Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/12/12

KIỂM ĐIỂM CUỐI NĂM

Hồ Như Hiển
Đã thành thông lệ, cứ đến cuối năm vợ em lại bắt em làm một bản kiểm điểm cá nhân. Để chuẩn bị cho buổi “tự phê” vào ngày 31/12, trước đó ba ngày em đã phải tắm gội sạch sẽ, chay tịnh từ a đến z. Đúng 23h00’, em được nai nịt gọn ghẽ: Quần tây, áo com-phờ-lê thắt ca-ra-vát, đầu đội khăn xếp, oai như các cụ ngày xưa. Rồi em bị nhốt vào một phòng riêng, đèn điện tắt hết, bốn góc nhà đặt bốn cây nến. Em ngồi xếp bằng, trước mặt là chai vốt- ka-men, đĩa thịt chó luộc, tờ giấy trắng và cây bút. Vợ em đứng bên ngoài, tay cầm cái trống Trung thu của thằng cu. Mười phút một lần, vợ em gõ ba hồi chín tiếng thì em lại làm một hớp rượu, nhá với miếng “mộc tồn”(*) rồi hạ bút viết vài dòng. Còn khoảng 5 phút nữa sang năm mới thì bản kiểm điểm phải hoàn thành, sao thêm ba bản nữa. Vợ em giữ bản gốc, em giữ một bản, gửi ông bà nội ngoại mỗi bên một bản để xin chữ kí. Khi nào tứ thân phụ mẫu kí duyệt thì về cơ bản vợ em thông qua.

23/12/12

CHÚC GÌ CHO GIÁNG SINH?

Hồ Như Hiển


Chiều nay, hai vợ chồng đi dự đám cưới một người bạn thời sinh viên của vợ.
Nhà cô dâu có bốn anh chị em. Chị cả đã lập gia đình. Anh thứ hai còn độc thân trước làm bảo vệ ở bên Lào, nhưng công việc không ổn định nên quyết định về nhà tìm việc khác. Anh thứ ba học xong ĐH GTVT đã hơn một năm nhưng chưa xin được việc làm. Cô dâu là út, học xong may mắn tha hương tìm được việc đúng ngành học của mình trên Gia Lâm, Hà Nội. Lương ba triệu một tháng. Nhà đi thuê.
Bố cô dâu mất sớm. Mẹ cô dâu gần sáu mươi mà khắc khổ như bà lão tám mươi. Thật không may, mấy hôm trước ra đồng, bác chẳng may bị ngã, tay bó bột.

22/12/12

NHỮNG LỖI TIẾNG VIỆT PHÓNG VIÊN THƯỜNG MẮC VÀ THƯỜNG THẤY TRÊN MẶT BÁO


Nhà báo Nguyễn Thông

1. Cách viết không thống nhất những từ nước ngoài đã được Việt hóa, tức là đã được phiên âm, dùng phổ biến trong tiếng Việt. Ví dụ: càphê, ximăng, xíchlô, bêtông, axít, vắcxin, kiốt (trên báo Lao Động) hay là cà phê, xi măng, xích lô, bê tông, a xít, vắc xin, ki ốt? Theo chúng tôi, những từ như thế đã thoát khỏi nguyên gốc, được sử dụng như mọi từ tiếng Việt khác, có dấu tiếng Việt thì cần viết tách ra.

2. Nhiều từ có nghĩa rất rõ ràng nhưng thường bị viết sai: Tham quan – Thăm quan, chấp bút – chắp bút, lặp lại – lập lại, trùng lặp – trùng lắp, hằng ngày – hàng ngày, thập niên – thập kỷ… Chúng tôi nhận thấy hầu hết những trường hợp sai do phóng viên không chịu hiểu kỹ nghĩa của thành tố ghép (đẳng lập hoặc chính phụ) hoặc không nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ vô nghĩa hoặc sai trầm trọng.

3. Người viết không nắm được kết cấu chủ vị trong câu nên thường sai trong các trường hợp đặt câu có vị ngữ là những động từ cho biết, khẳng định, nói, nói rằngkhi đặt dấu phảy ngay sau những từ đó. Theo chúng tôi, để bảo đảm chuẩn tiếng Việt phải viết liền thành phần bổ ngữ ngay sau đó; hoặc nếu nội dung có tính liệt kê thì dùng dấu hai chấm (:).

17/12/12

ĐÔI ĐIỀU VỀ TRƯỜNG HỌC BÊN MĨ

Hãy đọc và so sánh, để biết tại sao họ phát triển như vậy - Hồ Như Hiển
--------------
Nguồn: Hiệu Minh
Hiệu Minh
Khẩu hiệu tại trường của Bin. Ảnh: HM
Khẩu hiệu tại trường của Bin “Chúng ta xây dựng tương lai tốt đẹp hơn,đào tạo từng hoc sinh một”. Ảnh: HM
Người Mỹ có chuẩn Mỹ gọi là American Standard. Chuẩn từ ổ điện ba chân đến vòi nước, kích cỡ cửa ra vào, chiều cao trần nhà, sơn cửa, đến đường điện đi trong tường.
Vài cái chuẩn của trường học Mỹ
Trường học của Mỹ cũng thuộc vào chuẩn, diện tích bao nhiêu, rộng dài, bao nhiêu học sinh trong một lớp và bao nhiêu lớp đều có qui định.
Bạn đến trường PT cơ sở Sandy Hook ở Connecticut hay trường cu Bin đang học lớp 4 ở Virginia thì sẽ thấy kiến trúc khá giống nhau như các shopping mall kiến trúc na ná, từ cửa ra vào, khuôn viên, nơi vui chơi, sân chơi thể thao trong nhà (gym) đến hội trường, chỗ cho các em học sau giờ để đợi bố mẹ đi làm về đến đón.
Thường là nhà tòa nhà khép kín nửa nổi, nửa chìm, 2 tầng, tầng mặt bằng với cửa ra vào dành cho lớp nhỏ, tầng hầm nhìn ra khuôn viên dành cho lớp lớn.
Trường không có bảo vệ canh cửa, mà cửa ra vào thường thiết kế rất rộng, có hai lối ra vào toàn bằng kính. Kẻ giết người như Lanuza muốn vào chỉ cần lấy bang súng đập vào kính, có thể đột nhập dễ dàng.
Trường tiểu học trung bình khoảng 400-500 học sinh. Ở chỗ đông cư dân có thể cao hơn chút lên tới 600-700. Mỗi lớp thường có khoảng từ 15 đến 25 học sinh, lớp 1 thì ít hơn khoảng trên dưới 10 em. Bàn học không xếp hàng lối từ trên xuống như bên Việt Nam, mà các em ngồi bàn tròn, chia làm 3-4 nhóm học tập để tiện trao đổi.

5/12/12

LÀM CHA NÊN NHỚ

 http://images.yume.vn/blog/201205/31/1338472813_ba%20va%20con.jpg
"Nếu ta biết săn sóc sự học của trẻ, hiểu tâm lý chúng, đừng trái với luật phát triển tự nhiên, thì ít khi ta phải rầy, phạt trẻ lắm. Và mỗi khi bạn thấy cần phải rầy, phạt chúng, thì xin bạn hãy đọc lại bức thư này trong cuốn "Đắc nhân tâm: bí quyết để thành công".
Bức thư ấy là lời một người cha thú tội với con, cảm động đến nỗi đọc lại mười lần rồi, lần nào tôi cũng rưng rưng nước mắt"  (Nguyễn Hiến Lê, Săn sóc sự học của con em, NXB Văn hóa thông tin, 2007, trang 40)

ĐỐI THOẠI HAI THẾ THỆ

Đỗ Trung Quân - Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất

Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Fan nam khóc khi đón T-Ara
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết, tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến"
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân, đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang, Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy
Bọn tôi sôi sục ra biên giới

3/12/12

MỘT LỐI LÀM BÁO CẨU THẢ?

