Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/9/11

BẢN LĨNH

Hồ Như Hiển
Trong đời dạy học, hầu như ông thầy nào cũng gặp tình huống: Một hôm nào đó, ông thầy nhận được mẩu giấy ghi câu hỏi của học trò lớp mình đang dạy mà không biết là của học trò nào. Tất nhiên, đó là một câu hỏi khó.
Ông thầy sẽ có các phương án sau để ứng xử.

Phương án 1. Coi như không nhận được câu hỏi đó và lờ tịt đi.
Phương án 2. Dùng quyền lực của ông thầy, "truy" xem học sinh nào dám "cả gan" hỏi vấn đề rất hóc búa đối với thầy. Rồi mạt sát, trù dập học sinh đó, học sinh khác thấy vậy không bao giờ dám "trêu" thầy nữa.
Phương án 3. Không cần biết học trò nào hỏi, dành thời gian nghiên cứu câu hỏi sau đó trả lời trước lớp. Cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói rõ là vượt quá khả năng của thầy.

27/9/11

GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CỘNG HOÀ (1955 - tháng 4 năm 1975)

Bs Nguyễn H.D.
Nền Quốc Gia Giáo dục miền Nam
Thời kỳ 1955-1975
Sau hiệp định Genève 1954, Chính quyền Miền Nam tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục thời Đông Pháp (Đông Dương thuộc Pháp) và dựa theo mô hình giáo dục cùng với kinh nghiệm của nước Pháp chính quốc, để xây dựng nên nền Quốc gia Giáo dục của người Việt Nam.

Mặc dù được sự “vận hành dưới sự chiếm đóng của quân Mỹ” nền Quốc gia Giáo dục mới do người Việt Nam tự chủ từ cấp Tiểu học lên đến Đại học, không có sự chi phối của nước ngoài, mang đậm nét khai phóng con người với ba đặc tính: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng. Nó chọn lọc và kế thừa truyền thống tốt của ba nền giáo dục: Nho học (Cựu học), Tân học (Giáo dục thực dân) và Tây học (Giáo dục Pháp quốc).

18/9/11

LẬP LUẬN TRONG TRANH LUẬN

TS Nguyễn Sĩ Dũng
Lập luận dựa vào chứng cử và lôgíc là thiết thực nhất và đúng đắn nhất. Với cách lập luận này, chúng ta không chỉ tiết kiệm được thời gian, tránh được việc công kích lẫn nhau, mà còn tìm ra được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết những vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Chất vấn và trả lời chất vấn của các ĐBQH tại Hội trường Quốc hội cũng nhằm mục đích ấy. 
Chân lý sinh ra trong tranh luận”… và chết đi cũng ở trong đó. Nếu như người ta hiểu biết về cách thức lập luận và vận dụng nó phù hợp, thì quả thật tranh luận có thể làm sáng tỏ chân lý. Ngược lại, nếu người ta lập luận bằng mọi cách chỉ cốt để bảo vệ những định kiến đã có sẵn, thì chân lý sẽ chết chìm trong những trận luận chiến kéo dài.

14/9/11

GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

Trương Vũ
LTS: Am hiểu hệ thống đại học Hoa Kỳ và từng là giáo sư Toán của Đại học Duyên hải Nha Trang, là đại học tự trị trong Nam trước 1975, Trương Vũ luôn quan tâm đến những vấn đề của giáo dục Việt Nam.
TCHL
 
Trong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái họ. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục. Tình trạng bất cập, yếu kém trong chất lượng giáo dục và việc xem nhẹ hình thành nhân cách cũng đã được ghi nhận trong một báo cáo thẩm tra của Quốc hội[1]. Vấn đề còn lại là làm sao giải quyết những khủng hoảng đó dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam.

12/9/11

TRANG HẠ: CON DẠY CHO MÌNH LÀM MẸ

- Trò chuyện về các con, Trang Hạ dường như ít hơn sự cứng rắn của một người phụ nữ ý thức được giá trị của một nửa thế giới. Thay vào đó là sự tinh tế trong cảm nhận từng biến đổi của các con khi chúng lớn lên từng ngày. Trang Hạ tâm sự: mỗi ngày, các con lại dạy cho mình một điều mới mẻ về làm mẹ!
 
