Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

27/12/13

QUẢN LÍ CHỒNG BẰNG CÔNG NGHỆ CỦA... ĐẢO QUỐC SƯ TỬ (*)

Hồ Như Hiển

Đất nước Singapore đã xây dựng được hệ thống quản lí công chức theo phương châm “ba không” để phòng và chống tham nhũng: Không cần, không thể và không dám.

Không cần. Trả lương hậu hĩnh để công chức không thèm tham nhũng. Lương của một công chức nhà nước không những đủ để nuôi vợ con mà còn nuôi được cả... bồ.

Không thể. Lòng tham của con người là vô đáy. Do đó, các quy định, luật lệ chặt chẽ, kín kẽ minh bạch đến mức dù có muốn nhưng cũng rất khó để có thể tham nhũng.

24/12/13

ĐỀ SAI - ỨNG XỬ SAO CHO ĐÚNG?


Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi dân chúng vì anh trai tham nhũng


Hồ Như Hiển

Hôm trước, trên mạng có bài báo liệt kê một số sự cố về đề thi, thậm chí có đề thi của bộ Giáo dục.

Khi một đề thi có sai sót, dù khắc phục bằng cách nào cũng không đạt được sự công bằng cho tất cả thí sinh.

Nếu cộng đều cho tất cả thí sinh điểm của câu bị sai đề, thì có những thí sinh không hề làm câu đó sẽ được điểm oan.

Nếu lấy điểm câu bị sai đề, chia đều vào thang điểm những câu còn lại trong đề, thì mất công bằng cho những thí sinh đầu tư thời gian vào câu đề bị sai.

20/12/13

TĂM NHÂN ĐẠO VÀ SỰ VÔ CẢM

Hồ Như Hiển


Miếng khi đói, gói khi no
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng
Gia huấn ca  - Nguyễn Trãi

   Chẳng biết trên thế giới, còn nước nào dùng tăm hay không. Tìm hiểu trên mạng được biết, dùng tăm xỉa răng sẽ gây rách nướu răng, viêm chân răng, sâu răng. Ở các nước văn minh, họ dùng chỉ nha khoa hoặc đánh đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn.

   Đến bây giờ, người dân nước mình vẫn dùng tăm sau khi ăn (mình cũng vậy). Đó là một trong những biểu hiện của một xã hội lạc hậu.

   Hơn chục năm trước mình đi học, nhà trường bắt phải mua tăm nhân đạo. Bây giờ những đứa em của mình đi học, cũng bị ép phải nhân đạo. Những gói tăm được khoán về lớp. Tăm bị vất vãi tung tóe khắp lớp học. Những chiếc tăm buồn bã, cô độc, mỏng manh, gầy gò như thân phận người làm ra chúng và phận người buộc phải mua chúng. Hình như đấy là sự phản ứng tự nhiên, khi các em bị “buộc phải nhân đạo”.

18/12/13

BỨC THƯ NGƯỜI CHA VIỆT NAM GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG CỦA CON MÌNH

Hồ Như Hiển: Đừng nên ảo tưởng về bản thân. Nguồn ảnh: Để trường học yếu kém hiệu trưởng nên thôi chức

(Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng nếu hiệu trưởng, hiệu phó yếu kém trình độ quản lý để nội bộ mất đoàn kết thì nên từ chức và chuyển công tác - Báo Tuổi trẻ online) 
Hồ Như Hiển
   Kính thưa thầy hiệu trưởng (và ban Giám hiệu)!

   Hôm nay, tôi đọc lại “Bức thư của tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình” và mạo muội có đôi lời gửi tới thầy hiệu trưởng kính mến của con tôi.

   Thưa thầy,

   Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu lòng trắc ẩn, nhưng cũng mong thầy biết suy tư, biết trăn trở, biết đặt mình vào hoàn cảnh của gia đình các cháu: các cháu đã có hai áo đồng phục, trong đó có cả những cháu cuối cấp mà thầy vẫn không tha, bắt các cháu may thêm chiếc nữa.

   Xin thầy hãy dạy cho cháu đừng gần gũi và thân mật với những kẻ gian dối, những kẻ luồn cúi nhưng trước hết thầy hãy tự tạo cho mình bức tường lửa với những kẻ cấp dưới xoen xoét đầu môi một điều “sếp”, hai điều “sếp”, những kẻ lúc nào cũng cười giả lả với thầy, những kẻ lúc nào cũng ton hót nịnh nọt thầy.

1/12/13

CÓ HẾT LẠM THU?

"...Tuy nhiên, muốn kêu gọi sự đóng góp của cha mẹ học sinh, nhà trường phải nêu rõ mục đích kêu gọi đóng góp như thế nào. Công khai dự kiến sử dụng số tiền xã hội hóa và được sự đồng thuận của phụ huynh, công khai quá trình thu chi, kết quả thực hiện... Những khoản thu không cần thiết, vô lý, trái ý muốn của cha mẹ học sinh, nếu Sở GD-ĐT kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý vi phạm người liên quan và yêu cầu trả lại tiền cho phụ huynh - lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định"

***
ANTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập (trừ trường chất lượng cao). Theo đó, tiền học 2 buổi/ngày: Học sinh (HS) tiểu học không quá 100.000 đồng/tháng, HS trung học cơ sở không quá 150.000 đồng/tháng; thu học phẩm: Không quá 150.000 đồng/HS mầm non/năm học. Thu nước uống: HS tất cả các cấp học chỉ phải nộp không quá 12.000 đồng/HS/tháng.

Minh họa: Internet

Như vậy, ngoài tiền ăn thỏa thuận, một học sinh mầm non tại trường bán trú công lập phải nộp không quá 1,758 triệu đồng/năm học; HS tiểu học nộp không quá 2,458 triệu đồng/năm học và HS trung học cơ sở nộp không quá 2,908 triệu đồng/năm học (chưa kể tiền đồng phục)

Cũng để tránh tình trạng bức xúc của phụ huynh về việc may đồng phục cho HS, quy định trong Quyết định 51/2013/QĐ-UBND chỉ rõ, đồng phục phải được thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi HS và văn hóa của địa phương; được hội đồng nhà trường, cha mẹ HS đồng thuận; dễ tìm mua hoặc may ở nhà, chất liệu bền, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Không khuyến khích các nhà trường thay đổi, thêm bớt các chi tiết trên đồng phục hàng năm làm khó khăn cho phụ huynh và HS.

30/11/13

Quy chế dân chủ trong trường học: LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH THỰC CHẤT

Nguồn: Website Phòng GD ĐT Ngọc Hồi - Kom Tum

Tác giả: Phan Đình Phong (CV phòng GD&ĐT Ngọc Hồi)

[...] Thủ trưởng mỗi nhà trường coi trọng việc đảm bảo dân chủ tức là người có trách nhiệm, có “tâm” trước tập thể, trước nhân dân… 

Nói đến dân chủ trước tiên, cần phải xem đối tượng của nhà trường nói chung, của thủ trưởng nói riêng là những những ai? Đó chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân vên và nhân dân mà bản thân hiệu trưởng chính là chủ thể của vấn đề. Nếu xét về tính chất công việc thì có thể phân thành hai nhóm đối tượng rõ ràng: đội ngũ trong nhà trường và các bậc phụ huynh, người dân ngoài nhà trường.


