Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

4/4/13

CÁI LƯỠI

Những tâm hồn thấp kém thì không thể thấu hiểu các bậc vĩ nhân. Cũng như những kẻ nô lệ nhe răng cười nhạo khi nghe hai tiếng Tự do (J.J Rouseau - 1762).
Hồ Như Hiển

Làm xong một “cuốc” cuối ngày, dựng xe vào góc nhà,  đang bực mình vì xe ôm là cái cần câu cơm chính của cả nhà mà ra đường xăng tăng giá, về đến nhà mụ vợ tăng cân (ông chồng nào gặp cảnh đấy mà chả tăng - xông) thì nhận được cú gọi của thằng bạn thân là giáo viên của một trường cấp ba:
-         Bê lô, mày có rỗi không, ra làm với tao mấy cốc bia!
-         Ok, chắc lại có bức xúc gì hả…
-         Uh, mày ra đây nghe tao tâm sự tí. Không nói không chịu được.
Kể cũng lạ, thằng này với mình, nghề nghiệp khác nhau một trời một vực mà vẫn chơi được với nhau. Tri kỉ là đằng khác ấy chứ. Nó từng bảo với mình “nghề gõ đầu trẻ của tao ở cái xã hội này, có khác gì cu li như mày đâu”. Chậc, nghe nó nói thế cũng thấy thương cho nó.
Sau một tuần bia, nó bắt đầu mở bầu tâm sự:
-         Chiều nay trường tao có cuộc họp Hội đồng. Nghe mà tức anh ách.
-         Hì, kĩ sư tâm hồn ơi, xuôi xuôi nào…
-         Kĩ sư cái mốc xì. Hôm nay hiệu trưởng trường tao khi nói về việc hai đồng nghiệp ở trường có xích mích lại lên lớp thầy cô cái điệp khúc “Là thầy cô thì giữ gìn tấm gương về ứng xử,  giữ gìn nhân cách…”.
-         Thì đúng rồi còn gì nữa.
-         Uh, thì tao không cho rằng đấy là sai. Là thầy giáo thì trước hết là một con người, đã là con người thì phải trung thực, thật thà, nói đúng những gì mình nghĩ, đấy là biểu hiện của nhân cách. Là thầy cô, những đức tính đấy càng phải đặt lên hàng đầu. Hiệu trưởng là người đứng đầu tập thể các thầy cô thì lại càng cần phải gương mẫu, phải là tấm gương to. Nhưng tao khinh cái thói “nói một đằng làm một nẻo”, thói nhổ rồi lại liếm...
-         Sao thế?
-         Mày có biết đang có đợt lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp không?
-         Cũng có nghe thấy báo đài đưa tin hùng hổ lắm.
-         Uh, chiều nay họp, trường tao có triển khai vấn đề ấy. Hiệu trưởng không quên nhấn mạnh rằng theo chỉ đạo của cấp trên “Về tinh thần chỉ đạo của đờ và nờ nờ…  phải ngăn chặn các hành vi lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc kích động chống phá đờ và nờ nờ… ”, rồi “các đồng chí là cán bộ, viên chức công chức các đồng chí sống trong cái chế độ XHCN do đảng lãnh đạo cầm quyền thì các đồng chí phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình khi góp ý vào… ”
-         Nhưng sao mày bảo khinh…
-         Vì tao thấy hiệu trưởng nói thì ấp a ấp úng như ngậm hột thị, lại không dám nhìn thẳng vào cán bộ công nhân viên. Tao đoán hiệu trưởng cũng biết rằng mình đang nói dối. Tao tin như vậy vì tao nghĩ, "tầm cỡ" hiệu trưởng phải biết rằng, chẳng ở đâu trên thế giới này, việc nêu quan điểm, việc góp ý lại có thể gọi là “xuyên tạc, chống phá, kích động”… Nhưng tao lại cũng thấy thương hại cho hiệu trưởng của tao quá cơ…
-         Mày phức tạp quá, thương hại sao?
-         Hết cốc này đi rồi tao nói…
-         … Trăm phần trăm… Rồi, nói đi!
-         Bảo thương hại vì khéo hiệu trưởng cũng chẳng biết được mình đang nói gì ấy. Nói như con vẹt, nói như cái máy chỉ để giữ chiếc ghế. Thương cho mang danh trí thức mà ăn theo nói leo…
-         Mày thì cũng hơn gì  mà cứ chê bai…
-         Tao không hơn gì thật, nhưng nếu là tao, bắt phải triển khai thì cứ triển khai, nhưng đừng “thòng” thêm cái câu “ngăn chặn việc lợi dụng… để xuyên tạc, chống phá…”. Vậy thì người ta càng tôn trọng, người ta cũng cảm thông cho, đằng này lại lên giọng…
-         Thôi thôi mày ơi, liệu liệu mà ngậm miệng để kiếm miếng mà đút vào mấy cái tàu há mồm… Nốt cốc này nhé, tao về sớm để mai còn đi làm “cán bộ đường lối”…
-         Nào, chăm phần chăm…
HNH

VIỆT NAM YÊU DẤU