Một “lệnh” của các con Trang Hạ được “ban hành” trong nhà
Bí quyết làm mẹ

Với khả năng cảm nhận tinh tế sẵn có, khi làm mẹ, Trang Hạ cũng có những “phát hiện” về trẻ con và chị bắt đầu quá trình học làm mẹ từ đó.

7/9/11

HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

Hồ Như Hiển
Đây là một đoạn trích trên Vietnamnet
- “Các em học để làm gì? Hãy nói cho tôi biết!” – trong buổi lễ khai giảng sớm tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ dành câu hỏi này cho học sinh lớp 12 - khối lớp theo ông, phải có năng lực công dân và hội nhập.
Một học trò lớp 12 trả lời: “Theo em, học để sau này làm việc và làm chủ đất nước!”.

Phó Thủ tướng hài lòng nói: “Tương lai của nước ta nằm trong tay các em. Học sinh lớp 12 năm nay, đến năm 2020 sẽ đi làm và sau đó, chính các em sẽ làm chủ đất nước. Trường các em có đẹp không? Thầy cô giáo giỏi không? Học trò chăm ngoan không?”

“ Vậy thì chúng ta phải học tốt hơn những nơi khác còn khó khăn.”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

5/9/11

LÒNG TỰ TRỌNG VÀ CÁI PHONG BÌ

Nguyễn Thị Từ Huy


Bài này tôi viết đã lâu, theo đề nghị của một tờ báo, nhưng rồi không được sử dụng. Trong bài tôi có đưa ra một giả định mang tính giả tưởng về sự an nguy của quốc gia. Không ngờ, thật đau buồn, giờ đây điều đó hình như không còn là giả tưởng nữa, mối đe dọa đang trở thành hiện thực. Tôi đã từng rất bi quan khi viết trong một bài thơ: «Những tiếng nói gieo nơi nơi để gặt sự im lặng đóng băng trên thân xác vô hình của nó». Giá như những tiếng nói được lắng nghe, được phân tích, được sử dụng để trở thành hữu ích, thì có lẽ đã tránh được nhiều thảm họa.

Dù những tiếng nói chỉ gặt được sự im lặng đóng băng thì cũng cần phải tiếp tục nói. Vì con người xác lập nên phẩm chất người của mình cùng với khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng nói và viết.
Nguyễn Thị Từ Huy

2/9/11

ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI VI PHẠM ĐIỀU KHOẢN NÀO CỦA LUẬT BÁO CHÍ?

Phạm Viết Đào
Căn cứ vào khoản 4 Điều 10 của Luật Báo chí quy định về Những điều không được thông tin trên báo chí: “Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”; Bản tin của Đài truyền hình Hà Nội tối 22/8 đã đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân sau đây:
1/ Cơ quan Công an Hà Nội và các cơ quan an ninh Việt Nam
- Nếu đúng có các thế lực thù địch có âm mưu lật đổ chính quyền, giật giây những hoạt động biểu tình vừa qua tại Hà Nội; thế mà các cơ quan chức năng của Hà Nội và của Việt Nam không phát hiện ra được, điều này có nghĩa là năng lực chuyên môn của các cơ quan này có vấn đề; hoặc phát hiện ra mà lại không nghiêm trị tức là can tội bao che, dung túng…Nếu quả có điều đó thì thật sự đó là một vấn đề hệ trọng liên quan tới an ninh quốc gia?