Ở đây, tôi chỉ xin trao đổi một vài nội dung công việc cần làm làm để đảm bảo đúng quy trình, tránh được bệnh dân chủ hình thức: 


1. Việc phổ biến, công khai các văn bản, các thông tin. Thủ trưởng luôn coi trọng việc phổ biến công khai thông tin tức là đã thực hiện giải pháp cơ bản nhất trong lãnh đạo, quản lý. Nếu còn ai đó còn coi thường công việc này, có ý bưng bít thông tin thì biểu hiện mất dân chủ đã khá rõ ràng. Mỗi nhà trường có bao nhiều loại tài sản công, tài chính công, bao nhiêu biên chế…được giao cho đơn vị quản lý? Các chính sách, các quy định cho tập thể, cho cá nhân như thế nào?...Dù không được thông tin trong nội bộ thì ra ngoài hỏi người khác ai cũng sẽ biết được. Hơn nữa nếu được thông tin một cách sòng phẳng thì sẽ giảm được những ngờ vực không đáng có - căn bệnh cố nhiên của con người ta trong mỗi tập thể ấy mà!


24/11/13

NHỮNG KIỂU TRANH LUẬN THIẾU TƯ CÁCH, NHÂN CÁCH

Nguồn: Pháp Luật
Phạm Xuân Nguyên
 
Trong cuộc sống khi có chuyện tranh chấp, tranh luận với nhau mà thay vì tập trung vào việc chính cần nói, cần bàn, bên này lại quay ra nói xấu cá nhân bên kia, lôi chuyện đời tư của bên kia ra để đả kích, khi đó người ta gọi là “bỏ bóng đá người”.
 

Làm thế chứng tỏ là đuối lý, bất lực, thiếu tư cách và nhân cách, là không bình đẳng và công bằng trong tranh luận. Tóm lại như thế là chơi xấu.

Thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng, đang khủng hoảng. Người ta đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Có nhiều phương cách được đề ra. Nhưng tựu trung phương cách chính được nói đến nhiều nhất là Chính phủ phải can thiệp, phải ra tay ứng cứu, giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phần đông người đều cho đó là cách giải cứu tối ưu, hiệu quả, sẽ có hiệu lực vực dậy nhanh chóng thị trường bất động sản. Bất ngờ doanh nhân Alan Phan lên tiếng với một đề nghị gây sốc: Hãy để cho thị trường bất động sản rơi tự do, không cần Chính phủ giải cứu, sau một thời gian nó sẽ lập lại cân bằng và phát triển trở lại. Lập tức đề nghị của ông Alan Phan gây tranh luận mạnh mẽ. Một số nhà nghiên cứu kinh tế và những người am hiểu thị trường tỏ ra thích thú, đồng tình với ông. Nhưng CLB bất động sản thì bức xúc, bực bội và đòi được đối chất, tranh luận với ông. Và ông Alan Phan đã chấp nhận đối thoại với yêu cầu có mặt của những người am hiểu kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng. Ông cũng nói trong cuộc tranh luận này sẽ không có bên nào thắng mà là cùng nhau tìm ra con đường cứu thị trường bất động sản đang khủng hoảng hiện nay. 

20/11/13

KHÔNG THẦN THÁNH HÓA NGHỀ GIÁO?

Nguồn: BBC

Hải Lam
Trong xã hội Việt Nam, nghề giáo viên được tôn vinh đặc biệt nhưng nghề giáo viên có thực sự là một nghề cao quý hơn so với các nghề khác?

Con người có nhiều nhu cầu, học tập chỉ là một trong số đó.

Với những nhu cầu khác nhau, sẽ có sự phân công lao động khác nhau, tương ứng với những ngành nghề khác nhau.


Mỗi nghề đều có sự đóng góp riêng, vai trò riêng, không thể so sánh nghề nào tốt hơn hay cần thiết hơn. Nghề giáo viên, xét về bản chất, cũng chỉ là một hình thức tạo ra sản phẩm, hàng hóa, mà ở đây người bán là giáo viên, người mua là học sinh.

Một người làm nghề quét rác có trách nhiệm, cũng đáng trân trọng không kém gì một người giáo viên yêu nghề.


Như vậy, nghề giáo viên không phải là một nghề cao quý hơn so với những nghề khác.

19/11/13

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - VÀI LỜI TÂM SỰ

Huỳnh Thục Vy
Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các học trò ngây thơ đã bị nhồi vào đầu óc non nớt cái tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Nhiều người Việt Nam tự hào vì chúng ta có truyền thống đặc trưng này (giống người Trung Hoa?). Nhưng đối mặt với thực tế, bỏ qua vấn đề về chất lượng giáo dục học thuật, nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Thầy cô rõ ràng chẳng còn là những tấm gương về tri thức và đạo đức nữa. Nhưng tinh thần “tôn sư trọng đạo” vẫn còn đó như là cái lý do khả dĩ hợp lý để chúng ta cùng nhau bày trò mua bán: thầy cô nhận được những món quà hậu hĩnh, học sinh nhận được sự dễ dãi hoặc quan tâm đặc biệt. Vấn đề ở đây không phải là truyền thống luân lý bị làm cho hư hỏng mà chính truyền thống ấy có vấn đề ngay từ đầu, để trở nên thoái hóa như hôm nay.

27/10/13

NHÀ GIÁO... TÂU BẨM


Hồ Như Hiển

Trong hội đồng “Giàn giáo”, ngoài yếu tố chuyên môn phải cứng (đôi khi cũng không quan trọng lắm), cần phải có những điều kiện gì để đạt được danh hiệu “Nhà giáo tâu bẩm”?

1.     Điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất: gần gũi/thân cận/thân mật/thân thiết/gắn bó/… với “Biệt thự giáo”. Vì các cụ đã dạy “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Mà biệt thự thì lúc nào đèn điện cũng sáng choang, soi tâm rọi trí cho những người trung thành.

23/10/13

GẶP NHAU CUỐI... NĂM HỌC

North See Bone

Ngọc Hoàng: Các táo có mặt đầy đủ cả chưa? Năm nay ta muốn các táo lên chầu sớm vì có rất nhiều công việc. Ta vừa ngồi vào chiếc ngai này, phải lên gân, lên cốt để lên “uy”!
Hai táo đã hầu hạ ta nhiều năm nhất báo cáo trước. Thời gian qua, các táo đã nghe được gì? Nhìn thấy gì? Nhớ là món ngon phải thêm gia vị. Muốn thưởng nhiều thì báo cáo phải trơn, phải thổi…

Hai táo: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, vẫn là mấy tên cứng đầu đó thôi ạ. Dạ bẩm, có cách nào để trừng trị bọn nó không ạ?

