Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

27/12/10

Một ngày phải khác mọi ngày


Bùi Chí Vinh
(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)
.
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

23/12/10

Con gì?

 
Hồ Như Hiển

- Nghe nói vợ chồng cậu có tin vui rồi. Siêu âm chưa? Trai hay gái?

21/12/10

Bàn về uy tín



Vũ Duy Thông
Người lạ trước khi xác lập mối quan hệ với một cơ quan hay doanh nghiệp nào đó thường muốn biết về thủ trưởng của cơ quan ấy. Để có thông tin ban đầu, họ thường tìm đến một số đối tượng.
Đối tượng thứ nhất là những nhân viên "tầng lớp dưới” như lao công, gác cổng, lái xe... Với những người này, ta sẽ biết thủ trưởng của họ có liêm khiết không, có thương người không, có được họ quý mến, tôn trọng không.
Đối tượng thứ hai là bộ máy giúp việc và cộng sự như thư ký, các trưởng phòng, các chuyên gia của nhà quản lý trong từng lĩnh vực. Những người này cho ta biết thủ trưởng của họ có năng lực thực không, ý muốn của anh ta là gì và con đường thuận lợi nhất để tiếp cận.
Với cấp trên của cơ quan hoặc doanh nghiệp ấy, ta sẽ biết sự hợp tác với thủ trưởng đó có mang lại kết quả như ta mong muốn không.

20/12/10

Cái... Danh!

(Tamnhin.net) - “Danh” là tên (một người, một nhóm người,…);là danh hiệu hoặc chức tước của một ai đó. Trong cuộc sống con người, cái danh quan trọng lắm, bởi xưa nay, thường “danh có chính, ngôn mới thuận”.


“Tên” mỗi người đều do cha mẹ hay ông bà chú bác đặt cho. Có “tên khai sinh”, “tên thường gọi”, “bí danh”, thậm chí khi chết rồi, còn được đặt cả “tên cúng cơm” nữa (để đề phòng “cô hồn” ăn tranh!). “Tên khai sinh” và “tên thường gọi” thì ai cũng có và nhiều khi hai cái tên này là một. “Bí danh” thì chỉ các người làm chính trị thời bí mật mới có, người thường không ai đặt. Gần đây, mấy “sếp”có máu cặp bồ, muốn tránh bị vợ con phát hiện, cũng đặt bí danh cho “bồ nhí” của mình - Mấy phu nhân thấy chồng gọi điện thoại “báo cáo thủ trưởng…” hoặc “kính thưa đồng chí…”, cứ tưởng các sếp đang bàn chuyện công tác, hóa ra toàn “thủ-trưởng-bồ”, “đồng-chí-bẹo” cả!

18/12/10

KHI LÒNG TỐT TRỞ NÊN THỪA...

Bán cây thông noel, các đồ trang trí noel, ông già noel 0948 986 486 

Phan Hồng Giang

Nguồn: Vietstudies

Cách đây chừng hai mươi năm, báo "Nhân dân" có đăng một sáng tác của cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ thơ của Berthold Brecht (1898 - 1956), một bài thơ triết lý khô khốc, tưởng chừng như không có gì chung với nhạc. Ấy vậy mà vị nhạc sĩ đáng kính đã tìm được nguồn cảm hứng từ những dòng thơ quá ư duy lý: "Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một xã hội, sao cho ở đó lòng tốt trở nên thừa…".
Ý tưởng của nhà soạn kịch Đức thật thâm thúy: nếu chúng ta xây dựng được một xã hội vận hành với cơ chế hoàn hảo từ bản chất của nó đến các định chế pháp luật, thì con người sống trong đó chỉ có thể làm điều tốt, không thể làm điều xấu, hệ quả là không còn phải kêu gọi lòng tốt của ai nữa. Và khi đó, lòng tốt đã trở nên thừa!

14/12/10

Tại sao, Hàn Quốc?

Thảo Dân
Click the image to open in full size.

Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử "oai hùng" như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam... thế mà hình như cái gì cũng... hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?
Nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi này chứ chẳng phải mình tôi và đặt ra nhiều lần chứ chẳng phải một lần.
Lần thứ nhất họ đặt câu hỏi khi mà phim ảnh Hàn Quốc tràn ngập màn ảnh nước mình.
Lần thứ hai họ đặt câu hỏi khi chăn ga gối đệm Hàn Quốc tràn ngập các căn phòng hạnh phúc của nhiều người Việt Nam.
Lần thứ ba họ đặt câu hỏi khi đồ điện tử Hàn Quốc như Samsung chiếm ngự trong quá nhiều gia đình nước mình.

13/12/10

QUYỀN CON NGƯỜI

Ayn Rand
Phạm Đoan Trang dịch
“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức.
Mọi hệ thống chính trị đều dựa trên một số quy tắc về đạo đức. Đạo đức học thống trị trong lịch sử nhân loại là các biến thế của học thuyết tập thể-vị tha, thứ học thuyết đặt cá nhân thấp hơn các thế lực thần bí hoặc xã hội. Hậu quả là phần lớn các hệ thống chính trị đều là những biến thể của cùng một dạng chuyên chế nhà nước, chỉ khác nhau ở mức độ chứ không phải ở nguyên tắc cơ bản, chỉ bị giới hạn một cách tình cờ bởi truyền thống, hỗn loạn, xung đột đẫm máu và các cuộc sụp đổ có tính chất chu kỳ. Trong tất cả những chế độ như thế, đạo đức là một thứ quy tắc áp dụng cho cá nhân chứ không phải cho xã hội. Xã hội được đặt bên ngoài luật đạo đức, cùng với những biểu hiện hay nguồn gốc của luật đạo đức ấy, hay những người độc quyền diễn giải nó; và sự rao giảng về hành động xả thân cống hiến cho trách nhiệm xã hội được coi như mục đích chính của đạo đức học trong sự tồn tại thế tục của con người.

12/12/10

Nhà Văn Võ Thị Hảo: Nhân danh những người khóc

VÕ THỊ HẢO 



Vì ta vốn là Người
Tôi không thích kể lể.  Câu chuyện sau đây tôi đã nuốt vào lòng chỉ vì nó liên quan trực tiếp đến mình. Nhưng vì ngày Nhân quyền thế giới đã thôi thúc tôi thêm một lần khẳng định rằng mình và nhân dân VN vốn và đang là con người,  lại nhân dịp tôi buộc lòng phải đăng tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ lên mạng internet vì trong nứơc Việt Nam chằng cho phép tôi xuất bản tác phẩm này, nên đành kể ra.
Cuối năm 2006 tôi hoàn thành tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ (từ tháng 3/2005, tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam đã giới thiệu 3 chương trong cuốn tiểu thuyết này). Tôi đưa bản thảo (chừng 400 trang in) đến một nhà xuất bản chuyên về văn chương  ở Hà Nội. Phụ trách và biên tập viên đều là người trong giới văn chương cả. Nhiều người trong số họ hào hứng đón nhận bản thảo, hứa sẽ đọc nhanh, sách có thể sớm ra mắt vì… “ báo chí và dư luận rất quan tâm sau khi đọc ba chương của Dạ tiệc quỷ… Bạn đọc đang chờ đợi tiểu thuyết này …”.
* Lại “nhạy cảm” – hãy “nạo thai”
Thời gian bản thảo lưu ở NXB này khỏang hơn nửa năm. Tôi không sốt ruột, bởi biết rằng như thực tế đã xẩy ra, bản thảo của mình có thể nhiều người để ý tới, nhiều cấp muốn “kiểm duyệt”. Trong khi đó, nhiều công ty xuất bản tư nhân và nhiều nhà xuất bản cũng muốn bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh tiểu thuyết này, vấn đề chỉ là đợi Giấy phép xuất bản từ phía nhà nước mà thôi.. Biên tập viên rất tích cực. Nhưng rồi buổi làm việc cuối cùng cũng đến.  Biên tập viên trả lời bất mãn: Dạ tiệc quỷ rất hay nhưng không được cấp giấy phép vì lý do ‘nhậy cảm”! Chị biết đấy. Ở VN ta không có sự giải thích nào khác cho những tác phẩm tôn trọng sự thật và được gọi là “động chạm” như của chị.

