắng trôi trên một mặt hồ phẳng lặng... Tôi nhớ tuổi thơ tôi!...

4/4/11

BÀI HỌC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN

 Bùi Quang Minh
Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, “Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người…” (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm “… thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người…” theo Điều 26 của Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người, năm 1948 của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc xây dựng Nền văn hóa Quyền con người trên toàn thế giới là đóng góp quan trọng nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
1. Khái niệm chung về Quyền con người và Quyền công dân
Người ta định nghĩa Quyền con người thông qua những đặc tính cơ bản của nó. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy LHQ về Quyền con người thì: “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người“. Như vậy, quyền con người đều có khi con người vừa được sinh ra, bởi họ là con người và quyền đó được công nhận trên phạm vi toàn cầu.

Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu

Bùi Quang Minh
Ngày 30/6/1925, trên đường từ Hàng Châu về tới Quảng Châu sau khi viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái (nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924 khi tên này trên đường quay về sau công du Nhật, ghé qua Quảng Châu),cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp-Anh tại ga Bắc Trạm, đưa vào tô giới Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.

Thực dân Pháp âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội.

Trước đó, cụ đã bị kết án tử hình vắng mặt năm 1913 (trong một phiên tòa xử 3 ngày), sau hai vụ thành viên Việt Nam quang phục hội ném bom ở Thái Bình và Hà nội Hôtel. (13/4/1913 - Phạm Văn Tráng liệng tạc đạn giết chết tuần phủ tỉnh lỵ Thái Bình; 26/4/2913 - Nguyễn Khắc CầnNguyễn Văn Túy dùng tạc đạn giết chết hai trung tá Pháp và sáu tên khác bị thương tại Hà nội Hôtel)

Hay tin Phan Bội Châu có thể bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Đơn cử vài hoạt động:

3/4/11

TRẦN THÁI TÔNG – ĐƯỜNG ĐỜI, NẺO ĐẠO (*)

Trần Thị Băng Thanh

Trần Thái Tông, vị vua mở đầu nhà Trần, tên húy là Cảnh, còn có tên là Bồ, theo Lê Trắc (Thực/Sực) trong An Nam chí lược, năm Mậu Ngọ (1258) ông đổi tên là Quang Bính, sau đó thường dùng tên này trong thư từ bang giao với nhà Nguyên(1). Ông sinh ngày 16 tháng Sáu năm Mậu Dần (10.VII.1218), là con thứ Trần Thừa, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định), vốn nhiều đời làm nghề đánh cá và thời ấy đã là một gia tộc có thế lực trong vùng. Họ Trần giàu có, nhiều gia nhân, trong khi cấp bách có thể tập hợp thành những đội quân thiện chiến. Ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (11.I.1226), Trần Cảnh nhận chiếu nhường ngôi của vợ là Lý Chiêu Hoàng lên làm vua, cũng là thay đổi cả một triều đại – từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần. Thực ra lúc này nhà Lý đã suy yếu, xã hội đói kém loạn lạc.

Lê Đạt-Bóng chữ ngả dài trên đường chữ

TP - Đúng như tên tọa đàm tối 31-3 tại Trung tâm văn hóa Pháp, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả dành gần ba tiếng đồng hồ nói nhiều đến thơ và con người Lê Đạt.
Quang cảnh buổi tọa đàm “Lê Đạt – Bóng chữ ngả dài trên đường chữ” Ảnh: N Thiện
Quang cảnh buổi tọa đàm “Lê Đạt – Bóng chữ ngả dài trên đường chữ” Ảnh: N Thiện .
“Chúng ta lại có dịp sửng sốt, kinh ngạc, thán phục những gì Lê Đạt để lại cho đời… Lê Đạt đánh cược cả đời vào mấy tên gọi Bóng chữ, Đường chữ, Phạm Xuân Nguyên mở lời cho ăm ắp lời bình về Lê Đạt. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy luôn đặt nhà thơ Trần Dần cạnh người bạn Lê Đạt, để thấy chuyển biến về ngôn ngữ, đặc biệt là những tìm tòi chữ, tầng chữ.
“Cuộc cách mạng ngôn ngữ thơ có được sau thời kỳ Nhân văn giai phẩm, do các ông cách li với xã hội, rơi vào sự cô đơn, dồn tới một là cách mạng hai là chết”, ông Đỗ Lai Thúy nhắc đến căn nguyên tìm tòi ở Lê Đạt.
Ông Đỗ Lai Thúy cho rằng, chính kiểu sáng tạo độc đáo này của Lê Đạt khiến những ai đọc ông bằng hệ hình thơ cũ sẽ thấy thơ Lê Đạt không mới, nặng về kỹ thuật. Từ đó hiểu nhầm danh hiệu tự phong phu chữ của nhà thơ, mà không hiểu rằng kỹ thuật đó không phải là thủ công hoặc cơ giới mà kỹ thuật của công nghệ cao, kỹ thuật gien, của thời đại tin học. Kĩ thuật ấy không ở bàn tay, khối óc mà ở sự minh thông.

VIỆT NAM YÊU DẤU