Ngọc Hoàng: Ta đã nghĩ ra cách này, đúng là một mũi tên trúng hai đích. Vừa là để phân phát cho các ngươi ít bổng lộc, vừa là để trừng trị mấy kẻ “cứng đầu”. Ta sẽ thành lập một tổ cho các ngươi theo dõi và giám sát những kẻ đó. Bọn nó như những cái gai trong mắt ta mà ta chưa nhổ được. Vậy nể tình hai ngươi đã hầu hạ ta, theo ta bao năm qua, ta bảo đứng là đứng, ta bảo quì là quì, ta cho vào tổ này để mà “ngồi mát ăn bát vàng” lấy lộc để “ăn thêm, uống thêm”. Nhưng nhớ báo công cho ta thật nhiều, săm soi thì phải bỏ qua các đồ đệ của ta, còn những kẻ chống ta thì phải ghi nhiều khuyết điểm vào. Những kẻ đó các ngươi biết cả rồi chứ?

18/10/13

CÁI RẮM

 Hồ Như Hiển: Dân gian chửi bọn nịnh thần/nịnh hót/nịnh bợ quả thật là thâm thúy!
***
 CÁI RẮM
Sưu tầm

Một hôm nhà vua đang ngự triều bỗng đánh rắm, tả quan lắng tai nghe rồi tâu:

- Muôn tâu bệ hạ, nghe như tiếng đàn tiếng sáo.

16/10/13

CÁI LOA

Hồ Như Hiển

- Sếp ơi, chuyện nước uống của học sinh…

- Sao?

- Có đứa chỉ nghe bảo vệ trường mình nói với học sinh, một tháng chỉ được hai bình nước đã vội lu loa trên facebook rằng số tiền học sinh đóng tiền nước uống bị xà xẻo…

- Cậu hấp tấp quá. Tớ đọc bài đó rồi. Người ta chỉ nêu ra con số tính toán, với số tiền học sinh đã đóng, thì một tuần, một lớp học sinh được chừng này chừng này, chứ có quy kết gì đâu… 

- Thế ạ, sếp thật là cẩn thận. Là em không đọc kĩ. Nhưng em hiến kế với sếp thế này…

- Nói đi!

- Sếp cứ cho thông báo lên loa truyền thanh của trường để tất cả học sinh được biết định mức nước uống. Thế là chẳng kẻ nào lợi dụng điều đó để châm chọc, làm rác tai sếp…

- Cậu lúc nào cũng chu đáo với tớ. Nhưng cậu tính một mà không tính hai.

- Xin sếp giảng giải để em được sáng mắt sáng lòng ạ.

15/10/13

NẾU NGÀY MAI...

Hồ Như Hiển


Nếu ngày mai
Mất việc
Ừ, thì mất
Bưng bê
Phụ hồ
Đạp xích lô
...
Ngại chi.

9/10/13

UỐNG NƯỚC NHỚ... GÌ?

Hồ Như Hiển

1. Chiều nay, em "bị" một "vinh dự" là phải chở bà xã đi ra chợ. Tại sao lại chở bà xã “đi ra chợ” mà không phải là chở bà xã “đi chợ”? Chả là, từ hồi hợp đồng hôn nhân giữa em và bà xã có hiệu lực, em chửa có một lần xách làn đi mua mớ rau con cá. Điều này làm bà xã chạnh lòng, thỉnh thoảng cứ thấy bà ấy lặng lẽ khóc một mình (nhưng cố tình cho em thấy). Nhân tiện sắp đến 20/10 em lập một kế hoạch quyết tâm tự tay mua tặng vợ một tổ hợp quà vừa lãng mạn vừa thiết thực.

   Đến chợ, em để vợ ở spa gần đấy, tự thân vận động, em xông vào “chiến trường” mua bán. Em định bụng sẽ mua tặng vợ một bình nước tinh khiết loại 19 lít, một giá để bình, một ca nhựa (loại dành cho trẻ con, lúc giận nhau, có quăng quật cũng không vỡ), một chậu nhựa nhỏ để sáng sáng vợ em rửa mặt. Vào đến hàng đồ nhựa, bà chủ cửa hàng nhìn vẻ lơ ngơ của em liền buông lời mời với đầy vẻ cảm thông:

4/10/13

ĐÔI DÒNG GỬI CHA MẸ YÊU QUÝ CỦA CHỊ EM CON!

Hồ Như Hiển

  Cha mẹ xa nhớ!

  Nhân tiện một bác cùng làng về lấy đồ đạc chuẩn bị cho mùa đông sắp đến, con viết vội mấy dòng để cha mẹ biết tình hình ở nhà.

  Từ ngày cha mẹ đi làm xa, chị em con ở nhà luôn bảo ban nhau cố gắng học tập, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn tược, đàn lợn, đàn gà để nơi đất khách quê người cha mẹ yên lòng.

  Thưa cha mẹ, sau khi chị con viết thư ngỏ gửi ban giám hiệu, rất may mắn là trường đã không bắt các anh chị khối 11, 12 may thêm áo đồng phục mùa đông. Đó quả thật là điều kì diệu mà chị em con không thể tưởng tượng nổi. Nhưng sáng nay, tiết sinh hoạt lớp, cô giáo chủ nhiệm thông báo là phải nộp tiền Quỹ hội phụ huynh trường 250.000đ/năm/hs, chia làm hai đợt, đầu năm đóng 150.000đ. Một điều cũng rất may là hai chị em hoặc hai anh em học cùng trường thì chỉ phải đóng một suất của em thôi.

1/10/13

VỆ SINH

Hồ Như Hiển
-         Đánh răng rửa mặt chưa? Gần đến giờ đi học rồi.
-         Dạ, rồi ạ…
-         Sao mặt mày nhăn nhó thế hở?
-         Không sao đâu bố ạ.
-         Đau bụng à?
-         Không ạ.
-         Thế sao mặt mày cứ nặng chình chịch như đeo chì thế?
-         Không có gì đâu bố.
-         Hay ở trường lại bị phạt gì nữa rồi?
-         Không có đâu, bố.
-         Vậy mà mày trông cứ như người mất hồn thế hả?
-         Không sao đâu, bố.
-         Mồ hôi vã ra như tắm thế kia mà bảo không sao? Có chuyện gì nói tao nghe xem?
-         Bố…
-         Sao?
-         Con thương bố mẹ quá…
-       Biết rồi, vậy thì cố mà học sau này ấm vào thân. Lo ăn ngủ thì chỉ ấm từ chân đến đầu. Nhưng có chuyện gì nói ngay ra tao xem nào?
-         Con buồn…
-         Bị điểm kém à? Không sao, cố gắng lần sau. Thất bại là mẹ thành công.
-         Không phải…
-         Ơ hay, cái thằng này. Hay là dính vào yêu đương rồi? Mới nứt mắt đã… Tao chưa muốn lên ông đâu đấy… Liệu thần hồn…
-         Bố, làm gì có chuyện đó…
-         Thế mày muốn tao điên hả? Có gì thì nói ra mau lên!
-         Con buồn…
-         Tiên sư mày. Buồn sao?

28/9/13

QUAY MẶT VÀO ĐÂU?

