Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/5/11

NĂM MƯƠI CÂU KIỀU HAY NHẤT

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn - Phạm Quỳnh
------------------------------------------
Vương Trọng
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có 3.254 câu. Là một tuyệt tác, nên nói chung, câu nào cũng hay, tuy mức độ khác nhau. Như vậy có nghĩa là có câu hay nhiều, câu hay ít, thế mà từ xưa đến nay, ta chưa thấy các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ cho bạn đọc biết những câu thơ điển hình trong Truyện Kiều, trong khi bài viết khen Truyện Kiều có số lượng hết sức đồ sộ.
Phải chăng các nhà nghiên cứu, phê bình không muốn làm điều đó, nghĩa là không muốn thống kê những câu Kiều hay nhất vì sợ “tủi thân” những câu không được nhắc tới, trong khi chúng vẫn là những câu thơ hay trong thi đàn nói chung. Hay là các nhà nghiên cứu, phê bình sợ những câu mình nêu ra không đúng với cách thẩm định của người khác? Tôi nghĩ rằng, mọi sự so sánh, lựa chọn là tương đối, tuy nhiên với những người thấu hiểu Truyện Kiều, những câu họ chọn lựa, dù không được bạn đọc đồng tình một trăm phần trăm, thì phần lớn cũng được đông đảo chấp nhận.

29/5/11

Bài thơ tớ thích: TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

'To quoc nhin tu bien' - Tho cua Nguyen Viet Chien
Minh hoạ: Văn Nguyễn
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

"TỔ QUỐC TRÊN HẾT"

Đắc Trung
Tổ Quốc là giang sơn mà từng tấc đất đều thấm mồ hôi, xương máu của bao đời tổ tiên, ông cha chúng ta đã đổ để xây dựng, bảo vệ, giữ gìn cho con cháu.
      Tổ Quốc là nơi phát tích cội nguồn nòi giống kết nối gắn bó cuộc sống và tâm linh chúng ta với nhau cùng hồn thiêng sông núi.
      Các tổ chức, thể chế chính trị là của và chỉ đại diện cho một bộ phận cộng đồng xã hội, nhưng Tổ Quốc là của và đại diện cho mọi thần dân.

28/5/11

Bài thơ tớ thích: TÌM CON QUỈ SỨ


Hà Sĩ Phu
Con Quỷ nằm giữa Đống Rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra

Kiến thức pháp luật: ĐƯỢC HÁT, ĐỌC, XEM NHỮNG GÌ LUẬT KHÔNG CẤM

Nguyễn Hữu Vinh
06 Tháng 2 2009 – Cập nhật 09h54 GMT
Cái thời “cả nước nô nức vào hợp tác xã (HXT)”, thì mảnh đất phần trăm mỗi hộ được chia mới là nơi mà người nông dân mê đắm nhất, vì nó là thứ họ kiếm thêm tối đa đúng với công sức của mình chứ không chỉ sống nhờ công, điểm cứng nhắc từ HTX.
Các thứ rau quả trồng ở đây, được đem bán ra chợ, thu tiền đút túi (không phải nộp HTX). Nhưng lại còn phải nuôi gia cầm nữa, chúng có thể phá hỏng vườn rau?

25/5/11

"CHÚNG EM YÊU VĂN NHƯNG CHÚNG EM CHÁN HỌC VĂN"