11/12/10

Phan Đắc Lữ, dồn nén nỗi nhớ quê

Thượng nguồn sông Thu Bồn
Nhà thơ Phan Đắc Lữ sinh ngày 10-7-1937 tại làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, anh được cử ra miền Bắc học tập rồi công tác 50 năm sau mới trở về cố hương. Hiện nay nhà thơ sống và viết ở Thành phố Hồ Chí Minh. "Ngày trở về" là bài thơ đằm thắm nhất của ông trong phần thơ 32 bài in chung trong tập thơ "Hòn Kẽm Đá Dừng" của 4 nhà thơ xứ Quảng cùng thế hệ: Thu Bồn (1935), Phạm Doãn Hứa (1936), Tường Linh (1931), Phan Đắc Lữ (1937), Nhà Xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001.

Có thể nói bài thơ kết tinh những nhớ thương, mong mỏi dồn nén trong nửa thế kỷ xa quê. Những địa danh của quê hương hiện ra trong thơ như một nỗi ám ảnh không dứt. Sơn Trà, Tiên Sa, Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Đợi...
Một chút nắng ấu thơ còn sót lại
Chiều bâng khuâng thắp sáng đỉnh Sơn Trà
Núi không hẹn nên người đi, đi mãi
Ngày trở về ngơ ngác cảng Tiên Sa

10/12/10

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

macro hoa ?!?
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,...
Tuyên ngôn về Nhân quyền (Tuyên ngôn Nhân quyền) là một tuyên bố được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất là 375 ngôn ngữ và tiếng địa phương. [1] Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của thế chiến thứ hai và đại diện các biểu hiện đầu tiên trên toàn cầu các quyền mà tất cả mọi người được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Luật quốc tế về nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và hai Nghị định thư không bắt buộc. Năm 1966, Đại hội Đồng đã thông qua hai Giao ước chi tiết, quan đó hoàn thành Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy tôn trọng các quyền tự do này.

5/12/10

Khi tâm hồn con người bị tước đoạt


Phạm Anh Tuấn
(tham luận gửi hội thảo "Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay" do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội)

Tôi cố gắng nhìn văn hóa và đạo đức từ một điểm xuất phát nào đó ở bên trong con người. Bởi vì tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học v.v. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu. Nhưng việc tự hạn chế này hóa ra đối với tôi lại là một lợi thế, tôi có thể từ bỏ một cách nhìn chung chung, siêu hình, hoặc một cách nhìn cố định, bất biến, tuyến tính. Do đó tôi có thể quan sát tâm hồn của con người trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay, và bằng cách đó tôi đề xuất một điều gì đó biết đâu có thể có ích cho người khác.

4/12/10

Nhà giáo Phạm Toàn: Sống là tư duy độc lập

Nhà giáo Phạm Toàn không chấp nhận một lối giáo dục mà trẻ em đến trường chỉ để tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Không tiếp thu hết ở trên lớp học chính khóa thì phải đến lớp học thêm để tiếp thu. Cách làm giáo dục như thế, ông bảo, "sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ".

Gần 80 tuổi, tiếng nói vẫn sang sảng, mỗi ngày chỉ ngủ chừng bốn, năm tiếng, thời gian còn lại viết, hiệu đính, dịch sách... và làm thơ - đó là chân dung nhà giáo Phạm Toàn, nhà văn Châu Diên. Thời gian gần đây ông bận bịu hơn rất nhiều do triển khai hoạt động nhóm "Cánh Buồm" với ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học để làm sao nền giáo dục ở ta phải đào tạo ra được những con người có tư duy độc lập, sống độc lập. "Cánh Buồm" gồm một nhóm gần 10 người, đã được ý tưởng của nhà giáo Phạm Toàn "lôi kéo" và làm mê đắm đến mức ngoài thời gian làm công việc chính của mình để đảm bảo cuộc sống riêng với những cơm áo, gạo tiền... đã cùng ông viết sách cho học sinh, tập huấn, thực hành phương pháp giảng dạy. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi kéo dài suốt hơn ba giờ đồng hồ, xoay quanh những trăn trở của ông về nền giáo dục hiện hành, quan niệm của ông về người trí thức và trách nhiệm xã hội...

1/12/10

Thay đổi giáo dục hay là chết?

Một nền giáo dục mà học sinh phải sáng học, chiều học, tối học, không có thời gian vui chơi giải trí, không biết gì khác ngoài việc cắm đầu vào những mẹo mực trời ơi đất hỡi của những bài Toán vô bổ, chăm chăm học thuộc lòng Văn mẫu, cố nhét vào đầu những con số khô khan của Sử, những con số vô hồn của Địa - đấy là nền giáo dục bất thường. Một nền hành chính mà công chức nhà nước, hết giờ ở cơ quan vẫn phải đem công việc về nhà làm, ngày này qua tháng khác, không có ngày lễ, không có chủ nhật, không có ngày nghỉ (theo đúng nghĩa), đấy là nền hành chính bất thường. Một cuộc sống mà những con người trung thực, thẳng thắn, chịu khó, cần cù trong công việc vẫn không nuôi sống được bản thân và gia đình, cuộc sống đó bất thường... Chỉ có những con người vô tâm, vô cảm mới không thấy điều đó. Vâng, thật sự đất nước đang lâm nguy! 
Hồ Như Hiển
------------------------------------------
Đặng Khánh Duy
Tôi là một Bác sĩ, trước thực trạng yếu kém của nền giáo dục nước nhà, tôi không khỏi sôi sục trong lòng, muốn làm một điều gì đó để cứu Tổ quốc đang lâm nguy.
Những việc tôi nêu sau đây có thể áp dụng ngay, không tốn kém, nhưng lại có khả năng thức tỉnh cả một thế hệ Việt Nam đang tăm tối.
Giả sử tôi được bầu làm Bộ trưởng Giáo dục. Vâng, hãy tưởng tượng tôi là Bộ trưởng Giáo dục!
Nếu là Bộ trưởng, dĩ nhiên việc đầu tiên tôi làm là đi thăm một trường học, nhưng cái tôi thăm không phải là văn phòng Ban Giám hiệu hay lớp học mà là… nhà vệ sinh!