Hồ Như Hiển
Đây là ảnh chụp bài báo trên trang Dân trí, lúc 10h00 tối ngày 3/12/2012. Ngay sau tiêu đề bài báo "Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02" là biểu tượng "Thích" và "34 người thích điều này". Người Việt Nam nào lại "thích" Trung Quốc xâm lược nước ta? Họa chăng là bọn Việt gian. Hay bọn Trung Quốc vào đọc Dân trí và thích thú khi tàu của chúng xâm phạm chủ quyền Việt Nam? Đồ rằng, bạn đọc bấm biểu tượng "Thích" là để bày tỏ sự ủng hộ bài báo đã thông tin về việc thằng bạn vàng lại một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải và của ta và cũng là tải/dẫn đường link bài báo lên facebook nhưng cách để dòng chữ "Thích điều này" thật là phản cảm! Chẳng lẽ không còn cách nào khác sao? Một việc lớn liên quan đến lãnh thổ quốc gia mà lại có thể để dòng chữ ấu trĩ như thế ư?
Ảnh chụp trên trang Dân trí. Bấm vào ảnh để xem rõ hơn.
HNH

2/12/12

MỔ XẺ VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH TRONG HỌC ĐƯỜNG

Bao giờ cho đến ngày xưa - Hồ Như Hiển
----------------------------
 Nguồn: Pháp Luật TpHCM
Trong tập truyện dài Mùa hè năm Petrus của nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa phát hành, những câu chuyện từ ngôi trường Petrus Ký những năm 1960 được tái hiện khá sinh động.

Qua đó, bạn đọc hình dung ra một môi trường giáo dục một thời là mơ ước và niềm tự hào của bao học sinh. Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với nhà văn Phan Nhật Chiêu, cựu học sinh Petrus Ký, về môi trường giáo dục trong bối cảnh mà cuốn sách nêu.
. Phóng viên: Thưa ông, đọc trong tác phẩm Mùa hè năm Petrus chúng tôi nhận thấy học sinh được học trong môi trường của Petrus Ký dường như có suy nghĩ khá độc lập?
+ Nhà văn Phan Nhật Chiêu: Đúng là môi trường học ngày xưa rất dân chủ, học sinh rất tự giác học, hành. Ai nhìn vào cũng có thể thấy là trường ra trường, lớp ra lớp, trò ra trò và thầy ra thầy. Petrus Ký và các trường học khi đó theo mô hình giáo dục của phương Tây mà cụ thể là Pháp chứ không phải mô hình Nho giáo cũ. Ảnh hưởng Nho giáo rất ít. Và những nề nếp trong nhà trường là nề nếp của một trường học tiên tiến chứ không phải nề nếp phong kiến.

1/12/12

Bài thơ tớ thích: NỬA VỜI

Nguồn: Bình Minh Mưa
Tác giả: Nguyễn Gia Nùng
http://files.myopera.com/CeciliaGiang/blog/mua-xuan-090116.jpg


Em sợ nhất là sự nửa vời
Khi tất cả trong em phải là nguyên vẹn
Nửa vời yêu, nửa vời ước hẹn
Nên tình yêu đổi màu, ước hẹn đơn sai



30/11/12

AVATAR

 http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2011/08/image00228.jpg
Hồ Như Hiển
- Thầy ơi thầy, con vừa lên fây (*)  thầy bác Chung dùng phôtôshop ghép ảnh u con với ảnh bác ấy rồi dùng ảnh đó làm avatar...
- Mày nhìn kĩ chưa? Làm gì có chuyện đó. Nhà ta với nhà bác ngõ liền ngõ, vách liền vách, tao với bác ấy tựa môi răng, chơi với nhau mười sáu năm nay, năm nào cũng bốn mùa thay lá mà tình cảm dành cho nhau luôn trước sau như một, khăng khít keo sơn...
- Thật mà thầy, bác ấy ôm u con trông tình tứ lắm. Cánh tay hộ pháp của bác ấy ôm trọn đôi gò bồng đảo của u con... Ức chết đi. Thầy gọi ngay bác ấy sang đây hỏi cho ra môn ra khoai chuyện này mới được.

26/11/12

VIẾT CHỮ ĐẸP ĐÃ LỖI THỜI?

Còn vô số những điều vô bổ mà người lớn đang bắt các em hi sinh tuổi thơ của mình để phục vụ những điều hão huyền của "người lớn". Những kẻ làm giáo dục theo lối đó, xét cho cùng, chỉ là những kẻ ích kỉ - Hồ Như Hiển 
--------------

Nguồn: Vietnamnet
Nhìn nhận thế nào về tâm lý trầm trồ khi thấy những bản viết tay “chữ đẹp như in” của các học trò nhỏ khi tham gia các cuộc thi ‘luyện chữ”?

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
Các bài luyện và các bài thi cứ na ná như nhau về nét chữ

20/11/12

CẢM NGHĨ VỀ DANH TỪ "PHÁP" TRONG LUẬT HỌC

Nguồn: BauxiteViệtNam
Vũ Quốc Thúc
Nếu có một danh từ rất thông dụng trong giới Luật gia cùng người học luật, đó chính là danh từ "Pháp". Cũng vì nó đã trở nên quá quen thuộc nên ít ai, hiếu kỳ, thấy cần phải tra cứu từ điển xem từ "pháp" được định nghĩa ra sao. Vả chăng từ "Pháp" ít khi được dùng đơn lẻ mà luôn luôn gắn với một từ khác, hoặc đặt trước (thí dụ: Hiến pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp v.v..) hoặc đặt sau (thí dụ: Pháp chế, Pháp luật, Pháp lý, Pháp nhân v.v..). Nhờ sự "gắn bó" này, kẻ nói cũng như người nghe, kẻ viết cũng như người đọc , hiểu ngay khái niệm được đề cập. Hậu quả là từ "pháp" mất một phần lớn ý nghĩa tự tại của nó và bị coi như một phụ từ. Sở dĩ tác giả bài tiểu luận này đã "lẩm cẩm" tìm hiểu từ "pháp", chính vì qua mạng internet, được biết là tại quốc nội, đã có một cuộc tranh luận hào hứng về danh xưng nên đặt cho thể chế: "Pháp quyền hay Pháp trị?". Chúng tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận đầy hứa hẹn này: tuy nhiên cái tin ấy đã kích thích ký ức tôi: tôi hồi tưởng thời kỳ đã qua, xét xem khái niệm "pháp" đã đến với tâm trí tôi như thế nào? Đã biến chuyển như thế nào qua sự học tập của tôi ở cấp tiểu học, rồi trung học, rồi Đại học Luật khoa? Khái niệm này đã lớn mạnh ra sao do kinh nghiệm hoạt động của tôi trong mấy chục năm vừa qua? Đây quả thực là một cuộc "du ngoạn dĩ vãng" có thể mang lại những khám phá bất ngờ.

16/11/12

Thư của một người cha Việt Nam gửi cho thầy giáo của con mình: XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI!

Hồ Như Hiển
Kính thưa thầy...
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì có hàng trăm hàng nghìn kẻ khốn nạn hơn thao thao bất tuyệt trên các diễn đàn, trên các cuộc họp, trên các hội nghị rao rảng về đạo đức cho dân chúng... Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một chính trị gia ích kỉ, ta sẽ có nhan nhản những nhà lãnh đạo hại dân.

6/11/12

Kiến thức pháp luật: KIẾN NGHỊ CHẤN CHỈNH LẠI HOẠT ĐỘNG BẮT GIAM VÀ HỎI CUNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Nguồn: Ba Sàm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2012

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(Đề nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra)
Kính gửi: 
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
- QUỐC HỘI VIỆT NAM
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG
- THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÁC CẤP
- CÁC LUẬT SƯ VIỆT NAM

- CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

I/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Tôi là: Ngô Ngọc Trai
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: Điều 53. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước.