http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2009/9/VietGiaiTri.Com-ed8cb2ac.jpg
Chu Thuỳ Anh
Trên Văn nghệ trẻ số 36 nhà thơ Phạm Tiến Duật có nhắc đến chuyện thái độ của học sinh đối với tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Ðiều này làm tôi nhớ lại hồi đầu năm 1999, khi Chân dung và đối thoại của Trần Ðăng Khoa đang là một best seller và hầu hết học sinh đều tâm đắc nhất với phần Trần Ðăng Khoa nói về chị Dậu. Lúc bấy giờ, trong một lớp bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9 của quận Ðống Ða đang chuẩn bị cho học sinh đi thi thành phố, thầy Long phụ trách buổi hôm ấy có bảo học sinh như thế này: các em cũng đã đọc Chân dung và đối thoại, cũng biết Trần Ðăng Khoa nói về chị Dậu như thế nào rồi. Bây giờ các em làm một bài văn tỏ ý kiến ngược lại và bênh vực chị Dậu nhé. Tất cả học sinh phản đối. Học sinh nói: chúng em đồng ý với Trần Ðăng Khoa. Chúng em không chấp nhận chuyện bán đi máu mủ ruột rà của mình vì một người không chung dòng máu. Văn học xưa nay ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao quý, chẳng lẽ giờ cái tình cảm thiêng liêng cao quý ấy lại bay sạch cả sao? Thầy giáo thấy vậy đành bảo: thôi vậy, bây giờ coi như các em đồng ý với chị Dậu hộ thầy vậy. Giả sử như thế và các em làm một bài văn ca ngợi chị Dậu đi, vì đề thi nếu có ra thì chắc chắn cũng không trách cứ gì chị đâu! Học sinh, sau đó, tất nhiên làm những bài văn, có thể là hay đối với một số người, nhưng là vô cảm với các em. Ðấy còn là chuyện ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, nơi thầy cô cho học trò quyền suy nghĩ độc lập. Nhưng vì chương trình giáo dục đã không chỉ bắt học sinh phải đọc tác phẩm mà còn bắt học sinh phải hiểu và cảm nhận tác phẩm theo một hướng duy nhất, nên rốt cục cái bình đẳng mà thầy cô gắng hết sức tạo ra cũng chỉ gói gọn trong một vỏ hạt dẻ! Trong văn học liệu có gì là đúng và có gì là sai? Quan niệm đạo đức còn thay đổi từng ngày, nhưng quan điểm đạo đức trong một tác phẩm văn học lại phải giữ nguyên và trường tồn qua hàng thế kỷ!

24/5/11

ĐÔI ĐIỀU VỀ KHÁI NIỆM "ĐOÀN KẾT"

http://www.livevn.com/attachment//201012/13/2775672_1292211366PvdX.2775672_12922113661mbF9.jpg
Phan Hồng Giang
Hàng ngày, chúng ta vẫn thường nghe thấy hai tiếng “đoàn kết”. Khái niệm tưởng chừng như rất quen thuộc này, đi vào thực chất, lại không hề đơn giản.Nên chăng cần tìm hiểu kỹ hơn  khái niệm “đoàn kết” không ít khi mang những nội hàm khá vênh nhau. . Xin thí dụ: có đơn vị, từ lãnh đạo đến chi bộ, công đoàn vv… đều “đoàn kết”, nhưng đôi khi lại là để bảo vệ quyền lợi cục bộ, vô hiệu hóa các hoạt động thanh, kiểm tra từ bên ngoài. Đây là một biểu hiện “đoàn kết” giả tạo,  “đoàn kết” xấu! (thực chất là một sự “cấu kết” giữa các “thế lực đen”…). Lại có cơ quan, một số người cương quyết phê phán, tố cáo những hành vi sai trái của một bộ phận lãnh đạo, nhưng do cấp trên giải quyết không rốt ráo, nên kết quả là cơ quan đó bị mang tiếng là “mất đoàn kết”!. Ở đây, sự “mất đoàn kết” này là cần thiết, là sự đụng độ giữa cái thiện và cái ác, báo hiệu một sự thay đổi theo chiều  hướng đi lên…

23/5/11

GIÁO VIÊN SỢ...

 http://hocmai.vn/file.php/184/Anh/Triduc/2008/lop12.1.jpg
Trần Đình Trợ

Bậc thượng nhân quân tử, vẫn sợ ba điều: Sợ mệnh trời, sợ kẻ đại nhân, sợ lời thánh nhân.
Giáo viên là hạ đẳng tiểu dân, sợ nhiều điều. Nhưng sợ nhất vẫn là hiệu trưởng và...học trò. Sở GD nắm cần câu, nhưng canh chỗ câu cơm của GV lại là hiệu trưởng. Vì thế giáo viên thảy đều sợ hiệu trưởng. Hiệu trưởng lại thường là thương nhân, họ hay“mua sỉ”, rồi “bán lẻ” kiếm ăn. Thứ họ buôn, là ghế.     
Loại ghế thời thượng đó, công năng đặc biệt, ngồi lên dính đít ngay. Khi muốn dứt ra, phải nhử bằng một ghế khác to hơn, hoặc trấn bằng bùa quyết định nghỉ hưu. Kẻ yếu ngồi lâu thành kẻ mạnh, kẻ nghèo bỗng hóa ra giàu. Đứa liệt dương thành thợ chơi gái. Cừu non thành chó sói, chuột non lại hóa mèo già.
Một thầy chuột nhắt nhút nhát, lên hiệu trưởng oai vệ như mèo. Quay lại khống chế đồng bọn cũ, anh ta vừa phân việc vừa chia cơm cho cả bọn. Lại nhờ mèo to hậu thuẫn, chén dần những chuột cứng đầu. Ít khi lũ chuột dám cắn lại mèo. Chuột cắn cả đám mèo thì chưa thấy bao giờ.

