Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

12/5/12

MUA DANH BA VẠN, BÁN DANH MỘT... HÀO

Hồ Như Hiển
Đọc tin ông phó Hào báo cáo về cuộc cưỡng chế đất Văn Giang, mình tin ông ấy nói thật, thật hơn đếm.
Chả gì ông ấy cũng thuộc hạng song gia mà người đời luôn kính trọng: nhà thơ và nhà giáo.
Về khoản thơ, ông phó Hào có bài thơ cho thiếu nhi được đưa vào SGK tập đọc lớp 3. Người làm thơ cho trẻ em bao giờ cũng hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện. Còn khoản giáo, nhất là nhà giáo thuộc lớp người nay đã “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” thường  rất mực thước, chỉn chu trong từng nhời ăn tiếng nói, trong hành động trong cử chỉ, dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Mình mừng. Mừng lắm. Dồn cơ đít, thít cơ mông, mình gồng, tay xóc, óc tưởng tượng: nước Nam mình sắp sánh ngang với các cường quốc năm châu đến nơi rồi. Gì chứ, một ông quan to đùng cách mạng mà lại là nhà thơ, nhà giáo thì nhân văn, hiền hậu thì ích nước lợi dân lắm đây.
Niềm tin của mình đã bị dội gáo nước nóng vô vàn độ C. Nó chết chỉ kịp ngáp ngáp với mình vài tiếng: Mày ngây thơ như bò đeo nơ.  Thì ra, ông ấy nói dối vô biên, quàng xiên vô đối. Ông phó vu oan, chụp mũ người dân móc nối với phần tử phản động ở nước ngoài. Chẳng hiểu sao, người nông dân nằm sương gối đất làm ra hạt lúa củ khoai, nuôi ông phó học hành khôn lớn, ông phó lại ăn cá bỏ lờ quên đi những lời dặn dò của tiền nhân  mỗi khi bưng bát cơm đầy.
Ông phó thanh minh thanh nga với cụ Lê Hiền Đức: "Bác ơi, con chỉ là phát ngôn thôi, con nói đúng là ý của bí thư chủ tịch và lãnh đạo tỉnh nói chung". Tởm quá. Những điều hay lẽ phải ngày xưa ông phó dạy học trò nay ông đã cho đi vào bến lú sông quên rồi Chất thi sĩ, chất thầy đồ của ông phó đã bị cái ghế quan trường nó cho đi đời nhà ma rồi. Ông phó thấy sống với mây với gió, sống với bảng đen phấn trắng tức là sống bằng đam mê thì ra đê mà sống nên ông phó chấp nhận mở miệng (thay) ăn tiền. Thật tiếc cho ông phó. Ai chẳng biết, làm trai phải có chỗ đứng và cứng chỗ đó, chẳng thà đứng trong lòng học trò  (đừng nằm như Nguyễn Trường Tô), trong lòng người yêu thơ còn hơn là đứng muôn đời vạn kiếp trong sự phỉ nhổ của người đời như bọn phản dân hại nước Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
Tiếc cho ông phó và giận mình quá xá. Sống đến cái tuổi tiền mãn teen cái óc vẫn chẳng chịu có nếp nhăn, vẫn cứ thơ ngây như làn mây. Giờ mới nhớ lại câu của các cụ xưa, miệng quan trôn trẻ. Ngẫm ra, trường hợp của ông phó Hào, áp dụng câu này lại xúc phạm cái trôn của trẻ. Trôn trẻ thì xa bộ não, trẻ lại chưa hình thành phản xạ có điều kiện nên trôn chỉ làm theo bản năng, rất vô tư. Còn miệng quan phó nằm ngay ở cái đầu, sát sàn sạt hệ điều hành.
Bài thơ của ông phó dù hay đến thế nào, mình nhất định không cho con cháu học bài thơ của ông. Học đến bài đấy, bắt con cháu nghỉ ở nhà. Có người bảo rằng vậy là cực đoan. Cực đoan thì cực đoan. Để sau này nó khỏi rơi vào tình trạng đọc thơ thì thấy tuyệt vời, mà đối chiếu cuộc đời thì thấy... tuyệt vọng. Bọn trẻ rất nhạy cảm, nói dối chúng một lần hậu quả khôn lường. Đến khi chúng hết thời kì làm nai, nay mai chúng chuyển qua làm... cáo ngay.
Với riêng mình, sau đợt này, thấy có kinh...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
nghiệm là, không bao giờ: Nghe phò kể chuyện, nghe nghiện trình bày, nghe say chém gió, nghe chó sủa lung tung!
HNH

VIỆT NAM YÊU DẤU