Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

27/12/10

Một ngày phải khác mọi ngày


Bùi Chí Vinh
(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)
.
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

23/12/10

Con gì?

 
Hồ Như Hiển

- Nghe nói vợ chồng cậu có tin vui rồi. Siêu âm chưa? Trai hay gái?

21/12/10

Bàn về uy tín



Vũ Duy Thông
Người lạ trước khi xác lập mối quan hệ với một cơ quan hay doanh nghiệp nào đó thường muốn biết về thủ trưởng của cơ quan ấy. Để có thông tin ban đầu, họ thường tìm đến một số đối tượng.
Đối tượng thứ nhất là những nhân viên "tầng lớp dưới” như lao công, gác cổng, lái xe... Với những người này, ta sẽ biết thủ trưởng của họ có liêm khiết không, có thương người không, có được họ quý mến, tôn trọng không.
Đối tượng thứ hai là bộ máy giúp việc và cộng sự như thư ký, các trưởng phòng, các chuyên gia của nhà quản lý trong từng lĩnh vực. Những người này cho ta biết thủ trưởng của họ có năng lực thực không, ý muốn của anh ta là gì và con đường thuận lợi nhất để tiếp cận.
Với cấp trên của cơ quan hoặc doanh nghiệp ấy, ta sẽ biết sự hợp tác với thủ trưởng đó có mang lại kết quả như ta mong muốn không.

20/12/10

Cái... Danh!

(Tamnhin.net) - “Danh” là tên (một người, một nhóm người,…);là danh hiệu hoặc chức tước của một ai đó. Trong cuộc sống con người, cái danh quan trọng lắm, bởi xưa nay, thường “danh có chính, ngôn mới thuận”.


“Tên” mỗi người đều do cha mẹ hay ông bà chú bác đặt cho. Có “tên khai sinh”, “tên thường gọi”, “bí danh”, thậm chí khi chết rồi, còn được đặt cả “tên cúng cơm” nữa (để đề phòng “cô hồn” ăn tranh!). “Tên khai sinh” và “tên thường gọi” thì ai cũng có và nhiều khi hai cái tên này là một. “Bí danh” thì chỉ các người làm chính trị thời bí mật mới có, người thường không ai đặt. Gần đây, mấy “sếp”có máu cặp bồ, muốn tránh bị vợ con phát hiện, cũng đặt bí danh cho “bồ nhí” của mình - Mấy phu nhân thấy chồng gọi điện thoại “báo cáo thủ trưởng…” hoặc “kính thưa đồng chí…”, cứ tưởng các sếp đang bàn chuyện công tác, hóa ra toàn “thủ-trưởng-bồ”, “đồng-chí-bẹo” cả!

18/12/10

KHI LÒNG TỐT TRỞ NÊN THỪA...

Bán cây thông noel, các đồ trang trí noel, ông già noel 0948 986 486 

Phan Hồng Giang

Nguồn: Vietstudies

Cách đây chừng hai mươi năm, báo "Nhân dân" có đăng một sáng tác của cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ thơ của Berthold Brecht (1898 - 1956), một bài thơ triết lý khô khốc, tưởng chừng như không có gì chung với nhạc. Ấy vậy mà vị nhạc sĩ đáng kính đã tìm được nguồn cảm hứng từ những dòng thơ quá ư duy lý: "Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một xã hội, sao cho ở đó lòng tốt trở nên thừa…".
Ý tưởng của nhà soạn kịch Đức thật thâm thúy: nếu chúng ta xây dựng được một xã hội vận hành với cơ chế hoàn hảo từ bản chất của nó đến các định chế pháp luật, thì con người sống trong đó chỉ có thể làm điều tốt, không thể làm điều xấu, hệ quả là không còn phải kêu gọi lòng tốt của ai nữa. Và khi đó, lòng tốt đã trở nên thừa!

14/12/10

Tại sao, Hàn Quốc?

Thảo Dân
Click the image to open in full size.

Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử "oai hùng" như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam... thế mà hình như cái gì cũng... hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?
Nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi này chứ chẳng phải mình tôi và đặt ra nhiều lần chứ chẳng phải một lần.
Lần thứ nhất họ đặt câu hỏi khi mà phim ảnh Hàn Quốc tràn ngập màn ảnh nước mình.
Lần thứ hai họ đặt câu hỏi khi chăn ga gối đệm Hàn Quốc tràn ngập các căn phòng hạnh phúc của nhiều người Việt Nam.
Lần thứ ba họ đặt câu hỏi khi đồ điện tử Hàn Quốc như Samsung chiếm ngự trong quá nhiều gia đình nước mình.