21/5/11

ĐỂ CÓ NHỮNG NGƯỜI BAY: THẦY DẠY BAY VÀ BẦU TRỜI BAY

Nguyên Lâm
dai-bang
(Bài viết từ năm 2004, đến nay chắc vẫn chưa lạc hậu)
Thực tế của nền giáo dục hiện nay khiến tất cả phải tự hỏi, không có lẽ chúng ta cứ năm này qua năm khác cho ra trường đời những “chú gà công nghiệp” mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay? Điều này lại phụ thuộc vào tất cả: thầy và trò, ngành giáo dục, gia đình, và cả xã hội.

20/5/11

HỎI ĐÁP VỀ THƠ

Nguyễn Trọng Tạo
Giữa biển thơ mênh mông, con sóng thơ nào sẽ lọt vào mắt xanh của bạn? Giữa dòng thơ rộng lớn, hoa trái nào sẽ gieo mầm vào hồn thơ của bạn? Chuyên mục HỎI VÀ ĐÁP VỀ THƠ mở ra là để cùng các bạn lựa chọn những bài thơ hay, những câu thơ hay, những lời bình thú vị nhằm góp vào cuốn sổ tay thơ của chúng ta ngày càng thêm phong phú. Bạn đọc cũng có thể gửi tới chuyên mục này những câu hỏi, cần giải đáp về thơ, và cũng đừng ngần ngại mách cho chúng tôi những câu thơ ngớ ngẩn đã được in ra trên sách báo, trên mạng internet, v.v…

NGHE TIẾNG CƠM SÔI CŨNG NHỚ NHÀ

Mở đầu chuyên mục, là bài trả lời 2 câu hỏi của bạn Bùi Đức Luận, học sinh lớp 12 trường phổ thông trung học Nguyễn Trung Trực thị xã Rạch Giá – Kiên Giang.
1. Thế nào là thơ hay?
2. Tôi rất thích câu thơ “Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”. Đấy có phải là một câu thơ hay?
1. Câu hỏi: “Thế nào là thơ hay” có nhiều câu trả lời khác nhau. Người xưa cho rằng, thủy tổ của thơ là Lời – Hành động – Tấm lòng, ba thứ ấy kết hợp lại bằng cách điệuhứng thú thì sẽ thành thơ hay. Còn theo từ điển tiếng Việt định nghĩa về từ “hay”, thì ta có thể nói: “Thơ hay là thơ gây được hứng thú bất ngờ hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu cho người thưởng thức”.

19/5/11

ĐỪNG THAN VÌ SAO HỌC SINH CHÁN THI KHỐI C?

http://admin.vannghequandoi.vn/Portals/1000000/Images/binh%20luan%20vn/vanhoc.jpg
Trần Kỳ Trung
Năm nay số lượng thí sinh thi khối C thấp kỷ lục. Nền văn học Việt Nam đã đến hồi báo động.
Nguyên nhân do đâu?
Nhiều người nêu nguyên nhân do phát triển công nghệ thông tin, do phổ cập hóa tiếng Anh, rồi hiện trạng giáo viên dạy văn lương thấp không hứng thú với nghề, không tuyên truyền đọc sách, nhuận bút thấp, số lượng bản sách in ít. các em học kém mới chọn thi ban C v.v...và v.v...
Theo tôi, đúng là có nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chính của hiện tượng này là chúng ta đã “ chính trị” hóa nền văn học.

18/5/11

BỐN THÓI XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Thăng Sắc

(TuanVietNam)- Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là Một số thói xấu của người Việt thời nay bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.