18/10/12

Bài thơ tớ thích: TỤNG KINH KHA

Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi
Đời lắng nghe đây trầm tư hồn bể dâu
Bàng bạc trường giang lạnh khói
Đìu hiu điệp khúc ly sầu
Đã mấy thời gian nằm u hoài sông Dịch
Tiễn kẻ một đi nguời kiếm khách Đông Châu
Ôi sông ngát dư linh ! trải bao đời có biết
Hào khí ai xưa giờ vang bóng nơi đâu

15/10/12

KẺ THÙ CỦA SÁNG TẠO

Nguồn: Tâm sáng
Những thông tin mà con người thường xuyên tiếp nhận tạo ra vô vàn lối mòn tư duy trong não. Những lối mòn tư duy này vừa là kinh nghiệm sống quý báu, vừa là chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo và cội nguồn của tính bảo thủ, giáo điều. Những ý tưởng sáng tạo độc đáo thường vượt quá tầm hiểu biết của số đông. Vì vậy, lúc đầu khi một ý tưởng mới lạ ra đời thường bị nhiều người phản bác, chống đối, nhiều trường hợp đã trở thành những bài học đắc giá của nhân loại. Việc bảo vệ cái mới luôn cần sự dũng cảm và kiên định, đặc biệt khi kẻ chống đối nắm quyền lực trong tay và sẵn sàng sử dụng nó để bảo vệ quan điểm của mình.

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI VÀ CÂU CHUYỆN VỀ TRIỀU ĐẠI HỒ QUÝ LY

Đã hơn một năm Thành nhà Hồ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại (27/6/2011).
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa cũng đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa tại chính Thành nhà Hồ. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị xung quanh nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly và Thành nhà Hồ cùng nhà văn Hoàng Quốc Hải.
- Là nhà văn duy nhất cho đến nay viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về triều đại nhà Lý và nhà Trần, cũng là người am hiểu rất sâu sắc lịch sử, theo nhà văn, vì sao triều đại của Hồ Quý Ly lại nhanh chóng sụp đổ ?

11/10/12

"CÁI RIÊNG" VÀ "CÁI CHUNG" TRONG CUỘC SỐNG

Hoành Sơn
Chúng ta được sinh ra và  sống cho chúng ta: cho cái riêng, sự riêng tư của mỗi cá nhân chúng ta.
Chúng ta cũng được giáo dục các lý tưởng cao đẹp để sống cho cái chung của xã hội, sống vì mọi người
Có ai không tin rằng mình là người sống cho “cái chung” và chẳng bao giờ sống vì mình, vì cá nhân hay “cái riêng” của bản thân mính ?

8/10/12

NGƯỜI VIỆT VÀ Ý THỨC CÔNG DÂN Ý THỨC XÃ HỘI

Nguồn: Blog Vương Trí Nhàn
Nhà văn Vương Trí Nhàn
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn

Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an
       Trải qua các đời dân ta  chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh mà không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than.
       Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị (1),  mà có lắm cuộc loạn ly,  nguyên nhân là ở đó.
      Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại.
     Không biết lợi dụng  những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ.
     Một là bảo thủ  mà không biết tiến thủ.
     Hai là dựa vào người mà không biết tự lập.
     Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc.
     Không trừ ba cái tệ đó  thì dù có vua hiền tướng  giỏi  cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi,  sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
 
(1)   xã tắc trong cảnh thái bình, có trên có dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy

                                                                                                                  Quốc dân độc bản
                                                                                  Tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn, 1907

7/10/12

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CẦN HỌC LÀ HỌC CÁCH HỌC

Nguồn: Tâm sáng

Điều gì quyết định hiệu quả học? Cách học của mỗi người có thể khác nhau, vì vậy trong quá trình học cần rút kinh nghiệm để từng bước điều chỉnh cách học của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng trong tự học là nhạy bén với những cái hay, cái tốt có thể giúp ít cho công việc và cuộc sống của mình. Cần nhớ là không phải tất cả những gì ghi trên sách báo đều đúng, cũng không phải tất cả những gì mà người có chức cao, quyền trọng hay những người được xem là uyên bác nói đều đúng. Vì vậy khi học cần luôn chú trọng tư duy phê phán cùng suy nghĩ sáng tạo.

5/10/12

VĂN HOÁ XẾP HÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Thế Sơn
Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.
Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.

DẠY CON BIẾT ĐỌC - DỄ MÀ VUI

Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
SGTT.VN - Như bất kỳ môn học nào khác, động lực – tức là nhu cầu muốn học của con – là yếu tố quan trọng nhất để con bạn bước vào thế giới của những con chữ. Do đó, bạn và thiên thần của mình không cần phải căng thẳng với những tập sách học vần hay ghép chữ khi con chưa đến lúc bắt đầu. Quan trọng hơn việc khuyến khích con mình tập đọc, bạn hãy giúp con thắp lên một ngọn lửa đam mê suốt đời đối với việc học hỏi nữa.

"KÍNH THƯA" CŨNG CẦN CÓ LUẬT!

Nguồn: Pháp luật
Đinh Văn Quế
Trong đời sống hằng ngày, “kính thưa” rất cần thiết trong giao tiếp, ứng xử, là một cách nói thể hiện lòng quý mến, kính trọng của người này đối với người khác, của cấp dưới đối với cấp trên, của trẻ em đối với người lớn, của người trẻ đối với người già...
Trong các hội nghị, lễ mít tinh, khai trương, khánh thành không thể không có “kính thưa”. Nó còn được dùng trong ngoại giao, nghi lễ... Tóm lại, “kính thưa” là một nét văn hóa lâu đời, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới nhưng “kính thưa” như thế nào để thể hiện có văn hóa lại là vần đề không đơn giản.

4/10/12

BỐN CÂU CHUYỆN "NGƯỢC ĐỜI" CỦA GIÁO DỤC MĨ

Nguồn: Giáo dục Việt Nam
Ngô Tự Lập
 
Trẻ em Mỹ "không cần" trường

"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

CÁI GIÁ CỦA SỰ HÈN NHÁT

Nguồn: Tâm sáng
Sự hèn nhát là biểu hiện thường thấy ở những người không dám thoát khỏi ‘vỏ ốc an toàn” để cho mình những mục tiêu cao trong cuộc sống. Vì vậy sự hèn nhát không thể song hành với thành công vượt trội. Thế nhưng kẻ hèn nhát luôn có đủ lý lẽ để ngụy biện cho hành động của mình, cho những thất bại của mình.

3/10/12

CON NGƯỜI TỰ DO

Nguồn: Thuỳ Linh
Nhà văn Thuỳ Linh
Mấy hôm nay nhiều người dồn sự chú ý về Hội nghị TW6. Vốn như thường lệ mọi sự là bí mật – sự bí mật liên quan đến những gì thiết thực nhất với 90 triệu người dân: tình hình kinh tế; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; chính sách về đất đai; đổi mới căn bản về giáo dục; phát triển khoa học-công nghệ; qui hoạch cán bộ…Nhưng vẫn là bí mật. Đành chịu.

2/10/12

CÔNG KHAI LÀ LINH HỒN CỦA CÔNG LÝ

Nam Hải Trường Sơn
Nguyên tắc tòa án mở (open courts) là một nền tảng chủ chốt của hệ thống tư pháp độc lập trong các xã hội dân chủ tự do và việc xét xử công khai (public trial) là hiến quyền tại nhiều nước phương Tây. Vào tòa quan sát việc xét xử cũng dễ dàng và đơn giản như vào thư viện công cộng đọc sách. Kiến nghị hay xin phép tham dự là chuyện thừa thãi không cần thiết, phí phạm thời gian và tài nguyên của tòa án cũng như của chính mình.

