Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

10/8/15

TÂY MĨ NÓ CŨNG THẾ

...ở Âu Mĩ, nơi văn minh và dân chủ, mà chính khách còn tham nhũng, thì chính khách VN tham nhũng cũng là chuyện có thể chấp nhận được. Đây là một cách biện minh dở nhất, vì nó dựa vào một giả định rằng Âu Mĩ là chuẩn mực, nhưng dĩ nhiên giả định này sai. Chẳng lẽ người Âu Mĩ phạm tội giết người, và điều đó biện minh rằng người Việt cũng giết người?! Cách nguỵ biện đó cũng hàm ý đổ thừa việc tham nhũng cho người khác, đó là chính khách Âu Mĩ. Một cái sai của biện minh này là tham nhũng là chấp nhận được!
... 
Như tôi từng nói, nguỵ biện là hệ quả của sự lười biếng suy nghĩ. Vì lười biếng suy nghĩ nên người ta phải sử dụng những gì sẵn có. Những gì sẵn có là khẩu hiệu nhan nhãn từ mấy chục năm nay. Thành ra, không ngạc nhiên khi thấy sinh viên (và những người lười suy nghĩ) thấy ai có quan điểm và suy nghĩ khác họ thì họ cho ngay cái nhận xét "phản động".
... 
Những loại này thì dễ nhận ra, vì chúng thường xuất hiện dưới dạng như “đừng có ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím”, “có làm gì được cho đất nước chưa mà lớn tiếng phê bình”, “giao cho anh làm lãnh đạo, anh có làm được không”, “không hài lòng thì cút đi khỏi Việt Nam”, v.v. Loại ngụy biện này thể hiện trình độ thấp của kẻ phát ngôn. Thật ra, họ đáng thương hại hơn là đáng trách, bởi vì họ chưa được dạy cách thức bàn luận đàng hoàng, mà chỉ quen với thói lưu manh mà hệ thống đã gieo vào đầu óc họ.
_________
Tây Mĩ nó cũng thế
Đó là một phản ứng khá phổ biến khi có ai đó (như tôi chẳng hạn) chỉ ra những sự bất cập trong chính sách của Việt Nam. Đó cũng là một cách biện minh dĩ nhiên là thiếu tính thuyết phục. Thật ra, có thể xem đó là một sự nguỵ biện, và tôi sẽ giải thích tại sao.

Rất thường xuyên, khi có người phản biện những bất cập ở Việt Nam, là có người phản ứng theo kiểu biện minh rằng “ở đâu cũng thế”. Hai chữ "ở đâu" thường là lấy Mĩ và Âu châu làm tiền đề. Chẳng hạn như khi đứng trước những chứng cứ không thể chối cãi về quan chức tham nhũng, thì có hai phản ứng chính. Phản ứng cực đoan là chửi bới người nêu vấn đề là ... phản động. Loại người với phản ứng này thì chúng ta không nên mất thì giờ, vì rõ ràng là họ thuộc vào loại lười biếng suy nghĩ và vô giáo dục. Một phản ứng nhẹ nhàng hơn là "Ôi, ở đâu cũng thế. Ở Âu Mĩ, chính khách cũng tham nhũng đó thôi."

Lối nguỵ biện này rất phổ biến ở chính khách. Chẳng hạn như mới đây có người mới đi thăm Mĩ về, ông ấy nói rằng ở Mĩ cũng có những dân biểu "cúp cua" họp Quốc hội. Ông này muốn nói rằng đại biểu QH Mĩ cúp cua thì đại biểu VN làm thế có gì sai đâu?!

15/5/15

Hãy tìm hiểu: PHẢN ĐỘNG LÀ GÌ?

Ls Nguyễn Văn Đài

Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.

Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và qui kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…

14/5/15

27 GHI CHÚ DÀNH CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM DỰ KHUYẾT

Nguồn: pro&contra
Phạm Hồng Sơn
1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.
Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.
2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.
Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.

