Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

26/2/13

LỜI BỐ DẶN CON TRAI TRƯỚC KHI LẤY VỢ

Nguồn: truyennganhay.net
Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời . Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để 2 Vợ Chồng con hiễu lẫn nhau, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu con khi con cứ giữ trong lòng.

Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều. Chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng - ngay cả trong khi nóng giận nhất.

Bài thơ tớ thích: NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ CON

 Nguồn: truyennganhay.net

Chúng ta chưa đủ để được gọi là "già"
nhưng chắc chắn cũng không thể nào còn là "con trẻ"
nên những trò cút bắt, trốn tìm của một thời thơ bé
chắc sẽ chẳng thể nào còn khiến ta vui!

Con người càng lớn càng ước mình lại giống trẻ con
trong sáng,hồn nhiên, không bon chen,vồ vập
sống là chính mình,không cần dối gian,ẩn nấp
đi giữa dòng dời không dẫm đạp lên nhau...

KHÔNG THỂ KHÔNG SO SÁNH ĐỂ LẤP LIẾM CÁI SỰ "CHẬM NHỚN"...

Nguồn: Blog Phương Bích 
Phương Bích

Có người bảo, sao tôi luôn nhìn xã hội với cái nhìn tiêu cực thế? Xã hội nào chả có cái tốt cái xấu?


Chuẩn! Nhưng ở một xã hội mà cái xấu nhiều hơn cái tốt quá là gay. Thực ra tôi là một người rất lạc quan. Tôi nghĩ tôi có thể chờ, đến lúc tôi được chứng kiến đất nước này cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu. Còn cho đến lúc này, quả thật tôi có đốt đuốc lên giữa ban ngày, cũng khó tìm thấy điều gì khả dĩ có thể cho là tốt đẹp. Nhiều người cứ muốn quay ngược lại kim đồng hồ, khi so sánh bây giờ với cái thời cách đây năm sáu chục năm, có cái xe đạp đi là oách rồi. Thịt thì cả tháng trời nhân dân được 1 lạng, ai đi làm cho nhà nước (gọi là CBCNV) thì được 3 lạng….
Khốn khổ! Sao không so với thời vua Hùng, cả dân tộc đóng khố, cởi trần cho bõ sướng?

24/2/13

CÂU CHUYỆN CỦA NIỀM TIN

Nguồn: Blog Giáp Văn

Câu chuyện của niềm tin

Giáp Văn Dương 

1. Tôi đến từ nông thôn, gần như từ luống cày chui ra. Thế rồi, như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học. 

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Một trong những thứ đó là niềm tin giữa con người với con người. 

Trước khi ra nước ngoài, những hình dung của tôi về thế giới bên ngoài, về xã hội phương Tây chỉ gói gọn trong mấy chữ: ăn chơi, đồi trụy, tội ác, lừa đảo, thù địch, bóc lột, giãy chết. Tất cả đều là những tính từ và những danh từ, đại từ chung. Rất ít bóng dáng những con người cụ thể, sự việc cụ thể. 

Những ý niệm này đã len lỏi vào đầu tôi qua báo chí, phim ảnh, giảng đường, đài truyền thanh... Ngay cả những bàn tán của người lớn quanh bàn trà quê mỗi tối đôi khi cũng có những tác dụng tương tự. 

CON NGƯỜI TỰ DO VẪN LÀ Ý NIỆM XA LẠ

Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ

Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Cái được nói đến thường xuyên hơn là trách nhiệm công dân.

Kỳ 1: Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ

Tự do là khởi nguồn của giải pháp
- Xã hội biến động mạnh đã tác động rất lớn đến hệ giá trị của người trẻ. Anh nhìn nhận thế nào về hệ giá trị hiện nay của giới trẻ, nó có bị cuốn theo những giá trị ảo, hời hợt bên ngoài? Giới trẻ có đang thờ ơ với những vấn đề lớn của đất nước, xã hội như nhiều "người lớn" vẫn nói?
TS Giáp Văn Dương: Đúng là đang có hiện tượng xã hội đang chạy theo các giá trị ảo, nặng về hình thức bên ngoài. Điều này đã được nhiều người lên tiếng và cảnh báo như một sự xuống cấp chung về đạo đức, lối sống, văn hóa...
Sự xuống cấp này không chỉ ở trong giới trẻ, mà ở mọi tầng lớp khác, kể cả lãnh đạo. Với những người có địa vị và quyền lực, điều này còn hiển hiện rõ ràng hơn, vì đơn giản là họ có phương tiện để thực hiện nó. Vì thế, nói giới trẻ đang chạy theo giá trị ảo, hời hợt bên ngoài, dù là một mô tả đúng thì cũng không đủ sâu, và có phần né tránh vì không xét đến bối cảnh chung.
Trước khi quy kết cho người trẻ chạy theo giá trị ảo, hời hợt bên ngoài thì thế nào là giá trị ảo, hời hợt cũng là điều cần bàn xét. Nói một giá trị là ảo chỉ khi có một giá trị thật bền vững làm đối chứng. Giá trị thật này phải được thử thách qua thời gian, không gian, tức có tính phổ quát.