Thăng Sắc
Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ cỡ muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh…
Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu thí dụ cho xuể, này nhé: lên phường lên xã vào bệnh viện thì bị xoay đủ kiểu nhưng cứ có ít “ngan nằm” là được việc, ra đường gặp đủ cách gian lận giao thông, kể từ bằng lái rởm đến xe rởm, kể từ người đi bộ, đi xe máy đến công-tơ-nơ siêu trường siêu trọng, hễ gian lận được đường là gian lận, có mắc mớ thì kẹp “nó” vào giấy tờ rồi nhờ nộp hộ vào kho, em vội phải đi không cần lấy hóa đơn, thế là xong.

17/5/11

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ “BẠO LỰC… NGOÀI HỌC ĐƯỜNG” VÀ VIỆC “DẠY THÊM HỌC THÊM” TRÀN LAN

 http://www.maivoo.com/pictures_fullsize/65/xsewk1274320094.jpg
Nguyễn Trọng Bình
Nếu tôi nhớ không lầm, có lần trên viet-studies giáo sư Trần Hữu Dũng có đưa ra lời “bình luận” vui (đại khái) là ông không tìm thấy được “mối quan hệ” nào (hay điểm chung nào) giữa chuyện “bạo lực… ngoài học đường” và vấn đề “dạy thêm, học thêm” mà trong Hội nghị giao ban lần thứ nhất của Bộ giáo dục diễn ra cách đây không lâu đã nhìn nhận và đánh giá (đây là hai “vấn nạn” của ngành giáo dục hiện nay cần nhanh chóng khắc phục). Ở đây cũng xin mở ngoặc nói cho rõ là hầu hết các vụ học sinh đánh nhau và quay video clip tung lên mạng thời gian qua mà dư luận lên tiếng đều diễn ra ngoài phạm vi trường học (vì các em học sinh rất “thông minh” chẳng dại gì tổ chức đánh và quay phim trong trường) nên tôi gọi là “bạo lực ngoài… học đường” hay chính xác hơn là “bạo lực tuổi học đường” chứ không phải như cách nói “rút gọn” nhưng rất sai của chúng ta lâu nay là “bạo lực học đường” (thực ra chỉ một bộ phận học sinh thôi nhưng nó có nguy cơ đang lan rộng và khó kiểm soát). Lời bình luận ngồ ngộ này làm tôi phải trăn trở mãi, tại sao lại không có “mối quan hệ” nào chứ? Sau nhiều lần trăn trở như thế, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra lời giải để chứng minh ngược lại lời “bình luận” vui của giáo sư Trần Hữu Dũng. Tôi quả quyết với giáo sư Trần Hữu Dũng là, giữa “bạo lực… ngoài học đường” và việc “dạy thêm, học thêm” là hoàn toàn có “mối quan hệ” với nhau (nếu không muốn nói là rất khắng khít nữa). Sau đây tôi sẽ chứng minh lần lượt các “mối quan hệ” (tôi gọi là những điểm chung của “bạo lực học…ngoài đường” và việc “dạy thêm, học thêm”) này.

16/5/11

2 + 2 = ?

Bùi Văn Nam Sơn - Sài Gòn tiếp thị
Nhân giải thưởng Fields dành cho GS Ngô Bảo Châu, bạn đọc Nguyễn Lê Thuỳ Trang gửi câu hỏi: “Toán học có dính dáng gì đến triết học không? Thực chất của nó là gì và giá trị thực tiễn của toán học trong đời sống thường nhật như thế nào?”
Loạt bài phổ thông vừa qua về “khoa học luận” đã làm chậm trễ việc trả lời, nhưng cũng rất thích hợp để nhân dịp này, xin khép lại một chủ đề trước khi bước sang chủ đề khác.
“Dính dáng”
Triết học quan tâm đến mọi vấn đề, do đó, cũng “dính dáng” rất nhiều đến toán học. Chỉ có điều, khi hai môn cực khó này mà “dính dáng” với nhau ắt sẽ tạo ra một môn còn… khó hơn nữa: triết học của/về toán học! Nó làm việc gì? Thưa bạn Thuỳ Trang, nó tìm cách làm rõ hoạt động của nhà toán học, bằng cách nêu hai câu hỏi:
– Những đối tượng toán học tồn tại ở đâu? Ở trong đầu óc con người? Là một sản phẩm xã hội? Hoặc chúng “có thực”, vô thời gian và độc lập với việc áp dụng chúng? Nói cách khác, khi một mệnh đề toán học là đúng, cái gì làm cho nó đúng? Đó gọi là câu hỏi bản thể học, liên quan đến bản tính của đối tượng toán học. Câu hỏi phụ: thế giới trừu tượng của toán học quan hệ như thế nào với thế giới vật chất? Tại sao toán học lại “phù hợp với những đối tượng của thực tại một cách tuyệt vời đến thế?” (Albert Einstein).