4/5/15

TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO ANH NGUYỄN HỮU VINH VÀ CHỊ NGUYỄN THỊ MINH THÚY

Dân Quyền
Kể từ ngày 5-5-2014 Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công An) khám xét và bắt khẩn cấp anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy đến nay (4-5-2015) đã vừa tròn một năm. Rồi đến 13-5-2014 Cơ quan An ninh điều tra mới có quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với anh Vinh và chị Thúy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

1 .Về những người được cho là bị hại
Không thấy người đại diện pháp lý của người được cho là bị hại (là Nhà nước, thí dụ Văn phòng Chủ tịch nước hay văn phòng Chính phủ) nêu ra cụ thể anh Vinh và chị Thúy đã “xâm phạm lợi ích” nào của Nhà nước. Cũng chẳng thấy tổ chức hay công dân nào khiếu nại anh Vinh và chị Túy đã xâm phạm “quyền, lợi ích hợp pháp” của họ như thế nào. Nói cách khác không thấy người được cho là bị hại nào lên tiếng cả.

2.Về điều tra
Việc bắt người khẩn cấp ngày 5-5-2014 rồi sau đó mới có quyết định khởi tố vụ án và bị can đã vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự. Ở đây chỉ bàn đến thời hạn điều tra. Sau hơn 5 tháng điều tra Cơ quan An ninh điều tra đã có bản kết luận điều tra số 14/ANĐT ngày 30-10-2014, rồi lại phải điều tra bổ sung và đến 26-1-2015 mới có Kết luận điều tra bổ sung số 03/KLĐTBS. Và hồ sơ vụ án được chuyển cho Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao.
Thời hạn điều tra kể từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc điều tra là không quá 3 tháng, nếu phức tạp thì có thể gia hạn điều tra 2 lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng. (khoản 1, 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự). Nói cách khác thời hạn điều tra tối đa không quá 8 tháng. Như thế thời hạn điều tra vụ này không thể quá ngày 12-1-2015; nhưng đến ngày 26-1-2015 cơ quan điều tra mới kết thúc việc điều tra (vi phạm luật 14 ngày).

2/5/15

MƯỜI KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI CỦA CHA MẸ VIỆT NAM VÀ CHA MẸ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

Nguồn: FB Vien Huynh

Ở Việt Nam, phê phán và phản biện là những điều chưa bao giờ được đón nhận tích cực hoăc khuyến khích bởi vì chúng ta đã quá quen sống với văn hóa thần tượng ảo. Chúng ta đặt ra qua nhiều hình mẫu tích cực (positive stereotype) kiểu như trong các vở kịch hay phim ảnh, công an luôn ăn nói chỉn chu, hết lòng vì dân còn người phụ nữ Việt Nam gương mẫu thì luôn phải chịu thương chịu khó hi sinh vì chồng vì con, cha mẹ thì luôn luôn cả đời lo lắng hi sinh cho con, thầy cô thì luôn mẫu mực.Đến cả khi nói về đất nước Việt Nam thì phải nhớ đến rừng vàng biển bạc. Dù chúng ta điều biết những hình mẫu đó vô cùng sáo rỗng  nhưng chúng ta đã quá quen với những điều đó đến mức khi có những lời phản biện hoặc phê phán những hình mẫu đó thì chúng ta lại nhảy dựng lên mà tìm mọi cách chống chế. Trong một xã hội phát triển lành mạnh và tiến bộ, con người không thể thiếu phản biện và phê phán xuất phát từ sự quan tâm và mong muốn xây dựng. Hôm nay tôi viết bài này với ý định phê bình những điều không tốt mà cha mẹ Việt Nam đã vô tình hay cố ý dạy con mình để từ đó chúng ta hiểu được thêm tại sao xã hội Việt Nam phát triển một cách èo uột như hiện nay. Bên cạnh nhà trường và xã hôi, cha mẹ cũng có phần trách nhiệm rất lớn trong sự phát triển của con cái mình. Những bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam cũng như những người sau này sẽ làm cha làm mẹ khi đọc xong bài viết này hãy bình tâm suy nghĩ lại xem mình có phạm phải những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái sau đây không hoặc đã từng là nạn nhân của những điều sau hay không? 

