Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/6/11

Bài thơ tớ thích: NGƯỜI BÁN RAU

Thái Hải
Một mớ hành ta
Một mớ ngò tây
Tập tàng một mớ
Mỗi thứ dăm cây

Rau xanh như chị
Chị như rau gầy

29/6/11

LƯỜI

Tạ Duy Anh
Chúng ta bắt gặp biểu hiện này ở khắp nơi. Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ…

25/6/11

TRỊCH THƯỢNG!

Hồ Như Hiển
Hôm nay, lướt trên Vietnamnet thấy có bài này: "Học sinh chép, quay bài: Giằng xé bắt hay thả".
Ở đây không bàn về việc vì sao học sinh quay bài, chép bài. Chỉ xin được nói đôi điều về hai từ "bắt" và "thả" trong bài báo.
Khi làm bài kiểm tra, bài thi, nếu thí sinh bị phát hiện sử dụng tài liệu hoặc chép bài của bạn, người ta thường dùng từ bị "bắt" để diễn tả điều này. Ví dụ: Thí sinh A bị bắt tài liệu, thí sinh B bị bắt khi trao đổi bài, giám thị C bắt được thí sinh D sử dụng tài liệu, giám thị E bắt được thí sinh F và H đang trao đổi bài...
Theo "Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học [1]" thì "bắt":

23/6/11

SEXY TẤT CẢ TRỪ LÒNG YÊU NƯỚC

Nhà văn Thuỳ Linh

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng. 

20/6/11

CLIP: CHÚNG ĐI BUÔN

Bán rượu bán chè, KHÔNG BÁN NƯỚC
Buôn nghìn, buôn vạn, CHẲNG BUÔN QUAN
Câu đối khuyết danh




Chúng Đi Buôn


Tác giả: Phan Văn Hưng

Chúng đi buôn buôn tước buôn quyền
Chúng đi buôn cho nước đảo điên
Chúng đi buôn buôn núi buôn non
Buôn tủi hờn buôn cả giang sơn

14/6/11

CÀI NHẠC CHỜ NHỮNG BÀI HÁT VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Hồ Như Hiển
Thanh niên Việt Nam biểu tình trên đường phố Hà Nội, sáng 12.6.2011. Ảnh: Mai Kỳ
Hàng nghìn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta, đồng hoá nhân dân ta. Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta. Năm 1979, Trung Quốc cho quân đánh biên giới phía Bắc nước ta. Giờ đây, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch "đường lưỡi bò", hòng chiếm nốt quần đảo Trường Sa của chúng ta, biến biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc. Mấy năm nay, ngư dân của ta luôn bị Trung Quốc cướp tài sản, tàu thuyền, đe doạ tính mạng ngay trên lãnh hải của ta. Hai tuần nay, tàu của Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thiêng liêng của ta. Chúng ta vẫn là người Việt Nam, còn giữ gìn được phần lớn biển trời thân yêu là nhờ cha ông ta đã không tiếc xương máu, kiên cường bất khuất trước ngoại xâm.

12/6/11

CÓ THỂ BUÔN ĐỂ LÀM GIÁO DỤC CHỨ KHÔNG BUÔN GIÁO DỤC

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT trường Đại học (ĐH) Phan Châu Trinh đã nhấn mạnh như vậy.
* Tại cuộc hội thảo "Chiến lược phát triển của trường ĐH Phan Châu Trinh trong giai đoạn mới" vừa tổ chức tại Hội An, ông có phát biểu: Muốn cải cách giáo dục một cách thực sự, cần phải thực hiện tư tưởng của nhà yêu nước Phan Châu Trinh "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
- Phan Châu Trinh chỉ ra rằng: chỉ trên cơ sở dân trí được khai sáng, dân khí bừng lên mạnh mẽ, mới có thể mưu tính “hậu dân sinh”, xây dựng những con người năng nổ, có bản lĩnh vững và kỹ năng giỏi, cho phát triển kinh tế và xã hội, cho dân giàu nước mạnh, đuổi kịp năm châu.

