Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

29/1/12

LẤY DÂN CHỦ LÀM TIÊU CHUẨN SỐNG VÀ CAI TRỊ

Nguyễn Chí Phương
Dân làm chủ vừa là một tiêu chuẩn sống, vừa là kết quả của sự đấu tranh giữa chính quyền cai trị với người dân trong quá trình phát triển, nhằm định rõ quyền công dân, quyền của các cơ quan trong chính quyền, bao gồm cả quyền của một chức danh trong bộ máy Nhà Nước.
Trước hết, Dân chủ là một tiêu chuẩn sống, thể hiện trong các văn bản đã được Liên Hiệp Quốc ban hành (Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người – năm 1948, Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị – năm 1966, Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa – năm 1966, các Hiệp ước, Công ước, Thỏa thuận Quốc tế cụ thể khác liên quan đến an ninh, an toàn, sức khỏe, vệ sinh, chống khủng bố, …). Các quốc gia thành viên được khuyến khích cam kết thực hiện theo.

27/1/12

VỀ VĂN HOÁ TRANH LUẬN

Nguồn: Quê choa
DƯƠNG PHI ANH
GS Ngô Bảo Châu nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”. Cách đây 5 năm, TS Dương Ngọc Dũng thì cho rằng: “VN chúng ta thiếu văn hóa tranh luận, cái quan trọng để làm động lực cho sự sáng tạo, phát triển!”… Đúng là soi vào thực tế, có vô số chuyện về văn hóa tranh luận cần được mổ xẻ để mong sao ngày nào đó đất nước, xã hội VN mới phát triển, mới bình đẳng, văn minh thực sự.

21/1/12

ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ

Tùy bút của Trần Mạnh Hảo

Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.

19/1/12

TỰ DO NGÔN LUẬN, PHÉP THỬ CỦA MỘT XÃ HỘI VĂN MINH

Là một phần của các quyền tự do chính trị cơ bản, tự do ngôn luận thường được thể hiện dưới dạng tự do thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân, trên báo chí hoặc trong đời thường, và được hiểu là quyền của công dân có thể nói bất cứ điều gì mà họ muốn, miễn là không ảnh hưởng đến đến các quyền tự do của người khác.

Biểu tình đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Budapest

16/1/12

TẾT NHÂM THÌN, LẠM BÀN VỀ MỘT NGƯỜI VIẾT CÂU ĐỐI THỜI @...

Nguồn: Bauxite Việt Nam
Đặng Văn Sinh
Mỗi dịp xuân về, nhìn câu đối la liệt trên các số báo tết ta không thể không nhớ đến Hà Sĩ Phu, vốn là nhà khoa học, đang "ẩn cư" tại thành phố Cao Nguyên nhưng lại rất có sở trường với loại hình văn học độc đáo này tuy câu đối của ông được in báo không nhiều.
Thói quen viết câu đối là một nét đẹp văn hóa. Ngày xưa, viết câu đối hay là cả một sự khổ công tìm tòi của các nhà nho hay chữ. Nó chẳng những khái quát được diện mạo thời đại mà còn biểu hiện triết lý nhân sinh. Nhìn vào câu đối tết, người ta biết thời cuộc thịnh hay suy, văn hóa lụi tàn hay "đậm đà bản sắc". Nhưng nay thì khác rồi. Hằng năm, cứ đến tầm tháng mưới âm lịch là các "chuyên gia" lao vào cuộc chạy sô sản xuất theo dây chuyền công nghiệp để kịp thời "rải" lên sáu bảy trăm tờ báo tết hàng loạt cái gọi là câu đối nhằm cung cấp món ăn tinh thần cho đồng bào đón xuân thêm phần vui vẻ mà tạm thời quên đi cơn lạm phát phi mã (hai con số) đang nhòm ngó vào bữa ăn đạm bạc của người nghèo. Đó thật sự là những câu đối... nhạt hơn nước ốc bởi tất cả đều được "chế tạo" gần như cùng một khuôn đúc, từ ngữ mòn sáo, ý tứ thô thiển, tụng ca sống sượng bất chấp liêm sỉ của kẻ cầm bút. Đó là chưa kể đến khá nhiều câu đối sai niêm luật, kết cấu xộc xệch chứng tỏ người viết chỉ ở tầm "văn hóa lùn", thậm chí chưa "sạch nước cản", nhưng do các mối quan hệ xã hội nào đó, thông qua những cuộc trao đổi "có đi có lại", ngang nhiên xuất hiện trên mặt báo như là một sự thách đố thiên hạ.

