Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

17/12/14

NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI ĐƠN GIẢN NHẤT VỀ NHÂN QUYỀN

Nguồn: Luật Khoa Tạp Chí
Nguyễn Huyền Trang – Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12) năm nay, mời các bạn cùng Luật Khoa tạp chí tìm hiểu những điều căn bản nhất về nhân quyền, thông qua những câu hỏi và trả lời đơn giản nhất: Nhân quyền là gì? Tại sao cần hiểu về nó? Có thể chăm lo cho quyền này trước, gác quyền kia lại sau không? v.v.
Nhân quyền là gì?
Như chính cái tên gợi ra, nhân quyền là quyền được sống như một con người. Đó không phải là những quyền mà một người kiếm được, được ban cho, hay được kế thừa từ người khác. Chúng là những quyền cố hữu, cơ bản mà một người nghiễm nhiên được hưởng và được bảo vệ, và các tổ chức và cá nhân khác phải thừa nhận và tôn trọng. Nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho phép chúng ta triển nở đầy đủ và phát huy được hết phẩm chất người của mình.
Khái niệm nhân quyền được phát minh như thế nào?
Nhân quyền là sáng tạo của con người. Chúng ra đời từ cảm giác bất công mà con người phải trải qua khi nhân tính của họ bị chối bỏ hoặc bị ngược đãi. Chúng dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của con người về một cuộc sống trong đó nhân phẩm và các giá trị cố hữu của mỗi người đều được tôn trọng và bảo vệ. Nhân quyền đưa vào trật tự tự nhiên của thế giới ý niệm về sự công bằng, do đó mang lại cho sự tồn tại của con người một ý thức và mục đích cao hơn.
"Mọi người đều khác nhau, nhưng quyền thì giống nhau". Trong ảnh là ngôi sao màn bạc, nhà hoạt động nhân quyền quốc tế Angelina Jolie.
“Mọi người đều khác nhau, nhưng quyền thì giống nhau”. Trong ảnh là ngôi sao màn bạc, nhà hoạt động nhân quyền quốc tế Angelina Jolie.

9/12/14

ĐÁM ĐÔNG, SỰ KHÁC BIỆT VÀ CHÍNH TA

Sống theo bản thân, kiên quyết đi theo lý tưởng của mình là một hành động khá nguy hiểm. Nguy hiểm đó tạo ra khi họ có sự khác biệt với đám đông hay hay khác biệt với những ai lý tưởng Sự Khác Biệt, mà cả 2 nhóm người đó đều có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội này. Sống theo sự thật cũng chính là bắt những kẻ sống trong sự giả dối phải đối diện với những gì mà họ sợ hãi và chạy trốn. Sự sợ hãi đến từ vô thức hơn là họ tự nhận biết, vô thức cảm thấy sự nguy hiểm khi phải trở lại cái mâu thuẫn ban đầu nên nó khiến người đó căm ghét cái người sống thật đó. Họ sẽ quy chụp những gì là xấu xa lên người đó và tiêu diệt anh ta. Đó là bản chất con người!
_____________
Mắt Đời
Chúng ta sống, chúng ta tuân thủ những luật lệ chung. Vì những lợi ích mà người khác mang lại, chúng ta biến thành những kẻ chạy theo số đông và nịnh nọt họ, làm vừa lòng họ dù rằng có thể những gì ta nói, những việc ta làm không hề đúng với những gì ta nghĩ. Ta cảm thấy một sự ray rứt dâng lên trong chính tâm hồn ta, ta muốn mình khác đi, muốn làm những điều đúng với bản thân mình. Nhưng than ôi! Chúng ta cũng cần những mối lợi để phục vụ cho lợi ích cá nhân của ta. Đó chính là mâu thuẫn lớn nhất trong cuộc sống con người, sự đối lập của những lợi ích.

5 HÀNH VI XÂM PHẠM ĐỜI TƯ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Trịnh Hữu Long
Trịnh Hữu Long – Vụ việc Công Phượng làm dấy lên nhiều lo ngại về quyền riêng tư của cầu thủ này trong khi ngay cả những quy định pháp luật cụ thể về quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư vẫn đang còn thiếu vắng ở Việt Nam. Xuất phát từ một nền văn hóa xem nhẹ cá nhân hơn cộng đồng, lại trải qua nhiều cuộc xung đột lãnh thổ lẫn xung đột ý thức hệ đòi hỏi sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích giai cấp, người Việt Nam ngày nay chưa đặt quyền riêng tư của các cá nhân ở vị trí xứng đáng của nó. Điều đó dẫn đến những vi phạm xảy ra hàng ngày mà chính người vi phạm lẫn người bị vi phạm có thể cũng không biết. 
Luật Khoa tạp chí lựa chọn năm hành vi sau đây để mở đầu cho tuyến đề tài về quyền riêng tư (privacy rights). Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối. Trong một số trường hợp, các hành vi dưới đây có thể được chấp nhận ở một mức độ nào đó bởi các bên liên quan. 

25/11/14

AN ỦI ÔNG CỰU TỔNG THANH

Hồ Như Hiển

Mấy hôm nay thế gian điều tiếng về ông rất nhiều. Họ xì xào về những căn nhà của ông, của cải của ông. Bằng tất cả sự vô tư của một thường dân (*), tôi tuyệt đối tin, để có được những thứ của chìm của nổi như vậy, ông đã phải lao động đến thối móng tay (như lời ông nói). Ôi yêu làm sao bàn tay lao động của những người “quan chi phụ mẫu” như ông. Ông ở ngôi cao chót vót, tôi là phận dân đen dưới đáy xã hội, khoảng cách vòi vọi là thế nhưng tôi vẫn thấy mùi thối. Thối. Thối lắm ông ạ.

23/11/14

THƯ CỦA MỘT THẦY GIÁO GỬI HỌC TRÒ NHÂN NGÀY 20/11

Nếu có thể nói với các em một điều gì, thì thầy chỉ muốn nhắc rằng đám đông cũng có thể cô độc và các điểm mười cho sự giống nhau cũng chính là điểm một cho sự sáng tạo. Em sẽ không khi nào trở thành một công dân xuất sắc nếu không tự tạo cho mình một phong cách độc lập, độc lập đến nỗi là duy nhất trong cuộc đời này.
_______________
Lê Thị Liên Hoan

Tý thân yêu!
Thầy biết rằng giờ này em đang băn khoăn ghê gớm là sẽ làm gì vào ngày 20 - 11. Em muốn tới thăm nhà thầy nhưng không biết nói thế nào... Em muốn tặng thầy một món quà nhưng em có ít tiền... Bao nhiêu là cân nhắc ngổn ngang.
Sở dĩ thầy hiểu điều đó vì thầy cũng đã trải qua tất cả những tâm trạng ấy khi còn đi học. Suốt ngày 19 và 20, từng tốp trẻ em lùng sục ngoài phố, mò vào các cửa hàng lưu niệm, mua không biết bao nhiêu những bưu thiếp, những đồ vật xinh xắn, nho nhỏ giống hệt nhau nhưng ai cũng tưởng rằng mình đặc biệt.

