Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/3/15

5 TÍN ĐIỀU CỦA TỰ DO


1. Bản chất tự nhiên của Quyền

Tôi tin tưởng rằng chỉ duy nhất cá nhân có quyền chứ không phải tập thể; rằng những quyền này là thuộc về thực chất bên trong của mỗi cá nhân chứ không phải được ban phát bởi nhà nước; Vì rằng nếu nhà nước có sức mạnh để ban cho họ thì cũng có sức mạnh để từ chối họ, và như vậy là không thích hợp với Tự do Cá nhân.
Tôi tin tưởng rằng một nhà nước công bằng có được quyền lực của nó duy nhất chỉ xuất phát từ những công dân của nó. Vì thế nhà nước phải không bao giờ tự cho phép mình làm bất cứ thứ gì vượt quá giới hạn mà từng công dân của nó có quyền làm. Nếu không như thế thì nhà nước sẽ là quyền lực của quyền lực và trở thành ông chủ thay vì trở thành người phục vụ của xã hội.

2. Quyền tối cao của cá nhân

Tôi tin rằng một trong những đe dọa lớn nhất đến sự Tự do là cho phép bất cứ một nhóm nào, dù số lượng trội hơn, từ chối quyền của thiểu số; và một trong những chức năng chính yếu của nhà nước là để bảo vệ mỗi cá nhân khỏi sự tham lam và sự giận giữ của đa số.

3. Tự do lựa chọn

Tôi tin tưởng rằng những mục tiêu kinh tế xã hội mong muốn nên đạt được bởi hành động tự nguyện hơn là bởi sự ép buộc của luật pháp. Tôi tin tưởng rằng ổn định xã hội và tình đồng bào nên đạt được bởi sự khoan dung, sự thuyết phục, và sức thuyết phục của việc làm tốt hơn là bởi sự ép buộc của luật pháp. Tôi tin rằng những người khó khăn nên được giúp đỡ bởi lòng từ thiện, mà được cho tặng từ tiền riêng của mọi người, hơn là bởi trợ cấp xã hội, mà được cho bằng cách lấy tiền của người khác thông qua ép buộc của luật pháp.

4. Bình đẳng trước pháp luật

Tôi tin tưởng rằng tất cả các công dân nên được bình đẳng trước pháp luật, bất kể nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, giáo dục, điều kiện kinh tế, cách sống hay quan điểm chính trị. Tương tự như vậy, không có tầng lớp nào được ban cho sự đối xử đặc cách, bất kể phẩm chất hay sự mến mộ của mọi người đối với mục đích của nó. Ưu ái cho một tầng lớp này hơn tầng lớp khác là không bình đẳng trước pháp luật.

5. Vai trò thích hợp của nhà nước

Tôi tin tưởng rằng vai trò thích hợp của nhà nước là bị động chứ không phải chủ động; là phòng thủ chứ không phải tấn công. Nó là để bảo vệ chứ không phải ban phát; Vì rằng nếu nhà nước được cho quyền lực để ban phát cho ngưởi này, thì nó chắn chắn sẽ có thể lấy đi từ những người khác, và điều đó luôn dẫn đến sự tham ô được hợp pháp hóa và mất tự do. Nếu nhà nước đủ sức mạnh để cho chúng ta mọi thức ta muốn, thì nó cũng đủ sức mạnh để lấy đi mọi thứ chúng ta có. Vì thế, vai trò thích đáng của nhà nước là bảo vệ cuộc sống, tự do và tài sản của các công dân của nó, và không gì hơn thế. Nhà nước tốt nhất cai trị ít nhất.

VIỆT NAM YÊU DẤU