SỌC DƯA, KÌ NHÔNG

Nguyễn Quang Thân
(TT&VH) - Có con rắn được gọi là “sọc dưa” khoang đen liền với khoang trắng, gọi rắn đen cũng đúng mà rắn trắng cũng đúng. Có con “kỳ nhông” thoắt ẩn thoắt hiện, không chỉ “đen trắng” (B/W) mà 256 màu hoặc hàng triệu màu tùy theo nó đứng, nó nấp, nó chạy, nó ăn, nó làm tình, nó gãi đầu gãi tai ở chỗ nào, quanh nó sắc màu gì là nó biến ngay ra màu sắc đó.

Tất cả những tính cách biến hóa kỳ diệu ấy của loài vật đều theo quy luật Darwin là để tiến hóa và tự vệ. Những con vật đó thường yếu thế trước kẻ thù, hiền lành (kể cả con rắn), không làm hại ai. Chúng “sọc dưa”, “kỳ nhông” hay “sớm đầu tối đánh” đều cũng chỉ có một mục đích rất khiêm tốn mà cũng rất đáng thương là tự vệ, bảo toàn cái mạng mình để kiếm chút cháo qua ngày mà thôi.

1/10/12

CHỖ NGỒI CỦA LUẬT SƯ

Nguồn: Pháp luật
Lâu nay những người hoạt động trong các cơ quan tố tụng và giới luật sư cứ cãi nhau hoài về chỗ ngồi của luật sư trong các phiên tòa hình sự.
Bên “đấu tranh” cho luật sư được ngồi ngang bằng với kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa ra đủ các lý lẽ để chứng minh cho quan điểm của mình. Ngược lại, bên “bảo thủ” cũng có các lập luận để giữ nguyên như cũ (ghế của đại diện VKS ngang hàng với HĐXX, luật sư ngồi thấp hơn). Vậy thực chất của nó là gì, đâu là điều nên theo?

30/9/12

DẠY CON THEO TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Nguồn: Petrotimes
(Petrotimes) - Không ít gia đình từng cười ồ lên thích thú, thậm chí là hào hứng dạy trẻ đang độ tuổi tập nói những câu chửi bậy, nói láo.
Cũng không hiếm ông bố bà mẹ lại thấy thú vị khi khoe với bạn bè mình rằng “cậu ấm” hay “cô chiêu” nhà mình mới 12-13 tuổi đã ngấp nghé yêu đương. Và các vị phụ huynh thường chủ trương quán triệt với các con rằng: “Điều 1: Bố mẹ luôn đúng. Điều 2: Khi định cãi thì xem lại điều 1”… Đó hoàn toàn là những sai lầm.

21/9/12

Văn hóa nơi… pháp đình

Anh Huy
Thẩm phán quát nạt bị cáo, luật sư tranh luận như gây gổ, đương sự "tự xử" nhau bằng cách hành hung, chửi mắng nhau ngay sau phiên tòa, người nhà bị cáo "quậy tưng" vì không bằng lòng với bản án Tòa vừa phán quyết…
101 chuyện bi hài trong phòng xử
Dẫn chứng sống động tại buổi tọa đàm, các phóng viên đã đưa ra thực tế nhiều phiên xử đã xảy ra những chuyện oái oăm như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên nạt nộ trấn áp, có trường hợp còn xưng "mày tao mi tớ" với bị cáo.
Từng có trường hợp sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát đọc phần luận tội, một bị cáo không nắm được trình tự phiên tòa nên xin được phát biểu. Hội đồng xét xử chưa kịp giải thích thì vị đại diện Viện Kiểm sát đã lớn tiếng quát bị cáo: "Câm mồm"… Đó là phiên tòa hình sự, còn ở phiên tòa dân sự, lắm lúc tòa cũng xuề xòa đôi co với đương sự, làm mất tính trang nghiêm của chốn pháp đình.
Một tình huống khá khôi hài mà một đồng nghiệp từng chứng kiến tại một phiên xử TAND cấp tỉnh, chủ tọa phiên tòa gắt lên với đương sự: "Trời ơi, anh đợi tui nói xong rồi hãy nói. Tui đang nói mà anh cứ nhảy vô họng tui hoài, làm sao tui nói được!". Đương sự "độp" lại: "Vậy chớ sao tui nói tòa cũng nhảy vô họng tui vậy. Sao tòa nhảy vô họng tui được mà tui nhảy vô họng tòa không được?". Thẩm phán bèn trả lời: "Cái đó không phải là nhảy vô họng anh, tại anh lan man nhiều quá nên tui cắt. Để anh nói vậy, biết chừng nào xử mới xong"...
Kiểm sát viên (đứng) đang luận tội tại một phiên tòa xét xử lưu động.
Nhiều phiên xử để khống chế thời gian bào chữa của luật sư, Chủ tọa phiên tòa không nhắc khéo mà chặn ngang: "Luật sư dừng lại đi, nói gì mà lắm thế. Xét xử ra sao đã có viện, có tòa lo rồi".  Không ít lần công tố viên và luật sư vì hăng say bảo vệ quan điểm của mình mà dùng những lời lẽ mạt sát, thiếu tôn trọng lẫn nhau. Bất chấp nội quy phiên tòa yêu cầu tất cả những người tham dự tắt máy ĐTDĐ, thế nhưng không ít lần chuông điện thoại vang lên những khúc nhạc vui bắt đầu từ phía… dãy bàn cao nhất trong phòng xử án.
Chuyện HĐXX đập bàn, lớn tiếng mắng nhiếc, quát nạt bị cáo là "quân lừa đảo", thậm chí cắt ngang hay bảo các bị cáo "câm ngay!" thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Mới đây, tại phiên tòa phúc thẩm TAND Tối cao, khi bị cáo đang nói lời sau cùng, không biết vì còn phải xét xử 4 vụ án tiếp theo nữa hay sao mà vị thẩm phán tỏ vẻ khó chịu ra mặt khi bị cáo dài dòng xin lỗi gia đình bị hại và gia đình mình. Rồi như không thể "chịu đựng" hơn nữa, vị thẩm phán đã nạt ngang: "Bị cáo xin giảm nhẹ chứ gì? Sao nãy giờ lôi thôi, dài dòng quá vậy?".
Một chuyện mà nhóm phóng viên pháp đình cứ nhắc mãi. Số là vị thẩm phán xét hỏi thường hay mắng bị cáo: "Bị cáo có tâm thần hay không mà khai vậy?". Rồi đến một ngày, ông gặp một bị cáo "điên" thật khi hỏi gì anh ta cũng chỉ nhăn răng cười (anh ta từng điều trị tâm thần nhiều năm trước khi đưa ra xét xử). Gương mặt ông thể hiện sự bất mãn, nhưng lần này không thấy ông mắng bị cáo "điên" nữa.
Điều thường xuyên xảy ra nhất chính là việc Hội đồng xét xử thiếu tôn trọng người dân khi tự cho phép khai mạc phiên tòa hoặc tuyên án trễ hàng giờ, thậm chí hoãn phiên xử mà không cần báo lại cho đương sự, người liên quan trong vụ án.
Hội đồng xét xử giữ vai trò quyết định
Tại buổi tọa đàm "Văn hóa pháp đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do TAND quận 5, TP HCM tổ chức ngày 16/9  các đại biểu đều có chung nhận định, trong phạm vi phòng xử thì vai trò của HĐXX rất lớn, tác động trực tiếp đến hành vi ứng xử của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng.
Ông Trần Vi Hải, Phó Viện trưởng VKSND quận 5 cho rằng, trong phiên tòa xét xử các vụ án, không thể chấp nhận những câu thẩm vấn, những lý lẽ tranh tụng xúc phạm đến nhân cách con người. Về phần xét hỏi tại phiên tòa, theo ông Hải, làm rõ chứng cứ buộc tội là trách nhiệm của kiểm sát viên. Làm rõ chứng cứ gỡ tội là trách nhiệm của luật sư. HĐXX có nhiệm vụ đưa ra phán quyết cuối cùng nên chỉ cần hỏi thêm về những tình tiết chưa rõ. Nếu HĐXX sa đà vào việc xét hỏi thì không thể làm tốt được vai trò của người Chủ tọa. Chưa kể, việc này sẽ khiến phiên tòa trở thành phiên tòa buộc tội, không phải là phiên tòa tranh tụng mà chúng ta đang hướng tới.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, Kiểm sát viên Nguyễn Hồng Sơn (Trưởng phòng Kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm VKSND TP HCM) cho rằng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử như phòng xử án, bàn ghế, trang thiết bị… cũng thể hiện văn hóa. Phòng xử hẹp, nóng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tính cách của những người tham gia phiên tòa hay micro không tốt cũng làm cho việc xét hỏi và trả lời không đạt chất lượng, gây phản ứng không tốt.
Cùng quan điểm với ông Sơn, ông Nguyễn Văn Tùng, kiểm sát viên, VKSND Tối cao cho rằng, trong quá trình xét hỏi những người tiến hành tố tụng phải chú ý lắng nghe, giọng điệu hỏi phải đúng mực, không nhẹ nhàng, không mạnh mẽ quá. Đặc biệt là trong quá trình đối đáp với luật sư, kiểm sát viên phải thực sự bình tĩnh, có thái độ đúng mực, không nổi nóng, mất bình tỉnh. Bên cạnh đó, ánh mắt, cử chỉ, ngôn từ trong tranh luận với luật sư, bị cáo nên chọn lọc kỹ, các viện dẫn pháp lý phải đảm bảo chính xác. Trong quá trình xét xử, kiểm sát viên nên tập trung lắng nghe để tranh luận lại đầy đủ nhằm tạo sức thuyết phục cao.
Nói thêm về văn hóa tranh tụng, luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng, mục đích cuối cùng của tranh tụng là nâng cao chất lượng xét xử, tuy nhiên tại tòa án, thẩm phán, kiểm sát viên làm việc nhân danh Nhà nước thì luật sư chỉ làm việc với tư cách cá nhân. Luật sư không có sức mạnh quyền lực mà chỉ biết dựa trên những luận lý để bảo vệ thân chủ nên thật sự không muốn làm mất lòng tòa, viện. Nhưng để tìm ra sự thật của vụ án, luật sư và kiểm sát viên phải tranh luận trên cơ sở pháp lý, trên tình tiết của vụ án, biết tôn trọng, lắng nghe nhau.
Nói về việc nhìn nhận vai trò, vị trí của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương (Đại học Luật TP HCM) nhận xét nếu những người tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên tự cho mình có quyền quá cao so với nhiệm vụ thì dễ dẫn đến những biểu hiện thái quá. Khi ấy, họ dễ trở thành người thiếu văn hóa.
Tiến sĩ Phương cho rằng, ngoài việc tự xác định đúng vị trí và quyền lực, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, khả năng ứng xử có văn hóa nơi chốn pháp đình của mỗi người có vai trò quan trọng. Nhìn nhận thêm về vai trò của thẩm phán và HĐXX, theo luật sư Nguyễn Đức, HĐXX phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, thái độ ứng xử điềm đạm nhưng cương quyết, nghiêm khắc.
Thẩm phán Lê Thị Minh Loan (TAND quận 5) nhìn nhận vai trò của thẩm phán, để có cách ứng xử đúng, người thẩm phán ngoài tác phong, còn phải có trình độ chuyên môn tốt, khả năng giao tiếp, khéo léo kết hợp vận dụng giải thích pháp luật để thuyết phục đương sự, ứng xử khi thẩm vấn, thái độ phản ứng, văn phong bản án, cách tuyên đọc bản án và các hoạt động của những người có trách nhiệm trước và sau phiên tòa. Bên cạnh đó, trang phục của những người tiến hành tố tụng cũng rất quan trọng.
Chánh án TAND quận 5, ông Trần Ba, cho rằng "Văn hóa pháp đình" là một đề tài rất rộng có nhiều người tìm hiểu và đề cập đến nhiều góc độ khác nhau. Buổi tọa đàm này nhằm tập hợp những ý kiến đóng góp của các đại biểu, để từ đó có những định hướng cụ thể trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện "Văn hóa pháp đình" trong các đơn vị phục vụ công tác xét xử, đồng thời góp phần thực hiện cuộc cải cách theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ/TW của Bộ Chính trị.
Cũng tại buổi tọa đàm này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương có ý kiến đề xuất các cơ quan chức năng nên nghiên cứu đề tài này ở cấp Bộ, để có thể giải quyết rốt ráo vấn đề văn hóa pháp đình, tạo tính uy nghiêm của pháp luật
Anh Huy