THƯ GỬI CHỒNG CỦA NỮ GIÁO VIÊN NHÂN NGÀY 20/11

Chồng ạ, ai cũng có những chặng thời gian buộc phải đi qua. Và chẳng lâu đâu, chúng cũng sẽ giật mình vì thời trẻ vụt qua rồi. Nếu chúng là người rộng lượng, nhân hậu và hiểu biết, thì sẽ thấy vui vẻ hạnh phúc trước những thành đạt của thế hệ sau, sẽ bình yên thanh thản lui về phía mùa đông của cuộc đời, mỉm cười nhìn những nỗ lực thời thanh xuân của mình đã đơm hoa kết trái... Vợ đủ tuổi, đủ trải nghiệm để bình thản và rộng lượng với tất cả những điều không mãn tâm.
______________
Nguồn: VnExpress
Đỗ Sông Hương
"Ngày xưa chồng quyết lấy cho được vợ vì chồng vốn mê phụ nữ có cái mác nhà giáo, bất chấp ngoài cái mác nhà giáo đó ra thì vợ chả có gì đặc sắc, lại còn mắc cái tính ngang ngạnh ẩm ương, dở tương dở mắm.
Chồng nghĩ giáo viên nhàn hạ, ngày vài tiết ở trường thôi, nhiều thời gian lắm đây. Vợ sẽ chu toàn tề gia nội trợ, hầu nội hầu ngoại. Chồng tha hồ thảnh thơi bù khú bạn bè. Nhưng chồng đã nhầm to. Vợ hết giờ lên lớp lại tất bật với sổ điểm, báo giảng, kính thưa các kiểu họp, kính thưa các kiểu sổ sách, hồ sơ chuyên môn.

THÔI ĐỪNG NÓI NỮA, THẾ GIỚI NÀY BỊ NGẬP TRONG LỜI NÓI ĐỦ RỒI

Thế giới này được tạo ra từ những ý tưởng và hành động, không phải là lời nói suông. Người ta hơn nhau không phải ở ước mơ và kế hoạch, mà là ở hành động. Khi đến cuối đời nhìn lại, đa phần người ta tiếc vì mình đã không hành động đủ nhiều, hơn là ao ước mình hành động ít đi (hành động ở nghĩa này không mang nghĩa làm việc mà mang những nghĩa khác: trải nghiệm, yêu thương, quan tâm, chia sẻ…) Nếu bạn đánh giá người khác, muốn chính xác, phải dựa vào hành động của anh ta, chứ không phải những lời nói anh ta nói ra mỗi ngày.
____________________
Phi Tuyết
Nếu trên đời này có thứ gì rẻ tiền nhất nhưng cũng đắt giá nhất, thì đó chính là lời nói. Chắc chắn là như thế, sẽ không có câu trả lời nào chuẩn xác hơn. Tại sao? Tại vì lời nói là thứ ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. Là thứ thường thì vô dụng nhưng đôi lúc lại là thứ vũ khí sát thương mạnh mẽ và là phương thuốc thần kỳ diệu chữa lành những tổn thương.

21/11/14

NGHI NGỜ HỢP LÝ - CHIẾC VƯƠNG MIỆN CỦA NỀN TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Nguồn: LUẬT KHOA TẠP CHÍ
Pháp luật hình sự tiên tiến luôn chỉ rõ rằng bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh bản thân vô tội. Chứng minh có tội là nghĩa vụ của bên công tố. Và không ai bị coi là có tội cho đến khi bản án có hiệu lực. Mọi tình tiết chưa rõ ràng trong vụ án đều phải được suy luận theo hướng có lợi cho bị cáo. Đứng trước anh có thể là một tên giết người, một kẻ hiếp dâm trẻ em, một quan chức tham nhũng, hay một gã biến thái, nhưng dưới con mắt pháp luật, đó vẫn là một con người vô tội. Trước khi phán xét một ai đó dựa trên một chuẩn mực mà bản thân tự đặt ra, có lẽ chúng ta nên hình dung rằng liệu chúng ta có cảm thấy công bằng không nếu chúng ta bị áp đặt các tiêu chuẩn xét xử, suy luận bất lợi.
 ____________
Lê Nguyễn Duy Hậu
Gửi tới Luật Khoa tạp chí từ Sài Gòn

“Nghi ngờ hợp lý” (reasonable doubt), chiếc vương miện của nền tư pháp hình sự văn minh, nơi mà bị cáo không bao giờ phải chứng minh mình vô tội và bồi thẩm đoàn không bao giờ kết tội khi trong lòng vẫn còn nghi ngờ.
“Sao anh dám chắc rằng bị cáo không phạm tội?”
Trong bộ phim kinh điển “Mười hai người đàn ông nổi giận” (“Twelve Angry Men”), Henry Fonda vào vai một viên bồi thẩm đoàn đơn độc chống lại ý kiến của mười một vị bồi thẩm còn lại. Pháp luật một số tiểu bang Hoa Kỳ buộc rằng trong một vụ án có mức án tử hình, bồi thẩm đoàn khi quyết định bị cáo có tội hay vô tội đều phải đạt được sự đồng thuận tuyệt đối. Tức là mỗi vị bồi thẩm đoàn đều có quyền “phủ quyết” đối với ý kiến tập thể.

20/11/14

BÔNG HỒNG NGÀY 20/11 CHO INTERNET

Internet là như thế: rộng mở, công khai, thúc đẩy dân chủ và đương nhiên, tạo ra cả những sức ép khiến người ta phải cảm thấy ức chế, phải nỗ lực mà vươn lên không ngừng. Ngày 20/11, giữ truyền thống tôn sư trọng đạo và biết ơn các thế hệ thầy cô, nhưng có lẽ chúng ta cũng nên đặt thêm một bông hoa hồng bên bàn phím chiếc máy tính của ta, và nghĩ đến những gì chúng ta đã và đang được hưởng từ Internet – người thầy cổ súy dân chủ.
_____________
Phạm Đoan Trang
Nguồn: Đào Duy Tính
 
Dân chủ trong giáo dục
Cách đây 30 năm, vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT, ấn định ngày 20/11 hằng năm là "Ngày nhà giáo Việt Nam". Cũng có người vẫn gọi nó theo cái tên có xuất xứ từ trước đó, là “Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”, được xác lập từ năm 1958 tại một cuộc họp của Liên hiệp Quốc tế Các Công đoàn giáo dục.

Cho dù gọi bằng tên nào, thì 20/11 vẫn được xem như một ngày lễ dành riêng cho các giáo viên Việt Nam, một ngày để học sinh-sinh viên, các bậc cha mẹ, tất cả những người đi học nói chung, bày tỏ lòng biết ơn và tinh thần tôn sư trọng đạo đến những thầy cô giáo mến thương của mình.

VIẾT CHO CON GÁI - CHA LÀ MỘT KẺ ĐÁNG KHINH

Than ôi! Cha là một kẻ đáng khinh đó đây, con gái ơi. Cha không dám hòa theo tiếng đồng ca đòi dân chủ đang ngân vang trên khắp đất nước. Cha không dám dấn thân cùng bao con người dũng cảm đang mò mẫm trên con đường gian nan, diệu vợi để đem tự do về với xứ sở. Cha có chút chữ nghĩa Thánh hiền nhưng không dám đem con chữ ấy để đấu tranh cho sự thật, cho công bằng xã hội, cho tự do...Cha không dám đem con chữ ấy đấu tranh giống như người dân oan, đem cái oan ấy để đấu tranh, không dám như người dân nghèo đem cái nghèo, người dân bị áp bức đem cái áp bức ấy để đấu tranh. Thậm chí cha còn tệ hơn một kẻ vô học tầm thường, một kẻ bất tri, bất nghĩa, bất nhân...khi không đem cái chữ ấy để đền đáp cho đất nước, cho dân tộc đã cho cha cái con chữ ấy...
______________
Mai Tú Ân
Nguồn: Quê Choa
Giờ này cha đang ngắm con gái nhỏ xíu nhỏ xiu của cha đang yên bình nằm trong nôi, ngủ như một thiên thần đang nằm ngủ. Lúc này nụ cười của con gái đáng yêu quá, khiến cho cha như muốn được cởi mở tấm lòng, muốn thố lộ đôi điều với con. Nhất là khi con không còn mở đôi mắt đen lay láy, đôi mắt luôn tươi cười nghịch ngợm như luôn nhìn thấu đến tận ruột gan cha, thì cha mới có can đảm thú thực nỗi lòng cùng con nhé.

