Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/4/12

37 NĂM - CHO AI? VÌ AI?

Hồ Như Hiển
Hôm nay, 37 năm ngày thống nhất đất nước, đường phố, công sở giăng đầy biểu ngữ "Tinh thần ngày chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt".
37 năm ngày thống nhất đất nước, đài báo ra rả "Giải phóng miền Nam".
37 năm ngày chiến thắng, đất nước tôi có những nhà lãnh đạo, có đội ngũ quan chức tuyệt vời: Vì tương lai con em chúng ta kệ cha con em chúng nó; trình độ có hạn thủ đoạn vô biên; dám làm mà không dám nhận, lí luận thiển cận, ngộ nhận vớ vẩn; ăn bẩn sống lâu, ăn cứt trâu thì bất tử.
37 năm ngày giải phóng miền Nam, nền giáo dục của đất nước tôi: mệt mỏi vì học giỏi, điên dại vì đại học; ngôn từ bất lực, bạo lực lên ngôi.

21/4/12

LẬT NGƯỢC NEURON

Có câu chuyện về một vị giáo sư đại học ở Oxford (Anh) như sau: Một hôm khi ông đang trầm tư trong làn nước mát tại bãi tắm Parson’s Pleasure – bãi tắm “Adam Eva” trên con sông Cherwell, thì một nhóm sinh viên chèo thuyền ngang qua. Nhanh chóng, vị giáo sư lấy khăn tắm chụp kín quanh mặt mình, thay vì che quanh mông. Bài học rút ra: “Súng ống” thì vị nam giáo sư nào cũng có, nhưng gương mặt thì mỗi người chỉ có một. Che cái đáng che!
Cuộc sống “tiến hóa” nhờ rất nhiều vào những lần đảo chiều của các suy nghĩ và hành động:

20/4/12

TƯ DUY NGƯỢC DÒNG

Nguồn: Đi học.vn
Giám đốc cửa hàng thời trang bất cẩn để mẩu thuốc lá rơi xuống làm cháy một lỗ nhỏ trên chiếc váy đắt tiền, thế là chẳng ai thèm nhòm ngó tới nữa tuy đấy là mẫu váy đang khá thịnh hành.
Ảnh minh họa.
Nếu theo cách làm thông thường, ông sẽ cho mời một chuyên gia khâu vá điêu luyện đến vá lại lỗ thủng đó nhằm qua mặt khách hàng. Nhưng lần này vị giám đốc đã quyết định làm ngược lại, tiếp tục chọc thêm nhiều lỗ thủng khác xung quanh lỗ thủng ban đầu, không quên trang trí vào đấy những đường viền tỉ mỉ đẹp mắt. Sau khi hoàn tất, ông đặt cho nó cái tên khá kêu “Váy đuôi phượng”. “Váy đuôi phượng” vừa ra đời đã bán đắt như tôm tươi.

19/4/12

SỰ KHỐN CÙNG CỦA TƯ DUY GIÁO DỤC

Mạc Văn Trang
Tôi giật mình khi nhìn thấy bài: “Teen Chu Văn An bỡ ngỡ với việc lắp camera... toàn trường”. Bài viết này chắc là do một học sinh thực hiện, có đoạn: “Gần đây, teen THPT Chu Văn An (Hà Nội) đang xôn xao về việc lắp hệ thống camera theo dõi ở khắp mọi nơi trong trường. Việc lắp camera trong trường học không phải là vấn đề quá mới mẻ với học sinh và các bậc phụ huynh. Điển hình là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm lắp một số camera tại các hội đồng thi trong các kì thi Quốc gia. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có thể áp dụng công nghệ này, bởi chi phí của nó quá lớn. Còn với trường THPT Chu Văn An, hệ thống này được hoàn tất lắp đặt cách đây một tháng nhưng mới được đưa vào sử dụng vào đầu tháng 4 này.

10/4/12

PHẠT TRẺ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Nguồn: Xã luận
Nhật Minh
Trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ, trẻ sẽ hình thành tính cách riêng khiến cha mẹ khó có thể quản lý được. Do vậy, ngoài lời khen ngợi lúc trẻ ngoan thì khi trẻ mắc lỗi cũng không thể thiếu được những hình phạt đúng mức.
Ảnh minh họa
Ảnh minh hoạ
Nhưng cách phạt thế nào giúp trẻ biết suy nghĩ để lần sau không mắc sai lầm tương tự, không ảnh hưởng đến tự trọng của trẻ là cả một vấn đề. Dưới đây là một số cách phạt trẻ cha mẹ có thể tham khảo áp dụng:

9/4/12

NGHĨ NGƯỢC

Nguồn: Việt báo
TT - Minh, bạn tôi, được coi là một người thành đạt ngay từ thời SV, vừa ra trường đã tự mình xin được chỗ làm ở một công ty PR (quan hệ công chúng) được đánh giá là có cơ hội thăng tiến. Bạn bè nhìn vào đó đều thán phục vì tinh thần tự thân, tự lập của Minh. Ai cũng công nhận Minh có khả năng sáng tạo, tự học.
Nhiều SV tỏ ra mệt mỏi với cách giảng dạy, truyền thụ kiến thức của giảng viên. Cách học đối phó, cách trả bài đầy tính khuôn mẫu, lên lớp thầy nói cứ nói, trò ghi cứ ghi... Bản thân Minh cũng bảo chính cách dạy và học ấy mà câu nói “đại học là tự học” càng có ý nghĩa. Quả thật Minh đã chứng minh được là mình có khả năng tự học tốt.