13/12/10

QUYỀN CON NGƯỜI

Ayn Rand
Phạm Đoan Trang dịch
“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức.
Mọi hệ thống chính trị đều dựa trên một số quy tắc về đạo đức. Đạo đức học thống trị trong lịch sử nhân loại là các biến thế của học thuyết tập thể-vị tha, thứ học thuyết đặt cá nhân thấp hơn các thế lực thần bí hoặc xã hội. Hậu quả là phần lớn các hệ thống chính trị đều là những biến thể của cùng một dạng chuyên chế nhà nước, chỉ khác nhau ở mức độ chứ không phải ở nguyên tắc cơ bản, chỉ bị giới hạn một cách tình cờ bởi truyền thống, hỗn loạn, xung đột đẫm máu và các cuộc sụp đổ có tính chất chu kỳ. Trong tất cả những chế độ như thế, đạo đức là một thứ quy tắc áp dụng cho cá nhân chứ không phải cho xã hội. Xã hội được đặt bên ngoài luật đạo đức, cùng với những biểu hiện hay nguồn gốc của luật đạo đức ấy, hay những người độc quyền diễn giải nó; và sự rao giảng về hành động xả thân cống hiến cho trách nhiệm xã hội được coi như mục đích chính của đạo đức học trong sự tồn tại thế tục của con người.

12/12/10

Nhà Văn Võ Thị Hảo: Nhân danh những người khóc

VÕ THỊ HẢO 



Vì ta vốn là Người
Tôi không thích kể lể.  Câu chuyện sau đây tôi đã nuốt vào lòng chỉ vì nó liên quan trực tiếp đến mình. Nhưng vì ngày Nhân quyền thế giới đã thôi thúc tôi thêm một lần khẳng định rằng mình và nhân dân VN vốn và đang là con người,  lại nhân dịp tôi buộc lòng phải đăng tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ lên mạng internet vì trong nứơc Việt Nam chằng cho phép tôi xuất bản tác phẩm này, nên đành kể ra.
Cuối năm 2006 tôi hoàn thành tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ (từ tháng 3/2005, tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam đã giới thiệu 3 chương trong cuốn tiểu thuyết này). Tôi đưa bản thảo (chừng 400 trang in) đến một nhà xuất bản chuyên về văn chương  ở Hà Nội. Phụ trách và biên tập viên đều là người trong giới văn chương cả. Nhiều người trong số họ hào hứng đón nhận bản thảo, hứa sẽ đọc nhanh, sách có thể sớm ra mắt vì… “ báo chí và dư luận rất quan tâm sau khi đọc ba chương của Dạ tiệc quỷ… Bạn đọc đang chờ đợi tiểu thuyết này …”.
* Lại “nhạy cảm” – hãy “nạo thai”
Thời gian bản thảo lưu ở NXB này khỏang hơn nửa năm. Tôi không sốt ruột, bởi biết rằng như thực tế đã xẩy ra, bản thảo của mình có thể nhiều người để ý tới, nhiều cấp muốn “kiểm duyệt”. Trong khi đó, nhiều công ty xuất bản tư nhân và nhiều nhà xuất bản cũng muốn bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh tiểu thuyết này, vấn đề chỉ là đợi Giấy phép xuất bản từ phía nhà nước mà thôi.. Biên tập viên rất tích cực. Nhưng rồi buổi làm việc cuối cùng cũng đến.  Biên tập viên trả lời bất mãn: Dạ tiệc quỷ rất hay nhưng không được cấp giấy phép vì lý do ‘nhậy cảm”! Chị biết đấy. Ở VN ta không có sự giải thích nào khác cho những tác phẩm tôn trọng sự thật và được gọi là “động chạm” như của chị.

11/12/10

Phan Đắc Lữ, dồn nén nỗi nhớ quê

Thượng nguồn sông Thu Bồn
Nhà thơ Phan Đắc Lữ sinh ngày 10-7-1937 tại làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, anh được cử ra miền Bắc học tập rồi công tác 50 năm sau mới trở về cố hương. Hiện nay nhà thơ sống và viết ở Thành phố Hồ Chí Minh. "Ngày trở về" là bài thơ đằm thắm nhất của ông trong phần thơ 32 bài in chung trong tập thơ "Hòn Kẽm Đá Dừng" của 4 nhà thơ xứ Quảng cùng thế hệ: Thu Bồn (1935), Phạm Doãn Hứa (1936), Tường Linh (1931), Phan Đắc Lữ (1937), Nhà Xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001.

Có thể nói bài thơ kết tinh những nhớ thương, mong mỏi dồn nén trong nửa thế kỷ xa quê. Những địa danh của quê hương hiện ra trong thơ như một nỗi ám ảnh không dứt. Sơn Trà, Tiên Sa, Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Đợi...
Một chút nắng ấu thơ còn sót lại
Chiều bâng khuâng thắp sáng đỉnh Sơn Trà
Núi không hẹn nên người đi, đi mãi
Ngày trở về ngơ ngác cảng Tiên Sa

10/12/10

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

macro hoa ?!?
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,...
Tuyên ngôn về Nhân quyền (Tuyên ngôn Nhân quyền) là một tuyên bố được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất là 375 ngôn ngữ và tiếng địa phương. [1] Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của thế chiến thứ hai và đại diện các biểu hiện đầu tiên trên toàn cầu các quyền mà tất cả mọi người được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Luật quốc tế về nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và hai Nghị định thư không bắt buộc. Năm 1966, Đại hội Đồng đã thông qua hai Giao ước chi tiết, quan đó hoàn thành Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy tôn trọng các quyền tự do này.