MỘT CÁI CHIM KẸP GIỮA HAI CÁI CHÂN

Tôi nghĩ một cái chim kẹp giữa hai cái chân chẳng quyết định được sự tử tế của một con người và hạnh phúc của một cuộc đời.
Trừ phi, chính những bà mẹ cũng nghĩ, bản thân mình đã là sản phẩm một cuộc đẻ thất bại của ông bà ngoại!
_______________
Nhà văn Trang Hạ
Nguồn: Web Phụ nữ
Nhiều bác sĩ tâm lý và bác sĩ sản khoa đều nói rằng, rất nhiều người mẹ mang bầu sắp đến kỳ sinh nở có chung một nỗi ám ảnh, một triệu chứng tâm lý, một thứ stress trước sinh: Sợ con mình sinh ra bị khuyết tật, không hoàn hảo, có vấn đề gì đó về sức khỏe, thiếu chân, mắt lác v.v... Mà máy siêu âm mấy chiều, thử nước ối cũng không xua hết nổi hoàn toàn bóng đen u ám trong tâm lý. Nỗi ám ảnh ấy kéo dài đến giây phút đứa bé chào đời mới chấm dứt. Nhiều bà mẹ khóc ròng khi nhìn thấy con lần đầu tiên trong tay bác sĩ. Vì tình mẫu tử và cũng vì họ muốn cảm ơn đời, tạ ơn Chúa, cảm ơn bác sĩ, tạ ơn số phận... đã mang con lành lặn và khỏe mạnh tới trao cho mẹ.
 
Lúc đẻ con ra, bố mẹ cần SINH MỆNH và SỨC KHỎE của con, hơn mọi thứ trên đời.
 

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN (*)

ChungTa.com
Nguồn: Chúng Ta
Mỗi người trong chúng ta tham gia vào cộng đồng xã hội, chính trị của quốc gia có nghĩa là được có quyền lợi và nghĩa vụ làm công dân của cộng đồng đó. Thông qua sự tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa, công cộng hay tình nguyện, chính trị chúng ta góp ích vào sự tiến bộ của cộng đồng, nhờ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, môi trường sống chung cho tất cả mọi người, trong đó có bản thân.

THE TEACHER'S CHARTER - HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO

Nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên là phải tôn trọng tính cá nhân của trẻ em,  khám phá và phát triển khả năng của trẻ em, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong một tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị.

_____________

Nguồn: Hiệu Minh Blog

The Teachers’ Charter – Hiến chương các nhà giáo

Moscow, 9-11 August 1954
The Joint Committee of  International Teachers Federations, at its nineteenth meeting held in Moscow on 9, 10 August 1954, unanimously adopted the Teachers’ Charter and the following resolution:
Maxcova, ngay 9-11 tháng 8 năm 1954
Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo, tại cuộc họp thứ XIX được tổ chức tại Maxcova vào ngày 9, 10 tháng 8 năm 1954, đã nhất trí thông qua Hiến chương Nhà giáo với nội dung như sau:

16/11/14

BÍ KÍP CHỌN VỢ CỦA BỐ

Võ Tòng đánh mèo

Con trai yêu quý!

Từ xưa, các cụ vẫn dạy rằng đời người đàn ông có 3 việc quan trọng cần phải làm, đó là tậu trâu, làm nhà, và lấy vợ. Là phận con cháu, những lời các cụ dạy thì đương nhiên ta phải tôn trọng và nghe theo. Nhưng bố khuyên con nên nghe và áp dụng một cách có chọn lọc, đừng cái gì các cụ dạy cũng răm rắp tuân thủ là chết dở đấy! Để bố phân tích cho con thấy nhé!

CÔ ĐƠN CÓ TÊN LÀ NGHỊ LỰC

Nguồn: Kênh 14

Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi...

... Lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc.
 

KHÔNG CÓ THẤT BẠI, TẤT CẢ CHỈ LÀ THỬ THÁCH

Khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống. Vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ hiểu cuộc sống nhiều hơn, hiểu về bản thân mình hơn. Khi đó, những người trẻ sẽ gặp thuận lợi hơn khi xác định cho mình một hướng đi phù hợp trong trăm nghìn ngã rẽ đan xen phức tạp của cuộc đời.
Giản Tư Trung
_____________
Giản Tư Trung

Giống như không ít bạn trẻ khác, 17 tuổi, tôi chưa xác định được lẽ sống. Lúc đó, tôi chỉ suy nghĩ phải làm một điều gì đó. Cái “điều gì đó” ấy tất nhiên chưa phải là lẽ sống lớn lao, nhưng nó ít nhiều thôi thúc tôi hành động. 

TỪ NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT

Dĩ nhiên, cuộc sống luôn có hai mặt của nó. Thế nhưng nếu hai mặt là hai cực nằm xa thăm thẳm nhau, thì lại là một khía cạnh khác giới thiệu về một căn bệnh của xã hội thích giả tạo và chối từ sự thật. Bớt đi những khẩu hiệu hừng hực về giá trị và quyền của phụ nữ, dành thêm thời gian thật để tôn trọng phẩm giá và công lý vốn đã quá mong manh cho những người em, người mẹ, người chị… là điều cần thiết lúc này. Biết trân trọng quyền con người, thật sự, ở từng sự kiện nhỏ nhất, đôi khi là cách gần nhất để dựng lại nền móng đã hoang tàn. Những nền móng của sự tử tế và nhân cách tốt đẹp của người Việt hôm nay, mong manh và dường như đang mất.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
_________________
Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nhậu say trong một buổi tiệc, viên phó công an xã đi đến nơi có 2 người phụ nữ không hề quen biết đang ngồi, và ôm hôn. Khi bị phản ứng, viên công an này lại tiếp tục ôm hôn người thứ hai, đồng thời nói chắc nịch và thách thức rằng muốn biết ông ta “là ai” thì cứ lên công an xã. 

BÀI VĂN TẢ THẦY GIÁO CŨ ĐẠT ĐIỂM 10

Nguồn: Vietnamnet
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên:
“Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”.  Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.
Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

15/11/14

DẠY TRẺ SỰ THẬT

Hãy dạy cho chúng rằng từ chức không nhất thiết phải là việc xấu xa mà là hành động của một người quân tử. Khi mình không đủ năng lực hoàn thành công việc được giao thì việc ra đi, chuyển lại trách nhiệm ấy cho người khác là một hành động tử tế. Danh vọng đâu có xuất phát từ dấu triện nhỏ nhoi trong khi lầm lũi sống nhục níu kéo chiếc ghế thêm một vài năm trong sự dè bỉu của nhân thế. Đó là cách người Nhật hay Hàn Quốc dạy cho con mình sự liêm chính trong suốt cả cuộc đời. -  Nguyễn Công Thảo
______________
Nguồn: Diễn ngôn
Nguyễn Công Thảo
Suốt thập kỉ qua, thôi là cơ man bao nhiêu vấn đề lớn nhỏ được đưa ra để mổ xẻ liên quan đến việc cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Từ việc dạy chữ O hay chữ A trước, rồi giảm tải cho chiếc cặp sách, thay đổi sách giáo khoa, máy tính bảng rồi đến gần đây nhất là chủ trương không chấm điểm. Chúng ta vẫn quẩn quanh với những “cải cách” nằm trong giới hạn mà chưa dám động đến nhiều giá trị căn bản cần phải bổ sung, đó là dạy con trẻ nhìn vào sự thật. 