TRỐNG RỖNG

Có ai nghe thấy một tiếng vọng
Thì thả con thuyền sang với tôi
Tiếng vọng - Trần Lê Văn
Hồ Như Hiển
Hôm nay, ngày 2/9/2011, 66 năm kể từ ngày "Tuyên ngôn độc lập" ra đời, khai sinh ra nước VNDC Cộng hoà.
Hôm nay, hầu hết cán bộ công nhân viên chức được nghỉ lễ. Nhưng những người thợ xây, những người buôn thúng bán bưng thì không. Đối với họ, hôm nay cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác, đơn giản là cuộc sống của họ còn quá khó khăn. Có điều, hôm nay họ sẽ có thu nhập tốt hơn từ những mớ rau con cá mình đem bán vì nhu cầu liên hoan, nhậu nhẹt... của những người được nghỉ cao hơn mọi ngày.
Hôm nay, chắc chắn là một ngày làm việc cật lực của các nữ nhân viên, đặc biệt là nhân viên các quán, mát xa, karaôkê...
Hôm nay, trên đất nước Việt Nam, sẽ có bao nhiêu cảnh ăn nhậu trên phà của hai quan chức và bốn đại gia dẫn đến vụ "chết đuối" của cô gái phục vụ? Chắc chắn là nhiều vô kể, cho dù địa điểm, hình thức ăn nhậu có thể thay đổi nhưng bản chất trác táng thì đều như nhau mà thôi.
Những ngày này, nhớ lại mấy câu thơ của Tố Hữu trong SGK cấp I ngày xưa:

IM LẶNG ĐÁNG SỢ

Nguyễn Văn Tuấn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwIFmvcLcMbp-olrIJdygr9Ac_53XUvIuyEzErzvXJvgAM85DOuL5QJNWLF4oiYCSwk2gtrr-MoEo3Uei6RG7007Vocr9474Hy5DYPFpMYASeB8SlimuBe-b8J6T59za45d_6fPC1yRoS2/s1600/question-mark.jpgMột trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …
Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.

1/9/11

VÀI CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ "Q"


Hồ Như Hiển
Người thông minh có chỉ số IQ (Intelligence Quotient) cao.
Người nhạy cảm có chỉ số EQ (Emotional Quotient) cao.
Người cao tuổi có chỉ số ĐQ cao (1).
Con gái ít học có chỉ số VQ cao (2).

THƯ CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC GỬI BÍ THƯ HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ

Đây là bức thư của tôi gửi ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, chiều 25-8-2011.
Định là thư ngỏ, nhưng tôi chưa công bố ngay, mà gửi trước cho vài người bạn qua email để tham khảo ý kiến.
Không biết qua đường nào, ông Phạm Quang Nghị đã biết được thư này và tối 25-8 đã đến nhà tôi, trong khi tôi đi vắng. Sáng 26-8 ông ấy đã gọi điện thoại cho tôi, nói rằng có thể Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội “đã non nớt” trong khi phát phóng sự này.
Từ đó đến nay, tôi chưa công bố bức thư này để chờ xem của Đài PT-TH Hà Nội trả lời ra sao về việc làm sai trái của họ.
Nay đã có trả lời phủi tay và vô liêm sỉ của ông Trần Gia Thái, tôi quyết định đưa bức thư này ra trước công luận.
Nguyên Ngọc
 ———
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 25-8-2011
Kính gửi ông Phạm Quang Nghị,
Bí thư Thành ủy Đảng Cộng Sản Việt Nam thành phố Hà Nội,
Tôi viết thư này cho ông vì ông là Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của thành phố Hà Nội, là người lãnh đạo cao nhất của thành phố này, đương nhiên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các tổ chức và cơ quan dưới quyền lãnh đạo của ông, không chỉ là tổ chức Đảng mà cả tổ chức và cơ quan chính quyền theo cơ chế ở nước ta hiện nay.
Tối ngày 22 tháng 8 năm 2011, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, trong chương trình thời sự hằng ngày của mình từ 18 giờ 30 đến 19 giờ, đã cho phát một phóng sự về những cuộc biểu tình và những người biểu tình ở Hà Nội trong thời gian vừa qua, mà chính ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố, đã trịnh trọng tuyên bố trong một cuộc họp báo trước đó là biểu tình yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, đe dọa nghiêm trọng nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam. Vậy mà đến tối 22 tháng 8, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã quay ngược hoàn toàn, coi các cuộc biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động, và trong khi nói như vậy đã đồng thời đưa rõ hình ảnh ba người là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và tôi.
Thưa ông,
Tôi năm nay đã 80 tuổi. Cho đến nay, trong suốt cuộc đời 80 năm qua của tôi, chưa có ai dám vu khống và xúc phạm tôi nặng nề như đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, một cơ quan đặt dưới dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông. Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ.

VIỆT NAM YÊU DẤU