Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

31/8/11

THƯA ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÀI PTTH HÀ NỘI !

Xin có đôi lời trao đổi với ông Trần Gia Thái, tổng giám đốc đài PT-TH Hà Nội.
Thứ nhất, ông đã mập mờ, không tôn trọng những người gửi "Thư yêu cầu Đài phát thanh truyền hình Hà Nội (HTV1) xin lỗi và cải chính vì đã phát nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến công dân " khi đưa ra một văn bản với tiêu đề "Trả lời bạn xem truyền hình", dưới văn bản thì ghi "Kính gửi các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A và các ông bà kí tên trong đơn thư gửi Tổng giám đốc đài PTTH Hà Nội". Rõ ràng, những người gửi đơn thư cho ông, họ không đơn thuần là người xem truyền hình, mà họ là đối tượng trực tiếp của bản tin ngày 22/8/2011, và họ là chủ thể của lá thư yêu cầu đài truyền hình HN xin lỗi và cải chính.
Thứ hai, trong thư, vì sao ông không đưa ra dẫn chứng nào về việc "những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của một số người đã làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô."?
Thứ ba, ông nói "Đài PTTH HN nhận được rất nhiều điện thoại, đơn thư cá nhân, tập thể của các tầng lớp nhân dân thủ đô, từ các cụ lão thành cách mạng đến trí thức, các cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo và nhân dân lao động đều phản đối hành động biểu tình tự phát vẫn tiếp tục khi đã có Thông báo của UBND Thành phố và yêu cầu đài PTTH Hà Nội - diễn đàn của nhân dân - phải phản ánh ý kiến của dư luận về việc này.". Vậy sao ông không liệt kê cho mọi người thấy có bao nhiêu người, là những ai, ở đâu phản đối việc "biểu tình tự phát khi đã có...". Sao ông không trưng ra các đơn thư, các cuộc điện thoại phản đối mà ông nhận được? Ông đã làm một cuộc điều tra về vấn đề này chưa? Câu hỏi điều tra là gì? Thống kê các số liệu ra sao? Ông trả lời sao về việc, có ý kiến cho rằng, bản Thông báo của UBND Tp HN là không có hiệu lực pháp lí, là văn bản vi hiến?

30/8/11

NHẠT

Hồ Như Hiển
Năm ngoái, cũng vào ngày này, Vietnamnet có lời bình độc đáo khi đăng thư của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp khai giảng: "Đã thành thông lệ hàng năm, trước ngày khai giảng, Chủ tịch nước lại có thư này. Năm nay, bức thư kí ngày 31/8"  . Độc đáo ở mấy chữ "thông lệ", "lại có thư này", "năm nay, bức thư kí ngày 31/8". Bình như thế có khác gì nói chủ tịch cũng chỉ biết cóp - phết (copy - paste)
Mà cũng đúng thôi. Hãy đọc lại bức thư đó và bức thư năm nay - do chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi xem có gì mới mẻ đặc sắc không?
Phần 1: Lời chúc đầu thư
Thư năm 2010 của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thư năm 2011 của chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

26/8/11

KHI NÀO THÌ TA LỚN?

Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con
Tản Đà
Hồ Như Hiển
Một câu hỏi vô duyên!
Đủ 18 tuổi chăng?
Mười đứa trẻ, có đến chín đứa thích thành người lớn, đứa còn lại... muốn thành ông cụ non.
Vì sao?
Ai mà chẳng trả lời được câu hỏi dễ như bỡn này!
Là người lớn, ta có thể làm ra tiền, thích mua gì thì mua, ăn gì thì ăn, chơi gì thì chơi...
Là người lớn, ta có thể tậu cho mình con dế xịn, con xe nhiều chấm đời mới nhất để "sĩ diện với đời"...
Là người lớn, ta có khả năng xây cho mình ngôi biệt thự, ở đó có mảnh vườn trồng rau, cây cảnh, chim chóc... ; có bể bơi, sân tennis, phòng karaoke máy lạnh...

25/8/11

ĐỪNG LÀM MẤT TUỔI THƠ HỒN NHIÊN CỦA CÁC EM!

Phan Hồng Giang
    Trong đời một con người không khó thừa nhận, những năm tháng tuổi thơ là đẹp nhất, có thể để lại những ấn tượng sâu đậm nuôi dưỡng tâm hồn con người trong suốt cuộc đời về sau. Tuổi thơ là khi cả cuộc đời rộng lớn, đầy ắp những điều mới lạ mở ra trước đôi mắt tròn xoe ham khám phá, khi mỗi ngày đứa trẻ lại  lớn lên một chút trong vòng tay dịu dàng của mẹ cha, được vui đùa cùng chúng bạn với những cánh diều bay cao trên trời xanh mây trắng, được tắm
mình trong dòng sông trong mát quê hương, được đến trường cùng thầy cô  bi bô những vần
chữ đầu tiên  mở cánh cửa đến miền trí thức còn trải rộng đến vô cùng...