30/11/10

Chỉ có ở Việt Nam







Hồ Như Hiển
Hồi còn nhỏ, mình được học rằng, người Việt Nam ta rất anh hùng, thông minh, giỏi giang, cần cù... đất nước mình “rừng vàng biển bạc”. Thơ Tố Hữu còn ca ngợi “Ôi Việt Nam, xứ sở diệu kì”. Lớn lên, đi làm, tiếp xúc, va chạm, đi và ngẫm; so sánh, đối chiếu, cảm nhận mình mới tá hoả, hoá ra những điều mình được học... thôi rồi Lượm ơi! Nhất là từ khi có mạng Internet, được nghe tiếng nói đa chiều, mình bỏ hẳn thói quen nghe Đài tiếng nói Việt Nam, xem Truyền hình Việt Nam, đọc các loại báo “lề phải” (Tiền phong, Thanh niên, Công An Nhân Dân, nhất là tờ An ninh cuối tháng...). Nghiệm ra mới thấy, nước mình đúng là xứ sở “nói một đằng làm một nẻo”, xứ sở “lạ kì”.

Bạn hãy ngẫm xem, vì sao biết rằng công chức, không ai sống được bằng lương mà ai cũng nhà lầu xe hơi?
Bạn hãy vào các quán cafe, quán nhậu, nhà hàng, khu vui chơi giải trí..., và xem có bao nhiêu người nông dân, người lao động chân chính có mặt ở đó?

28/11/10

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

Yên Ninh
Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.
Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.
Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.
Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để… viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.
Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.
Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

27/11/10

Nhìn từ xa... Tổ Quốc!


Nguyễn Duy

Đối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
đêm bắc bán cầu vần vũ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng

nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma


Ai?
im lặng!
Ai?
cái bóng!
Ai?...


xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sóng soải nền nhà
thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu mê ta

có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
Ta là ta mà ta vẫn là ta (1)
 

vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương, hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
vâng - một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên nhồn nhột cả tim gan

Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt khôn nguôi còn sạn gót chân
nhói dài mỗi bước

24/11/10

Nghị trường là mặt trận


Bùi Minh Quốc
Kính nhờ BVN công bố giùm và chuyển đến các đại biểu Quốc hội đang họp bài thơ tôi viết tháng 5 năm ngoái lấy cảm hứng từ hình ảnh cuộc họp của Quốc Hội lúc ấy

Tôi thích làm thơ về những gì cũ xưa muôn thuở
cũng khoái làm về những chuyện mới toanh
cũ như Tình yêu
mới như Tình yêu
cũ như Tự do
mới như Tự do
Tự do
trên đất nước tôi hôm nay vẫn luôn là mới rợi
*
Đổi mới
vui sao
trước hết trở về điểm cũ
dòng chảy muôn xưa kinh tế thị trường
Thị trường là chiến trường
và nghị trường
thành mặt trận
*

22/11/10

Đe dọa hay tranh luận?

Nguyễn Quang A
image Xã hội vốn đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Và ý kiến về xã hội, về điều hành xã hội cũng vậy. Người ta hay nói muốn phát triển cần sự đồng thuận. Thực ra, nếu luôn luôn có sự đồng thuận thì xã hội không thể phát triển được. Cho nên xin đừng lạm dụng “sự đồng thuận” để trấn áp hay đe dọa những người có ý kiến khác mình. Sự đồng thuận đạt được theo cách như vậy chỉ là “sự đồng thuận ép buộc” và vì thế là giả hiệu và vô cùng tai hại cho sự phát triển của đất nước.
Chúng ta ta quá quen với cảnh số phiếu cao ngất 100% hay hơn 90% tán thành (một chính sách ở Quốc hội, hay bầu cho một người trong các đợt bầu cử), rồi vài năm gần đây người cũng quen dần là không có sự thống nhất cao đến như vậy. Thí dụ, Luật Viên chức vừa được 79,72% phiếu thông qua tại Quốc hội; thậm chí Dự án đường sắt cao tốc đã không được Quốc hội thông qua ở phiên họp trước. Tại phiên họp này của Quốc hội, các vấn đề bauxite, Vinashin trở thành các vấn đề nóng và nhiều ý kiến phê phán cách điều hành của Chính phủ. Đấy là một hiện tượng đáng mừng trong hoạt động của Quốc hội.

16/11/10

Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước


Lê Hiếu Đằng
Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN

Ngày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.
Một vần đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiểu khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần củng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay lông lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.

13/11/10

Tổ quốc

Thiếu Sơn

Đứng về phương diện khách quan thì Tổ quốc của người Việt nam chỉ là một dải đất từ Nam chí Bắc, có biển sông chạy dài, có núi cao điểm xuyết có sông lớn chảy ngang, có sông con đi dọc mà thôi.

Nhưng đứng về địa vị chủ quan thì trên cái dải đất đó, mỗi người Việt Nam đều có gửi gắm cái linh hồn đặc biệt của mình, nhờ cái linh hồ đó sát nhập vào núi sông mà núi sông mới có nhiều ý nghĩa.


Thiếu Sơn (1908 - 1978) - Nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học
Tổ quốc đối với ta khi còn nhỏ, trước hết chỉ châu tuần trong phạm vi một cái nhà, mà đồng bào lúc ấy, ta chỉ biết có cha mẹ, anh em và những thân gia quyến thuộc của ta mà thôi.

Ta yêu cái nhà đó thuần chỉ bằng tình cảm, hễ ai đem ta đi xa thì ta nhớ, mà hễ đem về gần thì ta vui, nhưng tịnh không biết vì đâu mà vui, mà nhớ cả.

Sau tới khi đã biết chạy nhảy, chơi đùa; biết nô giỡn cùng với những trẻ đồng hương, biết kết bạn với anh em trong xóm, thì cái bụi tre đầu lang, cái cây đa trước ngõ đối với ta cũng là quen biết và chịu cái cảm tình của ta.

Rồi theo thời gian mà lớn khôn, nhờ ăn học mà tư tưởng thì cái nhỡn giới của ta cũng càng ngày càng rộng mở, vượt qua được cái ngạch cửa trước nhà, cái bờ rãnh làng xóm mà quan niệm tới đất nước bao la và âu yếm đồng bào đồng chủng.

12/11/10

Phải công bố cho toàn dân... (*)

Lê Hiếu Đằng 
(Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN)
Theo dõi hoạt động của Quốc hội những ngày qua, tôi rất đồng tình với việc vụ Vinashin đã được đưa ra nghị trường, nhiều đại biểu đã quy rõ và quy đúng trách nhiệm: chính Thủ tướng Chính phủ, người trực tiếp quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải chịu trách nhiệm cuối cùng về con tàu sắp chìm này.

Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn vì có hai vấn đề chưa được Quốc hội đề cập thỏa đáng: việc cho thuê đất rừng đầu nguồn và đại dự án bauxite. Mà đây lại là hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu sụp đổ Vinashin chỉ là chuyện mất tiền, dù là tiền tỷ (đô la), thì hai vấn đề sau là chuyện môi trường sinh thái, tác hại lâu dài, và nghiêm trọng nhất, là chuyện an ninh quốc phòng, an nguy quốc gia.
Hôm nay tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về vụ bauxite.

11/11/10

Buồn ơi là buồn...

tamtay.vn - photo - Chim Đại Bàng

ĐƯỢC TIN CON TẬP ĐI
Huy Cận

Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đếm thầm thì
Từng bước chân con bước

Đặt tên con Hà Vũ
Ý muốn nói đời con 
Sẽ đi vào vũ trụ
Thăm sao sáng trăng tròn

Nhưng con ơi trước mắt
Sống cuộc đời trái đất
Con tập đi cho ngay
Đất dày chân bám chặt

10/11/10

NHỮNG DÂNG HIẾN LẶNG LẼ...