3/4/15

TRIẾT LÝ TỰ DO - TỰ DO LÀ GÌ?

Bất luận các viên chức chính quyền đã được bầu lên như thế nào, họ cũng chỉ là những con người và họ không có quyền hay đặc ân nào cao hơn bất cứ một con người bình thường nào khác có. Bất chấp cái nhãn hiệu giàu tưởng tượng nào được gán cho hành vi của họ… bất chấp số lượng người đang cổ vũ họ, họ không có quyền giết người, nô dịch hoặc ăn cắp. Bạn không thể cho họ cái quyền mà chính bạn cũng không có.
_______________
Hãy xem xét một lần và mãi mãi để định nghĩa về Tự do của con người trở nên rõ ràng và soi sáng. Quan điểm bên dưới không phải là của cá nhân mà là của nhiều nhà tư tưởng lớn đúc kết qua nhiều thời đại.

Triết lý của Tự do dựa trên nguyên tắc của sự tự sở hữu chính mình

Tự sở hữu có nghĩa là Bạn Sở Hữu Mạng Sống Của Bạn. Chối bỏ điều này đồng nghĩa ám chỉ rằng một người khác có quyền cao hơn hơn là chính bạn có đối với mạng sống của bạn. Không một ai khác, hoặc một nhóm người nào khác sở hữu mạng sống của bạn, và bạn cũng chẳng sở hữu mạng sống của bất kỳ ai khác.

1/4/15

Diễn văn chào mừng ngày nói dối toàn thế giới: ĐÁNH TAN MỌI ÂM MƯU CỦA BÈ LŨ NÓI THẬT

Nguồn: chungta.com
Nhà văn Nguyễn Quang Lập
Thưa các đồng chí và các bạn! Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.


Thưa các đồng chí và các bạn. Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với BÈ LŨ NÓI THẬT, chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhờ có NÓI DỐI mà vợ không làm gì được chồng, cấp dưới không làm gì được cấp trên, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì được con cái. Và ngược lại.


30/3/15

5 TÍN ĐIỀU CỦA TỰ DO


1. Bản chất tự nhiên của Quyền

Tôi tin tưởng rằng chỉ duy nhất cá nhân có quyền chứ không phải tập thể; rằng những quyền này là thuộc về thực chất bên trong của mỗi cá nhân chứ không phải được ban phát bởi nhà nước; Vì rằng nếu nhà nước có sức mạnh để ban cho họ thì cũng có sức mạnh để từ chối họ, và như vậy là không thích hợp với Tự do Cá nhân.
Tôi tin tưởng rằng một nhà nước công bằng có được quyền lực của nó duy nhất chỉ xuất phát từ những công dân của nó. Vì thế nhà nước phải không bao giờ tự cho phép mình làm bất cứ thứ gì vượt quá giới hạn mà từng công dân của nó có quyền làm. Nếu không như thế thì nhà nước sẽ là quyền lực của quyền lực và trở thành ông chủ thay vì trở thành người phục vụ của xã hội.

29/3/15

DÂN TRÍ THỜI ĐẠI SỐ

Nguồn: Pháp luật TpHCM
Benjamin Ngô
Dễ nhận thấy mặt tích cực của mạng xã hội là giúp mở mang tri thức của người dân, giúp họ nhận thức về trách nhiệm công dân cũng như thúc đẩy họ lên tiếng mỗi khi thấy chuyện bất bình.
Ngày trước, khi mạng xã hội chưa phổ biến, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, ở một số địa phương, cơ quan công quyền có thể phát hành văn bản trái luật, một số quan chức có thể phát ngôn tùy tiện mà không lo bị người dân phản ứng. Bây giờ tình thế đã khác xưa nhiều, người dân đã hiểu biết và nắm luật hơn nhưng vẫn còn đó một bộ phận quan chức thiếu tôn trọng và hiểu rõ vai trò của báo chí, truyền thông mạng xã hội.