15/5/11

“VÓC DÁNG TỰ DO, TINH THẦN ĐỘC LẬP”

Nguyễn Thu Phương - Tạp chí Tinh hoa
“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”. Đây là những lời mở đầu cho cuộc đối thoại giữa nhà văn Nguyên NgọcTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh ( Phó giám đốc phụ trách chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh Việt Nam) về sự vận động của giáo dục Việt Nam thế kỷ XXI – Một hình dung về con người cân đối hài hòa giữa thể chất và trí tuệ, với bản lĩnh tư duy độc lập để lựa chọn đường đi cho chính mình.

Nhà văn Nguyên Ngọc ( NN): Triết lý giáo dục sẽ chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục. Kiểu triết lý giáo dục nào thì đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó. Vấn đề của Việt Nam là nên có một triết lý giáo dục như thế nào? Triết lý giáo dục hiện thời có vấn đề gì không? Và nếu có vấn đề thì có phải thay đổi nó không? Thay đổi như thế nào đây?
Vũ Thành Tự Anh ( VTTA): Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm hệ thống giáo dục sẽ đào tạo một con người như thế nào? Tôi muốn bổ sung thêm trong điều kiện hiện nay thì Việt Nam càng phải nghĩ nhiều hơn đến triết lý giáo dục. Bên cạnh đó, triết lý giáo dục không phải là vấn đề của riêng Bộ GD – ĐT mà nó là hệ thống con nằm trong “hệ thống lớn” hơn. Muốn xây ngôi nhà tốt thì toàn bộ nguyên liệu, thiết kế, trang trí phải tương ứng với ngôi nhà đó.

14/5/11

ĐẠI HỌC ĐỂ... LÀM GÌ?

http://www.oto-hui.net/upload/dvt_1301765137.jpgNguyên Ngọc
Đại học để làm gì? Câu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
Tôi thường vẩn vơ suy nghĩ về nền giáo dục thời xưa, cái thời mà ta gọi là thời phong kiến cũ kỹ và nhất quyết đinh ninh là nó thật nhiều xấu xa, đặc biệt hết sức giáo điều, đi học cả đời chỉ biết tụng đi tụng lại có bấy nhiêu sách vở tứ thư ngũ kinh cũ mèm. Mà đúng vậy thật, nào có sai... Song, nghĩ đi rồi lại nghĩ lại. Thử xem chẳng hạn một thời kỳ vào loại tàn tạ nhất của phong kiến VN, thời Nguyễn.

12/5/11

CHÍNH DANH, BÚT DANH, NẶC DANH VÀ MẠO DANH

Nguyễn Quang A
Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết.
Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”.

11/5/11

BÀN VỀ CHUYỆN TỰ HỌC

http://vtv6.com.vn/uploads/tuhoc.jpg
Cao Xuân Hạo - Kiến thức ngày nay
Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
Có lẽ không ai lại không muốn có thầy khi cần học một nghề gì, hay dù chỉ là một trò hay một mẹo vặt nào cũng vậy. Và dù không có thầy “chính danh” thì vẫn có thể học từ những người mình quen biết. Đôi khi những người này, chính nhờ cái số đông và tính đa dạng của họ, còn có thể dạy cho mình nhiều hơn và một cách có hiệu quả hơn cả thầy nữa. Học thầy không tày học bạn kia mà!
Viết đến đây tôi sực nhớ đến lời một nhà văn Pháp mà tôi không nhớ tên, nói rằng xưa nay chưa có và không thể có người nào thực sự tự học cả. Và chỉ có những kẻ cực kỳ hợm hĩnh và vô ân mới có thể nói khoác rằng mình là người tự học.

