Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

27/12/13

QUẢN LÍ CHỒNG BẰNG CÔNG NGHỆ CỦA... ĐẢO QUỐC SƯ TỬ (*)

Hồ Như Hiển

Đất nước Singapore đã xây dựng được hệ thống quản lí công chức theo phương châm “ba không” để phòng và chống tham nhũng: Không cần, không thể và không dám.

Không cần. Trả lương hậu hĩnh để công chức không thèm tham nhũng. Lương của một công chức nhà nước không những đủ để nuôi vợ con mà còn nuôi được cả... bồ.

Không thể. Lòng tham của con người là vô đáy. Do đó, các quy định, luật lệ chặt chẽ, kín kẽ minh bạch đến mức dù có muốn nhưng cũng rất khó để có thể tham nhũng.

24/12/13

ĐỀ SAI - ỨNG XỬ SAO CHO ĐÚNG?


Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi dân chúng vì anh trai tham nhũng


Hồ Như Hiển

Hôm trước, trên mạng có bài báo liệt kê một số sự cố về đề thi, thậm chí có đề thi của bộ Giáo dục.

Khi một đề thi có sai sót, dù khắc phục bằng cách nào cũng không đạt được sự công bằng cho tất cả thí sinh.

Nếu cộng đều cho tất cả thí sinh điểm của câu bị sai đề, thì có những thí sinh không hề làm câu đó sẽ được điểm oan.

Nếu lấy điểm câu bị sai đề, chia đều vào thang điểm những câu còn lại trong đề, thì mất công bằng cho những thí sinh đầu tư thời gian vào câu đề bị sai.

20/12/13

TĂM NHÂN ĐẠO VÀ SỰ VÔ CẢM

Hồ Như Hiển


Miếng khi đói, gói khi no
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng
Gia huấn ca  - Nguyễn Trãi

   Chẳng biết trên thế giới, còn nước nào dùng tăm hay không. Tìm hiểu trên mạng được biết, dùng tăm xỉa răng sẽ gây rách nướu răng, viêm chân răng, sâu răng. Ở các nước văn minh, họ dùng chỉ nha khoa hoặc đánh đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn.

   Đến bây giờ, người dân nước mình vẫn dùng tăm sau khi ăn (mình cũng vậy). Đó là một trong những biểu hiện của một xã hội lạc hậu.

   Hơn chục năm trước mình đi học, nhà trường bắt phải mua tăm nhân đạo. Bây giờ những đứa em của mình đi học, cũng bị ép phải nhân đạo. Những gói tăm được khoán về lớp. Tăm bị vất vãi tung tóe khắp lớp học. Những chiếc tăm buồn bã, cô độc, mỏng manh, gầy gò như thân phận người làm ra chúng và phận người buộc phải mua chúng. Hình như đấy là sự phản ứng tự nhiên, khi các em bị “buộc phải nhân đạo”.

18/12/13

BỨC THƯ NGƯỜI CHA VIỆT NAM GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG CỦA CON MÌNH

Hồ Như Hiển: Đừng nên ảo tưởng về bản thân. Nguồn ảnh: Để trường học yếu kém hiệu trưởng nên thôi chức

(Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng nếu hiệu trưởng, hiệu phó yếu kém trình độ quản lý để nội bộ mất đoàn kết thì nên từ chức và chuyển công tác - Báo Tuổi trẻ online) 
Hồ Như Hiển
   Kính thưa thầy hiệu trưởng (và ban Giám hiệu)!

   Hôm nay, tôi đọc lại “Bức thư của tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình” và mạo muội có đôi lời gửi tới thầy hiệu trưởng kính mến của con tôi.

   Thưa thầy,

   Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu lòng trắc ẩn, nhưng cũng mong thầy biết suy tư, biết trăn trở, biết đặt mình vào hoàn cảnh của gia đình các cháu: các cháu đã có hai áo đồng phục, trong đó có cả những cháu cuối cấp mà thầy vẫn không tha, bắt các cháu may thêm chiếc nữa.

   Xin thầy hãy dạy cho cháu đừng gần gũi và thân mật với những kẻ gian dối, những kẻ luồn cúi nhưng trước hết thầy hãy tự tạo cho mình bức tường lửa với những kẻ cấp dưới xoen xoét đầu môi một điều “sếp”, hai điều “sếp”, những kẻ lúc nào cũng cười giả lả với thầy, những kẻ lúc nào cũng ton hót nịnh nọt thầy.

1/12/13

CÓ HẾT LẠM THU?

"...Tuy nhiên, muốn kêu gọi sự đóng góp của cha mẹ học sinh, nhà trường phải nêu rõ mục đích kêu gọi đóng góp như thế nào. Công khai dự kiến sử dụng số tiền xã hội hóa và được sự đồng thuận của phụ huynh, công khai quá trình thu chi, kết quả thực hiện... Những khoản thu không cần thiết, vô lý, trái ý muốn của cha mẹ học sinh, nếu Sở GD-ĐT kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý vi phạm người liên quan và yêu cầu trả lại tiền cho phụ huynh - lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định"

***
ANTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập (trừ trường chất lượng cao). Theo đó, tiền học 2 buổi/ngày: Học sinh (HS) tiểu học không quá 100.000 đồng/tháng, HS trung học cơ sở không quá 150.000 đồng/tháng; thu học phẩm: Không quá 150.000 đồng/HS mầm non/năm học. Thu nước uống: HS tất cả các cấp học chỉ phải nộp không quá 12.000 đồng/HS/tháng.

Minh họa: Internet

Như vậy, ngoài tiền ăn thỏa thuận, một học sinh mầm non tại trường bán trú công lập phải nộp không quá 1,758 triệu đồng/năm học; HS tiểu học nộp không quá 2,458 triệu đồng/năm học và HS trung học cơ sở nộp không quá 2,908 triệu đồng/năm học (chưa kể tiền đồng phục)

Cũng để tránh tình trạng bức xúc của phụ huynh về việc may đồng phục cho HS, quy định trong Quyết định 51/2013/QĐ-UBND chỉ rõ, đồng phục phải được thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi HS và văn hóa của địa phương; được hội đồng nhà trường, cha mẹ HS đồng thuận; dễ tìm mua hoặc may ở nhà, chất liệu bền, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Không khuyến khích các nhà trường thay đổi, thêm bớt các chi tiết trên đồng phục hàng năm làm khó khăn cho phụ huynh và HS.

VIỆT NAM YÊU DẤU