6/4/12

ĐÀM ĐẠO CHUYỆN GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC

Dưới đây là một bài trả lời phỏng vấn do phóng viên Lê Ngọc Sơn của báo Sinh viên Việt Nam thực hiện. Cuộc trao đổi xoay quanh chuyện giảng dạy, thế nào là một giảng viên tốt, thế nào là một đại học tốt, v.v. Toàn những vấn đề lớn. Tôi (GS Nguyễn Văn Tuấn - Hồ Như Hiển) dĩ nhiên chỉ phát biểu vài ý kiến cá nhân thôi. Bài đã đăng trên báo giấy mấy ngày qua, và sẽ đăng trên mạng, nhưng tôi gửi lên đây những trao đổi chính để các bạn mua vui cũng được một vài trống canh.
Hệ miễn dịch của đại học
SVVN: Thưa GS, là người giảng dạy ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngoài chuyện vinh quang, GS thấy sự “khắc nghiệt” của nghề giảng ở nước ngoài như thế nào? 
NVT: Khắc nghiệt thì tôi không chắc, nhưng áp lực thì chắc chắn có. Áp lực để có một bài giảng tốt, đem lại nhiều thông tin mới hoặc có ích cho học viên. Áp lực để trình bày bài giảng một cách trôi chảy, từ cấu trúc nội dung đến phong cách và môi trường chung quanh. Cá nhân tôi lúc nào cũng cố gắng có cái gì mới trong một bài giảng. Cùng là một bài giảng về một chủ đề ở hai nơi, tôi lúc nào cũng có thêm vài điểm khác biệt giữa 2 nơi. Lúc nào tôi cũng cố gắng có cái gì mới trong bài giảng. Đã nhận lời giảng thì phải có cái gì mới để nói; còn không có thì không nhận lời. Những chuẩn mực đó do tôi tự đặt ra và có thể nói là mình tự mình làm khổ mình. Nhưng tôi quan tâm đến học viên hơn là quan tâm đến cá nhân tôi. Tôi biết nhiều người khác cũng như thế, tức là đặt ra những chuẩn mực để vươn tới trong việc truyền đạt kiến thức.

5/4/12

NHỮNG NGƯỜI XUẤT CHÚNG

TS Phạm Duy Nghĩa 
Nguồn: Doanh Tri
Người tài chắc phải là những người xuất chúng. Mỗi phát kiến lớn nhỏ của họ góp phần làm cho cuộc đời này thêm hạnh phúc. Tìm ở đâu ra những người quý hiếm ấy?
Hàng năm, thế giới 7 tỷ người này góp thêm 1,75 triệu đơn xin cấp sáng chế, tức là những phát kiến kỹ thuật có tính mới so với toàn cầu. Như vậy, trung bình cứ một phút trôi qua trên thế giới này đã có thêm hơn 3 đơn xin cấp sáng chế. Trong khi đó, ở nước ta cả một ngày trôi qua chưa có tới 1 đơn, năm 2010 chỉ có 306 đơn xin cấp sáng chế của người Việt Nam được yêu cầu bảo hộ.
Từ số lượng các sáng chế, các công trình khoa học, tới các giải thưởng danh giá trên thế giới này, người Việt Nam vốn tự hào là một dân tộc thông minh chẳng thiếu anh tài, song đóng góp của dân tộc chúng ta vào kho tàng các phát minh trên thế giới quả là còn rất nhỏ nhoi.

4/4/12

CHÍN SAI LẦM TRONG VĂN HOÁ ĐỌC CỦA NGƯỜI VIỆT

Dưới đây là chín sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt.
1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách
Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí.
2) Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo
Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn.

3/4/12

NGUỴ BIỆN VÌ ÔNG ĐINH LA THĂNG

Mỹ Linh: 'Thu phí lưu hành xe chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi'
LTS: Khi vấn đề thu phí lưu hành đối với xe cá nhân đang làm nóng dư luận, trên một tờ báo online đã đăng tải cuộc trò chuyện với diva Mỹ Linh. Theo bài báo, Mỹ Linh cho rằng việc đưa ra phí này là bất hợp lý. Chúng tôi đăng tải lại bài viết này.
- Sống ở ngoại thành, hàng ngày phải di chuyển cả một quãng dài hàng chục cây số để “tiến về Hà Nội”, nhà lại có đến hai con xe bốn bánh - câu chuyện xăng tăng giá, thu phí lưu hành giao thông đường bộ… hẳn nằm trong mối quan tâm của chị?
Không chỉ quan tâm mà phải nói còn là ở mức vô cùng bức xúc. Xăng tăng giá liên tục, mà lần này còn tăng những hơn 2000 đồng/lít, rồi thì thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí trong khi cuộc sống người dân còn muôn vàn khó khăn, chất lượng công trình giao thông không đảm bảo cho sự an toàn của người dân và chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng thì thử hỏi, như thế liệu có công bằng với người dân không? Sao không hỏi người dân họ cảm thấy thế nào, sức chịu đựng của họ ra sao…

VIỆT NAM YÊU DẤU