28/3/15

CẨM NANG LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN TRƯỜNG VÀ BAN GIÁM HIỆU

Nguồn: Blog Tễu/Đoan Trang
Trịnh Anh Tuấn - Nguyễn Anh Tuấn

Sau khi tham gia các hoạt động bảo vệ cây xanh, có thể một số bạn sẽ bị an ninh để ý và báo về cho nhà trường. Nhà trường, vì nhiều lý do khác nhau, có thể mời bạn lên nói chuyện với sự tham gia của một số thầy cô giáo, ban cán sự lớp, Đoàn trường, Hội Sinh viên và đôi khi có cả các anh chị an ninh biệt phái ở trường nữa.

Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng. Chúng tôi đã trao đổi với nhiều bạn từng gặp phải chuyện này và tổng kết lại những câu hỏi thông dụng nhất họ từng gặp. Từ đó, chúng tôi có một vài gợi ý nho nhỏ để các bạn có thể hình dung những gì mình sẽ đối diện và cách ứng phó với chúng. Hy vọng cẩm nang này sẽ giúp các bạn tự tin thêm phần nào trong khi làm những việc mà các bạn tin là đúng. 
 
Theo thiển ý của chúng tôi, các bạn không nên đặt mình vào thế đối đầu với giáo viên, ban cán sự lớp. Nếu thầy cô giáo và bè bạn chưa hiểu vấn đề thì các bạn nên tìm cách giải thích để họ hiểu ra và đứng về phía các bạn, nói đơn giản là “tìm kiếm đồng minh”. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nhận thức chính trị của mọi người không phải ai cũng như ai, do đó nếu bạn có “lỡ” đi trước một bộ phận thầy cô giáo thì cũng nên bình tĩnh thuyết phục, hơn là làm cho thầy cô phải bẽ mặt. (Chú ý: Thuyết phục chứ không phải là nhận sai nhận lỗi, vì bạn không sai và bạn chẳng có lỗi gì cả).

* * *

1. Ngày hôm đó, em đã có mặt tại địa điểm abc xyz nào đó phải không? Em đến đó làm gì? Đi cùng với ai? Mục đích em đi để làm gì?

- Thưa thầy/cô, hôm đó có phải buổi học không ạ? Khi ở ngoài không gian trường học thì em cũng như thầy cô, đều là những công dân bình đẳng trước pháp luật, nên em rất tiếc phải từ chối trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy. Mong thầy/cô thông cảm. Em cũng rất cảm ơn nếu thầy và cô chỉ có ý hỏi han.

26/3/15

"CẨM NANG" LÀM VIỆC VỚI CA - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ TRONG CHIẾN DỊCH BẢO VỆ CÂY

Nguồn: Đoan Trang
 
Trong chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội những ngày qua, chúng tôi được biết là đã có một vài bạn sinh viên bị công an cản trở, sách nhiễu, hoặc lôi về đồn làm việc.

Số trường hợp sinh viên bị làm việc kiểu này chắc sẽ tăng lên trong những ngày tới. Do đó, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn bài viết mang tính chất hướng dẫn pháp lý sau đây. Nó chắc chắn chưa đầy đủ để có thể trở thành một cuốn cẩm nang, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về pháp luật và cách sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. 

Bài viết được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, dựa trên các nguyên tắc luật pháp phổ quát và “đặc thù” pháp luật Việt Nam. 

* * *
1. Công an có thể “mời” bọn mình về đồn không?
Thực ra, hành động cậy số đông, cậy sức mạnh thể chất và cậy thế công vụ để đưa những sinh viên lẻ loi, không mang vũ khí và không có dấu hiệu tội phạm, vào đồn, là “bắt” chứ không phải “mời”, bất kể công an và/hoặc dân phòng gọi đó là gì.

Cho nên, đề nghị các bạn hãy gọi sự vật hiện tượng bằng đúng tên của nó, thay vì tìm cách bóp méo từ ngữ như thói quen lâu nay của tuyên giáo. Đó là bắt, không phải là mời. Còn nếu là mời thì bạn có quyền từ chối.