10/5/11

TRIẾT LÝ "BA PHẢI"

Nhiều khả năng của lẽ phải trong văn học và mối quan hệ viết – đọc

TS Nguyễn Thế Việt
NGUYỄN THẾ VIỆT 
-Câu nói cửa miệng của dân gian:”Sư nói phải, vãi nói hay” thường được hiểu như là một loại triết lý xuề xòa, hòa cả làng, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Người Việt đặt tên cho hạng người không có chính kiến, hay “theo đuôi” này là “đồ ba phải” hay “ông ba phải”. Đã có lúc tôi cũng đinh ninh là câu tục ngữ kia chỉ có một nghĩa như đã nói.
Cho đến một hôm nhàn rỗi, đọc lại câu trên một cách thảnh thơi và “trung tính”, tôi chợt giật mình và đặt câu hỏi: “Tại sao xưa nay ta cứ cả tin vào một cách giải nghĩa?”. Rõ ràng câu nói có hình ảnh trên có thể chứa cái nghĩa đã suy diễn, có thể không, hoặc còn hàm chứa các ý nghĩa khác? Tại sao ta không có quyền tin ngay vào cái nghĩa đen của nó: ” Sư nói (cũng) phải, vãi nói (cũng) hay” mà cứ nhất thiết phải suy diễn. Nghĩa hàm chứa trong câu nói giản dị này là khuyên người ta suy ngẫm, đừng vội cả tin ngay một phía Tự kiểm duyệt lại mình, tôi chợt nhận ra cái định kiến có sẵn không chỉ thuần túy là một cách suy diễn ngẫu hứng. Nó bắt nguồn từ truyền thống nhất nguyên trong tư duy: Lẽ phải chỉ có một.

9/5/11

NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO: "TÔI PHẢN BIỆN LÀ TÔI GIEO HI VỌNG..."

HOÀNG HẠNH: Suốt 17 năm đi học, tôi không một lần “cãi” thầy. Suốt 5 năm đi làm, tôi chưa bao giờ “cãi” sếp. Và suốt cả phần đời đã qua của mình, tôi luôn làm theo mong muốn của bố mẹ. Tất nhiên, có đầy lúc tôi muốn lên tiếng, muốn phản đối những điều tôi thấy không hợp với mình, thấy không đúng, thấy chướng tai gai mắt… Nhưng rốt cuộc tôi chỉ im lặng. Tôi sợ! Xung quanh mọi người cũng im lặng như tôi, liệu tôi nói ra có lợi gì? Tôi thất vọng và bất lực. Liệu bao giờ mới có một sự thay đổi?
Trong căn hộ tập thể nhỏ và cũ trên phố Lương Đình Của, Nguyễn Trọng Tạo say sưa nói cho tôi nghe về “Tính phản biện”. Và sau buổi nói chuyện ấy, tôi biết rằng: mình vẫn có thể nuôi hi vọng…
“Từ phản biện đến đồng thuận là con đường tốt nhất cho xã hội”
HOÀNG HẠNH: Tôi thấy ở đâu trong xã hội bây giờ người ta cũng nhắc đến hai chữ “phản biện”…
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chính xác là xã hội đang nổi lên hai từ “Đồng thuận” và “Phản biện”. Bây giờ người ta nói “Đồng thuận” như là một ước muốn. Nhà nước muốn nhân dân đồng thuận với nhà nước. Nhân dân muốn nhà nước đồng thuận với mình. Và nếu một xã hội được sự đồng thuận như thế thì tốt quá.

