Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

28/9/13

QUAY MẶT VÀO ĐÂU?

Hồ Như Hiển

1. Một đoạn trích trong bài "Biến tướng đồng phục: Lợi nhuận quá lớn (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130904/bien-tuong-dong-phuc-ky-3-loi-nhuan-qua-lon.aspx)

Đại diện của Công ty Đ.D, chuyên đồng phục ở Hà Nội, cho hay giá dao động từ 95.000 - 150.000 đồng/bộ tùy chất liệu vải. “Đó là báo giá thấp nhất, hợp đồng thì nâng giá lên. Thông thường, nâng nhiều quá thì phải trả 15% hóa đơn phần nâng lên cho các trường, nâng bao nhiêu tùy thích”, người này giải thích.
Khi phóng viên hỏi về mức chiết khấu nếu đặt số lượng lớn, đại diện một nhà cung cấp mang tên “Xưởng may đồng phục nhà trường” ở Hà Nội, cho biết: “Bình thường chiết khấu là 15%, nếu nhiều thì sẽ 20%. Còn hơn 1.000 bộ thì em để cho chị giá tốt nhất, chị muốn tăng bao nhiêu thì em sẽ làm cho chị giá bấy nhiêu, em lo tất cả giấy tờ, thủ tục cho chị. Thế có phải tốt hơn chiết khấu không chị?”. Đại diện một nhà may ở TP.Huế - chuyên may đồng phục cho các trường học, công ty trên địa bàn, cho hay thường là không chiết khấu cũng không làm hóa đơn. Các trường chỉ mua với giá rẻ nhất có thể mà nhà may cung cấp rồi về bán cho HS bao nhiêu tiền là tùy từng trường.
Trong khi đó, chủ một nhà may ở TP.Bắc Giang cho biết việc “làm giá” đồng phục cũng tùy đòi hỏi của mỗi trường, trường nào cũng thích có chênh lệch nhưng có những trường chỉ cần 10%, có trường đòi tới 40%. Để đáp ứng được yêu cầu chiết khấu cao như vậy, nhà may buộc phải chọn lựa chất liệu và nguyên liệu may rẻ tiền nhất…
Tại Công ty đồng phục Bốn Mùa (Hà Nội), bảng báo giá đồng phục căn cứ vào số lượng, nếu khách hàng mua từ 10 - 20 chiếc thì giá tiền là 120.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên nếu số lượng từ 100 chiếc trở lên thì chiếc áo đó chỉ còn 80.000 đồng. Giá rẻ chênh lệch của một chiếc áo đã lên tới 40.000 đồng nếu mua theo số lượng lớn.
Còn chủ một nhà may nhỏ tiết lộ thường không nhận đơn hàng trực tiếp từ các trường mà thông qua những công ty lớn chuyên cung cấp đồng phục cho nhiều trường trên địa bàn thành phố. Các công ty này đứng ra hợp đồng với rất nhiều trường học và sau đó lại đặt hàng các nhà may nhỏ may theo mẫu mã, kiểu dáng đã ký hợp đồng. Vì vậy, một bộ đồng phục đến tay HS phải đi qua mấy khâu trung gian nên giá thành mà phụ huynh phải chi trả đội lên có thể gấp đôi so với giá trị thực.


2. Thử làm một phép tính
  Một trường THPT có 1.600 học sinh (3 khối). Khối 10, mỗi em phải may 02 chiếc áo mùa hè, khối 11 và khối 12, mỗi em phải may thêm 01 chiếc (mỗi em đã có 02 chiếc may từ các năm học trước). Số học sinh của 3 khối tương đối đồng đều. Giả sử có 500 học sinh khối 10, 1.100 học sinh khối 11 và 12. Do đó, tổng số áo nhà trường đặt may cho các em là 500*2 + 1.100 = 2.100 (chiếc).

  Giá áo đồng phục mùa hè các em phải mua là 130.000đ/chiếc.

  Theo thông tin trên bài báo, dựa vào chất lượng chiếc áo đồng phục các em đang mặc, giá trị thực của chiếc áo chỉ khoảng 90.000đ (có thể còn thấp hơn).

  Số tiền chênh lệch mà “ai đó” được hưởng là 40.000đ/chiếc.

  Vị chi, sau đợt may áo đồng phục mùa hè theo chủ trương “tự nguyện của các bậc phụ huynh” khoản tiền chênh lệch mà “ai đó” được hưởng là:40.000đ/chiếc*2.100 chiếc = 84.000.000.

  Trừ đi một vài chi phí râu ria, số tiền bỏ vào túi “ai đó”trong phi vụ này chắc phải suýt soát 70.000.000đ – BẨY MƯƠI TRIỆU VIỆT NAM ĐỒNG!

  Siêu lợi nhuận!

  Cố nhiên, đấy mới chỉ là đồng phục…

3. “Ai đó” là ai?
  “Ai đó” cũng khoác trên mình chữ “thầy”. Hơn nữa, “ai đó” còn đứng đầu tập thể các thầy cô.

  Một tay "ai đó" thò bút kí hợp đồng sực nức mùi hoa tình yêu, một tay “ai đó” đoạt những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi nước mắt của phụ huynh học sinh.

  Một mặt, “ai đó” giáo huấn học sinh về rèn đức luyện tài;một mặt “ai đó”  buôn tuổi thơ học trò.

  “Ai đó” là ai? Tất nhiên, ai cũng biết là ai.

  Khốn nạn thay, ở khắp đất nước này, khắp các trường học đâu đâu cũng có những kẻ như “ai đó”. Nhìn đâu cũng có, sờ đâu cũng thấy. Nhan nhản. Nhung nhúc.

  Đau buồn không, nhiều thầy cô giáo có lương tâm phải nghe những kẻ đó giáo huấn?

  Đau buồn không, lứa tuổi hoa niên trong sáng lại được/bị những kẻ đó dìu dắt?

  Nhìn những chiếc áo đồng phục học sinh, hai câu thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc cứ vang vọng trong tôi một cách chua xót:
“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”
HNH

VIỆT NAM YÊU DẤU