Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/10/10

Vài suy nghĩ...

Hồ Như Hiển

  
Người dân miền Trung bao đời nay vẫn vật lộn trong cái đói, cái nghèo, thiên tai lũ lụt. Bây giờ vẫn thế. Vẻ như, ngày càng thảm khốc hơn. Đợt bão lũ nào cũng thấy cơ quan truyền thông nói là "lịch sử". (À, tội là do thằng "lịch sử" nhé, đừng đổ lỗi cho chính quyền, cho các cấp quản lí). Rồi thì quyên góp, ủng hộ... Càng nghe nhiều những từ đó, hình như sự lãnh cảm, thờ ơ trong xã hội càng tăng. Vì những người quyên góp, ủng hộ không được tự nguyện, họ cũng không biết số tiền ủng hộ của mình được phân bổ ra sao... Quá nhiều chuyện liên quan đến khuất tất tiền ủng hộ bị phanh phui, nhưng rồi cách thức tổ chức ủng hộ, quyên góp của các cấp chính quyền "vũ như cẩn"... Có một tín hiệu vui, đã xuất hiện nhiều hơn những cá nhân, tổ chức tự nguyện đứng ra vận động quyên góp, ủng hộ của người dân miền Trung, như nhóm Nguyễn Quang Thạch (Hà Nội)...

Vì tính chất công việc, gần đây mình có điều kiện tìm hiểu "Điều lệ trường THPT". Ngẫm ra mới thấy, xứ mình xứng đáng là "Đệ nhất hoàn cầu" về "nói một đằng làm một nẻo". Bạn cứ thử vào một trường THPT để đối chiếu, so sánh thực tế với những quy định sau:
- Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh (điểm b, khoản 1, điều 15).

24/10/10

Tìm thủ phạm “ám sát” văn hiến

Võ Thị Hảo
Những tâm hồn thấp kém thì không thể thấu hiểu các bậc vĩ nhân. Cũng như những kẻ nô lệ nhe răng cười nhạo khi nghe hai tiếng Tự do.
(J.J Rouseau - 1762)
image Nhân đại lễ ngàn năm Thăng Long, Hà Nội (HN) được ngắm nghía đặc biệt kỹ.
Chăm sóc nhiều. Khen chê cũng lắm.
Nhiều người không khỏi hoang mang tự hỏi: Văn hiến Thăng Long, còn hay mất?
Nếu mất, ai đã cầm nó trên tay và đánh mất? Bọn Người nhập cư đã đánh mất lối thanh lịch Tràng An? Hay kẻ nào? Cần phải tìm địa chỉ để “bắt đền” chứ?!
Quan niệm và ứng xử thế nào về khái niệm Người HN trong kỷ nguyên của Người nhập cư?
Liệu còn làm gì được không để cứu vãn nền văn hiến?
Ta hãy ngắm xem văn hiến còn hay mất.
* Thân xác: đế chế kiến trúc “quan tài bê tông và hộp diêm vụn”
Nếu đến HN từ các ngõ vào thành phố, đặc biệt là từ phía sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Pháp Vân..., với lợi thế ngắm HN từ trên cao, nhiều người sẽ không khỏi băn khoăn: Lẽ nào, đây là nơi mà chúng ta vẫn tự hào là Thăng Long ngàn năm văn hiến?

15/10/10

Âm nhạc của dân gian và lời can của kẻ sĩ

Nguyễn Hiền Chi
image

uốn biết nước thịnh hay suy, thì phải nghe “lòng người” chứ không phải nhìn màu cờ sắc áo phô trương bên ngoài. Có thể nghe “lòng người” từ nhiều phía, trong đó tiếng lòng cất lên hồn nhiên vô tư và chân thực nhất thường là âm nhạc. Nghe âm nhạc mà biết được vận nước, biết được “thế đạo nhân tâm”. Nó cất lên từ lòng người nên không gì cấm đoán được nó.
Cổ nhân dạy, nhạc không phải chỉ là âm nhạc, nó cũng là tiếng lòng của con người. Lòng người cảm ở ngoại vật mà sinh ra thanh âm. Thanh âm tương ứng với nhau mà thành các cung bậc khác nhau. Đó cũng là cung bậc tình cảm. Thanh âm ấy thể hiện ra ở cả múa hát, chuông trống, đàn địch, thơ văn... Âm của nhạc chia làm năm bậc, hay là năm âm chính: Cung, thương, giốc, chuỷ, vũ. Lòng người do cảm xúc ngoại cảnh mà thành âm nhạc, âm nhạc lại làm cho lòng người thay đổi. Ấy là cái tương tác của nhạc và người.