23/8/11

GIÁO DỤC THẦN DÂN HAY GIÁO DỤC CÔNG DÂN?

Niềm vui đến trường của bé trong ngày khai giảng. Ảnh: Lê Anh Dũng
- Theo dõi và quan tâm tới chủ đề "Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?", khởi xướng từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, TSKH Phan Hồng Giang gửi tới VietNamNet bài viết với tiêu đề "Thử bàn về triết lý giáo dục". Ông cho rằng, việc có tác động chi phối tổng thể khi đổi mới giáo dục là xác lập hệ giá trị căn bản của con người trong bối cảnh mới. Dưới đây là bài viết của ông.Chúng ta đều biết, trong  nghệ thuật đưa ra những quyết sách để xử lý tình huống sao cho hiệu quả nhất thì điều tối quan trọng là chọn đúng hướng ưu tiên, chọn đúng khâu đột phá.

Giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu phải có sự " đổi mới căn bản, toàn diện" thì  việc cấp bách nhất, có tác động chi phối tổng thể, theo thiển ý của chúng tôi, chính là việc xác lập hệ giá trị căn bản của con người mà giáo dục cần và phải đào tạo nên (cùng với trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội) theo yêu cầu của sự phát triển đất nước trong nỗ lực đồng hành cùng nhân loại.

Nói một cách khác, đây chính là triết lý giáo dục, là mục tiêu học làm người của hoạt động giáo dục.

Ở đây xin thử nêu ra một số giá trị mà chúng tôi cho là cơ bản nhất, lý tưởng nhất, cần được biến thành  những phẩm chất đại trà - trong một xã hội văn minh  -  đối với mọi thành viên  trưởng thành của xã hội. Đó là con người:

1. Có đủ tri thức và kỹ năng để làm ra của cải (vật chất và tinh thần), đủ năng lực làm cho nó sinh sôi, luôn biết tự loại bỏ những điều còn khiếm khuyết của mình, từ đó mà có thể làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, cho gia đình và xã hội, góp phần  làm cho nước mạnh.

2. Ý thức rõ ràng mình là một công dân với tư cách là chủ nhân thực sự của đất nước, biết hiện thực hóa đầy đủ những quyền cơ bản của con người theo đúng tinh thần và lời văn đã được ghi trong Hiến pháp, nhờ đó mà thoát khỏi thân phận u ám, thê lương của những "thần dân" thụ động, luôn phải chịu cảnh bị  ép buộc, bị sai khiến bởi quyền uy, tiền bạc và những lời lẽ mị dân. Luôn khao khát tìm hiểu thế sự, thời cuộc, biết  tỉnh  táo, chủ động suy nghĩ bằng cái đầu của mình để có thể xác định đúng chỗ đứng cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

22/8/11

QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN

Hoàng Xuân Phú *
Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
 

Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

19/8/11

"CA DAO, TỤC NGỮ" THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Nguồn: VnExpress
Anh đi, anh nhớ quê nhà.
Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.

Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên di động chỗ mình... mất ngay.

12/8/11

CON ĐƯỜNG CÔNG LÝ CHÔNG GAI

Phạm Duy Nghĩa
Luật pháp dày đặc, song nếu chúng chỉ nhằm thay thế những ông chủ giữ độc quyền, thì danh tước được đổi tên một cách tân thời nhưng nguồn lực trong quốc gia vẫn bị kiểm soát bởi những nhóm lợi ích đặc quyền.
Người ta bảo “con người nô lệ pháp luật là con người tự do”. Trong chế độ pháp quyền, nơi pháp luật minh bạch, dễ tiên liệu, tạo nên những chuẩn mực đáng tin cậy, con người sẽ đỡ run sợ trước cường quyền, thần thế và sức mạnh tiền bạc. Công lý được đảm bảo cho bất kỳ ai có lẽ vẫn chỉ là một giấc mơ, ở cả nước giàu lẫn nước nghèo. Tuy vậy nếu không sớm đặt những nền móng kiến tạo công lý thì mười năm sẽ trôi qua rất nhanh, hệ thống pháp luật giúp Nhà nước cai quản xã hội có thể phình nhanh, song dân tộc chúng ta không tiến xa trên con đường tiến tới chế độ pháp quyền.