SỰ HỌC LỚN HƠN ĐẠI HỌC

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều".
Giản Tư Trung
_____________
Nguồn: Thanh Niên

Bill Gates, một người thành công không có bằng đại học (ĐH), luôn khuyên giới trẻ rằng: "Muốn thành công thì phải học". Ông cũng chia sẻ thêm: "Tôi rời trường ĐH chứ chưa bao giờ bỏ học".

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.

14/11/14

TỔ TIÊN ĐÃ LƯU LẠI CHO CHÚNG TA 27 BÍ QUYẾT THỰC SỰ RẤT HỮU ÍCH

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

DẠY DỖ CON CÁI

... các bác sĩ tâm lý và chuyên khoa khuyên các bậc phụ huynh nên dạy cho các cháu bé từ nhỏ về cách nhận thức sự việc cũng như chúng ta tuyệt đối cần phải có sự giải thích cặn kẽ cho từng trường hợp một. Kể cả việc xử phạt và cách thực thi những hành động kỷ luật. Vấn đề quan trọng không phải là làm cho đứa bé sợ để nó làm theo ý mình. Mà chúng ta phải giải thích cho nó hiểu tại sao hành động như thế là sai, không tôn trọng người khác.
Trịnh Hội
____________
Nguồn: VOA's blog
Trịnh Hội
Từ khi có con cho đến nay tôi đã cố tìm hiểu thêm nhiều về vấn đề dạy dỗ con cái. Thứ nhất vì nó có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện tại của tôi. Thứ hai vì càng tìm hiểu thêm thì tôi lại càng khám phá ra được nhiều điều thú vị. Và thứ ba vì sau khi tham khảo xong tôi lại nhận thấy đúng là việc gì xảy ra cũng có lý do của nó. Nếu chúng ta cố tìm hiểu tại sao cùng một sự việc nhưng có người lại suy diễn như thế này, hành động như thế nọ thì chúng ta sẽ thấy phần lớn xuất phát từ sự chăm sóc và dạy dỗ của gia đình và cha mẹ. Từ lúc chúng ta còn rất bé. Từ lúc chúng ta chưa biết nói, biết đi.
Theo một số sách chỉ dạy về cách trông nom con cái (parenting) mà tôi đã đọc trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể xác định được là một đứa bé dù chỉ mới được vài tháng tuổi cũng đã có thể nhận thức được người nào nó có thể “làm eo” và khi nào thì nó cần phải khóc ré lên để được cho bú, thay tã, hay bồng bế. Trước ngày ăn thôi nôi, nó đã có thể phát hiện ra được sự khác biệt trong cách chăm sóc giữa cha và mẹ. Hoặc ông bà. Để từ đó rút kinh nghiệm đối phó với từng người.
Thì ra con nít nó biết nhiều hơn chúng ta tưởng.

11/11/14

KHI NGƯỜI TA BÁN TUỔI TRẺ VỚI GIÁ QUÁ RẺ

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều.
_______________
Nguồn: CHÚNG TA
Blog của Khải Đơn

Vào một lúc nào đó... ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lý, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy...
Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.
Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

THƯ GỬI CON GÁI ĐANG LỰA CHỌN NGƯỜI YÊU

Nguồn: DÂN TRÍ
Bức thư dưới đây là của một nhà văn Pháp, ông Rene Certone viết cho cô con gái khi ông bị cầm tù trong thế chiến thứ 2.

Con yêu mến!

Việc lựa chọn người ấy phải do con tự định đoạt, vì việc đó quan hệ trọn đời con. Ý kiến của ba chỉ là để hướng dẫn con phần nào thôi.

Ba hân hoan tưởng tượng đến một ngày nào đó con gái ba với cặp má ửng hồng e lệ, giọng nói run run cảm động, báo cho ba biết một chàng trai sắp sửa đến xin ba được cưới con.

10 QUY ĐỊNH CỦA BỐ VỢ TƯƠNG LAI

Nguồn: CHÚNG TA
1- Nếu cậu phóng xe đến nhà tôi rồi bấm còi “pim pim” thì cậu sẽ phải đi chơi tối hôm đó một mình. Tốt hơn hết là xuống xe bấm chuông.

2- Không được phép chạm vào con gái tôi trước mặt bố nó. Liếc thì được nhưng trong trường hợp ánh mắt cậu chạy xuống phía dưới cổ nó thì cậu sẽ biết tay tôi. Nếu cậu không làm chủ được mắt và tay mình, tôi và nắm đấm của tôi sẽ giúp cậu làm việc đó.

DIỄN VĂN GETTYSBURG CỦA ABRAHAM LINCOLN VÀ "CHÍNH PHỦ CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN"

Mặc dù khói lửa chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc vẫn còn rất khốc liệt, nhưng suốt bài diễn văn Lincoln không có một lời đả kích dành cho phía miền Nam theo giọng điệu chiến tranh tâm lý mà chúng ta thường thấy trong các cuộc xung đột vũ trang xưa nay. 
Trần Ngọc Cư
______________
Trần Ngọc Cư

Trong những năm qua, chúng ta thường nghe cụm từ “chính phủ của dân, do dân và vì dân” được lặp đi lặp lại bởi cả hai phía trong cuộc tranh luận về dân chủ tại Việt Nam.   Người viết bài này xin mạo muội trình bày bối cảnh lịch sử của bài diễn văn mà vị tổng thống thứ mười sáu của Hoa Kỳ đã đọc nhân lễ khánh thành nghĩa trang quốc gia Gettysburg, trong đó đã xuất xứ một châm ngôn chính trị được nhiều người trích dẫn...

NHỮNG NỖI ĐAU CỦA THỜI NAY

Một kết luận khiến nhiều người sững sờ: kẻ thành công trong đường đời (giàu hơn và có địa vị xã hội cao hơn) nhiều khi không phải là người giỏi giang mà đơn giản chỉ là những kẻ liều lĩnh hơn, dám làm... láo hơn.
Vương Trí Nhàn
______________
Vương Trí Nhàn

(TBKTSG) - Nghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.

8/11/14

8 BÀI HỌC TỪ PHIM MỸ

Tôi còn mơ về một cuộc sống, nơi luật pháp và văn hóa thật khác biệt, quá nhiều điểm hay ho. Nơi người ta có thể kiện nhau vì bất cứ lý do gì, đôi khi nhỏ như con kiến, điều này khiến người ta tuân thủ pháp luật hơn, một cuộc sống quy cũ hơn. Và đặc biệt, một cuộc xử án chỉ cần một thẩm phán (và hai luật sư nếu cần), thế là xong. Nhìn lại hệ thống luật pháp – tòa án của Việt Nam tôi không thể không ngán ngẩm, cả một hội đồng với hàng chục con người, cồng kềnh nặng nề thủ tục, cả buổi đọc những văn bản lê thê mệt mỏi và những lời lẽ nhiêu khê phức tạp rỗng tuếch chả để làm gì cả - Phi Tuyết
_____________
Phi Tuyết
Phần lớn chúng ta đều thích xem phim, đó là một loại nghệ thuật, một hình thức giải trí phổ thông, đơn giản và dễ tiếp cận nhất. Tôi cũng rất thích xem phim. Tôi đã từng mê mẩn đến quên ăn quên ngủ khi theo dõi những bộ phim Hàn Quốc dài tập sướt mướt. Tôi cũng từng đắm say những bộ phim Thái thật dễ thương và tuổi thơ tôi cũng gắn liền với các thể loại viễn tưởng, kiếm hiệp Kim Dung. Nhưng khi lớn lên và hiểu biết nhiều hơn, tôi lại chỉ thích xem phim Mỹ, vì nó để lại cho tôi thật nhiều thứ để học hỏi và mở mang tầm nhìn.