14/1/12

HÀNH TRÌNH VÀO BẢN CHẤT CỦA DÂN CHỦ VÀ THỊNH VƯỢNG

Nguồn: Bauxite Việt Nam
Trần Huỳnh Duy Thức
Nên hiểu tính độc lập của một nhà nước hoặc dân tộc như thế nào? Nhận thức cho rằng nền độc lập có nghĩa là nhà nước của nó cầm quyền bởi một nhóm người cùng sắc tộc với đại đa số dân chúng còn tương đối phổ biến. Sự chấp nhận sai lầm rộng rãi như vậy giúp các chế độ chuyên chế lợi dụng để duy trì sự thống trị. Do vậy một sự hiểu biết đúng về một nền độc lập là rất thiết yếu để tránh cho một dân tộc khỏi bị lệ thuộc. Nó cũng sẽ đòi hỏi chúng ta suy nghĩ đúng về các khái niệm sức mạnh của cá nhân và tính cá nhân. Đề tài này sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu về dân chủ và thịnh vượng cùng với các qui luật của chúng.
Thực dân hay chuyên chế
Có rất nhiều chế độ chuyên chế đã cầm quyền một cách độc đoán đất nước mình nhiều thập kỷ nay. Hầu hết đều từ những người đã giữ vai trò quan trọng trong việc giải phóng dân tộc khỏi sự cai trị thực dân. Thành tựu trên danh nghĩa của họ là đã mang lại nền độc lập cho dân tộc mình. Nhưng nhìn vào cuộc sống thực tế của những người đang sống ở những nước này. Thật khó mà không nói rằng họ lệ thuộc nặng nề dù màu da và chủng tộc của họ giống với những kẻ cầm quyền chuyên chế.
Thực ra những người này chỉ đơn giản là thay đổi sự thống trị của thực dân bằng của họ. Thường thấy ở những nơi này hàng đống sự xâm phạm quyền con người, tự do và lợi ích riêng tư trên danh nghĩa của an ninh và lợi ích quốc gia. Những công trạng ''giải phóng dân tộc'' bị khai thác để bảo tồn sự chính danh của các chế độ áp bức này. Ở vài nơi nỗi thống khổ của dân chúng còn tệ hơn những gì họ đã phải trải qua dưới thời thực dân. Bình mới rượu cũ mà thôi.

13/1/12

TA ĐANG DẠY TRẺ CON TÍNH ĐỐ KỊ HẸP HÒI

Nguồn: VOV
Ngô Thiệu Phong
Một đứa bé tuổi mầm non mà bị đóng đinh vào nhận thức rằng cứ giàu là tồi tệ, xấu xa… thì quá máy móc, cứng nhắc và thiếu nhân bản
Hôm rồi khi đọc truyện cho cháu nghe, tôi giật mình thấy mấy truyện đều có mô típ kẻ giàu sang thì tham lam, hèn mạt, độc ác; ngược lại, người nghèo bao giờ cũng tốt và cuối cùng chiến thắng kẻ giàu sang để có cuộc sống hạnh phúc. 
Tôi tự trách mình sao vô tình tới mức vô duyên khi chọn sách có mô típ đơn điệu thế. Tai hại hơn, nó còn gieo vào lòng con trẻ suy nghĩ trên đời này giàu đồng nghĩa với độc ác, giàu là do dùng mưu ma chước quỷ chứ không phải do trí tuệ và lao động lương thiện mà nên.  

12/1/12

XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NHỜ TRÍ THỨC KHAI SÁNG

Công bằng mà nói, bên cạnh những kẻ xu thời còn có một nhóm trí thức  dùng kiến thức thực tế,  những gì họ dự cảm  về thời cuộc, dám chấp nhận hy sinh, lặng lẽ âm thầm giấu mình đi để làm những điều có ích cho xã hội. Họ đau đáu tình yêu đối với  đất nước,  lo lắng về sự tha hóa của con người, sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức xã hội. Họ chăm lo củng cố sự nghiệp giáo dục, lên tiếng cảnh báo những vấn đề mà xã hội phải giải quyết một cách triệt để. Họ có khả năng phản biện với những chính sách không phù hợp thực tế và lòng dân. Những người đó có thể đếm trên đầu ngón tay.  Và còn nữa  những lớp người trẻ yêu nước thực sự, có những nỗi đau thực sự của người nhìn rõ viễn cảnh tương lai, muốn kéo dân tộc ra ánh sáng văn minh...Số người này nhân lên theo từng năm tháng, nhưng đôi khi lại cô đơn. Nỗi cô đơn của kẻ nhìn thấy chân lý  và nỗi cô đơn của số ít đang kéo đến gần tương lai những người bị mê sảng bởi quá khứ nặng nề, những chân lý ảo...
-----------------------