Những bông hoa dại không người hái
Lặng lẽ bốn mùa khắp mọi nơi
(Hoa dại - Hà Thiên Sơn) 

Trần Hữu Dũng
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Tết Canh Dần (2010)

Tôi không được hân hạnh quen biết chị Võ Hồng Anh* hoặc gia đình chị, nhưng khi nghe tin chị đột ngột từ trần hôm 21 tháng 7, 2009, tôi buồn một cách lạ.  Thời bây giờ, sáu mươi bảy tuổi là còn quá trẻ để vĩnh biệt.  Rồi khi đọc tít trên một tờ báo “GS TSKH Võ Hồng Anh - Lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ ra đi”, tôi bàng hoàng.

Lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ ra đi...

8/11/10

Sống - Chết

File:Phan Boi Chau.jpgSÀO NAM PHAN BỘI CHÂU
        SỐNG
  Sống tủi làm chi đứng chật trời?
  Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
  Sống làm nô lệ cho người khiến?
  Sống chịu ngu si để chúng cười?
  Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
  Sống lo phú quý chẳng lo đời,
  Sống mà như thế đừng nên sống!
  Sống tủi làm chi đứng chật trời?


CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."

7/11/10

CẢNH GIÁC VỚI SAI LẦM KHI RA QUYẾT ĐỊNH

sai-lam-trong-kinh-doanh
Phạm Hồng Sơn

Ra quyết định là một quá trình xác lập và đánh giá các khả năng khác nhau (alternatives) để cuối cùng lựa chọn một (hoặc một số) trong các khả năng đó.
Cuộc đời con người có thể nói là một chuỗi các quá trình ra quyết định. Từ những quyết định như vô thức, vô hại như đặt bàn chân nào lên trước khi leo cầu thang cho tới những quyết định có tính mất còn đối với một dân tộc như chọn quốc gia nào làm đồng minh hay chọn phương cách nào để giành độc lập. Ngay việc quí vị đang dành cho bài viết nhỏ này một sự quan tâm hào phóng cũng là hệ quả của một quyết định. Tuy vậy, con người thường ít ý thức trong việc ra quyết định cho dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hữu ích về vấn đề này.

6/11/10

Mùa thu này Điện Biên - Tây Nguyên ơi!...


Vũ Ngọc Tiến

Mỗi năm, khi gió heo may về xao động, làm những trái sấu chín vàng khô, vỏ đã nhăn nheo lãng đãng rơi trên đường Trần Phú, hay khi những thửa ruộng trồng rau cải cúc trổ hoa vàng rực triền đê sông Đuống ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, tôi lại nôn nao nhớ màu hoa quỳ vàng Tây Nguyên và màu lúa chín vàng trên cánh đồng Mường Thanh bát ngát … Năm trước, hoa quỳ vàng Tây Nguyên cùng sự rơi vào “im lặng chính thống” 3 lá thư của vị tướng huyền thoại Điện Biên quan ngại về Dự án bô-xít đã hối thúc tôi đi và viết bài “Tây Nguyên du ký”. Mùa thu này, vào lúc cận kề “Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội”, nhìn cảnh người ta dựng cụ già 100 tuổi - vị tướng năm xưa đang trên giường bệnh lên để nhận tấm giấy mời đi dự Lễ hội mà lòng tôi the thắt buồn. Lẽ nào người ta có thể chọn cách giả dối và phô trương đến thế để thể hiện sự tôn kính một vị anh hùng?... Và vì thế, tận thẳm sâu bật lóe trong tôi quyết định làm cuộc hành hương lên chiến trường Điện Biên, cầu chúc cho Võ Đại tướng trường thọ.

Ám ảnh hồn thiêng Điện Biên

5/11/10

Tại sao và vì đâu: "Thầy càng dạy càng bớt trung thực đi..."?

Tưởng như phi lí nhưng lại có thật ở đất nước ta. Việt Nam - xứ sở lạ kì (không phải "diệu kì" đâu nhé). Tại sao và vì đâu mà người thầy lại "bớt trung thực" đi? Phải chăng vì miếng cơm manh áo, vì sự tồn tại mà người "kĩ sư tâm hồn" lại phải làm trái lòng mình, giảng những điều mình không tin, không rung động đến những tâm hồn thánh thiện? Thật may mắn nếu càng nhiều học sinh biết nhận ra những điều giống em học sinh trong bài viết trên Vietnamnet. Và may mắn hơn nếu có nhiều người thầy hơn nữa biết trăn trở, day dứt về những điều mình (phải) giảng cho các em. Chỉ khi đó, dân tộc ta mới có cơ may ngẩng đầu cùng bạn bè thế giới, hoà mình vào dòng chảy văn minh nhân loại.
Hồ Như Hiển
--------------------------------------------------------
"Thầy càng dạy càng bớt trung thực đi...."
- Năm ấy, tôi giảng dạy văn ở một trường cấp ba có bề dày truyền thống hàng đầu tại thủ đô Hà Nội. Trường lớn, hầu hết các em học sinh đều ngoan, chăm học và học tốt.
Tôi thường tìm cách ra những đề bài làm văn để học trò có thể thực sự động não, động bút.
Lần ấy kiểm tra 15 phút tại lớp, tôi đã cho các em đề: “Cảm nhận của em về bài thơ sau đây…”.
Đó là bài lục bát mới ra mắt bạn đọc gồm khoảng hơn mười câu của một nhà thơ có vị trí cao hàng đầu trong thi ca đương đại viết dịp đầu năm mới, đăng trang nhất một tờ báo lớn.
Tôi chép toàn bài đó lên bảng. Khi về nhà, tôi háo hức đem tập bài làm ra xem ngay.
Để xem các học sinh của tôi có cảm, nghĩ gì mới; có bài nào viết hay.
Phần lớn các em đều khen câu thơ, ý thơ, âm điệu thơ.
Bất ngờ tôi gặp bài viết gọn của một em gái đã chê bài thơ đó lời gượng ép, cảm xúc có phần không thật…
Tôi đọc đi đọc lại bài làm đó, băn khoăn không biết nên đánh giá sao đây.
Thông thường thì bài như thế sẽ bị điểm xấu. Vậy cho điểm kém ư? Không ổn.

4/11/10

Một lá ngô đồng, một lá nho

Hà Sĩ Phu


 Cổ thi Trung Hoa có câu thơ nổi tiếng :
    Ngô đồng nhất diệp lạc         梧桐一葉落,
   Thiên hạ cộng (tận) tri thu    天下共(盡)知秋
   Thấy một lá ngô đồng rụng , mọi người đều biết mùa thu đã về.