TỪ BIỆN BÁC TỚI TƯ DUY

TS Vũ Minh Khương - Giảng viên Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore
 
Nguồn: Chúng Ta
Khoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy.

Với não trạng biện bác, người ta luôn tìm thấy lý do khách quan cho mọi thất bại hay thách thức mình gặp phải, hoặc tự hài lòng với cái mình có và cho rằng như vậy tốt quá rồi, ở đâu cũng vậy thôi. Theo cách đó, chúng ta thường nhìn ra bên ngoài với cái nhìn phiến diện, ngờ vực và luôn cố trì hoãn sự thay đổi cho đến khi quá muộn hoặc rơi vào thế bí bách buộc phải tìm lối thoát.

7/11/14

5 CÂU HỎI "NGU NGỐC" CHO THỜI ĐẠI THÔNG MINH NÀY

Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.
  • Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
  • Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
  • Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
  • Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.
    Tolamon
_________
Tolamon
  1. Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
  2. Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
  3. Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
  4. Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
  5. Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?

“Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?” – Quang Trần

Cái thời đại này quá nhiều nghịch lý


Và thật lạ khi trong gia đình: Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.

ÁN LỆ MIRANDA VÀ "QUYỀN ĐƯỢC BIẾT QUYỀN CỦA MÌNH"

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), trong một cẩm nang về giám sát việc xét xử trong tố tụng hình sự, định nghĩa về quyền được biết quyền của mình như sau: “Ai bị bắt giữ cũng đều có quyền được thông tin, bằng thứ ngôn ngữ họ hiểu được, về quyền của họ (a) được có đại diện pháp lý; (b) được bác sĩ khám và trị bệnh; (c) thông báo cho người thân hoặc bạn bè về việc mình bị bắt; (d) liên lạc hoặc thông báo cho cơ quan lãnh sự (trong trường hợp họ là công dân nước ngoài) hoặc một tổ chức quốc tế có thẩm quyền (trong trường hợp họ là người tị nạn, người vô tổ quốc hoặc đang được sự bảo vệ của một tổ chức liên chính phủ nào đó); và (e) được hướng dẫn thông tin về cách làm thế nào để tận dụng những quyền đó”.
______________
Đoan Trang
Nguồn: LUẬT KHOA TẠP CHÍ

Sau hai tiếng đồng hồ thẩm vấn, gã đàn ông gục đầu chịu thua. Cảnh sát rời phòng hỏi cung với bản lời khai và nhận tội có chữ ký tay của hắn. Nhưng chẳng một ai trong phòng thẩm vấn khi ấy – cả điều tra viên lẫn nghi can – biết rằng, hai tiếng đồng hồ đó sẽ mở ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài về một vấn đề rất nhạy cảm và gây tranh cãi, đó là các quyền của bị cáo, trong đó có “quyền được biết quyền của mình”.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỐ NGƯỜI ỦNG HỘ CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Nguyễn Đình Cống

Trong xã hội Việt Nam hiện nay nhiều tệ nạn như tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, mua quan bán tước, gian dối, đạo đức và giáo dục xuống cấp, sự gia tăng cái ác, lạm phát, ô nhiễm và phá hoại môi trường, oan ức và khiếu kiện kéo dài, mất tự do dân chủ, v.v. càng ngày càng tăng, càng chống càng phát triển. Điều đó có nguyên nhân sâu xa từ thể chế, từ chính sách và sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền.  Đa số người dân mất lòng tin vào nó. Toàn dân thấy rõ  tình trạng đạo lý xã hội xuống cấp trầm trọng, thế nhưng khi bàn đến cải cách, đổi mới thể chế thì lại có sự phân tán về quan điểm. Trong khi khá đông người thấy rõ sự quan trọng, sự cấp thiết phải cải cách, tuyên truyền, vận động cho cải cách thì  một số người tỏ ra  e dè, không muốn. Tôi đoán nếu bây giờ mà làm cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “có đồng ý làm cải cách thể chế hay không” thì chắc là trong khi nhiều người trả lời có, rất muốn cải cách, một phần không ít sẽ trả lời: không. Mọi người đều biết Nga và các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Đông Đức… là những nước anh em, bạn bè thân thiết của ta trong phe XHCN trước đây, đã làm cải cách thể chế trong hòa bình và hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp. Thế nhưng tại sao một số dân ta lại  trả lời không muốn làm như họ. Có một số người  trả lời “không” vì sợ,  vì phải làm và nói theo sự chỉ đạo của đảng và chính quyền, nhưng cũng có một số thực lòng không muốn. Phải chăng dân ta chịu khổ quen rồi, chịu áp bức quen rồi nên không muốn thay đổi? Không, chẳng ai quen với sự nô dịch và bị áp bức, họ thực sự không muốn cải cách vì có những lý do khác nhau. Qua sự thăm dò, điều tra sơ bộ tôi thấy những người này có thể xếp thành bốn loại (không kể những người thực tâm là muốn nhưng vì sợ hoặc vì bị bắt buộc mà phải nói không, bọn họ thuộc loại người đã quen hoặc bị bắt buộc dối trá).

6/11/14

QUYỀN IM LẶNG GÂY "PHIỀN NHIỄU" NHƯ THẾ NÀO?

Đoan Trang
Nguồn: Luật khoa
Đoan Trang – Công luận Việt Nam vừa có vài tuần ồn ào lên với vấn đề “quyền im lặng”. Cần phải nói rằng, với giới luật học, khái niệm này không quá xa lạ, nhưng với đông đảo người dân thường, dường như nó vẫn là một điều gì rất khó hiểu và khó thực hiện: Tại sao lại cho “bọn tội phạm” quyền im lặng? Như thế có gây khó khăn cho hoạt động điều tra không? Mà gây khó khăn cho hoạt động điều tra, suy cho cùng, là gây tốn kém nguồn lực của xã hội, và nguy hiểm nhất là dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm… LKTC tin rằng những câu hỏi đó là thắc mắc chung của rất nhiều người về vấn đề quyền im lặng. Hy vọng bài viết sau đây có thể giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn.

BÀI HỌC VỀ THỨ KHÔNG MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN

Nguồn: Vietnamnet
Thứ giá trị nhất mà cuộc sống cho ta là thời gian. Khi còn chưa làm được gì có ích cho đời, thì cũng đừng làm những điều vô vị - Trích trong bài viết.
______________
Hãy nhớ rằng: Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian.
thời gian, cuộc đời, ý nghĩa, giá trị

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. – Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:

GHI CHÉP VỀ NHỮNG CÁI TÊN

Ngạc nhiên về một hệ thống hành chánh cho phép thay đổi danh tính quá nhanh gọn như vậy, tôi tò mò hỏi thêm thì bị anh bạn cười chọc. “Đó là quyền của mỗi cá nhân. Ở đâu cũng cũng vậy. Nếu anh được gọi là công dân mà không có đủ quyền cho riêng đời mình thì còn gì là văn minh?”, anh bạn này nói.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
_______________
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Nguồn: Tuấn Khanh's blog


IMG_1198.JPG

Trên đường rong ruỗi, ngẫu nhiên quen biết một anh bạn người Việt từng là triệu phú ở Pháp. Anh kể cho tôi nghe chuyện anh làm ăn cực nhọc trong hơn chục năm, may mắn trúng nhiều thương vụ, và trở thành triệu phú ở độ tuổi 30. Thế nhưng chẳng may khi đến Mỹ, lao vào Las Vegas chơi đỏ đen, anh trắng tay và phải làm lại từ đầu. 