11/1/12

NƯỚC MẮT BẮC TRIỀU TIÊN

Ian Buruma, Project Syndicate, 04/01/20012
Phạm Nguyên Trường dịch từ project–syndicate.org
Viết từ thành phố Hồ Chí Minh – Cả một dân tộc có thể hóa điên không? Đôi khi chắc chắn là như thế
image Những bức ảnh hàng ngàn người Bắc Triều Tiên đang khóc lóc vì đau buồn trước cái chết của Kim Jong–il cho thấy một cái gì đó rất đáng ngại. Nhưng là cái gì? Cả một đám đông bị đánh lừa? Hay đây là nghi lễ khổ dâm tập thể?
Kim là một nhà độc tài tàn bạo, ông ta nốc những loại rượu mạnh thượng hạng của Pháp (có người nói rằng mỗi năm chi tới 500.000 dollar), ăn sushi tươi chuyển từ Tokyo về và có những bếp trưởng tài ba nhất, trong khi hàng triệu thần dân của ông ta bị chết đói. Thế mà đám quần chúng bị ông ta đàn áp, những thần dân bị chà đạp của ông ta lại gào khóc y như thể bố đẻ của họ bị chết vậy.

10/1/12

TỪ NGỮ NHẠY CẢM: DÂN CHỦ!

Một trong những chức năng của ngôn ngữ là nhằm để diễn tả những ý niệm, sự vật hay tư tưởng. Vì tính cách “trung gian” này, ngôn ngữ vừa có khả năng chuyển tải cách trong sáng luận đề cần trao đổi trong trường đối thoại, nhưng nó cũng có thể là tác nhân làm méo mó cũng chính những luận điểm ấy nếu bị cắt nghĩa một cách hời hợt, cẩu thả hay thậm chí bóp méo ngôn ngữ. Tùy theo cấp độ từ mập mờ đánh lận ý niệm, đến ngụy biện hay thậm chí cưỡng tình đoạt lý mà ngôn ngữ có thể biến chất.
Trong số những khái niệm đang sống dở chết dở trong tình trạng này, phải kể đến danh từ “dân chủ”.

9/1/12

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN?

Hà Huy Sơn
Nhà nước pháp quyền có đặc trưng cốt yếu là quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Có thể so sánh để hiểu một cách đơn giản là nhà nước pháp quyền cũng giống như một công ty cổ phần. Trong đó, mỗi công dân là một cổ đông phổ thông có vốn góp và quyền biểu quyết như nhau. Hiến pháp là điều lệ hoạt động của công ty; Quốc hội là Hội đồng Quản trị công ty; Chính phủ là Ban Giám đốc điều hành; Hệ thống tư pháp là Ban Kiểm toán nội bộ công ty; Tòa án hiến pháp là Ban Kiểm soát của công ty.

8/1/12

THÁCH THỨC NGOÀI ĐỜI, THÁCH THỨC TRONG SÂN

Phan Hồng Giang 
                                  
Trong đời mỗi người cũng như trong lịch sử mỗi dân tộc dường như lúc nào cũng dễ gặp những trắc trở, những chướng ngại vật bất ngờ hiện ra với lời thách đố:  Phải vượt qua chúng, nếu như còn muốn vươn lên về đích.
Trong lịch sử nước nhà, kể từ khi các vua Hùng và con cháu khởi nghiệp dựng nước ở châu thổ sông Hồng, dân tộc ta đã đối diện với mối hiểm họa ngoại xâm từ người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Rồi để tồn tại, không thể không khắc chế bão lũ thiên tai mùa hạ, giá lạnh rét mướt mùa đông... Gần ngàn năm Bắc thuộc như chỉ càng tô đậm thêm "phong tục Bắc Nam cũng khác"; và chúng ta vẫn là "Việt Nam" - nghĩa là "vượt về phía Nam" men theo bờ Biển Đông, dọc theo dãy Trường Sơn mà lớn mạnh thêm, mà mở rộng thêm bờ cõi...

