Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

27/2/12

TÂM TÌNH VỚI ÔNG QUÁCH

Hồ Như Hiển
Ác ôn vùng nông thôn
   Sau tiếng súng hoa cải của anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn, nhất là sau khi đoạn phát biểu tào lao bí đao của ông trước các cụ nguyên - cựu – trung – cao CLB Bạch Đằng được đưa lên mạng thì tên ông, tiếng ông đã nổi lềnh phềnh… Thành phố hoa phượng đỏ tưởng là đất lành chim đậu, ai ngờ với ông đất không lành đất nhậu chim luôn

24/2/12

KĨ NĂNG TRANH LUẬN CƠ BẢN

Tqvn2004 chuyển ngữ

Khái niệm: Tranh luận là gì?
Tranh luận, nói đơn giản, là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên. Nhưng tranh luận không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu chửi bới không luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vững chắc vào quan điểm riêng của mình. Trái lại, tranh luận có những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi khá phức tạp; và đôi khi bạn phải đứng vào vị trí phản đối điều mà ngày thường bạn vẫn luôn tin tưởng là đúng.
Khái niệm: Chủ đề tranh luận
Nếu tranh luận là một dạng của bàn cãi, thì đương nhiên nó phải có một cái gì đó để hai bên cùng tranh cãi. Đó chính là CHỦ ĐỀ (topic). Mỗi tranh luận có một chủ đề riêng, từ những vấn đề quan trọng trong xã hội ("Liệu có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm?"), hoặc các tư tưởng hoặc khái niệm triết học ("Liệu cái đẹp có hay hơn trí tuệ không?"). Mỗi chủ đề là một câu hỏi bắt đầu với chữ "Liệu", và hai đội tranh cãi xung quanh hai mặt của câu hỏi đó. Đội đồng ý với chủ đề được gọi là đội KHẲNG ĐỊNH (affirmative), hoặc còn gọi là 'chính phủ' trong các cuộc tranh luận quốc hội. Đội phản đối chủ đề là đội PHỦ ĐỊNH (negative), hay còn gọi là 'đối lập' trong các cuộc tranh luận quốc hội. Khi tổ chức một cuộc tranh luận, điều quan trọng là phải tìm chủ đề thích hợp với lứa tuổi và trình độ của những người tham gia tranh luận. Chủ đề thường lấy từ những khu vực mà người tranh luận có mối quan tâm đặc biệt, hoặc nếu là tranh luận ở trường hoặc trong lớp, học sinh có thể lấy những vấn đề trong bài giảng hoặc các vấn đề trên báo chí gần gũi khác.

23/2/12

PHẢN BIỆN XÃ HỘI: AI?

Nguồn: Ba Sàm
Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa … sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các “đề tài khoa học” của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra… đề tài để nghiên cứu.
Sự kiện Tiên Lãng đã tạm… hạ nhiệt sau khi Chính phủ có một số kết luận theo hướng tương đối tích cực, gia đình anh Vươn đã cảm ơn. Người dân khắp nơi phần nào được an ủi và đang trông đợi công lý sẽ được thực thi một cách công bằng và chính trực với “sai phạm về luật và Hiến pháp” của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng, như nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh vừa nhắn nhủ.
Ở góc độ nào đó, sự việc này đã trở thành một cái gì đó giống như “phép thử xã hội” vì tác động sâu và rộng của nó. Báo chí, dư luận đã nói nhiều về phản ứng của nhiều tầng lớp xã hội. *

22/2/12

TỘI "GIẾT NGƯỜI" KHÔNG CÓ NGƯỜI CHẾT?

TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Nếu coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước, đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan.
Không hội nhập cộng đồng thế giới
Từ mối quan hệ chiều ngang giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, UBND, tư pháp, hội đoàn, tới quan hệ chiều dọc xã, huyện, thành phố, trung ương…, bởi quyết định cưỡng chế trái pháp luật được thông qua cấp ủy, chỉ thị cho cấp dưới thực hiện, báo cáo với cấp trên xin ý kiến, trước khi thực hiện. Từ chỉ thị của người đứng đầu, tới văn bản lập quy, văn bản lập pháp, hiến pháp, do quyết định cưỡng chế trái luật đã viện dẫn rất nhiều văn bản luật, chỉ thị.