16/3/15

TRẢ LỜI MỘT SỐ NGHI VẤN VÀ THẮC MẮC

Những chữ màu xanh là do Hồ Như Hiển nhấn mạnh.
___________
GS Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi công bố một số bài có “tính phản động” so với đường lối hiện tại của Đảng cầm quyền, cụ thể là tôi phản biện Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNML), cho rằng chủ nghĩa đó mang lại cho nhân loại lợi ít, hại nhiều, làm cho dân tộc VN phạm những sai lầm và thất bại trong kinh tế, văn hóa, đạo đức. Đa số dân VN có nhận thức nhầm lẫn về nó, cho rằng nhờ nó mà VN làm cách mạng thành công, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, xây dựng xã hội tốt đẹp. Cứ nhìn qua bề ngoài và nghe theo tuyên truyền thì như vậy, nhưng phân tích kỹ và so sánh với con đường của nhiều nước thì không phải vậy. Cứ mỗi lần Đảng tìm cách áp dụng CNML, thực hiện đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, công hữu hóa nền kinh tế là mỗi lần dân tộc chịu thảm cảnh lầm than. Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư sản, phát triển kinh tế quốc doanh, đàn áp các phong trào tự do dân chủ, thực hành toàn trị dẫn tới chuyên quyền tạo ra một tầng lớp quan lại thoái hóa biến chất, làm cho xã hội rối loạn, tham nhũng, mua bán quan tước, gian lận, dối trá tràn lan. Bên trong thì nội bộ mất đoàn kết, mất lòng tin của dân. Bên ngoài thì bị Trung cộng lừa bịp, thao túng, bị lệ thuộc. Tôi cho rằng nguyên nhân gốc nhiều tệ nạn của xã hội VN hiện nay là do sự phối hợp, sự cộng hưởng giữa một bên là những mặt yếu kém trong tính cách, trong nền văn hóa của người Việt và một bên là những độc hại của CNML. Vì vậy muốn giảm bớt và tiến tới trừ khử các tệ nạn nhằm phát triển đúng hướng và bền vững thì đồng thời phải CHẤN HƯNG DÂN TRÍ và TỪ BỎ CNML. Đề nghị này đã được nhiều bạn thông cảm và tán đồng. Tạm bỏ qua sự ném đá của một số dư luận viên, vẫn có một số bạn nghi ngờ và thắc mắc, yêu cầu tôi giải đáp. Xin tóm tắt trong 4 vấn đề sau:

1-Nghe thầy nói, xem thầy viết thì thấy nhiều ý có thể chấp nhận, nhưng liệu thầy đã làm được gì cho dân tộc hay chỉ là kiểu anh hùng bàn phím, chỉ biết lý luận suông. Thầy hãy làm cái gì đó thiết thực, ích nước lợi dân thì tốt hơn là bàn chuyện giữ cái này, bỏ cái kia.

2-Chúng em đã được học, được tuyên truyền,đã biết Chủ nghĩa Mác-Lê nin là hoàn toàn đúng, là kết tinh trí tuệ của nhân loại, là con đường tất yếu của loài người, thế mà thầy lại bảo trong chủ nghĩa đó chứa đựng độc hại. Xin chỉ rõ ra các độc hại đó. Nếu bảo Chủ nghĩa Mác-Lênin có sai lầm thì tại sao trong mấy chục năm qua VN theo nó mà vẫn có kinh tế phát triển, đời sống vẫn được nâng cao, VN vẫn có quan hệ bạn bè khắp thế giới và uy tín ngày càng tăng.

3-Thầy là một trí thức tuổi đã cao. Thầy nên theo như những đồng nghiệp khác chỉ hoạt động khoa học và xã hội. Về chính trị hãy để cho những người khác lo. Thầy có uy tín với nhiều bạn trẻ. Những ý kiến mang “tính phản động” của thầy sẽ có tác dụng xấu đến tư tưởng các bạn ấy. Trước nhiều tệ nạn của đất nước trong đó có nguy cơ từ Trung cộng, cần củng cố khối đại đoàn kết toàn Đảng toàn dân, việc làm của thầy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết đó. Thầy, nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho Đảng hơn là việc vạch ra những sai lầm rồi để đó. Mà rồi những ý kiến của thầy chỉ như ném hạt cát xuống bể, chẳng có tác dụng gì. Thật là dại dột khi làm một việc mà đã biết rõ là vô ích.

