Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

18/10/12

Bài thơ tớ thích: TỤNG KINH KHA

Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi
Đời lắng nghe đây trầm tư hồn bể dâu
Bàng bạc trường giang lạnh khói
Đìu hiu điệp khúc ly sầu
Đã mấy thời gian nằm u hoài sông Dịch
Tiễn kẻ một đi nguời kiếm khách Đông Châu
Ôi sông ngát dư linh ! trải bao đời có biết
Hào khí ai xưa giờ vang bóng nơi đâu

15/10/12

KẺ THÙ CỦA SÁNG TẠO

Nguồn: Tâm sáng
Những thông tin mà con người thường xuyên tiếp nhận tạo ra vô vàn lối mòn tư duy trong não. Những lối mòn tư duy này vừa là kinh nghiệm sống quý báu, vừa là chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo và cội nguồn của tính bảo thủ, giáo điều. Những ý tưởng sáng tạo độc đáo thường vượt quá tầm hiểu biết của số đông. Vì vậy, lúc đầu khi một ý tưởng mới lạ ra đời thường bị nhiều người phản bác, chống đối, nhiều trường hợp đã trở thành những bài học đắc giá của nhân loại. Việc bảo vệ cái mới luôn cần sự dũng cảm và kiên định, đặc biệt khi kẻ chống đối nắm quyền lực trong tay và sẵn sàng sử dụng nó để bảo vệ quan điểm của mình.

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI VÀ CÂU CHUYỆN VỀ TRIỀU ĐẠI HỒ QUÝ LY

Đã hơn một năm Thành nhà Hồ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại (27/6/2011).
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa cũng đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa tại chính Thành nhà Hồ. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị xung quanh nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly và Thành nhà Hồ cùng nhà văn Hoàng Quốc Hải.
- Là nhà văn duy nhất cho đến nay viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về triều đại nhà Lý và nhà Trần, cũng là người am hiểu rất sâu sắc lịch sử, theo nhà văn, vì sao triều đại của Hồ Quý Ly lại nhanh chóng sụp đổ ?

11/10/12

"CÁI RIÊNG" VÀ "CÁI CHUNG" TRONG CUỘC SỐNG

Hoành Sơn
Chúng ta được sinh ra và  sống cho chúng ta: cho cái riêng, sự riêng tư của mỗi cá nhân chúng ta.
Chúng ta cũng được giáo dục các lý tưởng cao đẹp để sống cho cái chung của xã hội, sống vì mọi người
Có ai không tin rằng mình là người sống cho “cái chung” và chẳng bao giờ sống vì mình, vì cá nhân hay “cái riêng” của bản thân mính ?

8/10/12

NGƯỜI VIỆT VÀ Ý THỨC CÔNG DÂN Ý THỨC XÃ HỘI

Nguồn: Blog Vương Trí Nhàn
Nhà văn Vương Trí Nhàn
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn

Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an
       Trải qua các đời dân ta  chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh mà không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than.
       Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị (1),  mà có lắm cuộc loạn ly,  nguyên nhân là ở đó.
      Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại.
     Không biết lợi dụng  những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ.
     Một là bảo thủ  mà không biết tiến thủ.
     Hai là dựa vào người mà không biết tự lập.
     Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc.
     Không trừ ba cái tệ đó  thì dù có vua hiền tướng  giỏi  cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi,  sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
 
(1)   xã tắc trong cảnh thái bình, có trên có dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy

                                                                                                                  Quốc dân độc bản
                                                                                  Tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn, 1907

7/10/12

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CẦN HỌC LÀ HỌC CÁCH HỌC

Nguồn: Tâm sáng

Điều gì quyết định hiệu quả học? Cách học của mỗi người có thể khác nhau, vì vậy trong quá trình học cần rút kinh nghiệm để từng bước điều chỉnh cách học của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng trong tự học là nhạy bén với những cái hay, cái tốt có thể giúp ít cho công việc và cuộc sống của mình. Cần nhớ là không phải tất cả những gì ghi trên sách báo đều đúng, cũng không phải tất cả những gì mà người có chức cao, quyền trọng hay những người được xem là uyên bác nói đều đúng. Vì vậy khi học cần luôn chú trọng tư duy phê phán cùng suy nghĩ sáng tạo.

5/10/12

VĂN HOÁ XẾP HÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Thế Sơn
Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.
Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.

DẠY CON BIẾT ĐỌC - DỄ MÀ VUI

Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
SGTT.VN - Như bất kỳ môn học nào khác, động lực – tức là nhu cầu muốn học của con – là yếu tố quan trọng nhất để con bạn bước vào thế giới của những con chữ. Do đó, bạn và thiên thần của mình không cần phải căng thẳng với những tập sách học vần hay ghép chữ khi con chưa đến lúc bắt đầu. Quan trọng hơn việc khuyến khích con mình tập đọc, bạn hãy giúp con thắp lên một ngọn lửa đam mê suốt đời đối với việc học hỏi nữa.