Không chỉ bởi nét đẹp “mùa thu lá rụng”, câu thơ cổ chinh phục các nghệ sĩ và thức giả muôn đời chính bởi nét đẹp triết lý. Ở đây có quan hệ giữa cái cụ thể là chiếc lá rụng với cái trừu tượng là mùa thu, tình thu, hơi thu…! Lại có quan hệ giữa cái “một” đơn chiếc và cái tổng thể , “thiên hạ” , “cộng” hoặc “tận” là yếu tố rộng lớn, bao trùm. Lại có quan hệ giữa cảm giác nhìn thấy lá rụng trước mắt, với “tri” tức tri giác, là bước phân tích và tổng hợp của tư duy trừu tượng bên trong não bộ.
  Sở dĩ chỉ nhìn qua mà biết, nhìn vật nhỏ mà biết điều lớn, nhìn hiện tượng bên ngoài mà biết bản chất bên trong là bởi thiên nhiên vốn có quy luật, mọi thứ đều ràng buộc với nhau chặt chẽ, cái nọ là kết quả của cái kia, cái này là tín hiệu của cái khác.
  Trời sinh vạn vật nhưng ràng buộc chúng với nhau như vậy, vạn vật tương quan, nên dẫu “thiên vô ngôn” mà vạn vật vẫn cứ hữu duyên, hữu lý, hữu tình, một vài tín hiệu cũng tự nói thay tất cả.
  Dẫu là một thi nhân đa cảm hay một thức giả  túc trí , bằng những kênh riêng đều “ngộ” được lẽ huyền diệu ấy, nên họ thường kiệm lời. Hội họa cũng vậy, tranh thủy mặc, nhất là tranh Tề Bạch Thạch chỉ khắc họa vài nét đơn sơ, tưởng như rời rạc mà dưới mắt người thưởng ngoạn những nét chấm phá ấy cứ nối vào nhau, tạo nên những chỉnh thể sinh động, lấp lánh. Người thưởng ngoạn sẽ tự lấp đầy những  khoảng trống mà họa sĩ hay thi nhân kia chẳng cần mô tả, nên tự cảm thấy mình được ủy nhiệm hoàn thành nốt quá trình sáng tác như một đồng tác giả. Trong khung cảnh ấy con người như thấy mình được đắm trong một thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, được chủ động khám phá, được tôn trọng, thì đáp lại, anh ta tự nhiên thấy mình cũng phải đáp ứng một cách nhạy cảm, trí tuệ , thanh cao, phải tự nâng mình lên cho xứng. Ta thấy trong lòng yên ả, cuộc sống sao mà đẹp!.
  Thơ như thế, họa như thế, biết lắng nghe những tín hiệu từ lúc còn thầm kín, manh nha, mà đã hiểu nhau và đáp ứng nhau tương xứng, phải chăng đó chính là nét đẹp truyền thống của phép ứng xử phương Đông, văn hóa phương Đông?
                                                                *
  Tiếc thay nét đẹp văn hóa truyền thống ấy dường như đã biến mất khỏi xã hội ta hôm nay.
Chưa cần tìm đâu xa, chưa cần cọ xát trực tiếp với phố phường kẹt xe, ẩu đả, văng tục, chẳng thèm để ý đến ai, soi đuốc khó tìm một cử chỉ tế nhị, thanh lịch; chỉ cần ngồi trong nhà, nhắp chú chuột vi tính, đọc những tin cả “lề phải-lề trái” về những vấn đề lớn đang chi phối bầu khí quyển xã hội, ta sẽ thấy một cơn bất an, vẩn đục, náo loạn nổi dậy trong lòng.

Những vấn nạn trong giáo dục

chuotLâu nay đã định viết những điều chướng tai gai mắt trong giáo dục, nhưng vì lí do này lí do khác mà lần chần chưa viết. Hôm nay vào blog của thầy Đỗ Việt Khoa thấy bài viết rất đúng với những điều mình suy nghĩ. Đặc biệt, sáng nay trường mình lại thi nghề phổ thông và thời điểm này lại sắp đến 20.11 nên bài viết của thầy lại càng có tính thời sự. Tham nhũng, suy cho cùng là bóc lột. Thông qua giáo dục trá hình để bóc lột học sinh - những tâm hồn thánh thiện, bóc lột nhân dân là một tội ác khủng khiếp và man rợ. Bao nhiêu ban ngành với đầy đủ chức năng và nhiệm vụ lại không / không thể làm gì được là điều đáng suy nghĩ. Cái gốc của vấn đề nằm ở đâu? Kẻ nào sẽ là người chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc về tội ác man rợ này? 

Hồ Như Hiển

------------------------------------------------------------------------------ 

Trong phạm vi tôi biết, những vấn nạn của ngành GD hiện có rất nhiều, xin chỉ ra một số vấn nạn điển hình cụ thể sau:
1) Lạm thu:
Lạm thu thực sự bùng nổ quy mô lớn từ 2007, lây lan từ cấp phổ thông lên cấp đại học với số tiền thu trái phép càng ngày càng nhiều.
Bản chất nó là tham nhũng. Không phải tham nhũng nhỏ như 1 số cán bộ cấp Bộ trả lời mới đây, mà là quy mô lớn, thậm chí rất lớn: Mỗi năm, một trường THPT cỡ trung bình như trường tôi thu trái phép ngoài 1 tỉ đồng. Số tiền thu trái phép này  lớn hơn cả ngân sách chi cho nhà trường. Trường có quy mô lớn như THPT Sơn Tây HN thì con số đó phải nhiều tỷ đồng. Cả nước có trên 2.700 trường THPT, và gấp hàng chục lần con số đó trường THCS, tiểu học, mần non và hàng trăm trường ĐH CĐ... thì cộng lại, lạm thu mỗi năm của học sinh cả nước là con số khổng lồ, gấp nhiều lần con số vụ Vinashin.

3/11/10

Vài suy nghĩ về Quốc hội nước ta

Nguyễn Hữu Quý

Sự kiện ĐBQH GS Nguyễn Minh Thuyết, phát biểu tại nghị trường và gửi kèm theo văn bản kiến nghị vào ngày 01/11/2010, tại kỳ họp thứ 8-QH khóa XII, có thể nói là sự kiện gây chấn động dư luận trong cả nước vài ngày nay; cũng đúng thôi, bởi vì, kể từ ngày thành lập nước NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA đến nay, đã vừa đúng 65 năm, thời gian dài bằng một đời người; nhưng đây mới chỉ là lần thứ 2 (sau sự kiện QH bác dự án Đường sắt cao tốc Bắc-Nam) người VN thấy được QHVN đã thể hiện đúng vai trò của QH (tuy mới chỉ là một nghị sỹ đề nghị, mà chưa biết QH có chấp nhận và thực hiện ra sao!?); điều những tưởng rất đơn giản với mọi quốc gia trên thế giới, nhưng lại hoàn toàn xa lạ với người VN; tiếc thay, nó không phản ánh cho tính độc đáo riêng có của dân tộc VN, mà là sự phản khoa học, làm trái quy luật…; chính vì vậy, đất nước VN không đói nghèo mới là sự lạ!

31/10/10

Vài suy nghĩ...

Hồ Như Hiển

  
Người dân miền Trung bao đời nay vẫn vật lộn trong cái đói, cái nghèo, thiên tai lũ lụt. Bây giờ vẫn thế. Vẻ như, ngày càng thảm khốc hơn. Đợt bão lũ nào cũng thấy cơ quan truyền thông nói là "lịch sử". (À, tội là do thằng "lịch sử" nhé, đừng đổ lỗi cho chính quyền, cho các cấp quản lí). Rồi thì quyên góp, ủng hộ... Càng nghe nhiều những từ đó, hình như sự lãnh cảm, thờ ơ trong xã hội càng tăng. Vì những người quyên góp, ủng hộ không được tự nguyện, họ cũng không biết số tiền ủng hộ của mình được phân bổ ra sao... Quá nhiều chuyện liên quan đến khuất tất tiền ủng hộ bị phanh phui, nhưng rồi cách thức tổ chức ủng hộ, quyên góp của các cấp chính quyền "vũ như cẩn"... Có một tín hiệu vui, đã xuất hiện nhiều hơn những cá nhân, tổ chức tự nguyện đứng ra vận động quyên góp, ủng hộ của người dân miền Trung, như nhóm Nguyễn Quang Thạch (Hà Nội)...