8/5/11

MỘT SỐ TỪ THƯỜNG DÙNG SAI

Nguyễn Đình San
Trong nói và viết, do thói quen, nhiều người - kể cả giới trí thức, cầm bút - vẫn thường sử dụng nhầm lẫn một số từ thông dụng.
“Điểm yếu”yếu điểm” khác nhau. “Điểm yếu” là khuyết điểm, nhược điểm, là cái phần dở (không mạnh). Còn “yếu điểm” là cái chính, có thể dở, có thể hay. Âm tiết “yếu” trong “điểm yếu” là yếu-mạnh; còn trong từ “yếu điểm” lại mang nghĩa chính-phụ. Nói “Yếu điểm của chúng ta hiện nay là chưa có một đội ngũ quản lý kinh tế thực sự tài năng, vững vàng” là không chính xác, mà phải nói: “Điểm yếu của chúng ta…”. Phải nói: “Điểm yếu của chúng tôi là rất nhiều anh chị em tuy có nhiệt tình, có kinh nghiệm và nhận thức tốt, nhưng chưa được đào tạo chính quy, có hệ thống về kiến thức chuyên môn” thay vì nói “Yếu điểm của chúng tôi…”. Nói “Yếu điểm của anh ấy là rất thông minh, nhạy cảm và năng động, nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề và nghĩ ngay được những cách thực thi công việc có hiệu quả nhanh” là đúng nếu ưu điểm trên là nét nổi bật, rõ nhất của đối tượng. Nhiều người dễ cho rằng nói vậy là sai, cứ tưởng “yếu điểm”“khuyết điểm” (lầm lẫn với “điểm yếu”).

7/5/11

HỌC VÀ HÀNH?!

Linh Linh
Nhiều người nhận định rằng, không cần bắc lên cân cũng sẽ thấy rất rõ cuộc sống lứa tuổi học trò bây giờ sung sướng hơn chúng ta thuở trước (đặc biệt là học sinh các thành phố lớn), bằng chứng là dinh dưỡng no đủ, trọng lượng dư dả, tiêu pha xông xênh, chân tay lào ngào và chiều cao lênh khênh hơn. Nhưng, chỉ căn cứ vào mỗi hình thức để kết luận cái sự sung sướng thì xem ra không những không chính xác mà thậm chí còn mang tiếng phiến diện, quan liêu nữa. Hãy để ý những cặp kính trắng dày, mỏng thi nhau lấp lóa, những dáng đi chúi về phía trước, trầm tư và những chiếc cặp ba lô kiêm cặp sách đủ kiểu dáng, kích cỡ trĩu nặng sau lưng trên đường hành quân đến trường mới thấy rõ con cái chúng ta cũng chẳng sung sướng lắm, hay nói cách khác là sướng thì có sướng, nhưng khổ lại chẳng nói ra được!

6/5/11

CON NGƯỜI VỚI LỜI NÓI

http://www.saga.vn/Saga_Gallery/CuocSong/elephantguests.jpg
Phan Khôi
Từ ngày nước ta có báo chí, mới thấy có nhiều người nhờ đó phát biểu được đôi chút ý kiến của mình. Tuy báo chưa được tự do, nên ý kiến chưa được phát lộ ra cho hết, chớ còn phát lộ lấy đôi chút mà thôi, thì vẫn có. Đừng nói nhiều, nội một đôi chút đó cũng đủ thấy trái phải ra sao rồi.
Thế mà tôi coi hình như trong xã hội ta, ai nấy ít trọng về lời nói, mà chỉ chú trọng về con người. Cái chỗ đó, tôi không dám giấu đi, thật là một chỗ nhược điểm của người mình vậy.

4/5/11

Bài thơ tớ thích: BÀI THƠ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH

http://www.phunuonline.com.vn/2009/Picture/aphamvu/so50/quehuong2.jpg
Trần Vàng Sao

Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông mía trắng bên sông
Mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thế
Mỗi buổi mai
Bầy chim sẻ ngoài sân
Gió mát và trong
Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng

CHỖ MẠNH, CHỖ YỄU TRONG TÂM LÍ CON NGƯỜI VIỆT NAM KHI ĐI VÀO THỜI ĐẠI VĂN MINH TRÍ TUỆ

Hoàng Tuỵ
Cùng với thế kỷ 20 sắp đi qua, nền kinh tế vật chất, dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế. Từ nay các giá trị kinh tế lớn nhất đuợc làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất của cải vật chất mà trong khu vực khoa học, kỹ thụật, dịch vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hoá. Nếu ba mươi năm trước, sự tiêu hao vật chất và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế nổi của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh tế thuộc câu lạc bộ Roma lên tiếng kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế ("tăng trưởng zê-rô") để ngăn ngừa thảm hoạ diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đảo lộn tình hình và đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh mới, cao hơn: nền văn minh trí tuệ, trong đó tăng trưởng không ô nhiễm môi trường sống. Trong xu thế toàn cầu hoá đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tri thức tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những nuớc đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác, song cũng hàm chứa những thách thức to lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn và dễ tránh. Trong lịch sử chưa bao giờ các đặc điểm tâm lý, trí tuệ có ý nghĩa quyết định như bây giờ đối với nền thịnh vượng, thậm chí sự tồn vong của một quốc gia. Trong các điều kiện ấy, sẽ không có gì lạ nếu tới đây bên cạnh một số nước tăng trưởng mau chóng thần kỳ có thể có những nuớc suy sụp thảm hại và tụt hậu vô vọng.