11/6/11

NGUY CƠ MẤT NƯỚC NHỠN TIỀN

Đọc sử xưa em hỏi
Lúc non nước lâm nguy
Có phải chăng Nguyễn Trãi
Xếp bút nghiên ra đi?
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hồ Như Hiển
Mấy ngày hôm nay, những người con đất Việt đau đáu một lòng, lo lắng cho vận nước đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguy cơ Bắc thuộc không còn là nguy cơ nữa. Nó đang hiện hữu từng ngày, từng giờ. Hãy nhìn xem, trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... đâu đâu cũng thấy bóng ma bành trướng Bắc Kinh. Nguy hại hơn, ngày 26/5 và ngày 9/6 tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, thách thức lòng yêu nước, đe doạ chủ quyền biển đảo thân yêu của dân tộc Việt Nam.
Là người Việt Nam, ta không khỏi phẫn uất trước hành động ngang ngược của ngoại bang. Nhưng, thử đặt câu hỏi vì sao mà chúng lại lộng hành đến vậy?

9/6/11

SỰ VÔ CẢM, DỐT NÁT HAY THÁCH THỨC LÒNG YÊU NƯỚC ?

Lục Dân
Vào những ngày này trong lòng mỗi ngưòi dân Việt nam chân chính đều phẫn uất vì thái độ của Trung Quốc tại biển Đông và muốn tỏ thái độ hay hành động dù nhỏ nhất trứơc sự ngạo ngược vô lối đó. Các cuộc biểu tình hoà bình phản đối sự bành chướng thô bạo của Trung Quốc đã diễn ra ở Thủ đô Hà Nội và TPHCM. Mọi sự dính dáng đến Trung Quốc bị tẩy chay. Một hãng du lịch vốn lấy lợi nhuận là cốt lõi đã dũng cảm, cắt các tua du lịch sang Trung Quốc. Một cô người mẫu của ta mặc xường xám khoe thân thể tại Thượng Hải bị dư luận phê phán dữ dội vì sự phản cảm.

TỚ "LẠC QUAN"

Mắt một mí vì không cần hai mí
Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời
Mắt hai mí tức là thừa một mí
Một mí thừa xin giữ lại cho tôi.
(Sưu tầm)

Hồ Như Hiển
Vào trang Điểm tin của anh Ba Sàm, thấy tin này "Việt Nam mất cân bằng giới tính trầm trọng (Tuổi trẻ online)". Bấm chuột vào thì bài.. thôi rồi lượm ơi, bài đã bị rút xuống. Đành cóp tiêu đề, tra trên gút gồ. Dưới đây là nội dung bài báo mà Dân Việt đăng lại:
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng ngày 8-6 cho biết việc mất cân bằng giới tính trẻ em Việt Nam tiếp tục ở mức trầm trọng. Cụ thể tỉ số giới tính khi sinh tiếp tục tăng, ở nhóm tuổi 0-4 đã lên mức 111 trẻ trai/100 trẻ gái, cao hơn hẳn so với năm 2009 với 108,65 trẻ trai/100 trẻ gái.

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: GIEO CÁI TỐT, CÁI TỐT SẼ NHÂN LÊN

(TT&VH Cuối tuần) - Thời gian gần đây, có một cái tên liên tiếp được nhắc tới trong những sự kiện văn hóa đáng chú ý: trường đại học duy nhất đạo diễn Phillip Noyce tới giao lưu trong chuyến trở về Việt Nam cuối tháng 5 vừa qua; trường đại học duy nhất nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc giới thiệu vở diễn mới của mình sau chuyến lưu diễn tại New York; trường đại học duy nhất ở phía Nam đón tiếp hai nhà thơ Mỹ và Việt Nam trong chuyến giới thiệu tập thơ Nguyễn Trãi xuất bản bằng tiếng Anh. Đấy có lẽ cũng là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa vào giảng dạy một môn học “xa xỉ” - môn Cảm thụ nghệ thuật. Nhưng đáng nói hơn, đó hoàn toàn không phải một trường đào tạo chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật, cũng không phải một trường đại học quốc tế, mà chỉ là một trường tư thục: ĐH Hoa Sen - TP.HCM.Cuộc gặp gỡ với tiến sĩ Bùi Trân Phượng, người cầm sào đứng mũi ngôi trường “đặc biệt” này, xuất phát từ sự ngạc nhiên ấy.

4/6/11

NGUYỄN VIỆT CHIẾN CHIÊM NGHIỆM "TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN"

Lưu Hà

"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/ Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa", những vần thơ được Nguyễn Việt Chiến viết ra từ năm 2009, đang được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.
>
Những vần thơ hay về quê hương, đất nước

Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa nhà thơ Nguyễn Việt Chiến với VnExpress.
- Sau khi được đăng tải trên báo Thanh Niên, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông được lan truyền mạnh mẽ trên mạng. Ông có thể chia sẻ về sự ra đời của bài thơ?
- Sau khi bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” đăng trên báo Thanh Niên ngày 29/5, tôi cũng không ngờ nó lại có sức lan tỏa nhanh đến thế. Bài thơ đã được rất nhiều trang mạng điện tử trong và ngoài nước cùng hàng nghìn blog đưa lại.