7/1/12

ÔN CŨ ĐỂ BIẾT MỚI

Nguyễn Trọng Vĩnh
96 tuổi đời, 73 tuổi Đảng
Từ khi thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, dân ta sống cuộc đời nô lệ, lầm than. Đảng Cộng sản ra đời đi vào dân, tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức dân nhằm mục đích phá xiềng nô lệ, giành lại độc lập tự do. Có những lúc phong trào chưa rộng khắp và chưa đúng thời cơ nên các cuộc nổi dậy đã thất bại. Đảng lại gượng dậy, tuyên truyền, tổ chức dân, dân vẫn theo sự lãnh đạo của Đảng. Những năm 1936 – 1937, tại chính quốc, “Mặt trận bình dân” do Đảng Xã hội Pháp lên cầm quyền, không khí thuộc địa bớt nghẹt thở. Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân chủ Đông Dương”, tổ chức các hội đoàn ở thành thị và nông thôn (chủ yếu là “Hội Ái hữu”), đưa ra khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, dân sinh, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, bỏ cúp, phạt cho công nhân, giảm thuế cho nông dân. Nhân dân hưởng ứng, phong trào được mở rộng. Năm 1939, Chính phủ Bình dân ở Pháp đổ, phái hữu lên cầm quyền lại bắt đầu khủng bố, đàn áp phong trào, lạnh lùng bắt Cộng sản. Đảng rút vào hoạt động bí mật, đề ra chủ trương lập “Mặt trận nhân dân phản đế”, hướng tới giải phóng dân tộc. Đảng vẫn bám dân, tuyên truyền vận động, bất chấp bắt bớ tù đày. Dân vẫn theo Đảng, ủng hộ, che giấu đảng viên hoạt động, cơ sở Cách mạng được giữ vững, phong trào tạm lắng xuống. Đến khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước, thành lập “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh, phong trào mở rộng ra khắp cả nước tạo nên lực lượng to lớn đồng loạt nổi dậy làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.
Điểm lại quá trình trên đây để thấy rằng: dưới chế độ thực dân thống trị hà khắc, chỉ có đàn áp, khủng bố, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, không thể ra lệnh được cho ai mà vẫn làm lãnh đạo được dân, được dân tin tưởng. Được thế là vì chủ trương của Đảng đưa ra hợp với nguyện vọng của dân và từ lãnh đạo đến đảng viên một lòng vì dân vì nước, sẵn sàng hi sinh, không chút vụ lợi cá nhân nào.

5/1/12

XÃ HỘI TỰ DO VÀ XÃ HỘI SỢ HÃI

Lời người dịch: Xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thập niên thứ hai của thể ký này đã đi một đoạn đường khá xa. Nó không còn là một xã hội sợ hãi giống như xã hội Stalin mà Sharansky miêu tả. Nhưng phải mất một thời gian dài và đòi hỏi nhiều ý chí nữa trước khi có thể gọi nó là một xã hội tự do. Tương tự, xã hội dân sự ở Việt Nam, ít nhất là với khái niệm, đã bắt đầu hình thành. Nhưng đoạn đường từ xã hội thần dân đến với xã hội công dân còn xa.


Chúng ta thường liên hệ một xã hội tự do với một số quyền căn bản nào đó. Tuy nhiên không một xã hội nào những quyền tự do này là tuyệt đối. Ở Mỹ chẳng hạn, nơi mà các quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng được coi là bất khả xâm phạm, người ta không có quyền tự do để la hoảng “cháy!” trong một nhà hát đông người, hoặc chế độ đa thê được cho phép nhân danh niềm tin tôn giáo. Trong khi những thảo luận về giới hạn thích hợp nào đó của các quyền tự do có thể là những đề tài tranh luận thú vị trong các xã hội dân chủ, những thảo luận này không làm sáng tỏ được sự khác biệt nền tảng giữa một xã hội dựa trên tự do và một xã hội dựa trên sự sợ hãi. 