3/5/11

Câu chuyện nước Mĩ: BÁO CHÍ VÀ PHÁP LUẬT

Tạp văn - Dương Ngọc Dũng
Sinh hoạt đầu tiên trong ngày của người dân Mỹ có lẽ là đọc báo, nếu không kể tiết mục vệ sinh cá nhân. Nhìn hình thức bên ngoài của tờ báo Mỹ trông rất đã con mắt: tờ báo dầy cộm như cuốn sách, giá bán lẻ chỉ có 50 xu (cents), cộng thêm hình ảnh rất đẹp, bắt mắt, cộng thêm nội dung cực kỳ phong phú, đủ mọi thứ trên đời, từ chuyện tình bê bối hấp dẫn của tổng thống Mỹ cho đến việc hướng dẫn mátxa bằng nước nóng như thế nào để sống lâu hay quảng cáo thuốc trị hói đầu một lần là tóc mọc xanh mướt như trai mười tám...
Báo chí Việt Nam nhiều tờ tạp chí đạt tiêu chuẩn hình thức rất cao, nhưng cũng có nhiều tờ báo thường ngày trông thật chán đời, hình ảnh lem nhem, bài vở lôm côm, giấy thì đen thui như cơm cháy, đọc nhiều chắc chắn bị loạn thị. Dân Mỹ đọc báo cũng khá kỳ lạ: không bao giờ ngồi đọc hết tất cả mục trong tờ báo như dân ta. Tờ báo Mỹ chia làm nhiều xấp, chẳng hạn xấp thể thao, xấp tin khu vực (metro region), xấp về kinh doanh (business),v.v. Một người thích kinh doanh sẽ lấy riêng xấp này ra đọc còn bỏ nguyên tờ báo dầy cộm còn lại vào thủng rác, hay lịch sự hơn, để lại trên băng xe điện ngầm (subway) cho người khác đọc ké.

Bài thơ tớ thích: NÓI VỚI EM

http://i492.photobucket.com/albums/rr290/dinhminhhung/48902c71_5.jpg
Vũ Quần Phương
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.


Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

2/5/11

TẢN MẠN VỀ TỪ MỚI

Anh Ngọc
Người lính đích thực nào cũng muốn luôn trau dồi thứ vũ khí mà mình sử dụng trong chiến đấu, để không ngừng nâng cao tính năng tác dụng của nó. Vũ khí của nhà văn là ngôn từ và việc nhà văn nào cũng khát khao rèn rũa thứ vũ khí đó cho sắc bén, trong đó có nhu cầu sáng tạo ra những từ ngữ mới là một nhu cầu chính đáng và bức thiết. Từ xưa đến nay đều như vậy.

Tuy nhiên, sáng tạo được một từ mới thật sự có sức sống trong công chúng và thời gian để có thể bổ sung cho vốn từ vựng của dân tộc là một điều vô cùng khó khăn.

1/5/11

CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI TỰ HỌC

http://toilaai.vn/data/images/OnThi30709.jpg
Vương Trí Nhàn
       1.    Lời khuyên đầu tiên
Ở trường đại học ra, sau khi thu xếp được một chỗ làm việc tàm tạm, cái việc mà một thanh niên tự trọng hiện nay phải lo đầu tiên, theo tôi chưa phải là lo học thạc sĩ rồi lần lên tiến sĩ... mà là học để có được một ngoại ngữ có thể sử dụng tự do và trước tiên, dư sức đọc các tài liệu chuyên môn.
Mỗi khi có dịp trò chuyện với các bạn trẻ, lời khuyên đầu tiên tôi muốn nói - nếu như được yêu cầu có một lời khuyên - đơn giản như vậy. Đây là kinh nghiệm tự học của tôi, mà cũng là điều tôi rút đúc được, qua nhiều thành bại của các đồng nghiệp.

VIỆT NAM YÊU DẤU