19/8/12

LUẬT PHÁP NƯỚC MÌNH KHÔNG NGHIÊM

Hồ Như Hiển
Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch tập đoàn Vinashin có công làm cho mỗi người dân Việt Nam, sau một đêm tỉnh dậy mất 1triệu đồng. Giữa lúc người dân đang khốn khó, vật vã để kiếm kế sinh nhai thì việc mất thêm khoản tiền nho nhỏ đó chỉ làm cho đồng bào thêm gắn kết, đùm bọc nhau hơn. Tâm lí thường tình, cùng cảnh ngộ thì càng đồng cảm. Chính sách đại đoàn kết toàn dân được phát huy cao độ. Ông ấy bị xử những 20 năm tù.

16/8/12

BÀNG QUANG THẬN

Hồ Như Hiển
Đận này mọi người thấy em chơi hai con di động. Nhiều người nghĩ, thằng này chắc ăn nên làm ra.
Chớ thấy bụng to tưởng có chửa.
Chả là tình hình kinh tế gia đình em suy giảm nghiêm trọng, nên em phải tính bài tiết kiệm. Em “tự phê” trước cho vợ noi theo. Hai súng, ba sim để hưởng chương trình khuyến mãi. Máy xấu, đạn nhiều em để giao lưu với bồ. Súng đẹp, tài khoản lẻo khẻo em dùng nhắn tin và gọi cho bà xã (khi yêu nói điện thoại hàng tiếng đồng hồ không biết chán, lấy nhau về vài câu đã thấy... ngán!). Với vợ, em yêu cầu nàng quyết liệt thực hiện phương châm tính đúng tính đủ tính sát, tăng xin giảm mua tích cực cầm nhầm trong mọi hoạt động chợ búa, may mặc, son phấn... Tức là thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Vừa giảm cân, eo ót, khúc nào ra khúc đấy như cái thủa đương thì lại vừa giảm chi tiêu ngân sách gia đình. Nhất cử... đại tiện.

9/8/12

SINH VIÊN - BẠN NGHĨ GÌ?

Nguồn: Bauxite Việt Nam
Nguyễn Thị Từ Huy
Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa: Để lảng tránh giải thích cho bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn: “Cái nước mình nó thế, đừng có hỏi!”?
Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?

8/8/12

CON NGƯỜI TỰ DO LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA GIÁO DỤC

- "Với họ, con người tự do và trách nhiệm công dân là đích đến của giáo dục" - Còn đích đến nền giáo dục của mình là con người công cụ ? - Hồ Như Hiển
----------
(Bản nguyên bài trả lời phóng viên Lê Ngọc Sơn, báo sinh viên Việt Nam. Tòa soạn đã biên tập lại và xuất bản dưới tên: Hãy bồi đắp cho tâm hồn phì nhiêu, số ra ngày 6/8/2012).
Giáp Văn Dương
Ở Việt Nam, nay người trẻ không chỉ đối diện với khủng hoảng kinh tế, mà còn đối mặt với một cuộc khủng hoảng các giá trị, khủng hoảng niềm tin, văn hoá...  Anh có cùng nhận định không? Và nếu có, thì cảm nhận của anh thế nào?

Đúng là đang có một cuộc khủng hoảng giá trị, không phải chỉ ở những người trẻ, mà ở cả những người già, tức là ở qui mô toàn xã hội. Cảm nhận chủ quan là ai cũng cảm thấy bất an như đang ở trong trạng thái sắp chuyển pha. Nhưng tương lai sẽ ra sao thì lại không đoán định được chính xác. Cho đến nay, vẫn không có nghiên cứu, hoặc dự báo khả tín nào về vấn đề này cả.