Hồ Như Hiển

1. Một đoạn trích trong bài "Biến tướng đồng phục: Lợi nhuận quá lớn (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130904/bien-tuong-dong-phuc-ky-3-loi-nhuan-qua-lon.aspx)

Đại diện của Công ty Đ.D, chuyên đồng phục ở Hà Nội, cho hay giá dao động từ 95.000 - 150.000 đồng/bộ tùy chất liệu vải. “Đó là báo giá thấp nhất, hợp đồng thì nâng giá lên. Thông thường, nâng nhiều quá thì phải trả 15% hóa đơn phần nâng lên cho các trường, nâng bao nhiêu tùy thích”, người này giải thích.
Khi phóng viên hỏi về mức chiết khấu nếu đặt số lượng lớn, đại diện một nhà cung cấp mang tên “Xưởng may đồng phục nhà trường” ở Hà Nội, cho biết: “Bình thường chiết khấu là 15%, nếu nhiều thì sẽ 20%. Còn hơn 1.000 bộ thì em để cho chị giá tốt nhất, chị muốn tăng bao nhiêu thì em sẽ làm cho chị giá bấy nhiêu, em lo tất cả giấy tờ, thủ tục cho chị. Thế có phải tốt hơn chiết khấu không chị?”. Đại diện một nhà may ở TP.Huế - chuyên may đồng phục cho các trường học, công ty trên địa bàn, cho hay thường là không chiết khấu cũng không làm hóa đơn. Các trường chỉ mua với giá rẻ nhất có thể mà nhà may cung cấp rồi về bán cho HS bao nhiêu tiền là tùy từng trường.
Trong khi đó, chủ một nhà may ở TP.Bắc Giang cho biết việc “làm giá” đồng phục cũng tùy đòi hỏi của mỗi trường, trường nào cũng thích có chênh lệch nhưng có những trường chỉ cần 10%, có trường đòi tới 40%. Để đáp ứng được yêu cầu chiết khấu cao như vậy, nhà may buộc phải chọn lựa chất liệu và nguyên liệu may rẻ tiền nhất…
Tại Công ty đồng phục Bốn Mùa (Hà Nội), bảng báo giá đồng phục căn cứ vào số lượng, nếu khách hàng mua từ 10 - 20 chiếc thì giá tiền là 120.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên nếu số lượng từ 100 chiếc trở lên thì chiếc áo đó chỉ còn 80.000 đồng. Giá rẻ chênh lệch của một chiếc áo đã lên tới 40.000 đồng nếu mua theo số lượng lớn.
Còn chủ một nhà may nhỏ tiết lộ thường không nhận đơn hàng trực tiếp từ các trường mà thông qua những công ty lớn chuyên cung cấp đồng phục cho nhiều trường trên địa bàn thành phố. Các công ty này đứng ra hợp đồng với rất nhiều trường học và sau đó lại đặt hàng các nhà may nhỏ may theo mẫu mã, kiểu dáng đã ký hợp đồng. Vì vậy, một bộ đồng phục đến tay HS phải đi qua mấy khâu trung gian nên giá thành mà phụ huynh phải chi trả đội lên có thể gấp đôi so với giá trị thực.

21/9/13

MỘT GIỌNG

Thùy Linh
Tới một làng nọ, thấy chó của tất cả các nhà đều sủa đúng giờ, cùng giọng, theo nhịp và thành bè...
Hỏi thì được một cao nhân tiết lộ: vì không muốn tối ngày có những tiếng sủa khác nhau, điếc tai khắp họ nên làng đã cử một người huấn luyện thật tốt con đầu đàn, có bộ hơi tốt nhất. Huấn luyện cả việc nhận biết khi nào chủ cho phép thì mới được cất tiếng, cấm sủa linh tinh như chó trong trăng...
Cả làng được yên vì giống chó chỉ cần một con sủa là các con khác sủa ầm lên...Còn thì im như thóc trong bồ khi được cho ăn ngon... 
Thùy Linh

17/9/13

NHỮNG CHIẾC GHẾ NHỰA


 

Hồ Như Hiển
(Lan man về những chiếc ghế nhựa học sinh ở một ngôi trường, hơn 1.600 học sinh, cả năm chỉ khoảng 20 lần tập trung toàn trường mà năm nào học sinh khối 10 cũng đóng tiền ghế nhựa (năm nay đóng 20.000đ/hs khối 10) nhưng không bao giờ công khai cho phụ huynh, cho học sinh, cho giáo viên biết mỗi năm hỏng bao nhiêu chiếc, mua thay thế bao nhiêu chiếc…)

Những chiếc ghế nhựa
Học trò
Thầy cô
Những buổi tập trung
Nghe giáo huấn…

15/9/13

THƯ NGỎ CỦA MỘT HỌC SINH GỬI BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG MÌNH ĐANG HỌC

Đôi lời kính cáo của Hồ Như Hiển, 10h10' ngày 19/9/2013:
Bài viết "THƯ NGỎ CỦA MỘT HỌC SINH GỬI BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG MÌNH ĐANG HỌC" của Hồ Như Hiển được thầy giáo Trần Đình Trợ (trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) đăng lại trên facebook cá nhân của ông (địa chỉ: https://www.facebook.com/trandinh.tro?fref=ts). Từ facebook của thầy Trợ, rất nhiều báo trích đăng lại bài viết này. Tuy nhiên, trước khi đăng, biên tập viên các báo đã bỏ đi một số câu, từ. Đặc biệt, do thầy không dẫn đường link nên các báo tưởng tác giả là một học sinh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nay Hồ Như Hiển có đôi lời thưa lại kẻo bạn đọc hiểu nhầm Hồ Như Hiển đạo văn.

Một số báo điện tử đăng lại một phần bức thư này:

***
Sóng Giang (phải) cùng em gái học bài dưới ánh đèn soi gắn trên đầu. 
Nguồn ảnh:Hai chị em học trò nghèo đội đèn tìm chữ
Hồ Như Hiển

Kính thưa thầy cô!
Lời đầu thư, em xin được gửi tới thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người!
Kính thưa thầy cô,
Bằng niềm tin mãnh liệt, đâu đó vẫn còn những người biết đồng cảm với nỗi khốn khó của đồng loại, em viết những dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia, vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan kí kết các hợp đồng béo bở của những người có chức có quyền, để  gia đình cùng nhau quây quần bên bữa cơm tối đạm bạc nhưng ấm áp tình thương…

21/7/13

BẤT BIẾN & VẠN BIẾN

 Hồ Như Hiển

1. Bài toán quen thuộc trong chương trình Toán phổ thông: “Cho hàm số: y = mx + 4, m là tham số. Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua với mọi giá trị của m”.

Rõ ràng, khi m thay đổi thì hàm số thay đổi. Hàm số thay đổi thì đồ thị của nó cũng thay đổi. Nhưng dù đồ thị có xoay ngang xoay dọc, nằm ngang nằm ngửa như thế nào thì chúng đều phải đi qua điểm cố định A(0; 4) (vì 4 = m.0 + 4 luôn đúng với bất kể giá trị nào của m).

Trong bài toán này, có hai đối tượng, một đối tượng thay đổi là đồ thị hàm số và một đối tượng không thay đổi là điểm A(0; 4). Điểm A(0; 4) gọi là điểm cố định (điểm bất biến) của đồ thị hàm số.

Trên đây chỉ là một trong vô số ví dụ về cái bất biến và cái vạn biến trong Toán học.