5/11/14

CÓ LẼ XỨ MÌNH HỢP VỚI VĂN HÓA... LÊN CHỨC HƠN LÀ TỪ CHỨC

Trần Minh Nhật

Nguồn: VOV

VOV.VN -Ở Việt Nam mình, phải khẳng định ngay là văn hóa từ chức rất khó có đất sống.

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay là ở nhiều nước, khi không còn uy tín tại vị, người ta sẽ từ chức. Nhưng ở xứ mình, làm gì có ai dám thừa nhận mất uy tín đâu, kể cả nhiều trường hợp bị công luận “điểm danh, chỉ mặt” vì công tác điều hành kém hoặc ngành, lĩnh vực xảy ra vụ việc nghiêm trọng... 


Đó là trường hợp các lãnh đạo cấp cao, cỡ quản lý vừa vừa cấp dưới cũng vậy thôi. Ít ai chấp nhận mình bị “tín nhiệm thấp”. Cứ nhìn vào bản tự kiểm cá nhân cuối năm sẽ thấy đồng loạt một kiểu khuyết điểm, hạn chế như copy lẫn nhau: cần chủ động hơn nữa trong công việc; cần nâng cao hơn nữa kinh nghiệm quản lý; cần phát huy hơn nữa sức sáng tạo; đôi lúc còn cả nể, thiếu quyết đoán trong việc chỉ đạo...

PHÁP LUẬT BẢO VỆ "QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO" TỚI ĐÂU?

"Vì tâm lý “sợ lọt tội phạm” nên nhiều vụ án chưa đủ chứng cứ để kết tội đáng lẽ ra phải tuyên bị cáo vô tội và trả tự do; vậy mà tòa tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung (bị cáo vẫn không được trả tự do), thậm tệ hơn là đưa ra bản án “an toàn” là chung thân trong những vụ án chỉ có thể tử hình hoặc vô tội, Kỳ án Vườn Mít là một ví dụ. Như vậy, muốn không xảy ra trường hợp oan sai thì phải chấp nhận bỏ lọt tội phạm trong một số trường hợp nhất định. Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 cần sửa đổi nội dung này để tiêu diệt triệt để “áp lực phải giải quyết nhanh vụ án” nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị can, bị cáo".
Phạm Thanh Hữu
_______________
Phạm Thanh Hữu

Dân gian có câu “im lặng là vàng”, tuy nhiên trong tố tụng hình sự im lặng không chỉ là vàng mà trở thành tính sống còn của sinh mạng con người.

Thời gian qua, chỉ vì im lặng mà xảy ra những cái chết đau lòng tại trụ sở công an (không khai, không “nhận tội”… nên bị kẻ mang danh công quyền đánh chết). Vậy quyền im lặng trong tố tụng hình sự của bị can, bị cáo được bảo vệ tới đâu?

1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội
Đoạn 2 điều 10 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

NGƯỜI VIỆT DỄ GHÉT

"Trong quan hệ cá nhân, người Việt thường đáng yêu; nhưng trong quan hệ công cộng, nhất là ở công sở, người Việt thường rất dễ ghét".
Nguyễn Hưng Quốc
_______________
Nguyễn Hưng Quốc
Nguồn: Quê Choa blog

Từ trước đến nay, một cách công khai, trên sách báo cũng như trên các diễn đàn, hình như ai cũng nói người Việt…đáng yêu. Đó cũng là nhan đề cuốn sách do Doãn Quốc Sỹ viết và xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Xuất phát từ một lập trường và động cơ chính trị hoàn toàn ngược lại với Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, giả danh một người Ý (Pazzi), cũng vội vã viết cuốn “Người Việt cao quý”, trong đó, nội dung chính của khái niệm “cao quý” cũng là…sự đáng yêu.


Mà không phải chỉ có người Việt Nam mới nói thế. Tôi có khá nhiều sinh viên Úc hoặc người các nước khác thường đi Việt Nam. Nhiều người không ngớt khen là người Việt Nam đáng yêu. Cách đây mấy năm, có một sinh viên người Na Uy sang Úc du học. Trên đường từ Na Uy sang Úc, anh ghé Việt Nam chơi hai tuần. Lý do ghé Việt Nam chỉ có tính chất thực dụng: vật giá rẻ. Vậy thôi. Nhưng hai tuần ở Việt Nam đã làm thay đổi hẳn kế hoạch học tập của anh. Mê Việt Nam trong thời gian hai tuần ấy, sang Úc, anh quyết định chọn Tiếng Việt làm một trong hai môn học chính trong chương trình Cử nhân. Hỏi: Mê nhất ở Việt Nam là điều gì? Anh đáp: Con người. Và nói thêm: “Người Việt rất đáng yêu”.


UỐNG RƯỢU THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? (CHỊ EM CŨNG NÊN ĐỌC QUA)

Đặng Vũ Tuấn Sơn

Nguồn: Triết Học Đường Phố


Uống rượu thế nào là đúng? (Chị em cũng nên đọc qua)
Rượu đã có trong văn hóa của không biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới suốt hàng nghìn năm nay. Trong thời hiện đại dù cuộc sống với đủ tiện nghi và những thú vui, cám dỗ nhưng rượu vẫn cứ lôi cuốn người ta với một sức hút chẳng kém những thế kỉ trước. Xem ra, nó quả là quá sức đặc biệt. Ấy thế nhưng ai cũng biết rượu uống đúng lúc, đúng chỗ, đúng chừng mực thì thật tuyệt diệu, còn nếu mà không đúng thì không biết bao nhiêu điều chẳng hay ho gì sẽ đến. Vậy ta hãy thử tổng kết cái được, cái mất của rượu, uống rượu thế nào là đúng và thế nào là chưa hay.

4/11/14

HÃY ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI THAY VÌ DUY NHẤT DỰA VÀO LỜI KHA ĐỂ KẾT TỘI

LS Hà Huy Sơn

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự (TTHS) được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:

1-   Hiến pháp năm 2013:
Khoản 1 điều 31 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2-   Bộ luật TTHS năm 2003:
Điều 9.Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC NGHE ĐÀI ĐỊCH?

Bình Lê
Nguồn: Diễn ngôn

Hồi nhỏ tôi thường thắc mắc với bố tại sao lại cấm nghe đài địch. Ông đưa ra rất nhiều giải thích khác nhau, nhưng tôi vẫn không thỏa mãn. Tôi chỉ băn khoăn nếu “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp” thì muốn thắng địch thì phải hiểu địch chứ. Như vậy, thì phải nghiên cứu, phân tích địch thì mới có giải pháp tốt để thắng địch, nếu không biết gì về địch thì làm sao thắng được địch?

Ảnh: Nghe đài địch để bị xuyên tạc hay nghe đài địch để thêm thông tin? (Nguồn: internet)
Ảnh: Nghe đài địch để bị xuyên tạc hay nghe đài địch để thêm thông tin? (Nguồn: internet)
Ngày nay câu hỏi này vẫn còn nguyên giá trị với tôi. Khi hỏi các nhà nghiên cứu xã hội hàng đầu Việt Nam sao không nghiên cứu các chủ đề nóng bỏng của xã hội, câu trả lời thường có là “không được đâu nhạy cảm lắm”.