KHÔNG THỂ NÓI "TÔI XẤU VÌ CHA TÔI XẤU"

Nguồn: Vietnamnet
"Nhìn vào mặt tiêu cực của thế hệ đi trước để lý giải cho việc không hành động là... phản động. Không thể nhìn vào mặt tiêu cực để lý giải 'tôi xấu vì cha tôi xấu'" - ông Nguyễn Trần Bạt.
Phần 1: 'Chúng ta đang loạn tài năng'
>> Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ
>> Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ
>> Giới trẻ 'nghèo' nhất tài sản gì?

Quan trọng nhất là khát vọng thay đổi
- Trong một bài phỏng vấn, ông từng nhấn mạnh 3 loại năng lực mà người lao động cần có, trong đó có khát vọng thay đổi. Theo ông năng lực đó quan trọng với giới trẻ thế nào, nhất là đặt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay?
Cuộc sống bắt con người phải thay đổi, cuộc sống không chiều ai cả. Chẳng hạn có người giỏi toán lại thành công nhân đóng gạch, chúng ta cũng từng có thời kỳ rất dài như thế đúng không?
Theo tôi, khát vọng thay đổi chính là năng lực quan trọng nhất mà thế hệ trẻ cần phải có, bởi họ cần đi tìm những vùng đất mới. Nước Mỹ hình thành bằng khát vọng ấy, trở thành một cường quốc, một nền kinh tế vĩ đại là nhờ hình thành quốc gia bằng những người có khát vọng thay đổi. Trung Quốc ra khỏi tất cả những trì trệ trước đổi mới, phát triển được như hiện nay là thành quả của khát vọng thay đổi.
Thế nhưng nếu thay đổi bạt mạng, vô điều kiện thì lại nguy hiểm. Bởi nó khiến chúng ta biến tất cả mọi nguyên liệu rất nguyên sơ của cuộc sống thành phế phẩm. Khát vọng thay đổi phải dựa trên cơ sở khoa học, và luôn gắn liền với sự hiểu biết, với sự nhạy cảm có chất lượng lương tri, có nền tảng đạo đức của con người.

LẠ LÙNG CHUYỆN NGƯỜI VIỆT THÍCH TỰ HÀO NHẦM CHỖ

(Đời sống) - ĐH Việt lọt 'top 200' các trường khu vực Châu Á, người Việt hạnh phúc nhất nhì thế giới, hay giá gạo cao nhất thế giới... là những thông tin luôn là niềm tự trào sung sướng về thành tích của người Việt.
Giáo dục Việt Nam lọt "top đầu'" thế giới
Theo kết quả xếp hạng thường niên đợt 1 năm 2013 của Webometrics mới đây công bố, các trường ĐH của Việt Nam có trí xếp hạng từ 907 trở xuống (gồm 21.248 cơ sở giáo dục ĐH) trên thế giới.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
Đứng cao nhất trong các trường ĐH Việt Nam là ĐHQG Hà Nội - xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở Châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới.

16/2/13

TS ALAN PHAN: "THẤT BẠI LÀ BẠN, CHỨ KHÔNG PHẢI KẺ THÙ"