4/8/12

"SỰ BIẾN THÁI ĐÁNG SỢ CỦA NGÔN NGỮ" - MỘT BÀI VIẾT THIẾU THUYẾT PHỤC

tienglong
Nguồn ảnh: Nguyễn Trọng Tạo blog
Hồ Như Hiển
1. Trong khi tác giả phê phán các người khác làm hỏng tiếng Việt thì chính tác giả lại mắc những lỗi sơ đẳng khi hành văn:
Sai lỗi chính tả:
Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sâu sa tạo ra sự biến thái đáng ngại của ngôn ngữ.”. Lẽ ra phải là “sâu xa”.
“...đại từ nhân xưng đa dạng của tiếng Việt có đầy đủ các thang bậc từ ông bà bố mẹ, cô gì, chú bác...”.  Đúng ra phải là “cô dì, chú bác”.

1/8/12

DO TÍNH TÒ MÒ KHÔNG VỊ LỢI MỚI CÓ VĂN MINH

Lâm Ngữ Đường

(Nguyễn Hiến Lê dịch)

Loài người mới thực sự bắt đầu văn minh từ khi biết đi hai chân; và hai tay nhờ vậy được rảnh rang để cầm vật nọ vật kia lên mà ngắm nghía, nhận xét. Một phần lớn nhờ tính tò mò đó mà loài người hoá ra tôn nghiêm. Truy cầu tri thức, bất quá chỉ là một trò chơi; các nhà khoa học, các nhà phát minh đều là tìm tòi để chơi, chứ không phải vì lợi. Các y sĩ tài năng thường thích nghiên cứu vi trùng hơn là tìm hiểu bệnh nhân; các nhà thiên văn rán ghi những vận chuyển của một ngôi sao cách ta cả trăm triệu cây số, mà ngôi sao đó có ảnh hưởng trực tiếp gì đến nhân sinh đâu? Hầu hết các động vật - nhất là khi còn nhỏ - đều có bản năng du hí; nhưng chỉ ở loài người tánh tò mò không vị lợi mới phát triển đến mức tuyệt cao.
Chính vì lẽ đó mà tôi oán ghét các nhân viên kiểm tra, các cơ quan, các chính thể tìm cách kiểm tra tư tưởng con người.
Nếu tư tưởng tự do là hoạt động cao quí nhất của trí tuệ thì áp chế tư tưởng là hành động bỉ lậu nhất. Euripide định nghĩa nô lệ là người mất tự do tư tưởng hoặc mất tự do phát biểu ý kiến.

28/7/12

VIẾT SAU NGÀY 27/7

Hồ Như Hiển
Nguồn ảnh: Blog Mai Thanh Hải
Các anh đã ngã xuống, để làm nên những nghĩa trang mênh mông là nơi kiếm kế sinh nhai của những bà mẹ địa phương run rẩy chào bán từng thẻ hương, từng xấp giấy tiền cho những cô chân dài, những nàng váy ngắn, những thằng bụng phệ đến viếng các anh. Nơi các anh yên nghỉ, hàng ngày vẫn có những em bé tóc râu ngô, mặt cháy xám, chân trần quần rách nài nỉ những mặt bóng nhẫy, những răng khin khít mua mấy chiếc đĩa bài ca Trường Sơn giá hai nghìn, ba nghìn nước bạn Tàu sản xuất.

11/7/12

BIỂN CHƯA YÊN, ĐẤT LIỀN CHƯA VƠI NƯỚC MẮT

Nguồn: Lao động.com

Ngày 7/7, tin dữ dội về xóm chài Bình Bửu, Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam: Ngư dân Vũ Ngọc Uẩn đã bỏ mạng vì bị lật thúng giữa đêm câu mực...

 
Biển chưa yên, đất liền chưa vơi nước mắtĐàn bà, trẻ con vùng biển Lý Sơn cũng bị Trung Quốc niêm yết danh tính, ảnh ngoài đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Hải
Cái chết của ông Uẩn, cộng với sự kiện ngư dân Bình Định bị tàu lạ đâm chìm, chết người mới đây làm ngư dân thêm hoang mang, nghi ngại. Vợ con của những người tử nạn trên biển đang phải đối đầu với bao khốn khó bần hàn...

8/7/12

LIÊN HỢP QUỐC CHÍNH THỨC COI VIỆC TỰ DO TRUY CẬP INTERNET LÀ MỘT QUYỀN CƠ BẢN CỦA NHÂN LOẠI

Nguồn: GenK
Quang Khải
Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.



7/7/12

NGUỴ BIỆN CHỒNG LÊN NGUỴ BIỆN

Vua Nguyen
Nguồn: Người lót gạch
Tôi đi công tác ở Trường Sa 16 ngày về, lạc hậu thông tin vô cùng. Nhưng một trong những tin tức cập nhật đầu tiên khi chuẩn bị về đến đất liền là “những lời kêu gọi xuống đường “tuần hành” (hoặc cái gọi là “biểu tình”) phản đối Trung Quốc. Mục đích chính của cuộc kêu gọi lần này thoạt nghe có vẻ rất hay: phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc đối với biển Đông bằng việc mời thầu các lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của chúng ta và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua.
Nhiều thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc
Nhiều thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc

3/7/12

TINH THẦN TẬP THỂ

Còn nhiều điều ta được tuyên truyền rằng phương Tây xấu xa như: trong gia đình mỗi người có phòng riêng, bố mẹ không được phép đánh con cái, người già sống ở viện dưỡng lão, không có ngày nhà giáo để học sinh "có dịp" thể hiện lòng "biết  ơn" thầy cô... nhưng thực ra đấy lại là những điều văn minh của loài người mà ta đang xách dép đi học họ - Hồ Như Hiển
--------------------------
Nguồn: VOA
Nguyễn Hưng Quốc

Nhiều người Việt Nam hay chê người Tây phương là ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, sống ở Tây phương lâu, hầu như ai cũng biết, về nhiều phương diện, người Tây phương có tinh thần tập thể cao hơn hẳn người Đông phương, kể cả người Việt Nam.

2/7/12

MỘT NGƯỜI CHA LÍ TƯỞNG???

Nguồn: Góc nhìn Alan
TS Alan Phan
Ngàn xưa, người ta đã hiểu, “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ngày nay, các bậc phụ mẫu của dân hay ngạc nhiên khi con cái và thần dân của mình ích kỷ, lười biếng, tham lam và lừa lọc nhiều quá. Có lẽ suốt ngày họ rao giảng, truyền đạo liên miên nên không có thì giờ nhìn lại “hành động” của mình? 
Chị Kim Yến của báo Saigon Tiếp Thị nhờ tôi viết một bài về “Người Cha Lý Tưởng” nhân ngày Fathers’ Day của Mỹ.
Tôi công nhận là tôi có 2 khả năng và kinh nghiệm hơn nhiều người: một là kiếm tiền và mất tiền một cách lương thiện và hai là chém gió giúp vui cho đời qua các bài viết trên blog khi không ngủ được. Tôi không hiểu tại sao các mạng truyền thông lại muốn nghe tôi nói về những đề tài mà tôi rất dở và thua nhiều hơn thắng: về mẫu người tình lý tưởng, về người chồng hay vợ lý tưởng, về người cha hay con lý tưởng, về người thầy hay trò lý tưởng…

1/7/12

NÓI VỀ DÂN CHỦ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI

Nguồn: BBC
Phạm Quỳnh Hương
Có nhiều người nói đến đảng phái, hệ thống chính trị, hay luật pháp. Lại có nhiều người nói đến tự do ngôn luận, báo chí, kể cả internet, và blogger.
Nhưng có lẽ chúng ta đã bỏ qua nhiều cái. Những điều nhỏ nhặt trong đời sống của chúng ta: cảnh sát giao thông thu mãi lộ, bác sĩ thu phong bì, giáo viên ép học thêm, nông dân mất đất, công nhân đòi quyền lợi, người dân trong các khu đô thị đấu tranh vì các thứ lệ phí. Nhiều, nhiều lắm!

