Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

24/2/13

LẠ LÙNG CHUYỆN NGƯỜI VIỆT THÍCH TỰ HÀO NHẦM CHỖ

(Đời sống) - ĐH Việt lọt 'top 200' các trường khu vực Châu Á, người Việt hạnh phúc nhất nhì thế giới, hay giá gạo cao nhất thế giới... là những thông tin luôn là niềm tự trào sung sướng về thành tích của người Việt.
Giáo dục Việt Nam lọt "top đầu'" thế giới
Theo kết quả xếp hạng thường niên đợt 1 năm 2013 của Webometrics mới đây công bố, các trường ĐH của Việt Nam có trí xếp hạng từ 907 trở xuống (gồm 21.248 cơ sở giáo dục ĐH) trên thế giới.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.
Đứng cao nhất trong các trường ĐH Việt Nam là ĐHQG Hà Nội - xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở Châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới.

Trước đó, vào tháng 8/2012, trên wbesite của Đại học Quốc Gia Hà Nội có đăng tải ý kiến của GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh, từ 1/1/2013, Luật GDĐH có hiệu lực, đó là sự kiện lịch sử đối với giáo dục Việt Nam, đối với ĐHQGHN - lần đầu tiên trong lịch sử vị thế của ĐHQG được khẳng định bằng một bộ luật. Chính vì vậy, các em sinh viên có quyền tự hào là sinh viên của Trường ĐHNN, ĐHQGHN.

ĐHQGHN lọt vào top 700 những trường đại học tốt trên thế giới, bỏ xa các trường đại học khác trong nước, thành tích này cho thấy ĐHQGHN đang trên con đường hội nhập vươn lên tầm quốc tế. Đóng góp vào thành tích chung của ĐHQGHN, có vai trò quan trọng của Trường ĐHNN – một trường đại học hàng đầu không chỉ đào tạo ngoại ngữ mà còn đào tạo nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài…

Thông tin này được đăng tải đúng vào thời điểm tổ chức Quacquarelli Symonds Ltd. (QS) vừa công bố bảng xếp hạng cho 700 trường đại học trên toàn thế giới cùng danh sách 250 đại học hàng đầu châu Mỹ Latin và 300 đại học hàng đầu châu Á năm 2012.

Trả lời phỏng vấn của Giáo dục Việt Nam, GS Vũ Minh Giang chia sẻ đây là xếp hạng của QS. Thông tin ĐHQG lọt vào top 700 đại học tốt nhất thế giới vào năm 2012, nhưng những số liệu để đánh giá là của năm 2011. Trên các tiêu chí mà ĐHQG phấn đấu thì khả năng năm 2012 sẽ cao hơn rất nhiều”, GS Giang nói.

Tuy nhiên, khi xem bảng xếp hạng của QS, ĐHQG Hà Nội chỉ nằm trong top 300 của châu Á và không nằm trong top 700 của thế giới.

Ngay sau đó, người phụ trách của website trường ĐHQG Hà Nội đã đính chính lại rằng: Danh sách 700 này là dựa trên bảng xếp hạng của Webometrics xếp hạng các đại học lớn trên thế giới. Khoảng 20.300 trường tham gia xếp hạng thì ĐHQG đứng ở tốp 5% đầu, tính ra xếp thứ khoảng 743/20.300 trường xếp hạng.

Nhưng khi xem thứ hạng trong website này thì ĐHQG Hà Nội cũng không đứng ở top 700 như bài giới thiệu của GS Vũ Minh Giang, mà lại ở vị trí 1051.

Nhìn nhận về điều này, GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) chia sẻ: "Tìm trên mạng sự “danh tiếng” của Webometrics tôi phát hiện một điểm thú vị là khá nhiều đại học ở Phi châu và những đại học không có tên tuổi nhắc đến Webometrics rất nhiều, nhưng chẳng có một đại học danh tiếng nào trong các bảng xếp hạng của Leiden hay THES (các nhóm xếp hạng có tiếng trên thế giới - PV) đề cập đến.

