Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/9/10

Trong giáo dục, dùng quyền lực là tối kị

TP - Giáo sư Hồ Ngọc Đại, cha đẻ của mô hình giáo dục thực nghiệm, người từng từ chối chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục để về dạy học sinh tiểu học cho rằng, trong giáo dục, áp đặt, cưỡng bức là điều tối kỵ.
Gs Hồ Ngọc Đại
Gs Hồ Ngọc Đại.

Trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng, nền giáo dục hiện nay rất hỗn tạp. “Có thể hình dung nền giáo dục như thế này: Người ta ghép tất cả những gì đẹp nhất của mỗi thứ và tưởng đó là con người hiện đại, toàn diện. Nhưng không phải. Con công có bộ lông đuôi đẹp nhưng bộ lông đuôi đó chỉ khoác lên con công mới đẹp chứ nếu khoác bộ lông ấy lên con gà thì lại thành ra một con vật kỳ quái. Điều này cho thấy tư duy giáo dục không đến đầu đến đũa của những người làm giáo dục”- ông nói.

27/9/10

Nói về cái sai của một câu ca dao

Nhà văn Hoàng Tiến

 Gần đại lễ 1000 năm Thăng Long, trên tivi và báo, đài, thường nhắc đến câu ca dao với niềm tự hào:
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
 

Người Tràng An ở câu ca dao này tức để chỉ người Thăng Long, người Đông Đô, người Hà Nội đấy, với niềm kiêu hãnh vẻ đẹp thanh lịch truyền thống của mình.
Có biết đâu nói như thế là rất sai lầm.

22/9/10

Dương Khuê và nỗi oan ba thế kỷ

Hà Văn Thùy
 
 Tôi biết tới Dương Khuê đầu tiên nhờ Khóc bạn của Nguyễn Khuyến. Đó là bài thơ khóc bạn sâu sắc nhất, chân thành, cảm động và sang trọng nhất mà tôi biết cho tới nay. Qua nhân cách lớn Nguyễn Khuyến, tôi trân trọng nhà thơ Dương Khuê. Nhưng văn học sử dạy “trước cảnh nước mất nhà tan, tác giả đi vào con đường hưởng lạc” nên tôi dừng lại ở đấy. Chưa khi nào tôi đọc văn bản ca từ bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết dù không biết bao nhiêu lần nó nỉ non bên tai.  

18/9/10

CHÓ NGỰA VÀ LỊCH SỬ

Những đoạn bôi vàng là đã bị cắt trong bản đăng trên báo Nhân Dân ngày 6-8-09.
Đỗ Minh Tuấn
Người phương Tây coi cầm thú như bầu bạn, người phương Đông coi súc vật như hiện thân số phận của mình. Chó và ngựa là hai đại biểu của loài cầm thú tham gia nhiều nhất vào chiến trận như những đồng đội thủy chung trong những chặng đường lịch sử gian nan. Nhưng loài chó thiệt thòi hơn loài ngựa. Loài chó ở đâu cũng trung thành, tận tụy, nặng tình với chủ, nhưng phận chó ở mỗi phương trời xem ra nhiều khi khác nhau một trời một vực, phụ thuộc vào văn hoá của chủ nhân…

16/9/10

Fallacy "Trần Tiến Cảnh"

Nguyễn Văn Tuấn
Tưởng rằng ông nghị Trần Tiến Cảnh đã nhận ra sự vô lí trong cái ví von “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc, nhưng ông lại tiếp tục khẳng định điều đó qua trả lời phỏng vấn của báo chí hôm nay.  Ông còn cho rằng cách nói đó là chính xác!  Đáng lẽ phải có người chỉ ra cái sai lầm trong lập luận của ông, nhưng có lẽ vì ai cũng thấy cách nói của ông quá vô duyên, nên chẳng ai thèm tình nguyện làm cái việc “lên lớp” ấy.  Ở đây, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện để bàn một chuyện khác về một vài sai lầm trong suy luận cũng khá phổ biến trong thảo luận.