18/2/12

HỌC TRƯỚC LỚP 1: LỢI BẤT CẬP HẠI

Giáp Văn Dương
Vì sao các bậc phụ huynh lại đua nhau cho con đi luyện chữ trước khi vào lớp 1? Câu trả lời có lẽ nằm ở những điều sau:
- Phụ huynh sợ con mình đuối khi vào lớp 1.
- Phụ huynh láu cá, muốn dùng việc cho con đi luyện chữ để tiếp cận các thầy cô giỏi, tiện việc xin cho con vào lớp của các thầy cô đó sau này.
- Phụ huynh muốn con mình viết giỏi ngay khi vào lớp để thỏa mãn sĩ diện của mình.
- Phụ huynh a dua theo đám đông: thấy người ta cho con đi luyện chữ thì mình cũng làm theo đuôi như vậy.
- Phụ huynh thiếu hiểu biết, không biết rõ cái hại của việc luyện chữ trước khi vào lớp 1.
Lợi ảo hại thật
Cái lợi của việc học trước khi vào lớp 1 hoàn toàn là ảo đối với trẻ. Cùng lắm, nó chỉ thỏa mãn một số toan tính, sự sĩ diện hoặc tính a dua của các bậc phụ huynh. Nhưng cái hại của việc này là có thật, và rất nghiêm trọng. Cụ thể:

17/2/12

DŨNG CẢM LÊN CON!

NGUYỄN ANH TUẤN
Nửa đêm, tiếng sét giật cửa kính
Con choàng sợ hãi
Bố vỗ về con bằng lời ru do bố tự tạo ra:
Dũng cảm lên con, dũng cảm lên con…

Phải, hãy dũng cảm lên con, dù con đang làm một “kẻ ăn xin” rất lâu nữa trước khi là người biết cho và có khả năng cho người khác…Bởi lòng dũng cảm là cội nguồn của Nhân hậu, Lương thiện - những danh từ đã bị lạm dụng, bị lợi dụng, thậm chí bị đánh cắp nội dung từ những người đáng yêu- trong đó có kẻ “ăn xin” thần thánh như con.

13/2/12

BÍ QUYẾT DẠY CON CỦA NGƯỜI PHÁP



Pamela Druckerman và ba con của cô.
Ảnh: Emmanuel Fradin/WSJ


Theo Wall Street Journal
Sau ít năm sống ở Pháp, tôi vẫn không lý giải được nguyên nhân đằng sau sự ngoan ngoãn của những đứa trẻ, và tôi bắt đầu thực sự quan tâm tới cách người Pháp dạy dỗ con cái họ.
Có nhiều câu hỏi tôi thấy cần phải đặt ra. Vì sao sau hàng trăm giờ đồng hồ quan sát ở các sân chơi cho trẻ em ở Pháp, tôi chưa hề nhìn thấy một đứa trẻ nào (ngoại trừ con của tôi) tỏ ra cáu kỉnh? Vì sao những người bạn Pháp của tôi chẳng bao giờ phải vội vã dập điện thoại để giải quyết đòi hỏi nào đó từ con cái họ? Vì sao phòng khách của họ chẳng bao giờ thấy vương vãi đồ chơi trẻ con? Vì sao trong bữa ăn trẻ em Pháp không nghịch phá đồ ăn, và bố mẹ chúng chẳng bao giờ phải la mắng? Mỗi khi những gia đình Mỹ tới thăm chúng tôi, các ông bố bà mẹ thường phải mất công giải quyết những vụ cãi cọ của bọn trẻ, dắt chúng đi chơi quanh nhà, hay cùng chơi đồ chơi trên sàn nhà. Ngược lại, những ông bố bà mẹ Pháp khi tới thăm chúng tôi thường bình thản ngồi uống cà phê, trong khi bọn trẻ có thể tự chơi một cách vui vẻ.