Hình như các đại học danh tiếng cảm thấy xấu hổ khi họ có tên trong bảng xếp hạng của Webometrics, hoặc các đại học chưa có tiếng tăm hãnh diện có tên trong bảng của Webometrics. Nếu giả thuyết này đúng thì Webometrics cũng đáp ứng nhu cầu của một số lớn đại học mà các bảng xếp hạng danh tiếng… bỏ sót.

Còn chuyên gia kiểm định giáo dục, TS Vũ Thị Phương Anh cho biết, hiện nay, chỉ có hai tổ chức xếp hạng đại học có uy tín của thế giới mà trường đại học nào có cơ hội lọt vào những bảng xếp hạng này có thể thấy “mát mặt”, đáng tự hào.

Bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới danh giá nhất là Times Higher Education World University Rankings do tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh) hợp tác với Thomson Reuters. Năm nay, bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới 2012-2013 chưa được tổ chức này công bố, nó sẽ được công bố vào ngày 3/10/2012.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo TS Vũ Thị Phương Anh, không có gì đáng tự hào về xếp hạng của Webometrics cả! Những trường có vị trí cao theo xếp hạng của Webometrics là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng và đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học.
TS Vũ Thị Phương Anh nhận định, khi nào ĐH Việt Nam có mặt trong những bảng xếp hạng danh giá của thế giới thì mới nên tự hào, còn nếu không, hãy tập trung vào phát triển đại học để khỏi tụt hậu với các nước trong khu vực.

Người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 thế giới?
Mới đây, hàng loạt báo mạng Việt Nam đưa tin "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới", rồi "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF) dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI).

Đánh giá này dựa trên "các yếu tố như việc người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường" hay còn được gọi là "dấu chân sinh thái".

Phát biểu trên Vietnamnet, TS Đào Văn Khanh, Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, "chỉ số hành tinh hạnh phúc (tiếng Anh: Happy Planet Index, viết tắt HPI, có tài liệu dịch là Chỉ số hạnh phúc hành tinh) là chỉ số do NEF (New Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) công bố.

Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra.

Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường. Do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của một quốc gia. Điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể vì họ... không khai thác quá nhiều tài nguyên.

Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên".

Mặc dù vậy, do tầm nhìn và nhận thức khác nhau về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia giàu có khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu so với các quốc gia nghèo ở Châu Á và Châu Mỹ La tin nên có lẽ một số người (được khảo sát) ở những quốc gia nghèo lại cho rằng quốc gia của mình chưa bị khai thác tài nguyên thiên nhiên vì "vẫn còn cái để bán" (?).

Ngoài ra, phải chăng người dân ở các các quốc gia kém phát triển có xu hướng tự hài lòng với cái mà họ đang có nên chẳng cần phải cố gắng nhiều (nói tóm lại là làm biếng) nên họ cảm thấy hạnh phúc hơn? Phải chăng chính điều này dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân tích số mẫu thu được?

Xuất khẩu gạo đứng số 1 thế giới?
Không chỉ có những xếp hạng "đứng đầu" về giáo dục, đời sống, trong kinh tế nông nghiệp, Việt Nam cũng có những xếp hạng đáng nể. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) từ cuối tháng 9./2012 Việt Nam đã duy trì được vị trí số 1 trong xuất khẩu gạo Việt Nam và có nhiều khả năng sẽ giữ vững vị trí này trong năm 2012.

Tuy nhiên, theo công bố mới nhất của trang tin chuyên về gạo Qrryza cho biết, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thua Thái Lan 150 USD/tấn.

Cụ thể, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang được đề nghị ở mức giá 400 – 410 USD/tấn, trong khi đó, giá gạo cùng loại của Ấn Độ, Pakistan đang trên đà tăng cao, trang tin chuyên về gạo Oryza cho biết.

Trong khi đó, 5% tấm của Ấn Độ lại có giá 445 – 455USD/tấn, gạo loại này của Pakistan cũng cao hơn so với Việt Nam 25 – 30USD/tấn, ở mức 425 – 435USD/tấn, Thái Lan cũng đề nghị mức giá 560 – 570USD/tấn cho gạo trắng chất lượng cao của nước này.

Với những thực tế đó liệu có quá lời khi cho rằng Việt Nam luôn quá thừa lòng tự hào về thành tích của mình?!
PV. (Tổng hợp)

VIỆT NAM YÊU DẤU