11/10/10

Thơ rất thiêng

Kính nhờ nguyentrongtao.org công bố giúp bài “Thơ rất thiêng” của tôi dưới đây (đã gửi báo Văn nghệ của Hội nhưng báo không đăng), trân trọng cảm ơn.
BÙI MINH QUỐC

Không biết đã có nhà nghiên cứu nào mò mẫm vào cái phạm trù đặc biệt này : tính thiêng của thơ ?
Phần tôi, bằng sự trải nghiệm của hơn năm mươi năm cầm bút, với tất cả sự dè dặt, chỉ xin giãi bày đôi chút cảm và nghĩ.
Cảm và nghĩ này bắt đầu vụt loé trong tôi vào năm 1992, khi đọc “Chân dung nhà văn” của Xuân Sách.Trước kia chỉ nghe truyền miệng, các “Chân dung” cứ trượt đi trong cái bầu khí bỗ bã cười đùa tếu táo, có bài nghe xong tôi còn thầm trách ông Sách ác khẩu.Giờ thì đọc đến đâu giật mình đến đấy.Và ngộ ra : thơ thiêng lắm ! Năm ấy tôi ghi lại, bằng thơ, cảm nghĩ của mình :
Thơ thiêng lắm người ơi
Phản thơ thì phải chết
Chẳng ai giết mình mà mình tự giết
Cuộc tự giết ấy đã được nhà thơ Chế Lan Viên tự thổ lộ vào lúc gần cuối đời (1988) trong bài “Trừ đi” :
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Quái lạ, sao vậy nhỉ ?

10/10/10

Hiến chương 08 (linh bát hiến chương)

Lưu Hiểu Ba - Người đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Nguyên Tác: China's Charter 08, New York Review of Books, January 15, 2009
Lời giời thiệu của Perry Link (người dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ):
Văn kiện dưới đây, gọi là Hiến chương 08 do hơn 300 công dân có tiếng tăm ở Trung Quốc ký, được ấp ủ và viết ra với lòng khâm phục thực sự đối với những người sáng lập ra bản Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, là nơi mà vào năm 1977, hơn hai trăm nhà trí thức Tiệp Khắc đã lập ra một tập hợp công khai, không chính thức gồm nhiều người có cùng một ý chí, đoàn kết lại với nhau để tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền ở đất nước họ và trên khắp thế giới.

9/10/10

Trí thức với vấn đề tư duy

Nguyễn Đình Chú

Đặt vấn đề:
  1. Loài người sở dĩ thành chúa tể của muôn loài là nhờ được Thượng đế ban riêng cho bộ đại não để tư duy. Kết quả của mọi hành vi của loài người, từ lớn đến nhỏ, từ cao siêu đến bình dị, từ phức tạp đến giản đơn, xét đến cùng đều do trình độ năng lực tư duy quyết định.
  2. Trên đất nước ta, từ khi có đường lối đổi mới, giường như đã có trào lưu đổi mới tư duy. Từ các nhà lãnh đạo đất nước, các bộ ngành, các cơ quan, đều nói đổi mới tư duy. Một số bậc thức giả cùng bàn đến thế nào là đổi mới tư duy. Đó là điều đáng mứng cho đất nước. Bởi chính sự đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất, tư duy, hơn gì hết, mới là động lực phát triển đất nước.

8/10/10

Vài ý nghĩ nhân hội thảo về Tố Hữu


Lại Nguyên Ân

1/ Kỷ niệm Tố Hữu (TH) năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm 4/10. Làm lớn  nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ TH đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ TH. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2/ Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu VN viết về TH, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ TH là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng TH làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ TH đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về thơ TH thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.

5/10/10

TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MÔ TẢ

Nguyễn Quang A
Trong mô tả một hiện tượng, một sự vật hay một hệ thống nào đó, tính hiệu quả của một mô tả có thể được định nghĩa bằng so sánh độ dài của mô tả đó và độ dài của mô tả ngắn nhất có thể có trong số tất cả các mô tả khả dĩ.
Thí dụ đo tính hiệu quả bằng hệ số "độ dài của mô tả ngắn nhất"/"độ dài của mô tả được xét". Khi đó hệ số càng gần 1, mô tả càng hiệu quả, hệ số càng nhỏ tính hiệu quả càng kém. Đôi khi ta không biết, không tính được độ dài của mô tả ngắn nhất, chúng ta vẫn có thể so sánh độ dài của những mô tả mà chúng ta biết được (tức là chỉ biết một số chứ không phải tất cả các mô tả) và tìm ra mô tả ngắn nhất trong số đó.
Đấy là một ước lượng (một cận trên) của độ dài tối thiểu và mô tả có độ dài đó là mô tả hiệu quả nhất trong số các mô tả mà chúng ta khảo sát. Và biết được ngần ấy nhiều khi cũng rất hữu ích rồi. Các loại vấn đề như thế có nhiều ứng dụng trong tin học, viễn thông và nay lan sang cả kinh tế và xã hội học!