2. Với người đàn ông chung thủy, vợ là bất biến, bồ là vạn biến. Với người đàn ông có trách nhiệm, lương đưa cho vợ là đại lượng bất biến, quỹ đen là đại lượng vạn biến…

3/7/13

CHUYỆN CHỮ NGHĨA

Hồ Như Hiển
Đầu các buổi họp, người làm công tác tổ chức thường làm công tác điểm danh. Một hai năm trở lại đây, trong ngành mình, chẳng hiểu tại sao họ lại dùng từ “kiểm danh” hoặc “kiểm diện” thay cho từ “điểm danh” quen thuộc. Về ngữ nghĩa, mình thấy không có gì khác nhau giữa ba từ đó. Nhưng về mặt âm điệu, từ “kiểm danh”, “kiểm diện” đọc lên nghe cứ thấy xủng xoảng, trúc trắc trục trặc, gợi cho người nghe cảm giác khó chịu… Nó không thuận tai như từ “điểm danh”.

4/4/13

CÁI LƯỠI

Những tâm hồn thấp kém thì không thể thấu hiểu các bậc vĩ nhân. Cũng như những kẻ nô lệ nhe răng cười nhạo khi nghe hai tiếng Tự do (J.J Rouseau - 1762).
Hồ Như Hiển

Làm xong một “cuốc” cuối ngày, dựng xe vào góc nhà,  đang bực mình vì xe ôm là cái cần câu cơm chính của cả nhà mà ra đường xăng tăng giá, về đến nhà mụ vợ tăng cân (ông chồng nào gặp cảnh đấy mà chả tăng - xông) thì nhận được cú gọi của thằng bạn thân là giáo viên của một trường cấp ba:
-         Bê lô, mày có rỗi không, ra làm với tao mấy cốc bia!
-         Ok, chắc lại có bức xúc gì hả…
-         Uh, mày ra đây nghe tao tâm sự tí. Không nói không chịu được.
Kể cũng lạ, thằng này với mình, nghề nghiệp khác nhau một trời một vực mà vẫn chơi được với nhau. Tri kỉ là đằng khác ấy chứ. Nó từng bảo với mình “nghề gõ đầu trẻ của tao ở cái xã hội này, có khác gì cu li như mày đâu”. Chậc, nghe nó nói thế cũng thấy thương cho nó.
Sau một tuần bia, nó bắt đầu mở bầu tâm sự:
-         Chiều nay trường tao có cuộc họp Hội đồng. Nghe mà tức anh ách.
-         Hì, kĩ sư tâm hồn ơi, xuôi xuôi nào…

18/3/13

Kiến thức pháp luật: TRƯỚC HẾT HIẾN PHÁP PHẢI QUY ĐỊNH CÁI GÌ?

Trước hết Hiến pháp phải quy định cái gì?

Trước hết Hiến pháp phải quy định cái gì?

Nguồn: Anhbasam04
Gs. Ts. Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiến pháp có rất nhiều chức năng: như tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền…. Từ những chức năng này Hiến pháp có rất nhiều quy định khác nhau, xếp thành các chương điều khác nhau. Nhưng trong số những chức năng nói trên chức năng làm cơ sở pháp lý cho việc tạo nên sự chính danh của nhà nước là quan trọng bậc nhất. Trong nhiều trường hợp sự chính danh của quyền lực nhà nước  theo quy định của Hiến pháp là rất quan trọng, có tính bao trùm lên toàn bộ bản Hiến pháp và việc thực hiện quyền lực nhà nước. Với tư cách là đạo luật tối cao, Hiến pháp phải bao quát về cơ bản các chức danh mang trong mình quyền lực nhà nước phải được hình thành lên một cách chính danh. Trong thời đại dân chủ các  loại quyền lực này phải bắt nguồn từ nhân dân.
Vì vậy một bản hiến pháp tốt phải quy định cho được quy trình thủ tục mà nhân dân thực hiện quyền lực thuộc về mình đích thực bầu ra các chức danh mang quyền lực nhà nước. Chỉ có những chức danh, những tổ chức do nhân dân bầu ra một cách trực tiếp hoặc cùng lắm là gián tiếp mới có quyền nắm quyền lực nhà nước, mới có quyền quyết định trong việc phân bổ nguồn lực của quốc gia, quyết định nhân sự các chức sắc quan trọng của quốc gia, và những vấn đề quan trọng khác.

CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRA VÀ TẠM GIAM Ở CZECH

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy
Ngoài công việc của mình thì tôi còn một chức năng nữa là phiên dịch quốc gia (theo cách gọi của cộng đồng Việt Nam ở Czech hay phiên dịch tòa án theo cách gọi chính thức ở bên này). Với chức năng này tôi đã có mặt nhiều lần trong những cuộc hỏi cung, thẩm vấn giữa cơ quan điều tra của cảnh sát Czech với các phạm nhân người Việt, hoặc ngay tại đồn cảnh sát hoặc trong trại tạm giam, khi việc điều tra chưa kết thúc.
Gần hai chục năm trời, kể từ khi bắt đầu với công việc này cho đến nay thì chưa bao giờ tôi thấy nhân viên điều tra có bất kỳ hành vi nào trái với luật pháp, cho dù những phạm nhân người Việt đã gây ra những tội phạm nghiêm trọng như trồng cần sa, buôn lậu ma túy, đâm chém người thậm chí giết người. Giống như những gì mọi người vẫn thường thấy trong các bộ phim hình sự của Mỹ (hoặc các nước dân chủ khác) thì việc đầu tiên nhân viên điều tra đọc trách nhiệm và quyền lợi của phạm nhân. Một trong những quyền lợi cơ bản và cũng là quyền lợi đầu tiên là phạm nhân được phép lựa chọn luật sư bào chữa cho mình hoặc tòa án có thể phân bố luật sư xã hội và trong trường hợp này, tất cả mọi kinh phí cho luật sư đều do nhà nước chịu trách nhiệm. Phạm nhân có quyền không khai báo nếu không có mặt luật sư của mình và trong trường hợp không diễn đạt được bằng tiếng Czech thì được phép trả lời bằng tiếng mẹ đẻ và phiên dịch sẽ là người trung gian trong những cuộc hỏi cung hoặc tại phiên xử án. Cũng như với luật sư xã hội thì tất cả các kinh phí cho phiên dịch đều do nhà nước thanh toán. Chưa bao giờ tôi gặp cảnh phạm nhân bị cùm tay, chân trong lúc hỏi cung. Nếu phạm nhân là người có thái độ hung hăng thì cuộc hỏi cung sẽ được tiến hành trong phòng có khung sắt ngăn cách nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

10/3/13

QUỐC GIA CHUNG MỘT NIỀM TIN

Nguồn: Tia sáng
Nguyễn Hải Hoành
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ gồm nhiều dân tộc (nghe nói từ hơn 100 nước khắp 5 châu đến) khác màu da, tiếng nói, truyền thống văn hóa và nhiều thứ nữa, nhưng tất cả mọi người đều có chung một niềm tin, một khát vọng: đó là mong muốn xây dựng thành công một xã hội tự do, bình đẳng, công bằng.