5/12/10

Khi tâm hồn con người bị tước đoạt


Phạm Anh Tuấn
(tham luận gửi hội thảo "Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay" do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội)

Tôi cố gắng nhìn văn hóa và đạo đức từ một điểm xuất phát nào đó ở bên trong con người. Bởi vì tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học v.v. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu. Nhưng việc tự hạn chế này hóa ra đối với tôi lại là một lợi thế, tôi có thể từ bỏ một cách nhìn chung chung, siêu hình, hoặc một cách nhìn cố định, bất biến, tuyến tính. Do đó tôi có thể quan sát tâm hồn của con người trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay, và bằng cách đó tôi đề xuất một điều gì đó biết đâu có thể có ích cho người khác.

4/12/10

Nhà giáo Phạm Toàn: Sống là tư duy độc lập

Nhà giáo Phạm Toàn không chấp nhận một lối giáo dục mà trẻ em đến trường chỉ để tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Không tiếp thu hết ở trên lớp học chính khóa thì phải đến lớp học thêm để tiếp thu. Cách làm giáo dục như thế, ông bảo, "sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ".

Gần 80 tuổi, tiếng nói vẫn sang sảng, mỗi ngày chỉ ngủ chừng bốn, năm tiếng, thời gian còn lại viết, hiệu đính, dịch sách... và làm thơ - đó là chân dung nhà giáo Phạm Toàn, nhà văn Châu Diên. Thời gian gần đây ông bận bịu hơn rất nhiều do triển khai hoạt động nhóm "Cánh Buồm" với ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học để làm sao nền giáo dục ở ta phải đào tạo ra được những con người có tư duy độc lập, sống độc lập. "Cánh Buồm" gồm một nhóm gần 10 người, đã được ý tưởng của nhà giáo Phạm Toàn "lôi kéo" và làm mê đắm đến mức ngoài thời gian làm công việc chính của mình để đảm bảo cuộc sống riêng với những cơm áo, gạo tiền... đã cùng ông viết sách cho học sinh, tập huấn, thực hành phương pháp giảng dạy. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi kéo dài suốt hơn ba giờ đồng hồ, xoay quanh những trăn trở của ông về nền giáo dục hiện hành, quan niệm của ông về người trí thức và trách nhiệm xã hội...

1/12/10

Thay đổi giáo dục hay là chết?

Một nền giáo dục mà học sinh phải sáng học, chiều học, tối học, không có thời gian vui chơi giải trí, không biết gì khác ngoài việc cắm đầu vào những mẹo mực trời ơi đất hỡi của những bài Toán vô bổ, chăm chăm học thuộc lòng Văn mẫu, cố nhét vào đầu những con số khô khan của Sử, những con số vô hồn của Địa - đấy là nền giáo dục bất thường. Một nền hành chính mà công chức nhà nước, hết giờ ở cơ quan vẫn phải đem công việc về nhà làm, ngày này qua tháng khác, không có ngày lễ, không có chủ nhật, không có ngày nghỉ (theo đúng nghĩa), đấy là nền hành chính bất thường. Một cuộc sống mà những con người trung thực, thẳng thắn, chịu khó, cần cù trong công việc vẫn không nuôi sống được bản thân và gia đình, cuộc sống đó bất thường... Chỉ có những con người vô tâm, vô cảm mới không thấy điều đó. Vâng, thật sự đất nước đang lâm nguy! 
Hồ Như Hiển
------------------------------------------
Đặng Khánh Duy
Tôi là một Bác sĩ, trước thực trạng yếu kém của nền giáo dục nước nhà, tôi không khỏi sôi sục trong lòng, muốn làm một điều gì đó để cứu Tổ quốc đang lâm nguy.
Những việc tôi nêu sau đây có thể áp dụng ngay, không tốn kém, nhưng lại có khả năng thức tỉnh cả một thế hệ Việt Nam đang tăm tối.
Giả sử tôi được bầu làm Bộ trưởng Giáo dục. Vâng, hãy tưởng tượng tôi là Bộ trưởng Giáo dục!
Nếu là Bộ trưởng, dĩ nhiên việc đầu tiên tôi làm là đi thăm một trường học, nhưng cái tôi thăm không phải là văn phòng Ban Giám hiệu hay lớp học mà là… nhà vệ sinh!

VIỆT NAM YÊU DẤU