"KÍNH THƯA" CŨNG CẦN CÓ LUẬT!

Nguồn: Pháp luật
Đinh Văn Quế
Trong đời sống hằng ngày, “kính thưa” rất cần thiết trong giao tiếp, ứng xử, là một cách nói thể hiện lòng quý mến, kính trọng của người này đối với người khác, của cấp dưới đối với cấp trên, của trẻ em đối với người lớn, của người trẻ đối với người già...
Trong các hội nghị, lễ mít tinh, khai trương, khánh thành không thể không có “kính thưa”. Nó còn được dùng trong ngoại giao, nghi lễ... Tóm lại, “kính thưa” là một nét văn hóa lâu đời, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới nhưng “kính thưa” như thế nào để thể hiện có văn hóa lại là vần đề không đơn giản.

4/10/12

BỐN CÂU CHUYỆN "NGƯỢC ĐỜI" CỦA GIÁO DỤC MĨ

Nguồn: Giáo dục Việt Nam
Ngô Tự Lập
 
Trẻ em Mỹ "không cần" trường

"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

CÁI GIÁ CỦA SỰ HÈN NHÁT

Nguồn: Tâm sáng
Sự hèn nhát là biểu hiện thường thấy ở những người không dám thoát khỏi ‘vỏ ốc an toàn” để cho mình những mục tiêu cao trong cuộc sống. Vì vậy sự hèn nhát không thể song hành với thành công vượt trội. Thế nhưng kẻ hèn nhát luôn có đủ lý lẽ để ngụy biện cho hành động của mình, cho những thất bại của mình.

3/10/12

CON NGƯỜI TỰ DO

Nguồn: Thuỳ Linh
Nhà văn Thuỳ Linh
Mấy hôm nay nhiều người dồn sự chú ý về Hội nghị TW6. Vốn như thường lệ mọi sự là bí mật – sự bí mật liên quan đến những gì thiết thực nhất với 90 triệu người dân: tình hình kinh tế; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; chính sách về đất đai; đổi mới căn bản về giáo dục; phát triển khoa học-công nghệ; qui hoạch cán bộ…Nhưng vẫn là bí mật. Đành chịu.

2/10/12

CÔNG KHAI LÀ LINH HỒN CỦA CÔNG LÝ

Nam Hải Trường Sơn
Nguyên tắc tòa án mở (open courts) là một nền tảng chủ chốt của hệ thống tư pháp độc lập trong các xã hội dân chủ tự do và việc xét xử công khai (public trial) là hiến quyền tại nhiều nước phương Tây. Vào tòa quan sát việc xét xử cũng dễ dàng và đơn giản như vào thư viện công cộng đọc sách. Kiến nghị hay xin phép tham dự là chuyện thừa thãi không cần thiết, phí phạm thời gian và tài nguyên của tòa án cũng như của chính mình.

SỌC DƯA, KÌ NHÔNG

Nguyễn Quang Thân
(TT&VH) - Có con rắn được gọi là “sọc dưa” khoang đen liền với khoang trắng, gọi rắn đen cũng đúng mà rắn trắng cũng đúng. Có con “kỳ nhông” thoắt ẩn thoắt hiện, không chỉ “đen trắng” (B/W) mà 256 màu hoặc hàng triệu màu tùy theo nó đứng, nó nấp, nó chạy, nó ăn, nó làm tình, nó gãi đầu gãi tai ở chỗ nào, quanh nó sắc màu gì là nó biến ngay ra màu sắc đó.

Tất cả những tính cách biến hóa kỳ diệu ấy của loài vật đều theo quy luật Darwin là để tiến hóa và tự vệ. Những con vật đó thường yếu thế trước kẻ thù, hiền lành (kể cả con rắn), không làm hại ai. Chúng “sọc dưa”, “kỳ nhông” hay “sớm đầu tối đánh” đều cũng chỉ có một mục đích rất khiêm tốn mà cũng rất đáng thương là tự vệ, bảo toàn cái mạng mình để kiếm chút cháo qua ngày mà thôi.

1/10/12

CHỖ NGỒI CỦA LUẬT SƯ

Nguồn: Pháp luật
Lâu nay những người hoạt động trong các cơ quan tố tụng và giới luật sư cứ cãi nhau hoài về chỗ ngồi của luật sư trong các phiên tòa hình sự.
Bên “đấu tranh” cho luật sư được ngồi ngang bằng với kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa ra đủ các lý lẽ để chứng minh cho quan điểm của mình. Ngược lại, bên “bảo thủ” cũng có các lập luận để giữ nguyên như cũ (ghế của đại diện VKS ngang hàng với HĐXX, luật sư ngồi thấp hơn). Vậy thực chất của nó là gì, đâu là điều nên theo?

VIỆT NAM YÊU DẤU