8/2/12

VỀ MỘT BỨC ẢNH

Hồ Như Hiển
Theo dõi vụ việc ở vùng đất nổi tiếng với đặc sản thuốc lào Tiên Lãng, cho đến hiện tại, mình ấn tượng nhất là bức ảnh:

Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan công an
Nguồn: VnExpress


7/2/12

TRÍ THỨC TỨC LÀ NGƯỜI CÓ HỌC

Nguồn: Dân trí
Bùi Hoàng Tám
-Những ai hèn nhát, bàng quan trước vận mệnh dân tộc, thờ ơ với số phận đồng bào, vô cảm trước bất công oan ức, quay lưng lại với nỗi đau của cộng đồng thì dù có bằng cấp cao đến đâu, thành tựu lớn đến đâu cũng chỉ là kẻ vô học.
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Dư luận gần đây rộ lên câu hỏi: Trí thức là gì? hay nói cách khác, người như thế nào thì được coi là thuộc tầng lớp trí thức? Nhất là từ khi GS Ngô Bảo Châu trả lời báo chí “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức". Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc” thì câu hỏi này lại càng được quan tâm.

3/2/12

HOÀNG XUÂN PHÚ: NHÂN VỤ TIÊN LÃNG, BÀN VỀ CÔNG VỤ

Hoàng Xuân Phú
Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 đã làm chấn động bốn phương, quá đủ để thức tỉnh những ai còn có thể thức tỉnh. Nó buộc những người có lương tri phải suy nghĩ, để trả lời câu hỏi: Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy? Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này.

Một số người đòi nghiêm khắc xử lý ông Đoàn Văn Vươn và những người liên quan về tội chống người thi hành công vụ. Nhiều người tin rằng gia đình ông Vươn là nạn nhân của cường hào ác bá thời nay, nhưng cũng nghĩ là họ không thể tránh khỏi bị trừng phạt vì đã chống người thi hành công vụ. Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với ông Đoàn Văn Vươn và 3 người thân về tội giết người, đồng thời khởi tố vợ và em dâu ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ

Hai tiếng "công vụ" cứ lặp lại, vang lên như tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành, nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt. Vì vậy tôi phải gạt bao việc cần kíp sang một bên để viết bài này.

2/2/12

NÉT CHỮ KHÔNG PHẢI... NẾT NGƯỜI!

Nguồn: Vietnamnet
Nguyễn Phương

Đi du xuân thấy cảnh những "ông đồ" - cả trẻ lẫn già ngồi quanh Văn Miếu "bán chữ" - cả chữ ta lẫn chữ Tàu - tôi muốn viết vài dòng về chuyện này nhân dịp đầu xuân cùng lời chúc tốt lành đến bạn đọc.
Người mua chữ (xin chữ) chắc muốn gửi gắm ước muốn của mình vào những chữ này? Những chữ người mua nhiều nhất là "Tài", "Lộc", "Tâm", ...
Việc này cũng bình thường thôi, vì thường thì người ta cầu khấn những gì người ta ước muốn có - vẫn cái quy luật: Thiếu cái gì cầu cái ấy!
Nhưng nếu liên hệ "nét chữ" với "nết người" thì lại là vấn đề khác.
Chúng ta hãy cùng bình tĩnh nhìn lại xem nhận định này đúng tới mức độ nào và hệ lụy của nó là gì, đặc biệt trong bối cảnh cải cách giáo dục đang cần những thay đổi sâu sắc.
Cũng nhân chuyện có nhiều phụ huynh học sinh phàn nàn về sách lớp một và chữ viết, tôi xin được "té nước theo mưa" góp đôi lời về chuyện chữ viết.

1/2/12

TẠI SAO PHẢI HỌC TÍCH PHÂN?

Hồ Như Hiển
Thằng cháu mình đang học lớp 12, hôm nay đến nhà mình thắc mắc: Cháu vừa học xong phần tích phân, nguyên hàm, bài nào thầy ra, dù lắt léo thế nào, mẹo mực đến đâu cháu cũng làm được nhưng chẳng hiểu học cái đấy để làm gì. Mình cười khà khà, bảo cháu còn trẻ người non dạ, xanh và non lắm, chưa hiểu hết những điều xâu xa huyền bí của Toán học, chưa nhìn thấy tầm nhìn xa trông rộng của các tác giả SGK, của các nhà hoạch định chiến lược giáo dục đâu. Rồi mình cặn kẽ nói cho ông cháu nghe những ứng dụng to lớn của tích phân:
Thứ nhất,

VIỆT NAM YÊU DẤU