Vì tính chất công việc, gần đây mình có điều kiện tìm hiểu "Điều lệ trường THPT". Ngẫm ra mới thấy, xứ mình xứng đáng là "Đệ nhất hoàn cầu" về "nói một đằng làm một nẻo". Bạn cứ thử vào một trường THPT để đối chiếu, so sánh thực tế với những quy định sau:
- Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh (điểm b, khoản 1, điều 15).

24/10/10

Tìm thủ phạm “ám sát” văn hiến

Võ Thị Hảo
Những tâm hồn thấp kém thì không thể thấu hiểu các bậc vĩ nhân. Cũng như những kẻ nô lệ nhe răng cười nhạo khi nghe hai tiếng Tự do.
(J.J Rouseau - 1762)
image Nhân đại lễ ngàn năm Thăng Long, Hà Nội (HN) được ngắm nghía đặc biệt kỹ.
Chăm sóc nhiều. Khen chê cũng lắm.
Nhiều người không khỏi hoang mang tự hỏi: Văn hiến Thăng Long, còn hay mất?
Nếu mất, ai đã cầm nó trên tay và đánh mất? Bọn Người nhập cư đã đánh mất lối thanh lịch Tràng An? Hay kẻ nào? Cần phải tìm địa chỉ để “bắt đền” chứ?!
Quan niệm và ứng xử thế nào về khái niệm Người HN trong kỷ nguyên của Người nhập cư?
Liệu còn làm gì được không để cứu vãn nền văn hiến?
Ta hãy ngắm xem văn hiến còn hay mất.
* Thân xác: đế chế kiến trúc “quan tài bê tông và hộp diêm vụn”
Nếu đến HN từ các ngõ vào thành phố, đặc biệt là từ phía sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Pháp Vân..., với lợi thế ngắm HN từ trên cao, nhiều người sẽ không khỏi băn khoăn: Lẽ nào, đây là nơi mà chúng ta vẫn tự hào là Thăng Long ngàn năm văn hiến?

15/10/10

Âm nhạc của dân gian và lời can của kẻ sĩ

Nguyễn Hiền Chi
image

uốn biết nước thịnh hay suy, thì phải nghe “lòng người” chứ không phải nhìn màu cờ sắc áo phô trương bên ngoài. Có thể nghe “lòng người” từ nhiều phía, trong đó tiếng lòng cất lên hồn nhiên vô tư và chân thực nhất thường là âm nhạc. Nghe âm nhạc mà biết được vận nước, biết được “thế đạo nhân tâm”. Nó cất lên từ lòng người nên không gì cấm đoán được nó.
Cổ nhân dạy, nhạc không phải chỉ là âm nhạc, nó cũng là tiếng lòng của con người. Lòng người cảm ở ngoại vật mà sinh ra thanh âm. Thanh âm tương ứng với nhau mà thành các cung bậc khác nhau. Đó cũng là cung bậc tình cảm. Thanh âm ấy thể hiện ra ở cả múa hát, chuông trống, đàn địch, thơ văn... Âm của nhạc chia làm năm bậc, hay là năm âm chính: Cung, thương, giốc, chuỷ, vũ. Lòng người do cảm xúc ngoại cảnh mà thành âm nhạc, âm nhạc lại làm cho lòng người thay đổi. Ấy là cái tương tác của nhạc và người.

11/10/10

Thơ rất thiêng

Kính nhờ nguyentrongtao.org công bố giúp bài “Thơ rất thiêng” của tôi dưới đây (đã gửi báo Văn nghệ của Hội nhưng báo không đăng), trân trọng cảm ơn.
BÙI MINH QUỐC

Không biết đã có nhà nghiên cứu nào mò mẫm vào cái phạm trù đặc biệt này : tính thiêng của thơ ?
Phần tôi, bằng sự trải nghiệm của hơn năm mươi năm cầm bút, với tất cả sự dè dặt, chỉ xin giãi bày đôi chút cảm và nghĩ.
Cảm và nghĩ này bắt đầu vụt loé trong tôi vào năm 1992, khi đọc “Chân dung nhà văn” của Xuân Sách.Trước kia chỉ nghe truyền miệng, các “Chân dung” cứ trượt đi trong cái bầu khí bỗ bã cười đùa tếu táo, có bài nghe xong tôi còn thầm trách ông Sách ác khẩu.Giờ thì đọc đến đâu giật mình đến đấy.Và ngộ ra : thơ thiêng lắm ! Năm ấy tôi ghi lại, bằng thơ, cảm nghĩ của mình :
Thơ thiêng lắm người ơi
Phản thơ thì phải chết
Chẳng ai giết mình mà mình tự giết
Cuộc tự giết ấy đã được nhà thơ Chế Lan Viên tự thổ lộ vào lúc gần cuối đời (1988) trong bài “Trừ đi” :
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Quái lạ, sao vậy nhỉ ?

10/10/10

Hiến chương 08 (linh bát hiến chương)

Lưu Hiểu Ba - Người đoạt giải Nobel Hoà bình 2010

Nguyên Tác: China's Charter 08, New York Review of Books, January 15, 2009
Lời giời thiệu của Perry Link (người dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ):
Văn kiện dưới đây, gọi là Hiến chương 08 do hơn 300 công dân có tiếng tăm ở Trung Quốc ký, được ấp ủ và viết ra với lòng khâm phục thực sự đối với những người sáng lập ra bản Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, là nơi mà vào năm 1977, hơn hai trăm nhà trí thức Tiệp Khắc đã lập ra một tập hợp công khai, không chính thức gồm nhiều người có cùng một ý chí, đoàn kết lại với nhau để tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền ở đất nước họ và trên khắp thế giới.

9/10/10

Trí thức với vấn đề tư duy

Nguyễn Đình Chú

Đặt vấn đề:
  1. Loài người sở dĩ thành chúa tể của muôn loài là nhờ được Thượng đế ban riêng cho bộ đại não để tư duy. Kết quả của mọi hành vi của loài người, từ lớn đến nhỏ, từ cao siêu đến bình dị, từ phức tạp đến giản đơn, xét đến cùng đều do trình độ năng lực tư duy quyết định.
  2. Trên đất nước ta, từ khi có đường lối đổi mới, giường như đã có trào lưu đổi mới tư duy. Từ các nhà lãnh đạo đất nước, các bộ ngành, các cơ quan, đều nói đổi mới tư duy. Một số bậc thức giả cùng bàn đến thế nào là đổi mới tư duy. Đó là điều đáng mứng cho đất nước. Bởi chính sự đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất, tư duy, hơn gì hết, mới là động lực phát triển đất nước.

8/10/10

Vài ý nghĩ nhân hội thảo về Tố Hữu


Lại Nguyên Ân

1/ Kỷ niệm Tố Hữu (TH) năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm 4/10. Làm lớn  nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ TH đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ TH. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2/ Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu VN viết về TH, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ TH là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng TH làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ TH đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về thơ TH thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.