3/10/10

Tất cả có thể làm khác

dinosaur245x289_000
Vương Trí Nhàn

  Xem đoạn phim về một vườn bách thú (cụ thể là ở Thượng Hải), điều tôi ngạc nhiên nhất lại là cái cách người ta trưng bày: trong khi thú ở Hà Nội được nhốt trong chuồng thì ở đây, thú được để hoang. Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú. Người như bị nhốt trong khi thú tha hồ tung tăng. Có vẻ là hơi gò bó, nhưng để bù lại, họ được thấy con thú sống trong cái thế gần như tự nhiên vốn nó vẫn sống.
     
      
Thói quen ban đầu là mạng nhện, về sau là sợi cáp - Ngạn ngữ Tây Ban Nha    
                                                           

2/10/10

Văn hoá Đông - Tây trọng dụng nhân tài

Phan Huy Đường




Bạn bảo ta :
Xã hội phương Đông là xã hội của cấp bậc, và tuổi tác. Xã hội phương Tây là xã hội của tài năng, của bình đẳng và nhân cách.
** Nếu ta nhìn quá trình phát triển trong lịch sử của xã hội phương Tây (châu Âu, không kể Mỹ có một lịch sử ngắn và đặc biệt khiến nó ít vướng víu di sản của xã hội phong kiến Châu Âu) và xã hội Việt Nam, có những điều cơ bản như nhau.
Trong thời "phong kiến", tuy hai loại phong kiến này rất khác nhau, cả hai xã hội đều "là xã hội của cấp bậc", trong đó ở mọi thành phần thì người già đều được kính nể, có thể vì, ngoài kinh nghiệm sống và kiến thức, họ nắm… tiền và quyền lực !
Trong xã hội Việt Nam, cũng có lúc nhân tài "được trọng dụng", khi… "tổ quốc lâm nguy". Sau đó, nếu không thuộc gia tộc lớn thì bị… làm thịt, (thời hậu Lê). Sau 1975, cũng lắm nhân tài thời chiến, trong đủ thứ lĩnh vực, tuy không bị "làm thịt" kiểu phong kiến Mao, cũng bị về vườn kiểu Ziao Chỉ. Cứ coi thân phận của ông Võ Nguyên Giáp thì thấy.

1/10/10

Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

Là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông.

Sự đố kỵ, ích kỷ và vô cảm đang trở thành căn bệnh xã hội trầm kha làm thui chột những giá trị sống quý giá. Ông suy nghĩ gì về điều này?
Con người sở dĩ trở thành con người và tồn tại xuyên suốt lịch sử, bất chấp sự hữu hạn của cuộc đời mỗi người là nhờ có cộng đồng (hiểu theo nghĩa tập hợp những người cùng chung sống và những thế hệ kế tiếp nhau). Chính vì vậy, tình cảm gia đình, quê hương, đồng loại… ở đâu và bao giờ cũng là những tình cảm tự nhiên đối với mỗi người. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, người Việt ta luôn chia ngọt sẻ bùi, cố kết với nhau, chung sức chung lòng xây dựng nên đất nước này. Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, nhiều người trong chúng ta từng chứng kiến dân ta đùm bọc nhau như thế nào, xã hội nề nếp như thế nào. Bây giờ, hình như xã hội có phần nhốn nháo, nhiều giá trị sống không còn được coi trọng. Nhìn nhận một cách công bằng thì xã hội ngày xưa đơn giản hơn, còn bây giờ, đời sống phong phú, phức tạp hơn, con người cũng có ý thức về cá nhân nhiều hơn; hạnh phúc được mỗi người phân biệt rạch ròi với những giá trị ảo. Theo tôi, đó là sự phát triển tất yếu từ xã hội thời chiến, trong đó mọi người vừa được bao cấp toàn diện vừa phải cố kết với nhau để tồn tại sang xã hội thời bình có khoảng trời riêng tư cho mỗi cá nhân nhiều hơn và mỗi người, mỗi gia đình cũng phải tự lo cho mình nhiều hơn.
Nhưng quả tình đang có những biến đổi trong tâm lý xã hội làm chúng ta lo lắng. Có lẽ chưa bao giờ ý thức làm giàu bằng mọi giá, nạn bạo lực, sự thờ ơ, vô cảm trước những vấn đề chung, những nỗi đau của đồng loại, sự chối bỏ những giá trị truyền thống, thậm chí sự đổ vỡ niềm tin hiện rõ như bây giờ.
Còn một căn bệnh trầm kha nữa là bệnh nói dối. Theo ông, bệnh này nảy nòi từ đâu?

VIỆT NAM YÊU DẤU