2/6/11

Bài hát: NƠI ĐẢO XA và GẦN LẮM TRƯỜNG SA

Gần lắm Trường Sa - Ca sĩ Long Nhật



Nơi đảo xa - NSUT Tiến Thành

NÓI VỚI CON VỀ "MỐI NGUY HIỂM TRUNG QUỐC"

Cột mốc chủ quyền Thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Mai Thanh Hải Blog - Một bài viết đã viết từ lâu, đã đăng trên trang của mình và được nhiều bạn bè tiếp lửa. Nhưng hôm nay, không thể không đăng lại được, tặng cho 2 con gái yêu Mai Trần Tường Linh, Mai Trần Thục Linh. 
Đăng lại, để nhắc con gái, dù sống giữa Thủ đô ngập tràn ánh sáng, hãy nhớ đến những nơi xa xôi, hẻo lánh được gọi là biên giới, nơi có những bạn bè bằng tuổi con đang cùng cha mẹ, ông bà sống - giữ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc yêu thương

------------------------------------------

VIẾT CHO CON GÁI, TRONG NGÀY TÌNH YÊU
Con gái yêu của Ba!

Tháng 2-2009: Con gái yêu của Ba tròn 8 tuổi và đã học đến lớp 2. Con chỉ biết, những ngày này là qua Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và mới phải đi học, nhưng con vẫn dậy sớm đến trường và thánh thót khoe với Ba mẹ những điểm 9-10, sau mỗi ngày tới trường từ sáng đến tối. Xung quanh con lúc này, chỉ có những bài học; những phút vui cùng bạn bè, cô giáo ở ngôi trường giữa lòng Hà Nội xanh ngắt cây lá và ngập tràn sắc màu xanh đỏ của những bé con má đỏ, môi hồng...; xung quanh con là đầy đủ, no ấm và con chỉ phụng phịu mỗi khi Ba mẹ tắt ti vi trong giờ ăn, không để con dán mắt vào màn hình chiếu Clip quảng cáo, hay phim dành cho thiếu nhi, nhan nhản trên truyền hình cáp...

Bài thơ tớ thích: NẾU TỔ QUỐC TÔI KHÔNG CÒN BIỂN

Mất Hòang Sa, Trường Sa
Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
Không có lối ra
Tổ Quốc như bị giam trong ngục
Xin Ngô Quyền trở về
Xin Trần Hưng Đạo trở về
Dìm quân xâm lược
Tổ Quốc nguy nan
Mỗi người Việt Nam
Hóa thành cọc nhọn

1/6/11

ÔI BÁO CHÍ VIỆT NAM

Nguyễn Quang A
Ông Phó bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đương nhiệm, ông Dương Thế Hùng đã không trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh trong đợt bầu cử này, tuy ông được tái cử.


Theo Điều 119 của Luật số 11/2003/QH11 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân các cấp, thì “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân”. Cho nên chắc chắn ông Hùng sẽ mất chức Chủ tịch UBND tỉnh. Nói cách khác cử tri đã phế truất ông. Đây là chuyện hết sức bình thường ở các nước dân chủ, nhưng là chuyện không nhỏ ở Việt Nam hiện nay, một dấu hiệu cho thấy cử tri có tiếng nói của mình ngay cả khi quyền tự do lựa chọn còn bị hạn chế.

HỊCH TƯỚNG SĨ

Trần Hưng Đạo
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

RÁC VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ

Nguyễn Thái Sơn
1/ Người miền Xuôi uống ăn nhiều hơn người miền Ngược
người nội ô ăn ngon hơn người ngoại thành
thức ăn của thị dân bổ béo hơn của nông dân
ăn nhiều thải rác nhiều
thức ăn càng bổ dưỡng rác rưởi càng…khó ngửi.

2/ Lẫn trong rác
những mảnh kính vỡ sắc nhọn như lưỡi kiếm
gà ốm chó đẹn mèo hen 
trẻ sơ sinh còn sống
thai nhi đã chết…

VIỆT NAM YÊU DẤU