15/9/10

Nước còn nhục vì sĩ phu chỉ biết cúi mình

Hà Đình Sơn
image Nhân dịp sinh nhật thượng thọ của một sĩ phu nọ ở đất Bắc Hà được “vua” ban vải đào, lại nghĩ về cái liêm sỉ của kẻ sĩ phu. Tấm vải đào thêu chữ “Biết khôn chọn chủ khi nước loạn. Biết ngoan ngậm miệng khi nước bình”.

14/9/10

Nước Việt của ai?

Lê Phú Khải
image Sẽ có người phẫn nộ muốn mắng ngay vào mặt kẻ viết bài này khi đặt một vấn đề như thế! Nhưng xin quý vị hãy bình tĩnh để cho tôi “được mở mồm” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm”).
Xin thưa: trong suốt chiều dài lịch sử, khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, những kẻ cầm quyền đất nước đồng lòng với nhân dân đánh giặc giữ nước thì người Việt Nam là những thiên thần của lòng yêu nước. Lịch sử đã chứng minh điều này bằng những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ… Nước Việt chúng ta ở ngay bên cạnh kẻ xâm lăng thường trực 4000 năm, còn được đến hôm nay là nhờ xương máu của những người yêu nước đó.

13/9/10

"Làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"!

Mạc Văn Trang

image Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945 có thể coi là bản Tuyên ngôn của nền giáo dục mới của Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ giáo viên, học sinh, sinh viên (GV, HS, SV) đã đọc đi đọc lại, nghe mãi bức thư nổi tiếng ấy, nhưng có những điều rất giản dị, cơ bản mà Bác Hồ đã chỉ ra, lại không được quan tâm thực hiện. Ở đây chỉ xin bàn đến một điều. Đó là “… một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. 

Nhiều nhân tài từng nói, cái thiên bẩm/ năng khiếu/ năng lực sẵn có … ấy chỉ là tiền đề/ mầm mống/chỉ là 01% của tài năng, còn 99% là do học tập, lao động, khổ công rèn luyện để lĩnh hội những giá trị văn hóa của dân tộc và nhận loại nhằm sáng tạo ra những giá trị mới… Vâng, thì chính là người GV, nói rộng ra là cả nền giáo dục có sứ mệnh quan tâm phát hiện, chăm sóc, vun trồng cái 01% năng lực sẵn có đó ở mỗi HS, SV để từ đó nó lĩnh hội được 99% kia và ra hoa, kết trái cho đời. Có điều cuộc đời này cần có muôn vạn loài hoa trái khác nhau, loại nào cũng phải có màu sắc, hương vị …riêng mới khẳng định được sự tồn tại của nó. Phải chăng cái 1% “năng lực sẵn có” đó chính là cái vốn tối thiểu, nhưng cốt lõi nhất, vi diệu nhất, quí giá nhất, tạo hóa ban cho mỗi người, để làm nên giá trị đặc trựng, độc đáo của mỗi cá nhân? Các nhà Tâm lý học cho rằng, mỗi con người là một cá thể độc đáo, cá biệt, có một không hai, không lặp lại. Ngay cả những người sinh đôi cùng trứng, họ giống nhau về mặt sinh học, nhưng cá tính cũng có những điểm khác biệt.

6/9/10

Thói ngụy biện ở người Việt

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

5/9/10

Câu chuyện bên bàn cờ

Phan Chí Thắng

Nhà cu Bi phun thuốc muỗi nên Bi phải sơ tán sang nhà ông ngoại. Biết là ông ngoại Hâm không thích chơi các trò trẻ con nên Bi mang theo hộp cờ vua, bắt ông phải chơi cờ với nó.
Bi bày quân, trịnh trọng nhường cho ông ngoại Hâm chơi quân trắng. Liếc thấy bên quân trắng chỉ còn có sáu quân: Tướng, hậu, xe, voi và hai tốt, còn bên đen thì thiếu có hai con tốt, Lão Hâm hỏi ông cháu láu lỉnh:

VIỆT NAM YÊU DẤU