4-Đảng Cộng sản VN hơn 70 năm qua dựa vào Chủ nghĩa Mác-Lênin để lãnh đạo đất nước, nay từ bỏ nó thì sẽ lấy chủ nghĩa nào để thay vào, một đất nước mà không có chủ nghĩa dẫn dắt thì sẽ theo con đường nào để phát triển.

15/3/15

Bài thơ tớ thích: THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

Gia Hân

Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu…
…vì…
…đôi lúc…
…phải cạo râu! 

13/3/15

CÂU CHUYỆN ANH BA SÀM

Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí.
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
___________________
Nguồn: Ba Sàm
Tác giả: Đoan Trang
Một ngày đầu tháng 5 ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và người trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức. 

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Tuy nhiên, công an không kiểm soát được trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News và trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Vụ bắt bớ gây một làn sóng phẫn nộ lớn trong giới đấu tranh. Phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, cũng ra một tuyên bố vào ngày 7/5, nêu rõ: “(Bằng) Việc tiếp tục tước đoạt quyền tự do ngôn luận của các công dân trong nước như ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy và những nhà hoạt động, blogger khác chứng tỏ chính quyền Việt Nam không có thiện tâm hòa giải với chính người dân mình và cương quyết khước từ mọi đóng góp của người dân vào tiến trình giữ nước và dựng nước chung”. 

3/3/15

QUYỀN BẮT NGƯỜI CẦN THUỘC VỀ TÒA ÁN, THAY VÌ CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa? 
________________
Thưa các luật sư và mọi người. Lâu nay quyền bắt người nằm trong tay cơ quan điều tra chúng ta tưởng thế là đúng đắn rồi nên ko có ý kiến gì khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy quyền bắt người cần thuộc tòa án.
Các nước gần ta như Hàn Quốc hay Nhật Bản đều quy định quyền băt người thuộc tòa án, và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng quy định:
"Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp".
Do vậy tui đã có kiến nghị về vấn đề này, nội dung luận giải kỹ hơn bên dưới, tui đề nghị các bác quan tâm tới điều này nhằm góp phần thúc đẩy xây dựng nền tư pháp VN được trở lên công minh tiến bộ.
....
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

17/2/15

KHI QUÊ HƯƠNG KHÔNG CÓ CHỖ CHO NGƯỜI TRẺ

Quán cà phê ở quê tôi nhiều vô kể, nơi nhiều người đến mài mòn tuổi trẻ của mình trong những câu chuyện phiếm không đầu không cuối, mà chính họ cũng chẳng mấy để tâm.
Nhiều người tự lực vì họ không có chỗ nào để dựa. Nhiều người không đút lót vì không có tiền để đút, nhiều người không nhận hối lộ vì không có điều kiện để nhận. Tôi tự hỏi, con cái của những người nghèo khi đã vượt qua gian khổ, đã thành ông này bà nọ, điều gì sẽ giữ họ lại với sự liêm chính?
Thành phố già bởi chính những người trẻ ở lại có lối suy nghĩ không khác gì người già, những người trẻ thi công chức mà ích kỉ, yên phận, sống chấp nhận, lỡ theo tiền lệ nhiều hơn một lần nên cả đời không dám nói to.
______________
Tác giả: H.TAM
TTO - Bài viết đầy trăn trở của một Sinh viên năm thứ ba trong những ngày về quê hương ăn tết. Quá nhiều câu hỏi từ những người trẻ. Những câu hỏi không phải để chờ câu trả lời mà chính là thể hiện thái độ và trách nhiệm với cuộc sống.

Bạn dẫn tôi đi gặp người yêu, anh là bạn cũ của chị tôi. Chị tôi học và làm việc luôn ở Sài Gòn, lương 1 tháng 15 triệu đồng.
Phú thì về quê làm công chức - nhân viên trong một phòng tài chính của ủy ban, lương nhà nước ít quá không dám kể.