5/10/10

TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MÔ TẢ

Nguyễn Quang A
Trong mô tả một hiện tượng, một sự vật hay một hệ thống nào đó, tính hiệu quả của một mô tả có thể được định nghĩa bằng so sánh độ dài của mô tả đó và độ dài của mô tả ngắn nhất có thể có trong số tất cả các mô tả khả dĩ.
Thí dụ đo tính hiệu quả bằng hệ số "độ dài của mô tả ngắn nhất"/"độ dài của mô tả được xét". Khi đó hệ số càng gần 1, mô tả càng hiệu quả, hệ số càng nhỏ tính hiệu quả càng kém. Đôi khi ta không biết, không tính được độ dài của mô tả ngắn nhất, chúng ta vẫn có thể so sánh độ dài của những mô tả mà chúng ta biết được (tức là chỉ biết một số chứ không phải tất cả các mô tả) và tìm ra mô tả ngắn nhất trong số đó.
Đấy là một ước lượng (một cận trên) của độ dài tối thiểu và mô tả có độ dài đó là mô tả hiệu quả nhất trong số các mô tả mà chúng ta khảo sát. Và biết được ngần ấy nhiều khi cũng rất hữu ích rồi. Các loại vấn đề như thế có nhiều ứng dụng trong tin học, viễn thông và nay lan sang cả kinh tế và xã hội học!

3/10/10

Tất cả có thể làm khác

dinosaur245x289_000
Vương Trí Nhàn

  Xem đoạn phim về một vườn bách thú (cụ thể là ở Thượng Hải), điều tôi ngạc nhiên nhất lại là cái cách người ta trưng bày: trong khi thú ở Hà Nội được nhốt trong chuồng thì ở đây, thú được để hoang. Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú. Người như bị nhốt trong khi thú tha hồ tung tăng. Có vẻ là hơi gò bó, nhưng để bù lại, họ được thấy con thú sống trong cái thế gần như tự nhiên vốn nó vẫn sống.
     
      
Thói quen ban đầu là mạng nhện, về sau là sợi cáp - Ngạn ngữ Tây Ban Nha    
                                                           

2/10/10

Văn hoá Đông - Tây trọng dụng nhân tài

Phan Huy Đường




Bạn bảo ta :
Xã hội phương Đông là xã hội của cấp bậc, và tuổi tác. Xã hội phương Tây là xã hội của tài năng, của bình đẳng và nhân cách.
** Nếu ta nhìn quá trình phát triển trong lịch sử của xã hội phương Tây (châu Âu, không kể Mỹ có một lịch sử ngắn và đặc biệt khiến nó ít vướng víu di sản của xã hội phong kiến Châu Âu) và xã hội Việt Nam, có những điều cơ bản như nhau.
Trong thời "phong kiến", tuy hai loại phong kiến này rất khác nhau, cả hai xã hội đều "là xã hội của cấp bậc", trong đó ở mọi thành phần thì người già đều được kính nể, có thể vì, ngoài kinh nghiệm sống và kiến thức, họ nắm… tiền và quyền lực !
Trong xã hội Việt Nam, cũng có lúc nhân tài "được trọng dụng", khi… "tổ quốc lâm nguy". Sau đó, nếu không thuộc gia tộc lớn thì bị… làm thịt, (thời hậu Lê). Sau 1975, cũng lắm nhân tài thời chiến, trong đủ thứ lĩnh vực, tuy không bị "làm thịt" kiểu phong kiến Mao, cũng bị về vườn kiểu Ziao Chỉ. Cứ coi thân phận của ông Võ Nguyên Giáp thì thấy.

1/10/10

Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

Là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông.

Sự đố kỵ, ích kỷ và vô cảm đang trở thành căn bệnh xã hội trầm kha làm thui chột những giá trị sống quý giá. Ông suy nghĩ gì về điều này?
Con người sở dĩ trở thành con người và tồn tại xuyên suốt lịch sử, bất chấp sự hữu hạn của cuộc đời mỗi người là nhờ có cộng đồng (hiểu theo nghĩa tập hợp những người cùng chung sống và những thế hệ kế tiếp nhau). Chính vì vậy, tình cảm gia đình, quê hương, đồng loại… ở đâu và bao giờ cũng là những tình cảm tự nhiên đối với mỗi người. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, người Việt ta luôn chia ngọt sẻ bùi, cố kết với nhau, chung sức chung lòng xây dựng nên đất nước này. Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, nhiều người trong chúng ta từng chứng kiến dân ta đùm bọc nhau như thế nào, xã hội nề nếp như thế nào. Bây giờ, hình như xã hội có phần nhốn nháo, nhiều giá trị sống không còn được coi trọng. Nhìn nhận một cách công bằng thì xã hội ngày xưa đơn giản hơn, còn bây giờ, đời sống phong phú, phức tạp hơn, con người cũng có ý thức về cá nhân nhiều hơn; hạnh phúc được mỗi người phân biệt rạch ròi với những giá trị ảo. Theo tôi, đó là sự phát triển tất yếu từ xã hội thời chiến, trong đó mọi người vừa được bao cấp toàn diện vừa phải cố kết với nhau để tồn tại sang xã hội thời bình có khoảng trời riêng tư cho mỗi cá nhân nhiều hơn và mỗi người, mỗi gia đình cũng phải tự lo cho mình nhiều hơn.
Nhưng quả tình đang có những biến đổi trong tâm lý xã hội làm chúng ta lo lắng. Có lẽ chưa bao giờ ý thức làm giàu bằng mọi giá, nạn bạo lực, sự thờ ơ, vô cảm trước những vấn đề chung, những nỗi đau của đồng loại, sự chối bỏ những giá trị truyền thống, thậm chí sự đổ vỡ niềm tin hiện rõ như bây giờ.
Còn một căn bệnh trầm kha nữa là bệnh nói dối. Theo ông, bệnh này nảy nòi từ đâu?

30/9/10

Trong giáo dục, dùng quyền lực là tối kị

TP - Giáo sư Hồ Ngọc Đại, cha đẻ của mô hình giáo dục thực nghiệm, người từng từ chối chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục để về dạy học sinh tiểu học cho rằng, trong giáo dục, áp đặt, cưỡng bức là điều tối kỵ.
Gs Hồ Ngọc Đại
Gs Hồ Ngọc Đại.

Trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng, nền giáo dục hiện nay rất hỗn tạp. “Có thể hình dung nền giáo dục như thế này: Người ta ghép tất cả những gì đẹp nhất của mỗi thứ và tưởng đó là con người hiện đại, toàn diện. Nhưng không phải. Con công có bộ lông đuôi đẹp nhưng bộ lông đuôi đó chỉ khoác lên con công mới đẹp chứ nếu khoác bộ lông ấy lên con gà thì lại thành ra một con vật kỳ quái. Điều này cho thấy tư duy giáo dục không đến đầu đến đũa của những người làm giáo dục”- ông nói.

27/9/10

Nói về cái sai của một câu ca dao

Nhà văn Hoàng Tiến

 Gần đại lễ 1000 năm Thăng Long, trên tivi và báo, đài, thường nhắc đến câu ca dao với niềm tự hào:
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
 

Người Tràng An ở câu ca dao này tức để chỉ người Thăng Long, người Đông Đô, người Hà Nội đấy, với niềm kiêu hãnh vẻ đẹp thanh lịch truyền thống của mình.
Có biết đâu nói như thế là rất sai lầm.

