Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

23/12/11

SỰ PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ KHÔNG THỂ THIẾU CỦA NÓ

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA, Bangkok
Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau
clip_image001
Người dân oan khiếu nại đất đai tố cáo tham nhũng. RFA file
Phản biện nhân tố của phát triển
Với tính chất đánh giá, lập luận, đóng góp những điểm tích cực và hạn chế, cũng như đưa ra nhiều quan điểm, khía cạnh sự kiện; phản biện hoàn toàn là một quá trình và nhân tố cần thiết để có thể cung cấp một cái nhìn đa chiều, một sự hiểu biết sâu rộng, thấu đáo và đóng một vai trò cảnh báo trước những hậu quả nếu có.
Tuy nhiên, từ “phản” đi kèm dễ làm phản biện bị hiểu nhầm là phản bác, phủ nhận hay bài bác nên từ này ít được đánh giá đúng. Vì thế, những phát biểu ngược chiều hay bị né tránh, dè dặt và thậm chí không được công khai. Giáo sư Tương Lai, từng công tác tại Viện Nghiên cứu Phát triển IDS - nơi từng giữ vai trò phản biện lớn tại Việt Nam, cho biết:
“Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển”.
Thực chất, phản biện có thể bao gồm cả ý kiến đối lập nhưng không nhất thiết phải phản bác hết những cái đã có. Đó là một cách nhìn toàn diện về hai từ “phản biện”. TS Nguyễn Quang A, từng là Viện trưởng Viện IDS, nói về sự phản bác trong phản biện như sau:
“Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển”.
Giáo sư Tương Lai
clip_image002
Tổ chức Nghiên cứu Phát triển độc lập, IDS đã tự giải thể để phản đối quyết định 97 của CP. RFA file
“Không phải hoàn toàn là như thế. Phản biện là phân tích một vấn đề gì bằng sự phê phán, vạch ra những gì mình cho rằng không đúng, hoặc là đúng. Không nhất thiết phải nói ngược với những ý đã có sẵn”.
Một điều không thể phủ nhận là người phản biện phải am tường những điều mình đang nói. Bởi một người phản biện tốt, phải đưa ra được những chứng cứ, lập luận để bảo vệ cho chủ trương của mình. Nói như thế không có nghĩa là kết quả của một cuộc phản biện luôn là một bên sai và một bên đúng. Phản biện còn nhằm lấy ý kiến chung. Chính vì tính chất này, một chính sách, chủ trương đã qua phản biện sẽ có nhiều cơ hội phù hợp với đại đa số dân chúng.
Một chính sách cho đất nước quan trọng không kém sự tồn tại của đất nước ấy. Bất kể chính sách ấy liên quan đến văn hoá, kinh tế, giáo dục, khoa học hay chính trị, nó chi phối và định hướng trực tiếp đến sự phát triển quốc gia và con người. Chính vì thế, chính sách quan trọng nhất thiết phải lấy ý kiến nhiều người, bao gồm cả những thành phần “think tank” – những người có đủ kiến thức khoa học để đánh giá và không chịu áp lực của một đảng phái hay nhân tố nào. Rất thường thấy ở các nước dân chủ, quá trình hình thành một chính sách trước khi đến Chính phủ và Quốc hội, phải được công luận phản biện. 
Vai trò của sự phản biện là một sự cần thiết không thể chối cãi và cũng được ghi trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam:
clip_image003
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội. RFA file photo
“Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Cho nên, không một lý do nào vai trò phản biện lại bị cản trở trong xã hội, nhất là trong những đảng viên. Nói về vai trò của phản biện, GS Tương Lai cho biết:
“Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng “Ai không theo ta là chống lại ta”.
GS Tương Lai
“Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng “Ai không theo ta là chống lại ta”. Còn nguyên lý bổ sung thì có thái độ lắng nghe, nhằm làm cho tin tức của mình mới hơn để theo kịp sự phát triển”.
Hậu quả khôn lường của sự thiếu phản biện
Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò phản biện tại Việt Nam còn khá mờ nhạt vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng của khuôn phép từ chế độ một đảng. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là việc Viện Nghiên cứu Phát triển IDS giải thể sau quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng CP về việc nghiêm cấm các tổ chức khoa học công nghệ phản biện công khai. Gần đây nhất, trong buổi tổng kết đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được tổ chức vào tuần trước ở Hà Nội, nhiều vị trí thức bức xúc về vấn đề việc phản biện mà không nhận được hồi đáp. Thậm chí, ông Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam còn ví von việc phản biện tại Việt Nam "giống như đánh vào chỗ không".
“Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển “méo mó” hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa”.
TS Nguyễn Quang A
Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu vai trò phản biện trong xã hội là những chính sách sai lệch và không phù hợp với đại đa số tầng lớp nhân dân. Điển hình là những điều luật không phù hợp ra đời đi ngược lại Hiến pháp; hoặc vụ thua lỗ gần 90 tỷ đồng của tập đoàn Vinashin; hay việc ô nhiễm hóa chất ở khu khai thác bauxite Tân Rai. Nhìn chung, thiếu phản biện ngăn cản sự đi lên của một đất nước vì những cái bất cập không được phản bác. TS Nguyễn Quang A cho biết:
Về vấn đề tham nhũng - Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) chất vấn Bộ trưởng tại QH:
"Bệnh di căn mà Bộ trưởng chỉ cho thuốc cúm sao chữa được?" (ảnh minh họa)
“Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển “méo mó” hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa”.
Ngoài ra, hệ lụy kéo theo của các chính sách không được người dân phản biện là sự mất lòng tin vào tầng lớp lãnh đạo. Thêm vào đó, khi không được phản biện, người muốn phản biện sẽ tìm đến những phương tiện khác để nói lên ý kiến của mình và cũng dần xa rời chính phủ.
Phản biện theo đúng nghĩa của nó, chính là quá trình nêu ra, đào thải những khuyết điểm và giữ lại những ưu điểm. Quá trình phản biện bao giờ cũng gồm người nói, người nghe và quá trình suy xét, đánh giá. Một sự việc khi được gạn lọc nhiều lần, ắt sẽ loại được nhiều hạt sạn.
“Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thoại. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận”.
GS Tương Lai
Theo TS Nguyễn Quang A, để đảm bảo phản biện được thực thi, phải có hai yếu tố: tự do ngôn luận và dân chủ. Theo ông, một khi xã hội có dân chủ, có nhiều tiếng nói đối lập và có sự cạnh tranh chính trị, thì sẽ bắt buộc đẩy đến việc lắng nghe để tồn tại. Đồng ý kiến với TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai cho biết:
“Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thoại. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận”.
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách – đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người.
Q.C.
Nguồn: rfa.org

VIỆT NAM YÊU DẤU