3/11/14

Bài thơ tớ thích: ĂN CƠM RAU MUỐNG BÀN CHUYỆN CHÍNH TRỊ

Quốc Sỹ
"Ăn cơm rau muống bàn chính trị!
Rắc rối, nhức đầu, quá tào lao
Chú rỗi hơi đâm thông thái nhỉ?
Quốc gia đại sự để chú sao?"


Thưa không, chính trị chẳng qua là
Những thứ gần gũi chung quanh ta,
Hôm xưa tôi cũng như anh vậy
Lo chi chuyện "xã tắc sơn hà"


MỘT SỐ SO SÁNH QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN

Trích dẫn lại từ: Tạp chí Cộng sản

PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
TS. Vũ Công Giao, Đại học quốc gia Hà Nội

[...]
Về khái niệm quyền con người và quyền công dân
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người; còn nếu dịch qua Hán - Việt là nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, theo Đại Từ điển tiếng Việt, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa (1).

Nhân quyền, ở góc độ khái quát nhất, theo Liên hợp quốc, có thể hiểu là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người (2). Tại Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Thuật ngữ “công dân”, theo Từ điển Merriam Webster’s Collegiate Dictionary, “công dân (citizen) là một thành viên của một nhà nước mà người đó có nghĩa vụ trung thành và được hưởng sự bảo vệ”. Cũng như thuật ngữ nhân quyền, có nhiều định nghĩa về quyền công dân (citizen’s right), tuy vậy, theo một nghĩa khái quát nhất, có thể hiểu quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.

Sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân

Một là, tư tưởng về quyền con người được hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại. Còn khái niệm quyền công dân chỉ xuất hiện cùng với cách mạng tư sản. Vì cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân trở thành công dân - với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước, và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân. Như vậy, khái niệm quyền công dân xuất hiện sau khái niệm quyền con người.

30/10/14

Bài thơ tớ thích: EM ĐÃ LÀM GÌ VỚI THÀNH PHỐ CỦA ANH?

Tác giả: Chưa rõ
Nguồn: Sưu tầm trên Internet

Em đã làm gì với thành phố của anh
Để những con phố xô nghiêng nỗi nhớ
Để bóng dáng yêu xôn xao từng ngõ nhỏ
Để những cây cầu đợi mãi nỗi chênh vênh

Em đã làm gì với thành phố của anh


Để những bóng cây cũng giống em đến thế
Để góc quán xưa cũng làm ra còn trẻ
Để những cột đèn đường cũng như thể đợi em

XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI CHỈ CÓ Ở XÃ HỘI MÔNG MUỘI

Bất cứ ai được sinh ra cũng có được quyền sống và được bảo vệ sự sống. Cho dù họ phạm tội hay nghi can phạm tội, thì phải được điều tra, xét xử và tuyên phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Không ai có quyền xâm phạm thân thể, tinh thần của họ. Tra tấn con người là dã man, tàn bạo, không phải hành vi của con người văn minh.
Lê Chân Nhân 
_______
Lê Chân Nhân
Nguồn: Dân trí

Quyền con người được thế giới văn minh đề cao. Những quốc gia tôn trọng tối đa quyền con người được xem là văn minh. Và ngược lại, chỉ có sự mông muội, đen tối mới xâm phạm đến quyền con người. 

Việt Nam trở thành quốc gia văn minh hay không thì một trong những tiêu chí phải đạt tới là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Quyền con người là một khái niệm rộng, chống tra tấn chỉ là một trong những quy định để bảo vệ quyền con người mà thôi. 

Ở khắp nơi trên thế giới này, vẫn tồn tại những hành động “trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”. Bất cứ ai được sinh ra cũng có được quyền sống và được bảo vệ sự sống. Cho dù họ phạm tội hay nghi can phạm tội, thì phải được điều tra, xét xử và tuyên phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Không ai có quyền xâm phạm thân thể, tinh thần của họ. Tra tấn con người là dã man, tàn bạo, không phải hành vi của con người văn minh.

XẤU HỔ ĐỂ TỬ TẾ

Biết lắng nghe, không kì thị những gì khác biệt với mình là một việc làm khó, nó đòi hỏi người ta không chỉ cần có một nền giáo dục toàn diện, đúng đắn mà còn cả phông văn hóa đầy tính hướng thiện, “vị nhân sinh”. Thái độ với người đồng tính vẫn hiện hữu khá đậm nét và đây là biểu hiện rõ nhất của việc người ta chưa dũng cảm, chưa đủ tâm, trí, lực để “bước qua chính mình”, đặt người khác trí ít là ngang bằng mình.
...
Dám lên tiếng trước cái sai, ca ngợi việc làm tốt cũng là một cách cho thấy sự tử tế ở mỗi người. Nó chứng tỏ người ta không chỉ đủ năng lực nhận diện trắng đen mà còn có thừa dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối, công khai lên tiếng về một giá trị cụ thể. Nó cho thấy người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị nhân bản cho cộng đồng bởi đấu tranh với cái sai nhiều khi tiêu tốn của người ta rất nhiều thời gian, tiền tài, sức lực và thậm chí đe dọa đến cả tương lai hay sinh mạng.
Nguyễn Công Thảo
________
Nguyễn Công Thảo
Nguồn: Diễn ngôn

Trong biết bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đương đại, đối mặt với thực tế là nhiều giá trị nhân văn bị đang bị đe dọa, nhiều người muốn góp phần vào tạo ra thay đổi, làm cho xã hội tử tế hơn. Đã có một vài ý kiến đặt ra rằng cần phải hiểu thế nào là tử tế và để sống tử tế người ta cần phải bắt đầu từ đâu hay làm thế nào để nhận diện, đo lường được mức độ tử tế trong xã hội? Đây là những câu hỏi quan trọng, cần phải làm rõ về mặt khái niệm, dù rằng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn, khuôn mẫu bởi tính phức hợp, đa nghĩa, nhiều chiều kích của vấn đề. Chính vì thế, mỗi cá nhân có thể tự tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp, những gì bàn luận dưới đây chỉ nên coi là một cách nhìn.

Tử tế không phải là điều mới lạ

Có nhiều cách để lần dở những quan niệm về lối sống tử tế của người xưa và việc nhìn vào tục ngữ, ca dao là một công cụ hữu hiệu. Đã có nhiều thông điệp, lời răn, chuẩn mực được người xưa đúc kết thông qua các định nghĩa, giá trị hết sức cụ thể nhằm cổ súy cho tâm thế ứng xử kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung, biết cho đi, biết ghi nhận cái tốt của người xung quanh, từ gia đình đến dòng họ, hàng xóm và rộng hơn là cả trong cộng đồng.

29/10/14

IM LẶNG NGHE THẤY PHẬN NGƯỜI

Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với tên gọi luật Miranda.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
________
Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.

Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.

Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để “gỡ tội” như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây. 