Nguồn: Infonet
Đón Tết Quý Tỵ tại Việt Nam, Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ, ở tuổi 68, điều ông thấy hạnh phúc nhất là mình có được những trải nghiệm kỳ thú, sau mỗi thất bại luôn biết cách đứng lên.
- Là một người từng trải, ông nghĩ thành công lớn nhất mà mình gặt hái được là gì?
- Sự thành công của con người có thể được đánh giá trên nhiều lĩnh vực, như tài chính, trí tuệ, kinh nghiệm hay những đóng góp xã hội. Nếu như ở lĩnh vực tài chính, thành công lớn nhất của tôi là đưa công ty Hartcourt vốn từ 2 triệu USD lên 700 triệu USD; về học vấn, tôi cũng đã có bằng Tiến sĩ. Nhưng với tôi, thành công lớn nhất trong cuộc đời là gặt hái được những trải nghiệm kỳ thú. Sau 45 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã được tận hưởng những giây phút, những thành công, cả những thất bại, có được nhiều điều mình mơ ước mà vẫn giữ được nền tảng đạo đức của mình.
- Gia đình có đóng góp như thế nào trong những thành công đó của ông?
- Trong mỗi giai đoạn, gia đình đều có vai trò rất lớn và có những đóng góp riêng cho các thành công khác nhau. Gia đình là động lực lớn để tôi và nhiều doanh nhân khác đương đầu với những khó khăn, thất bại, vì bản thân luôn nghĩ không muốn gia đình phải thiếu thốn điều gì, cả về vật chất và tinh thần.
TS. Alan Phan, cựu Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa.
- Ngoài những thành công, ông cũng đã trải qua nhiều thất bại. Là một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, ông có lời khuyên gì cho những đồng nghiệp khác cũng vừa trải qua một năm đầu tư khó khăn, thua lỗ?

15/2/13

LÀM SAO CHO NGƯỜI VIỆT TIN NHAU?

Tác giả:  Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Website Người Việt
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước
Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.

Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.

Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”

HỌC NHIỀU ĐỂ BIẾT ÍT - HỌC ÍT ĐỂ BIẾT NHIỀU

Thứ bảy 09/02/2013 06:39
PHAN CẨM THƯỢNG
Nguồn: Tuổi trẻ

Nhà văn hiện sinh Pháp Albert Camus có nói: “Người ta không thể chọn được xã hội, mà chỉ có thể chọn mình trong xã hội”.
Nơi ta sinh ra, thời điểm ta sinh ra, cha mẹ sinh ra ta là ba thứ bất biến với mọi con người, còn các thứ khác người ta có thể tự quyết định cho mình.
Học hành vốn là thứ con người tưởng như có thể tự lựa chọn, hóa ra lại là không. Một đứa bé đến trường, nhà trường dạy gì nó tiếp thu nấy, hoặc tiếp thu tốt, hoặc tiếp thu tồi. Nếu một nền giáo dục tồi, đôi khi tiếp thu tồi lại có cơ hội làm lại và trưởng thành theo cách khác. Đó chính là cách các thiên tài hay làm, họ thường đạt kết quả kém ở phổ thông để sau này tự học thành tài năng, dù ngay lúc đó họ chỉ lờ mờ dự cảm là môn này môn kia không có ích với mình và lờ mờ dự cảm về khuynh hướng của mình.
Ảnh: Hoàng Thạch Vân

4/2/13

MƯỜI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA MỘT HIẾN PHÁP TIẾN BỘ

 Nguồn: Blog Quê Choa
Nguyễn Tiến Dũng
1277712861_luat 020Bài này nhằm điểm lại các nguyên lý cơ bản mà một hiến pháp tiến bộ phải tuân theo. Cả 10 nguyên lý này đều được tuân thủ, ở các mức nào đó, bởi các hiến pháp ở các nước tiên tiến trên thế giới. (Từng hiến pháp thì không tuân thủ toàn bộ các quyên lý, nhưng nguyên lý nào cũng có hiến pháp tuân thủ). Còn hiến pháp Việt Nam thì sao?
* * *
Một hiến pháp tiến bộ, làm cơ sở cho một xã hội tiến bộ mà chúng ta muốn có, phải tuân theo những nguyên lý cơ bản sau.
1. Nguyên lý pháp trị. Nguyên lý pháp trị (rule of law) được Aristotle viết ra từ các đay hơn hai nghìn năm trong tác phẩm “Chính Trị”. Theo nguyên lý này, kể cả vua chúa cũng phải tuân thủ pháp luật, không được phép ra các quyết định trái với pháp luật hiện hành. Để có thể có pháp trị, thì bản thân hiến pháp phải thỏa mãn nguyên lý logic dưới đây về sự hợp lý và rõ ràng để mọi người đều có thể nắm được và tuân thủ. Hơn nữa, phải có được các cơ chế (kiểm soát, khiếu nại, tố tụng, xử phạt, bồi thường, v.v.) hiệu quả để chống lại sự tùy tiện làm trái pháp luật của những người nắm quyền hành trong tay.

VIỆT NAM YÊU DẤU