30/6/12

BÌNH YÊN

Hồ Như Hiển
Cơn bão số ba đã đi vào địa phận Ma Cao - Trung Quốc và tan dần. Sau bão, vùng ảnh hưởng thường có mưa. Vậy mà trời vẫn oi nồng.
Nhà mình sân rộng, vườn rộng. Bố mình hưu, sinh hoạt đảng nơi cư trú, tham gia hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi nên họp hành, liên hoan toàn tổ chức ở nhà mình.
Chiều nay hội cựu chiến binh họp sơ kết sáu tháng đầu năm.

29/6/12

LẠI BÀN VỀ ĐẶC TÍNH DÂN TỘC VIỆT NAM (*)

Ở thời "thổ tả", thời đại "đồ đểu"... này, những đặc tính tiêu cực của dân tộc ta lại càng có dịp phát huy, phát triển, phát động... - Hồ Như Hiển.
--------------
Nguồn: Bách Việt
(*)Tiêu đề của chủ blogBachViet -trích đăng lại nội dung bài viết có tiêu đề "Vì bản chất dân tộc Việt?" của tác gỉa Lữ Giang (Lugiangblog ngày 21/91/2912). Có thể còn nhiều điều để bàn luận, song nhìn chung bài viết cho ta  những nhận xét khá thú vị trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm sống của bản thân tác giả với một vài tài liệu nghiên cứu nước ngoài . Tuy nội  dung bài viết chủ yếu đề cập về cộng đồng người Việt định cư tại Hoa kỳ nhưng thấy cũng bổ ích đối với  cộng đồng người Việt Nam nói chung để tham khảo, đúng như ý định của tác giả ở phần mở đầu bài viết:                                                  "Nhân ngày đầu năm, chúng ta thử xem bản chất thực sự của người Việt như thế nào theo những cách nhìn khác nhau, để từ đó loại bỏ cái xấu và xây đắp những cái tốt, đưa dân tộc đi lên".

NGƯỜI MỸ NHẬN XẾT VỀ NGƯỜI VIỆT

28/6/12

TẠI SAO CẦN HỌC TIẾNG VIỆT?

Nguồn: VOA
Nguyễn Hưng Quốc
Để duy trì tiếng Việt ở hải ngoại, một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời là: Tại sao trẻ em Việt Nam cần học tiếng Việt?
Câu hỏi ấy không những chỉ nảy sinh ra từ các em học sinh mà còn từ chính các bậc phụ huynh, tức những người thuộc thế hệ thứ nhất, sinh ở Việt Nam và chỉ ra sống ở nước ngoài khi đã trưởng thành hẳn.
Trẻ em (ví dụ trẻ em ở Úc/Mỹ) thường lý luận: Con sinh ở Úc/Mỹ, con sẽ sống suốt đời ở Úc/Mỹ. Ngôn ngữ thứ nhất của con là tiếng Anh. Mà tiếng Anh lại là ngôn ngữ quốc tế; ở đâu cũng sử dụng được. Con đâu cần phải học thêm tiếng Việt làm gì nữa?

27/6/12

TRẺ EM- SÁCH VÀ NHÂN TÍNH

Bích Nga
Khi bắt đầu có cháu, được làm bà, tôi mới thấy mình yêu các cháu như thế nào. Và cũng mong muốn những đứa cháu của mình nên người, nhân hậu, hiếu nghĩa và thành đạt.
             Tôi hay vào hiệu sách tìm mua các sách , chủ yếu là truyện tranh cho các cháu. Khi cháu còn bé tí, chưa đầy năm thì tìm sách có các hình con vật, bông hoa, …Khi cháu biết nói thì nhu cầu tiếp xúc với sách tranh lại nhiều hơn, các cháu đã thể hiện sự thích thú, nên tôi cố gắng lựa những cuốn sách hay và hợp với các lứa tuổi của các cháu như sách có các chữ cái, chữ số, hình vuông, hình tròn, màu vàng, màu xanh...và các truyện kể đơn giản cho trẻ.

3/6/12

CÓ NÊN BỎ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT?

Hồ Như Hiển
Hai bợm nhậu ngồi với nhau, sau vài vòng, rượu  còn nửa chai. Bợm thứ nhất than vãn: mới có tí chút mà đã đi tong nửa rồi, từ từ có hết mày ơi. Bợm thứ hai lạc quan hơn: còn những nửa chai, lo gì.
Chúng ta nên nhìn nhận về kì thi tốt nghiệp theo cách của bợm thứ hai.

28/5/12

"GIỜI" CHO ANH ĐIỂM TỰA, ANH VẪN KHÔNG THÈM... DỰA

Hồ Như Hiển
Đọc báo thấy đưa tin về con trai bí thư tỉnh Hải Dương, mình phục anh ấy quá. Đúng quy luật cụ Khổng bên Tàu bảo hơn nghìn năm trước, mới hơn ba mươi cái xuân xanh một tị, anh ấy đã là trưởng một phòng của Sở LĐTB và XH tỉnh Hải Dương. Không chỉ có vậy, anh ấy còn có khu nhà vườn trị giá hàng tỉ đồng. Đúng là tài không đợi tuổi. 

14/5/12

TÍN TANG

Hồ Như Hiển
Còn hơn cả thú dữ say mồi, bên này bức tường ngăn giữa nhà văn hoá và nghĩa trang liệt sĩ, mấy người đàn ông được trang bị dùi cui, gậy gỗ lao vào lôi xềnh xệch một người phụ nữ tay không. Hai người đã bẻ quặt tay chị phía sau thế mà một kẻ khác còn đá vào bụng chị bằng một cú có nghề. Bên kia bờ tường, khoảng chục người đàn ông lăm lăm, vung vẩy gậy gỗ, chực nhao qua bức tường như một bầy cá sấu đang há những chiếc răng nhọn hoắt sẵn sàng lao vào cấu xé con mồi xấu số. Còn sự bỉ ổi, tàn bạo nào hơn thế nữa?  

12/5/12

MUA DANH BA VẠN, BÁN DANH MỘT... HÀO

Hồ Như Hiển
Đọc tin ông phó Hào báo cáo về cuộc cưỡng chế đất Văn Giang, mình tin ông ấy nói thật, thật hơn đếm.
Chả gì ông ấy cũng thuộc hạng song gia mà người đời luôn kính trọng: nhà thơ và nhà giáo.
Về khoản thơ, ông phó Hào có bài thơ cho thiếu nhi được đưa vào SGK tập đọc lớp 3. Người làm thơ cho trẻ em bao giờ cũng hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện. Còn khoản giáo, nhất là nhà giáo thuộc lớp người nay đã “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” thường  rất mực thước, chỉn chu trong từng nhời ăn tiếng nói, trong hành động trong cử chỉ, dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

30/4/12

37 NĂM - CHO AI? VÌ AI?

Hồ Như Hiển
Hôm nay, 37 năm ngày thống nhất đất nước, đường phố, công sở giăng đầy biểu ngữ "Tinh thần ngày chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt".
37 năm ngày thống nhất đất nước, đài báo ra rả "Giải phóng miền Nam".
37 năm ngày chiến thắng, đất nước tôi có những nhà lãnh đạo, có đội ngũ quan chức tuyệt vời: Vì tương lai con em chúng ta kệ cha con em chúng nó; trình độ có hạn thủ đoạn vô biên; dám làm mà không dám nhận, lí luận thiển cận, ngộ nhận vớ vẩn; ăn bẩn sống lâu, ăn cứt trâu thì bất tử.
37 năm ngày giải phóng miền Nam, nền giáo dục của đất nước tôi: mệt mỏi vì học giỏi, điên dại vì đại học; ngôn từ bất lực, bạo lực lên ngôi.