Một ngày hạ tuần tháng 11 năm 1620, chiếc thuyền buồm Hoa Tháng Năm (Mayflower) chở 102 người hành hương sau 66 ngày vượt Đại Tây Dương đã cặp bến Cape Cod tại Bắc Mỹ. Đây là những người Anh theo đạo Tin Lành vì không chịu nổi sự hãm hại của Anh Giáo mà liều mình bỏ Tổ quốc trốn sang Tân lục địa để xây dựng một cuộc sống mới.

Bài thơ tớ thích: TÌNH HOA TRẮNG

Nguồn: Nghệ thuật phật giáo
Tuệ Nguyên
Áo tôi vàng em cài lên hoa trắng,
Màu trinh nguyên, màu mẹ đã qua đời
Tôi không khóc, khi áo cài hoa trắng
Vì trong hoa, tôi thấy mẹ tôi cười.

QUYỀN CƠ BẢN TRONG VƯƠNG QUỐC DÂN CHỦ HÀNG ĐÀU THẾ GIỚI

Nguồn: Tia sáng
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Đan Mạch là một vương quốc, tức có Vua. Với tổng số dân non năm triệu rưỡi chỉ chừng 1/16 Việt Nam, nhưng GDP gấp gần ba lần Việt Nam; tính ra mỗi người Đan Mạch làm bằng 43 người Việt Nam cộng lại. Được xếp thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới, nhưng thiết chế nhà nước họ không thuộc mô hình dân chủ mà là quân chủ “đặc biệt”.

Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội”, lẫn trọn “ hành pháp”, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Toà án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Toà, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ”, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp” (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái?

BỐN NGUYÊN TẮC CỦA HIẾN PHÁP PHÁP

Nguồn: Tia sáng
Trần Đức Tuấn
 Cộng hòa Pháp là một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời ở châu Âu. Nhằm xây dựng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Hiến pháp Pháp dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, Hiến pháp bảo vệ quyền con người

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên đó là quyền cơ bản nhất của chon người được bảo vệ. Trong khi các quốc gia có xu hướng liệt kê các quyền con người được bảo vệ, thì Lời mở đầu của Hiến pháp Pháp năm 1958 đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng về quyền con người: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789” và “Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1946”.

THAM KHẢO HIẾN PHÁP NƯỚC MỸ

Nguồn: Khatraphuong
Toàn văn Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi.
Trang Web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
Tôi không chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật thông tin của các trang Web khác được liên kết đến đây.

Lời mở đầu

Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Điều I

điều I, Khoản 1

Ngành Lập Pháp

Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.

Điều I, Khoản 2

Hạ Viện

(1) Hạ viện sẽ gồm có các thành viên cứ 2 năm một lần được dân chúng ở các bang bầu ra. đại cử tri ở mỗi bang phải có phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

TẢN MẠN VỀ TRANH LUẬN: ĐỪNG LÊN GIỌNG, HÃY TRAU DỒI LÍ LẼ




NGUYỄN VĂN TUẤN
http://www.fallacydetective.com/download/the_fallacy_detective_2009_ad_hominem.pngNguỵ biện, hay fallacy, là một hiện tượng rất phổ biến trong các cuộc tranh luận. Nhưng mức độ phổ biến về nguỵ biện ở Việt Nam có vẻ cao hơn so với các nước có nền tự do báo chí tốt. Theo dõi những tranh luận chung quanh vấn đề sửa đổi và góp ý cho hiến pháp trong thời gian gần đây, tôi thấy những nguỵ biện thường tập trung vào những tấn công cá nhân, lợi dụng quyền thế, và đánh lạc hướng chủ đề. Điều đáng ngạc nhiên là những người phạm phải lỗi lầm về tranh luận lại là những người mang đầy học vị và học hàm trên người.

4/3/13

Kiến thức pháp luật: HIẾN PHÁP CÓ NÊN GHI "THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT"?

 Nguồn: Vietnamnet

Hiến pháp có nên ghi 'theo quy định của pháp luật'?

- Hiến pháp tạo ra được thể chế pháp quyền là cách tốt để ngăn chặn các hành vi gây rối loạn và bảo vệ sự ổn định của đất nước.
Bản dự thảo Hiến pháp đang được Quốc hội đề nghị góp ý có rất nhiều đoạn khẳng định đi khẳng định lại những cụm từ như: “theo quy định của phát luật”, “hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, “phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”, “do luật định”, “theo pháp luật Việt Nam”,  “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Ví dụ điều 26 sửa đổi nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Có thể hiểu rằng những người soạn thảo bản Hiến pháp lo ngại những quyền được hiến định trong Hiến pháp như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp có thể dẫn tới việc lạm dụng quá trớn, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng đến tính ổn định của bộ máy chính trị và đời sống nhân dân. Những lo ngại này có lý và không chỉ Việt Nam, chính phủ các nước khác đều có những lo ngại tương tự. Nhưng tại sao họ không nhất thiết phải ghi những cụm từ như trên trong Hiến pháp?

Thứ nhất, Hiến pháp tự thân nó đã là đạo luật cao nhất rồi, những điều khoản trong đó không phải ghi rằng theo “quy định của pháp luật” nữa, ghi như vậy tạo một mâu thuẫn: vậy giữa Hiến pháp và luật khác thì điều gì cao hơn? Thứ hai, Hiến pháp nào tạo ra một hệ thống pháp quyền thật sự tự nó sẽ khống chế được những biểu hiện cực đoan của tự do và giải quyết được sự mất ổn định xã hội.
Pháp quyền giúp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của quyền tự do hiến định như thế nào?

2/3/13

LỜI MẸ DẶN TRƯỚC KHI CON LẤY CHỒNG

Nguồn: VnExpress

Lời mẹ dặn trước lúc con lấy chồng

Mẹ bảo, cãi nhau với đàn ông thì đừng có chạy ra ngoài mà oang oang khắp nơi. Anh ta tiến về phía con một bước thì con hãy bước về phía anh ta hai bước.

Mẹ bảo, lúc giận đừng có cãi nhau, có thể không nói gì, không giặt quần áo của chồng, nhưng không được cãi nhau với chồng.

Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ nữ, cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng có bỏ đi. Bởi vì, đường trở về rất khó khăn.

26/2/13

LỜI BỐ DẶN CON TRAI TRƯỚC KHI LẤY VỢ

Nguồn: truyennganhay.net
Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời . Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để 2 Vợ Chồng con hiễu lẫn nhau, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu con khi con cứ giữ trong lòng.

Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều. Chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng - ngay cả trong khi nóng giận nhất.

Bài thơ tớ thích: NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ CON

 Nguồn: truyennganhay.net

Chúng ta chưa đủ để được gọi là "già"
nhưng chắc chắn cũng không thể nào còn là "con trẻ"
nên những trò cút bắt, trốn tìm của một thời thơ bé
chắc sẽ chẳng thể nào còn khiến ta vui!

Con người càng lớn càng ước mình lại giống trẻ con
trong sáng,hồn nhiên, không bon chen,vồ vập
sống là chính mình,không cần dối gian,ẩn nấp
đi giữa dòng dời không dẫm đạp lên nhau...

KHÔNG THỂ KHÔNG SO SÁNH ĐỂ LẤP LIẾM CÁI SỰ "CHẬM NHỚN"...