1/2/15

TUYÊN NGÔN ẨM TỬU QUYỀN

Hồ Như Hiển

- Xét rằng, rượu không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác: rượu cũng từ gạo mà ra/Ta đây uống rượu cũng là ăn cơm (cao gạo).

- Xét rằng, rượu là phát minh vô giá mà tiền nhân để lại cho hậu thế: Tổ tông công đức ban cho rượu/ Con cháu thảo hiền mặc sức say.

- Xét rằng, rượu gắn bó vĩnh viễn với đời sống con người: Trăm năm bia đá cũng mòn/ Ngàn năm bia rượu vẫn còn trơ trơ.

- Xét rằng, rượu là một trong những lạc thú của bậc thánh nhân: Rượu thánh cờ tiên; Bầu rượu túi thơ; Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên; Rượu gặp tri âm ngàn chén thiếu/ Tiếng không đồng điệu nửa câu thừa.

27/1/15

THƯ GỬI ĐẠI GIA

Đã có một tài sản khổng lồ (dù tôi biết đối vơi ông/bà, không bao nhiêu là đủ) ông/bà nên nghĩ nhiều hơn đến việc san sẻ với người khác, cho những thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng ông/bà không khỏi đau đáu nhìn đồng bào mình còn quá nghèo. Tôi hi vọng ông/bà không chai đá đến nỗi khi thấy những người lam lũ ngoài đường thì ông/bà không chút gì thương cảm, hoặc tệ hơn nữa, cho rằng sở dĩ họ nghèo khổ như vậy hoàn toàn là lỗi của họ. Một số ông bà đã xây những chùa chiền nguy nga, bố thí cho những người bạc phước. Chúng tôi rất cám ơn những nghĩa cử ấy, nhưng tôi tin là ông/bà có thể làm hơn thế nữa: lập bệnh viện, xây trường, tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo… Nhũng hành động ấy, theo tôi, sẽ tạo thiện cảm từ đông đảo đồng bào của ông/bà, củng cố sự ổn định xã hội và, tôi dám nói, góp phần ủng hộ chế độ này (mà tôi nghĩ hầu hết ông/bà đều muốn duy trì nó).
______________________________
Nguồn: Ba Sàm
GS Trần Hữu Dũng
25-01-2015
Thưa ông/bà (mà tôi chưa được hân hạnh gặp),
Tôi xin phép dùng chữ “đại gia” để gọi ông/bà trong thư này. Dù rằng danh hiệu này rất phổ thông ở Việt Nam (và có lẽ ông/bà cũng hãnh diện được gọi như thế) nhưng theo cảm nhận của nhiều người thì danh hiệu “đại gia” có ngầm ý châm biếm. Tôi chưa nghe ai dùng nó để gọi những người làm giàu nhờ phát minh, sáng tạo. “Đại gia” thường được dùng để gọi những người làm giàu do kinh doanh (kể cả bất động sản, chứng khoán, ngân hàng). Ai cũng nhìn nhận Warren Buffett là đại gia, nhưng ít ai gọi Bill Gates là đại gia (dù tài sản của hai người này xấp xỉ bằng nhau). Tuy nhiên, để xưng hô cho ngắn gọn, tôi xin gọi ông/bà là đại gia chỉ vì khối tài sản “khủng” của ông/bà, mà không hàm ý phân loại hay phê phán gì cả.
Thưa ông/bà,
Trước hết, tôi thành thực cám ơn ông/bà. Phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông/bà đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nước ta từ những ngày đầu Đổi Mới. Nhờ ông/bà mà hàng triệu người Việt Nam có công ăn việc làm. Những đóng góp ấy, dù ông/bà làm chỉ vì lợi ích của chính ông/bà, cần được xã hội công nhận.

6/1/15

Bài phát biểu của Tiến sĩ Trần Vinh Dự trong lễ tốt nghiệp của VATC năm 2014

Nguồn: Anh Ba Sàm
Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã một thời gian. Thậm chí có thể có những thất bại làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn.
_______________
H1 
Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

VIỆT NAM YÊU DẤU