21/4/12

LẬT NGƯỢC NEURON

Có câu chuyện về một vị giáo sư đại học ở Oxford (Anh) như sau: Một hôm khi ông đang trầm tư trong làn nước mát tại bãi tắm Parson’s Pleasure – bãi tắm “Adam Eva” trên con sông Cherwell, thì một nhóm sinh viên chèo thuyền ngang qua. Nhanh chóng, vị giáo sư lấy khăn tắm chụp kín quanh mặt mình, thay vì che quanh mông. Bài học rút ra: “Súng ống” thì vị nam giáo sư nào cũng có, nhưng gương mặt thì mỗi người chỉ có một. Che cái đáng che!
Cuộc sống “tiến hóa” nhờ rất nhiều vào những lần đảo chiều của các suy nghĩ và hành động:

20/4/12

TƯ DUY NGƯỢC DÒNG

Nguồn: Đi học.vn
Giám đốc cửa hàng thời trang bất cẩn để mẩu thuốc lá rơi xuống làm cháy một lỗ nhỏ trên chiếc váy đắt tiền, thế là chẳng ai thèm nhòm ngó tới nữa tuy đấy là mẫu váy đang khá thịnh hành.
Ảnh minh họa.
Nếu theo cách làm thông thường, ông sẽ cho mời một chuyên gia khâu vá điêu luyện đến vá lại lỗ thủng đó nhằm qua mặt khách hàng. Nhưng lần này vị giám đốc đã quyết định làm ngược lại, tiếp tục chọc thêm nhiều lỗ thủng khác xung quanh lỗ thủng ban đầu, không quên trang trí vào đấy những đường viền tỉ mỉ đẹp mắt. Sau khi hoàn tất, ông đặt cho nó cái tên khá kêu “Váy đuôi phượng”. “Váy đuôi phượng” vừa ra đời đã bán đắt như tôm tươi.

19/4/12

SỰ KHỐN CÙNG CỦA TƯ DUY GIÁO DỤC

Mạc Văn Trang
Tôi giật mình khi nhìn thấy bài: “Teen Chu Văn An bỡ ngỡ với việc lắp camera... toàn trường”. Bài viết này chắc là do một học sinh thực hiện, có đoạn: “Gần đây, teen THPT Chu Văn An (Hà Nội) đang xôn xao về việc lắp hệ thống camera theo dõi ở khắp mọi nơi trong trường. Việc lắp camera trong trường học không phải là vấn đề quá mới mẻ với học sinh và các bậc phụ huynh. Điển hình là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm lắp một số camera tại các hội đồng thi trong các kì thi Quốc gia. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có thể áp dụng công nghệ này, bởi chi phí của nó quá lớn. Còn với trường THPT Chu Văn An, hệ thống này được hoàn tất lắp đặt cách đây một tháng nhưng mới được đưa vào sử dụng vào đầu tháng 4 này.

10/4/12

PHẠT TRẺ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Nguồn: Xã luận
Nhật Minh
Trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ, trẻ sẽ hình thành tính cách riêng khiến cha mẹ khó có thể quản lý được. Do vậy, ngoài lời khen ngợi lúc trẻ ngoan thì khi trẻ mắc lỗi cũng không thể thiếu được những hình phạt đúng mức.
Ảnh minh họa
Ảnh minh hoạ
Nhưng cách phạt thế nào giúp trẻ biết suy nghĩ để lần sau không mắc sai lầm tương tự, không ảnh hưởng đến tự trọng của trẻ là cả một vấn đề. Dưới đây là một số cách phạt trẻ cha mẹ có thể tham khảo áp dụng:

9/4/12

NGHĨ NGƯỢC

Nguồn: Việt báo
TT - Minh, bạn tôi, được coi là một người thành đạt ngay từ thời SV, vừa ra trường đã tự mình xin được chỗ làm ở một công ty PR (quan hệ công chúng) được đánh giá là có cơ hội thăng tiến. Bạn bè nhìn vào đó đều thán phục vì tinh thần tự thân, tự lập của Minh. Ai cũng công nhận Minh có khả năng sáng tạo, tự học.
Nhiều SV tỏ ra mệt mỏi với cách giảng dạy, truyền thụ kiến thức của giảng viên. Cách học đối phó, cách trả bài đầy tính khuôn mẫu, lên lớp thầy nói cứ nói, trò ghi cứ ghi... Bản thân Minh cũng bảo chính cách dạy và học ấy mà câu nói “đại học là tự học” càng có ý nghĩa. Quả thật Minh đã chứng minh được là mình có khả năng tự học tốt.

6/4/12

ĐÀM ĐẠO CHUYỆN GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC

Dưới đây là một bài trả lời phỏng vấn do phóng viên Lê Ngọc Sơn của báo Sinh viên Việt Nam thực hiện. Cuộc trao đổi xoay quanh chuyện giảng dạy, thế nào là một giảng viên tốt, thế nào là một đại học tốt, v.v. Toàn những vấn đề lớn. Tôi (GS Nguyễn Văn Tuấn - Hồ Như Hiển) dĩ nhiên chỉ phát biểu vài ý kiến cá nhân thôi. Bài đã đăng trên báo giấy mấy ngày qua, và sẽ đăng trên mạng, nhưng tôi gửi lên đây những trao đổi chính để các bạn mua vui cũng được một vài trống canh.
Hệ miễn dịch của đại học
SVVN: Thưa GS, là người giảng dạy ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngoài chuyện vinh quang, GS thấy sự “khắc nghiệt” của nghề giảng ở nước ngoài như thế nào? 
NVT: Khắc nghiệt thì tôi không chắc, nhưng áp lực thì chắc chắn có. Áp lực để có một bài giảng tốt, đem lại nhiều thông tin mới hoặc có ích cho học viên. Áp lực để trình bày bài giảng một cách trôi chảy, từ cấu trúc nội dung đến phong cách và môi trường chung quanh. Cá nhân tôi lúc nào cũng cố gắng có cái gì mới trong một bài giảng. Cùng là một bài giảng về một chủ đề ở hai nơi, tôi lúc nào cũng có thêm vài điểm khác biệt giữa 2 nơi. Lúc nào tôi cũng cố gắng có cái gì mới trong bài giảng. Đã nhận lời giảng thì phải có cái gì mới để nói; còn không có thì không nhận lời. Những chuẩn mực đó do tôi tự đặt ra và có thể nói là mình tự mình làm khổ mình. Nhưng tôi quan tâm đến học viên hơn là quan tâm đến cá nhân tôi. Tôi biết nhiều người khác cũng như thế, tức là đặt ra những chuẩn mực để vươn tới trong việc truyền đạt kiến thức.

5/4/12

NHỮNG NGƯỜI XUẤT CHÚNG

TS Phạm Duy Nghĩa 
Nguồn: Doanh Tri
Người tài chắc phải là những người xuất chúng. Mỗi phát kiến lớn nhỏ của họ góp phần làm cho cuộc đời này thêm hạnh phúc. Tìm ở đâu ra những người quý hiếm ấy?
Hàng năm, thế giới 7 tỷ người này góp thêm 1,75 triệu đơn xin cấp sáng chế, tức là những phát kiến kỹ thuật có tính mới so với toàn cầu. Như vậy, trung bình cứ một phút trôi qua trên thế giới này đã có thêm hơn 3 đơn xin cấp sáng chế. Trong khi đó, ở nước ta cả một ngày trôi qua chưa có tới 1 đơn, năm 2010 chỉ có 306 đơn xin cấp sáng chế của người Việt Nam được yêu cầu bảo hộ.
Từ số lượng các sáng chế, các công trình khoa học, tới các giải thưởng danh giá trên thế giới này, người Việt Nam vốn tự hào là một dân tộc thông minh chẳng thiếu anh tài, song đóng góp của dân tộc chúng ta vào kho tàng các phát minh trên thế giới quả là còn rất nhỏ nhoi.

VIỆT NAM YÊU DẤU