Nguồn: Blog Phương Bích 
Phương Bích

Có người bảo, sao tôi luôn nhìn xã hội với cái nhìn tiêu cực thế? Xã hội nào chả có cái tốt cái xấu?


Chuẩn! Nhưng ở một xã hội mà cái xấu nhiều hơn cái tốt quá là gay. Thực ra tôi là một người rất lạc quan. Tôi nghĩ tôi có thể chờ, đến lúc tôi được chứng kiến đất nước này cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu. Còn cho đến lúc này, quả thật tôi có đốt đuốc lên giữa ban ngày, cũng khó tìm thấy điều gì khả dĩ có thể cho là tốt đẹp. Nhiều người cứ muốn quay ngược lại kim đồng hồ, khi so sánh bây giờ với cái thời cách đây năm sáu chục năm, có cái xe đạp đi là oách rồi. Thịt thì cả tháng trời nhân dân được 1 lạng, ai đi làm cho nhà nước (gọi là CBCNV) thì được 3 lạng….
Khốn khổ! Sao không so với thời vua Hùng, cả dân tộc đóng khố, cởi trần cho bõ sướng?

24/2/13

CÂU CHUYỆN CỦA NIỀM TIN

Nguồn: Blog Giáp Văn

Câu chuyện của niềm tin

Giáp Văn Dương 

1. Tôi đến từ nông thôn, gần như từ luống cày chui ra. Thế rồi, như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học. 

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Một trong những thứ đó là niềm tin giữa con người với con người. 

Trước khi ra nước ngoài, những hình dung của tôi về thế giới bên ngoài, về xã hội phương Tây chỉ gói gọn trong mấy chữ: ăn chơi, đồi trụy, tội ác, lừa đảo, thù địch, bóc lột, giãy chết. Tất cả đều là những tính từ và những danh từ, đại từ chung. Rất ít bóng dáng những con người cụ thể, sự việc cụ thể. 

Những ý niệm này đã len lỏi vào đầu tôi qua báo chí, phim ảnh, giảng đường, đài truyền thanh... Ngay cả những bàn tán của người lớn quanh bàn trà quê mỗi tối đôi khi cũng có những tác dụng tương tự. 

CON NGƯỜI TỰ DO VẪN LÀ Ý NIỆM XA LẠ

Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ

Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Cái được nói đến thường xuyên hơn là trách nhiệm công dân.

Kỳ 1: Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ

Tự do là khởi nguồn của giải pháp
- Xã hội biến động mạnh đã tác động rất lớn đến hệ giá trị của người trẻ. Anh nhìn nhận thế nào về hệ giá trị hiện nay của giới trẻ, nó có bị cuốn theo những giá trị ảo, hời hợt bên ngoài? Giới trẻ có đang thờ ơ với những vấn đề lớn của đất nước, xã hội như nhiều "người lớn" vẫn nói?
TS Giáp Văn Dương: Đúng là đang có hiện tượng xã hội đang chạy theo các giá trị ảo, nặng về hình thức bên ngoài. Điều này đã được nhiều người lên tiếng và cảnh báo như một sự xuống cấp chung về đạo đức, lối sống, văn hóa...
Sự xuống cấp này không chỉ ở trong giới trẻ, mà ở mọi tầng lớp khác, kể cả lãnh đạo. Với những người có địa vị và quyền lực, điều này còn hiển hiện rõ ràng hơn, vì đơn giản là họ có phương tiện để thực hiện nó. Vì thế, nói giới trẻ đang chạy theo giá trị ảo, hời hợt bên ngoài, dù là một mô tả đúng thì cũng không đủ sâu, và có phần né tránh vì không xét đến bối cảnh chung.
Trước khi quy kết cho người trẻ chạy theo giá trị ảo, hời hợt bên ngoài thì thế nào là giá trị ảo, hời hợt cũng là điều cần bàn xét. Nói một giá trị là ảo chỉ khi có một giá trị thật bền vững làm đối chứng. Giá trị thật này phải được thử thách qua thời gian, không gian, tức có tính phổ quát.

KHÔNG THỂ NÓI "TÔI XẤU VÌ CHA TÔI XẤU"

Nguồn: Vietnamnet
"Nhìn vào mặt tiêu cực của thế hệ đi trước để lý giải cho việc không hành động là... phản động. Không thể nhìn vào mặt tiêu cực để lý giải 'tôi xấu vì cha tôi xấu'" - ông Nguyễn Trần Bạt.
Phần 1: 'Chúng ta đang loạn tài năng'
>> Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ
>> Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ
>> Giới trẻ 'nghèo' nhất tài sản gì?

Quan trọng nhất là khát vọng thay đổi
- Trong một bài phỏng vấn, ông từng nhấn mạnh 3 loại năng lực mà người lao động cần có, trong đó có khát vọng thay đổi. Theo ông năng lực đó quan trọng với giới trẻ thế nào, nhất là đặt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay?
Cuộc sống bắt con người phải thay đổi, cuộc sống không chiều ai cả. Chẳng hạn có người giỏi toán lại thành công nhân đóng gạch, chúng ta cũng từng có thời kỳ rất dài như thế đúng không?
Theo tôi, khát vọng thay đổi chính là năng lực quan trọng nhất mà thế hệ trẻ cần phải có, bởi họ cần đi tìm những vùng đất mới. Nước Mỹ hình thành bằng khát vọng ấy, trở thành một cường quốc, một nền kinh tế vĩ đại là nhờ hình thành quốc gia bằng những người có khát vọng thay đổi. Trung Quốc ra khỏi tất cả những trì trệ trước đổi mới, phát triển được như hiện nay là thành quả của khát vọng thay đổi.
Thế nhưng nếu thay đổi bạt mạng, vô điều kiện thì lại nguy hiểm. Bởi nó khiến chúng ta biến tất cả mọi nguyên liệu rất nguyên sơ của cuộc sống thành phế phẩm. Khát vọng thay đổi phải dựa trên cơ sở khoa học, và luôn gắn liền với sự hiểu biết, với sự nhạy cảm có chất lượng lương tri, có nền tảng đạo đức của con người.

LẠ LÙNG CHUYỆN NGƯỜI VIỆT THÍCH TỰ HÀO NHẦM CHỖ

(Đời sống) - ĐH Việt lọt 'top 200' các trường khu vực Châu Á, người Việt hạnh phúc nhất nhì thế giới, hay giá gạo cao nhất thế giới... là những thông tin luôn là niềm tự trào sung sướng về thành tích của người Việt.
Giáo dục Việt Nam lọt "top đầu'" thế giới
Theo kết quả xếp hạng thường niên đợt 1 năm 2013 của Webometrics mới đây công bố, các trường ĐH của Việt Nam có trí xếp hạng từ 907 trở xuống (gồm 21.248 cơ sở giáo dục ĐH) trên thế giới.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
Đứng cao nhất trong các trường ĐH Việt Nam là ĐHQG Hà Nội - xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở Châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới.