NẾU MỘT NGÀY NÀO ĐÓ BẠN THẤT NGHIỆP

Muốn làm việc lớn hay đơn giản muốn thoát khỏi cái bóng nhàn nhạt của bản thân, chính bạn phải đủ sức bứt mình ra khỏi lũy tre làng, bứt ra khỏi cái nơi chốn bạn đã cắm rễ quá lâu. Lũy tre làng không chỉ nói về quê hương chôn rau cắt rốn, lũy tre hiện đại còn là cái nơi bạn đang sống, cái công việc bạn đang làm, và lũy tre trong tâm trí bạn nữa. Thoát khỏi lũy tre thế giới có ti tỉ việc thú vị chờ đợi bạn, cần đến bạn.
Phi Tuyết
________
Phi Tuyết

Những biến cố cuộc đời


Cuộc đời chúng ta nhất định sẽ có lúc xảy ra những biến cố lớn hoặc nhỏ. Đó là điều không ai mong muốn, trông đợi hay thậm chí chỉ là nghĩ tới cả. Nhắc đến biến cố, trong ta chắc hẳn toàn dâng lên cảm giác sợ hãi, lo lắng và bất an khủng khiếp. Thay vì ngồi cầu nguyện biến cố đừng xảy ra, chúng ta hãy thử ngồi lại và nhìn thẳng vào chúng, như một bước chuẩn bị sẵn sàng để nếu chúng có xảy ra thật, ta sẽ không sợ hãi, ta sẽ không trốn tránh và than thở, mà sẽ đối mặt và đạp lên chúng để tiếp tục xây dựng một cuộc sống mới ngập tràn hi vọng.

Giống như câu chuyện, nếu tôi đưa bạn một tờ giấy bị nhỏ một giọt mực lên, và hỏi bạn thấy gì? Phần lớn mọi người sẽ trả lời, thấy giọt mực. Chỉ một số ít trả lời rằng họ thấy một giọt mực nhỏ trên tờ giấy trắng. Và càng ít hơn, người có thể thấy được bức tranh toàn cảnh: “Ồ, tôi thấy còn khá nhiều chỗ trống để sử dụng tờ giấy.” Đúng vậy, đó mới là câu trả lời chính xác và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy tập trung vào những việc bạn có thể, thay vì không thể. Hãy để những biến cố cuộc đời trở thành những giọt mực nhỏ, trên một tờ giấy to, nó có thể không đẹp, nhưng chẳng ảnh hưởng gì mấy đến tác dụng của cả tờ giấy. Nếu như bạn cũng có thể đối xử với những biến cố cuộc đời như thế, bạn sẽ nhận ra, biến cố cũng không có gì quá đáng sợ.

Bài trước chúng ta đã nói về biến cố tai nạn, tàn tật, tiếp theo hôm nay sẽ là:

Nếu một ngày nào đó bạn Thất Nghiệp

TẠI SAO TỪ CHỐI QUYỀN IM LẶNG

Sự ngụy biện trong quyền im lặng cũng giống như trong vấn đề dân chủ. Người ta cho rằng dân trí thấp nên chưa thể cho thực thi các quyền dân chủ.  
Nhưng đúng ra cần phải khai triển các quyền tự do dân chủ như quyền tự do báo chí, quyền tự do xuất bản, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do học thuật… sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí và thăng tiến các giá trị con người.
Như thế có thể thấy thiết chế về quyền im lặng cũng như các thiết chế về các quyền tự do dân chủ khác đúng ra nó phải được triển khai để là bệ đỡ nâng cao và khai phóng tiềm năng giá trị con người, thì nay ngược lại người ta cho rằng chưa thể có các thiết chế đó vì điều kiện con người hiện tại chưa đáp ứng. 
Ls Ngô Ngọc Trai
________
Ls Ngô Ngọc Trai
Nguồn: Tễu blog

Giới tư pháp đang bàn luận sôi nổi về quyền im lặng, nhiều ý kiến tranh cãi xem có nên đưa quy định này vào luật hay không.
Xét kỹ thì thấy quyền im lặng chính là một quyền tự do dân chủ của công dân, nếu được triển khai vào luật thì đó sẽ là một bước tiến của nền dân chủ.

Quyền dân sự và chính trị
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ra đời năm 1966 mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982 đã viết rằng: Trong các vụ án hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những đảm bảo tối thiểu sau đây: Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.

28/10/14

CỦA ĐỂ DÀNH CỦA MỖI ĐỜI NGƯỜI

Một đời người đôi khi không đủ dài để dành dụm cho mai sau, nhưng cũng quá ngắn vì hối hả trong sự tham lam vô độ. Có những con người dành dụm lặng lẽ và khó nhọc như nhịp giọt mồ hôi rơi xuống, toả sáng trong cần lao. Và cũng có những con người dành dụm bằng nhịp chạy của đôi giày được đánh bóng, giẫy đạp trên lưng đồng loại mình, với mưu tính và quyền lực.
Tất cả những của để dành lại trong mỗi đời người, đều là những cuốn sách, với những chương đọc lại, vẫn tạo nên nụ cười trân trọng hay khinh bỉ.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
________
Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Chị N, kể rằng khi chị lấy chồng được một năm, thì cả hai bàn một kế hoạch hậu sự cho đời mình bằng cách: Chồng sẽ ở lại Quảng Ngãi để chăm sóc mảnh ruộng con, giữ nhà, vợ thì sẽ đi vào Nam làm thêm, dành dụm để gửi về.

Đó là một trong những câu chuyện tôi được nghe ở vỉa hè, của những con người vô danh và lương thiện trên đất nước này. Mỗi đêm đi bán bánh tráng ở các quán nhậu trong Sài Gòn, chị kiếm được trung bình khoảng 50.000 đồng. Sau khi trừ tiền chỗ ở mỗi ngày 5.000 đồng và tiền ăn là 15.000 đồng, chị còn lại khoảng 30.000 đồng. Đó là khoản chị nịt chặt bên người, để cứ 2 hay 3 tháng thì gửi về cho chồng giữ, cũng được đâu đó khoảng 500.000 – 600.000 đồng. Phần còn lại, chị để mua quần áo, thuốc men khi đau yếu.

VÌ SAO NGHIỆN TOÁN VÀ THƠ?

Mặc dù vậy, tôi vẫn khẳng định rằng người ta đến với Toán và Thơ, và ẩn náu trong đó, để TRÁNH NHỮNG CÁI KHÓ khác. Những cái khó khác này rất nhiều, và trong nhiều trường hợp việc khắc phục còn khó hơn rất nhiều lần so với giải quyết một vấn đề trong Toán Học. Nó đòi hỏi người ta phải có năng lực tổng hợp, hiểu biết không chỉ một lĩnh vực.
Trung Hà
_________
Trung Hà
Nguồn: Lề trái
Đọc bài “Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ” của Phan Châu Thành, tôi thấy thú vị, khá tâm đắc với những suy nghĩ của tác giả này. Mặt khác, tôi cũng muốn góp thêm vài ý để giải thích tại sao lại có hiện tượng nghiện nặng Toán và Thơ như vậy trong xã hội ta. (Tôi rất thích từ “ngộ độc” của PCT, nhưng bản thân chỉ dám dùng từ “nghiện”.)
Trước khi bàn về lý do, xin nêu ra ngay vài nhận định hiển nhiên về liên quan đến hai lĩnh vực này.
Toán là một môn học khó, đòi hỏi tư duy logic chặt chẽ. Ở bậc học phổ thông thì đó là môn khó nhất. Làm Toán chuyên nghiệp đòi hỏi suy luận liên tục, một công việc gây mệt óc.
Để học Văn tốt, đòi hỏi có ít nhiều năng khiếu. Để làm được Thơ thì phải là bậc thầy về ngôn từ (nhưng đây cũng mới là điều kiện cần). Ngay cả viết cho có vần cũng đòi hỏi chút năng khiếu và công tìm tòi.

VIỆT NAM YÊU DẤU