4/1/12

XIN LỖI CON VÌ BỐ ĐÃ KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC CON

K. C.

Ngày đầu năm mới, nhận được bài viết này của một bác sĩ trẻ, như một lời tâm sự gửi tới để chia sẻ hơn là để được một lời khuyên. Tâm sự này, xuất phát chỉ là câu chuyện con trẻ phải đi học thêm, một trong những cái nạn kỳ quặc chỉ có ở nước ta mà không sao xóa nổi, là tiếng lòng chân thực không chỉ riêng em mà có lẽ của rất nhiều rất nhiều người trẻ có lương tâm đang tự vấn, tự trách về sự bất lực của mình trước thực trạng đen tối của xã hội, mà trong đó mỗi người đều là thủ phạm kiêm nạn nhân. Vậy nên tôi xin phép người viết (và đã được đồng ý) công bố lên mạng boxitvn. Còn lời nhắn của tôi cho riêng em: rất cảm thông, nhưng xin em chớ dừng ở chỗ xin lỗi, thở than, vì nếu không kiên quyết vượt qua làn ranh giữa sự chấp nhận và sự dấn thân, ta sẽ bị kéo lùi lúc nào không hay về sự thỏa hiệp, đồng lõa, rồi trượt dài trên con đường tha hóa như nhãn tiền bao kẻ hôm nay. Và những đứa con của chúng ta rồi sẽ không dễ dàng tha lỗi nữa đâu.
Hoàng Hưng

3/1/12

NGOÁI NHÌN NĂM 2011: CON NGƯỜI TỪ ĐÂU ĐẾN, VÀ ANH TA ĐI VỀ ĐÂU?

Lê Phú Khải
Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô và khối XHCN Đông Âu tan rã cho đến nay, có lẽ năm 2011 vừa qua là năm nhân loại chứng kiến nhiều biến động nhất. Từ thế giới dân chủ văn minh đến những quốc gia độc tài man rợ còn sót lại trên hành tinh, con người đều lo âu, hoảng hốt, run rẩy trên đôi chân của mình. Cả bơ vơ nữa!
Ngoái nhìn năm 2011, tôi bỗng nhớ đến Sartre, hiện thân của chủ nghĩa hiện sinh, hiện thân của nỗi lo âu về than phận con người sau hai cuộc đại chiến chém giết nhau ở thế kỷ 20. Sartre viết: Con người từ đâu đến và anh ta đi về đâu? Trái đất này không phải là nơi cư trú của con người?!
Năm 2011, vâng đúng năm 2011, cả nhân loại đang rơi vào tâm trạng của Sartre.
Trước hết nói về thế giới văn minh dân chủ phương Tây. Cuộc bạo loạn ở Anh khiến người ta phải sửng sốt. Mượn cớ một tên cảnh sát bắn chết một người da màu, dân Anh, chủ yếu là thanh niên, đã “bức xúc” và thi nhau đập phá các cửa hàng, cửa hiệu sang trọng để cướp đi thứ họ thèm muốn như tivi đời mới, điện thoại di động thời trang, máy vi tính loại đắt tiền, v.v. và v.v. Có một câu chuyện khôi hài như thế này, tại một dãy phố sang trọng ở Luân Đôn, sau khi người ta đã đập phá hết các cửa tiệm, một ông chủ tiệm sách ngồi run sợ chờ đến phiên cửa hiệu của mình bị đập phá và cướp bóc!. Chờ mãi, chờ mãi… không thấy ai phá cửa để cướp sách cả!

2/1/12

KHÓC VÀ VỖ TAY

Trần Kỳ Trung
Xem vedio quay cảnh dân Bắc Triều Tiên khóc vì cái chết của Kim jong II, tôi ngạc nhiên Vì không nghĩ, ông ta lại được tôn sùng một cách ghê gớm đến như thế!!! Nhưng nghĩ kỹ lại, thì một đất nước độc tài không riêng Bắc Triều Tiên, mà có nhiều nước khác, khi gặp lãnh tụ thì dân vỗ tay, tung hô khủng khiếp ví lãnh tụ như "... Vâng dương chói lọi". " vĩ đại...". " muôn, muôn năm..." và khi lãnh tụ chết, dân khóc như mưa,.  Đó là tôi chưa kể đến chuyện dựng tượng lãnh tụ, thì không đâu nhiều bằng các nước do chế độ độc tài nắm quyền.

1/1/12

MƯỜI CHUYỆN TIẾU LÂM HAY NHẤT THỜI LIÊN XÔ (do báo The Times (Anh) bình chọn)

Phạm Nguyên Trường dịch.
Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga
Giải nhất: Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
Sau đây là 9 giải còn lại:
2) Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lăo đang hấp hối.
Có tiếng gõ cửa dồn dập
- Ai đấy? – ông lăo hỏi.
- Thần chết, - có tiếng đáp.
- Lạy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB

VIỆT NAM YÊU DẤU