16/2/13

TS ALAN PHAN: "THẤT BẠI LÀ BẠN, CHỨ KHÔNG PHẢI KẺ THÙ"

Nguồn: Infonet
Đón Tết Quý Tỵ tại Việt Nam, Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ, ở tuổi 68, điều ông thấy hạnh phúc nhất là mình có được những trải nghiệm kỳ thú, sau mỗi thất bại luôn biết cách đứng lên.
- Là một người từng trải, ông nghĩ thành công lớn nhất mà mình gặt hái được là gì?
- Sự thành công của con người có thể được đánh giá trên nhiều lĩnh vực, như tài chính, trí tuệ, kinh nghiệm hay những đóng góp xã hội. Nếu như ở lĩnh vực tài chính, thành công lớn nhất của tôi là đưa công ty Hartcourt vốn từ 2 triệu USD lên 700 triệu USD; về học vấn, tôi cũng đã có bằng Tiến sĩ. Nhưng với tôi, thành công lớn nhất trong cuộc đời là gặt hái được những trải nghiệm kỳ thú. Sau 45 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã được tận hưởng những giây phút, những thành công, cả những thất bại, có được nhiều điều mình mơ ước mà vẫn giữ được nền tảng đạo đức của mình.
- Gia đình có đóng góp như thế nào trong những thành công đó của ông?
- Trong mỗi giai đoạn, gia đình đều có vai trò rất lớn và có những đóng góp riêng cho các thành công khác nhau. Gia đình là động lực lớn để tôi và nhiều doanh nhân khác đương đầu với những khó khăn, thất bại, vì bản thân luôn nghĩ không muốn gia đình phải thiếu thốn điều gì, cả về vật chất và tinh thần.
TS. Alan Phan, cựu Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa.
- Ngoài những thành công, ông cũng đã trải qua nhiều thất bại. Là một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, ông có lời khuyên gì cho những đồng nghiệp khác cũng vừa trải qua một năm đầu tư khó khăn, thua lỗ?

15/2/13

LÀM SAO CHO NGƯỜI VIỆT TIN NHAU?

Tác giả:  Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Website Người Việt
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước
Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.

Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.

Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”

HỌC NHIỀU ĐỂ BIẾT ÍT - HỌC ÍT ĐỂ BIẾT NHIỀU

Thứ bảy 09/02/2013 06:39
PHAN CẨM THƯỢNG
Nguồn: Tuổi trẻ

Nhà văn hiện sinh Pháp Albert Camus có nói: “Người ta không thể chọn được xã hội, mà chỉ có thể chọn mình trong xã hội”.
Nơi ta sinh ra, thời điểm ta sinh ra, cha mẹ sinh ra ta là ba thứ bất biến với mọi con người, còn các thứ khác người ta có thể tự quyết định cho mình.
Học hành vốn là thứ con người tưởng như có thể tự lựa chọn, hóa ra lại là không. Một đứa bé đến trường, nhà trường dạy gì nó tiếp thu nấy, hoặc tiếp thu tốt, hoặc tiếp thu tồi. Nếu một nền giáo dục tồi, đôi khi tiếp thu tồi lại có cơ hội làm lại và trưởng thành theo cách khác. Đó chính là cách các thiên tài hay làm, họ thường đạt kết quả kém ở phổ thông để sau này tự học thành tài năng, dù ngay lúc đó họ chỉ lờ mờ dự cảm là môn này môn kia không có ích với mình và lờ mờ dự cảm về khuynh hướng của mình.
Ảnh: Hoàng Thạch Vân

4/2/13

MƯỜI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA MỘT HIẾN PHÁP TIẾN BỘ

 Nguồn: Blog Quê Choa
Nguyễn Tiến Dũng
1277712861_luat 020Bài này nhằm điểm lại các nguyên lý cơ bản mà một hiến pháp tiến bộ phải tuân theo. Cả 10 nguyên lý này đều được tuân thủ, ở các mức nào đó, bởi các hiến pháp ở các nước tiên tiến trên thế giới. (Từng hiến pháp thì không tuân thủ toàn bộ các quyên lý, nhưng nguyên lý nào cũng có hiến pháp tuân thủ). Còn hiến pháp Việt Nam thì sao?
* * *
Một hiến pháp tiến bộ, làm cơ sở cho một xã hội tiến bộ mà chúng ta muốn có, phải tuân theo những nguyên lý cơ bản sau.
1. Nguyên lý pháp trị. Nguyên lý pháp trị (rule of law) được Aristotle viết ra từ các đay hơn hai nghìn năm trong tác phẩm “Chính Trị”. Theo nguyên lý này, kể cả vua chúa cũng phải tuân thủ pháp luật, không được phép ra các quyết định trái với pháp luật hiện hành. Để có thể có pháp trị, thì bản thân hiến pháp phải thỏa mãn nguyên lý logic dưới đây về sự hợp lý và rõ ràng để mọi người đều có thể nắm được và tuân thủ. Hơn nữa, phải có được các cơ chế (kiểm soát, khiếu nại, tố tụng, xử phạt, bồi thường, v.v.) hiệu quả để chống lại sự tùy tiện làm trái pháp luật của những người nắm quyền hành trong tay.

29/1/13

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THUỘC THƠ

Hồ Như Hiển

Thứ nhất, thuộc thơ giúp bạn tăng vốn từ.
Chắc chắn bạn đã và sẽ gặp phải tình trạng, muốn “chém” về một đề tài nào đó nhưng vốn liếng “gió” hơi hẻo. Thế thì thuộc thơ là một trong những cách để bạn “góp gió thành bão”. Thuộc càng nhiều thơ thì vốn từ của bạn càng nhiều, ngôn ngữ nói viết của bạn càng phong phú. Hơn nữa, ngôn ngữ gắn liền với tư duy, người nào tư duy mạch lạc thì ngôn ngữ cũng rõ ràng, trong sáng và ngược lại.

18/1/13

TÌNH CHA

Nguồn: Nguyễn Ngọc Chính's Hồi Ức Một Đời Người
Nguyễn Ngọc Chính
Trong văn học, người ta thường viết nhiều về tình mẫu tử, nôm na là tình mẹ. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Bản nhạc đã thấm sâu vào lòng người hát cũng như người nghe [1].


“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu…
Tôi không viết về tình mẹ và lòng mẹ vì có quá nhiều người đã làm, e nhàm chán. Ở một thái cực ngược lại, tôi viết về tình cha, quả là một đề tài mới hơn nhưng lại khô khan hơn. Người ta dễ ca tụng Mẹ vì sự gần gũi, thân thương nhưng đối với người cha luôn có một khoảng cách với con cái vì sự nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp còn đi đến mức lạnh lùng, khô khan.

17/1/13

Kiến thức pháp luật: TÒA XỬ CÔNG KHAI NHƯNG...KÍN!

Nguồn: Tuổi trẻ Online
TÂM LỤA | 17/01/2013 09:50 (GMT + 7)
TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.
  • Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
 "Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật"
Ngồi bệt ở cổng tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ côn đồ hành hung người dân Văn Giang (sáng 30-11-2012, TAND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), rất đông người dân muốn tham dự phiên tòa nhưng đều phải đứng bên ngoài. Lực lượng bảo vệ tòa án thường không giải thích, không đưa được lý do chính đáng tại sao không cho người dân vào xem xét xử. Nhiều người sau khi xin vào không được đã ngồi bệt ở cổng tòa khóc.

VIỆT NAM YÊU DẤU