11/8/11

VÔ CẢM - CĂN BỆNH TRẦM KHA NHẤT CỦA XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

hÀ VĂN THỊNH
Trong bài Diễn văn đọc tại nhà thờ lớn nhất thế giới đêm Giáng Sinh (24.12.2009) - nhà thờ St Peter (St Pièrre, còn có tên là nhà thờ Quo Vadis), Đức Giáo hoàng Bennedicto XVI nói về nhiều vấn đề, trong đó Ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng sự tồi tệ hiện nay của thế giới phần lớn là do con người “chỉ chăm chăm nhìn vào quyền lợi cá nhân ích kỷ của mình; và, vì thế, “biến chúng ta thành tù nhân của quyền lợi và khát vọng của chính mình”... Nghe, giật mình và chợt hiểu ra điều tưởng chừng như ai cũng biết: Hầu như tất cả mọi sai lầm, tệ nạn, nhức nhối trong xã hội ta thời nay đều bắt nguồn từ tính ích kỷ (self-seeking) quá đáng của mỗi chúng ta. Tính ích kỷ quá quắt đó được “thăng hoa”, được biểu hiện, được công khai hóa một cách lạnh lùng bằng sự vô cảm (anaethesia). Có thể nói, tính ích kỷ là “cha đẻ” và cũng là “bạn đồng hành” của sự vô cảm.
1.Vô cảm do đâu?
Nhiều ý kiến cho rằng sự vô cảm là do nền kinh tế thị truờng (KTTT), sự xuống cấp về giáo dục, chủ nghĩa vật chất (thực dụng - pragmatism)..., đã tác động, làm xói mòn, đảo lộn các giá trị truyền thống. Không ai phủ nhận thực tế đó, thậm chí nhấn mạnh nó nhưng thật ra, nếu nhìn một cách khách quan (bình tĩnh), ta phải mặc nhiên nhận thấy rằng có một phần không nhỏ từ ảnh hưởng của kinh tế tiểu nông từ lâu đời.

9/8/11

BÁO CHÍ ĐÂM - CHÉM - GIẾT- HIẾP

PDT
image Mở đầu, xin kể chuyện anh ninh làm việc với tôi, sau khi tôi ký kiến nghị trả tự do cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ở phiên sơ thẩm. Nhưng tên tôi xin viết tắt để tránh bình luận trên mạng, chứ không phải sợ an ninh vì khi kể ra sự việc, an ninh biết tôi là ai.
Mấy anh an ninh mời tôi ăn sáng, bởi cũng chỗ quen biết trước. Sau buổi ăn sáng-trò chuyện-làm việc, tôi muốn trả tiền thì các anh an ninh không cho. Nói chung buổi ăn sáng-trò chuyện-làm việc diễn ra lịch sự. Các anh hỏi nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn, tên tôi trong bản Kiến nghị là tôi ký hay ai đó mạo danh? Tôi cũng nói thẳng, tôi ký.

7/8/11

BÀI PHÁT BIỂU TRƯỚC QUỐC HỘI CỦA ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG, BOXIT

(Tamnhin.net): Kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khép lại. Nhân dân ta được chứng kiến những hoạt động của kỳ họp đặc biệt quan trọng này mà 2/3 thời gian kỳ họp bàn về vấn đề sắp xếp phân công nhân sự. Thật may mắn trong số thời gian còn lại đài truyền hình VTV1 đã kịp thời truyền tải những ý kiến của các đại biểu của dân đến được với nhân dân cũng như cử tri của cả nước thấy, nghe để cũng được yên lòng và củng cố lòng tin.
 
Kính thưa QH,

Với kỳ hợp thứ Nhất của Quốc hội khoá XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử QH. Một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản Báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch QH chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều  thành viên của Chính phủ lại “hoá thân” vào QH .

2/8/11

Bài thơ tớ thích: BUỒN ĐÊM MƯA

Huy Cận
(Thân phụ Ts Cù Huy Hà Vũ)
tặng Khái Hưng
Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la…
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…

LÒNG TỰ TRỌNG

Blogger KL

Khó cắt nghĩa điều gì khiến tôi viết ra những dòng này. Pha trộn của nhiều suy nghĩ, kỷ niệm và quan sát. Dường như khởi nguồn là từ một số sự kiện các nhân vật lớn của nước nhà buông ra những lời to tát, như là không thèm chấp dư luận, hay hình như một chút là từ những bức xúc ngồn ngộn trên các phương tiện thông tin đại chúng, v.v. về nhiều thực trạng buồn nản, nợ nước ngoài dần tăng, cận kề mức đáng lo ngại, lạm phát ngất ngưởng, rồi tình trạng các bác vi phạm luật giao thông nhảy lên đánh cả cảnh sát khi bị chặn lại?

THÓI NGUỴ BIỆN Ở NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Văn Tuấn
Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

1/8/11

ĐỂ NHẬN RA CÁI BIỆN CHỨNG LẠ LÙNG VÀ TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ

Nguyên Ngọc
Giáo sư Văn Như Cương viết: “Trong kì thi đại học vừa qua, điểm thi môn Sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ 1 thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy Sử và học Sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh…”
Thưa giáo sư Cương, ông nhầm rồi!

VIỆT NAM YÊU DẤU