22/9/10

Dương Khuê và nỗi oan ba thế kỷ

Hà Văn Thùy
 
 Tôi biết tới Dương Khuê đầu tiên nhờ Khóc bạn của Nguyễn Khuyến. Đó là bài thơ khóc bạn sâu sắc nhất, chân thành, cảm động và sang trọng nhất mà tôi biết cho tới nay. Qua nhân cách lớn Nguyễn Khuyến, tôi trân trọng nhà thơ Dương Khuê. Nhưng văn học sử dạy “trước cảnh nước mất nhà tan, tác giả đi vào con đường hưởng lạc” nên tôi dừng lại ở đấy. Chưa khi nào tôi đọc văn bản ca từ bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết dù không biết bao nhiêu lần nó nỉ non bên tai.  

18/9/10

CHÓ NGỰA VÀ LỊCH SỬ

Những đoạn bôi vàng là đã bị cắt trong bản đăng trên báo Nhân Dân ngày 6-8-09.
Đỗ Minh Tuấn
Người phương Tây coi cầm thú như bầu bạn, người phương Đông coi súc vật như hiện thân số phận của mình. Chó và ngựa là hai đại biểu của loài cầm thú tham gia nhiều nhất vào chiến trận như những đồng đội thủy chung trong những chặng đường lịch sử gian nan. Nhưng loài chó thiệt thòi hơn loài ngựa. Loài chó ở đâu cũng trung thành, tận tụy, nặng tình với chủ, nhưng phận chó ở mỗi phương trời xem ra nhiều khi khác nhau một trời một vực, phụ thuộc vào văn hoá của chủ nhân…

16/9/10

Fallacy "Trần Tiến Cảnh"

Nguyễn Văn Tuấn
Tưởng rằng ông nghị Trần Tiến Cảnh đã nhận ra sự vô lí trong cái ví von “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc, nhưng ông lại tiếp tục khẳng định điều đó qua trả lời phỏng vấn của báo chí hôm nay.  Ông còn cho rằng cách nói đó là chính xác!  Đáng lẽ phải có người chỉ ra cái sai lầm trong lập luận của ông, nhưng có lẽ vì ai cũng thấy cách nói của ông quá vô duyên, nên chẳng ai thèm tình nguyện làm cái việc “lên lớp” ấy.  Ở đây, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện để bàn một chuyện khác về một vài sai lầm trong suy luận cũng khá phổ biến trong thảo luận.

15/9/10

Nước còn nhục vì sĩ phu chỉ biết cúi mình

Hà Đình Sơn
image Nhân dịp sinh nhật thượng thọ của một sĩ phu nọ ở đất Bắc Hà được “vua” ban vải đào, lại nghĩ về cái liêm sỉ của kẻ sĩ phu. Tấm vải đào thêu chữ “Biết khôn chọn chủ khi nước loạn. Biết ngoan ngậm miệng khi nước bình”.

14/9/10

Nước Việt của ai?

Lê Phú Khải
image Sẽ có người phẫn nộ muốn mắng ngay vào mặt kẻ viết bài này khi đặt một vấn đề như thế! Nhưng xin quý vị hãy bình tĩnh để cho tôi “được mở mồm” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm”).
Xin thưa: trong suốt chiều dài lịch sử, khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, những kẻ cầm quyền đất nước đồng lòng với nhân dân đánh giặc giữ nước thì người Việt Nam là những thiên thần của lòng yêu nước. Lịch sử đã chứng minh điều này bằng những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ… Nước Việt chúng ta ở ngay bên cạnh kẻ xâm lăng thường trực 4000 năm, còn được đến hôm nay là nhờ xương máu của những người yêu nước đó.

13/9/10

"Làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"!

Mạc Văn Trang

image Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945 có thể coi là bản Tuyên ngôn của nền giáo dục mới của Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ giáo viên, học sinh, sinh viên (GV, HS, SV) đã đọc đi đọc lại, nghe mãi bức thư nổi tiếng ấy, nhưng có những điều rất giản dị, cơ bản mà Bác Hồ đã chỉ ra, lại không được quan tâm thực hiện. Ở đây chỉ xin bàn đến một điều. Đó là “… một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. 

Nhiều nhân tài từng nói, cái thiên bẩm/ năng khiếu/ năng lực sẵn có … ấy chỉ là tiền đề/ mầm mống/chỉ là 01% của tài năng, còn 99% là do học tập, lao động, khổ công rèn luyện để lĩnh hội những giá trị văn hóa của dân tộc và nhận loại nhằm sáng tạo ra những giá trị mới… Vâng, thì chính là người GV, nói rộng ra là cả nền giáo dục có sứ mệnh quan tâm phát hiện, chăm sóc, vun trồng cái 01% năng lực sẵn có đó ở mỗi HS, SV để từ đó nó lĩnh hội được 99% kia và ra hoa, kết trái cho đời. Có điều cuộc đời này cần có muôn vạn loài hoa trái khác nhau, loại nào cũng phải có màu sắc, hương vị …riêng mới khẳng định được sự tồn tại của nó. Phải chăng cái 1% “năng lực sẵn có” đó chính là cái vốn tối thiểu, nhưng cốt lõi nhất, vi diệu nhất, quí giá nhất, tạo hóa ban cho mỗi người, để làm nên giá trị đặc trựng, độc đáo của mỗi cá nhân? Các nhà Tâm lý học cho rằng, mỗi con người là một cá thể độc đáo, cá biệt, có một không hai, không lặp lại. Ngay cả những người sinh đôi cùng trứng, họ giống nhau về mặt sinh học, nhưng cá tính cũng có những điểm khác biệt.

6/9/10

Thói ngụy biện ở người Việt

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

5/9/10

Câu chuyện bên bàn cờ

Phan Chí Thắng

Nhà cu Bi phun thuốc muỗi nên Bi phải sơ tán sang nhà ông ngoại. Biết là ông ngoại Hâm không thích chơi các trò trẻ con nên Bi mang theo hộp cờ vua, bắt ông phải chơi cờ với nó.
Bi bày quân, trịnh trọng nhường cho ông ngoại Hâm chơi quân trắng. Liếc thấy bên quân trắng chỉ còn có sáu quân: Tướng, hậu, xe, voi và hai tốt, còn bên đen thì thiếu có hai con tốt, Lão Hâm hỏi ông cháu láu lỉnh:

31/8/10

LẠI CHUYỆN CON TRÂU

http://nhipcau.hatnang.com/files/images/Vietnamese_woodcut_buffalo.jpg
Hồ Như Hiển

Hồi mới ra trường, mình làm hợp đồng ở một cơ quan. Khi ấy có đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ. Lãnh đạo cơ quan bảo tất cả phải mua. Không mua, "không hoàn thành nhiệm vụ", cắt "Lao động tiên tiến". Mình chẳng thiết tha cái danh hão đấy. Của đáng tội, không mua là cắt hợp đồng, "treo niêu" ngay. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế còn phải thế, huống hồ là mình. Tài vụ cứ việc trừ béng vào lương. Tài vụ, kế toán, lãnh đạo là "ba trong một" mà.

Sáng nay, trời thu xanh ngắt. Nắng vàng như rót mật. Mình đi thanh toán Trái phiếu.

VIỆT NAM YÊU DẤU