Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

10/8/15

TÂY MĨ NÓ CŨNG THẾ

...ở Âu Mĩ, nơi văn minh và dân chủ, mà chính khách còn tham nhũng, thì chính khách VN tham nhũng cũng là chuyện có thể chấp nhận được. Đây là một cách biện minh dở nhất, vì nó dựa vào một giả định rằng Âu Mĩ là chuẩn mực, nhưng dĩ nhiên giả định này sai. Chẳng lẽ người Âu Mĩ phạm tội giết người, và điều đó biện minh rằng người Việt cũng giết người?! Cách nguỵ biện đó cũng hàm ý đổ thừa việc tham nhũng cho người khác, đó là chính khách Âu Mĩ. Một cái sai của biện minh này là tham nhũng là chấp nhận được!
... 
Như tôi từng nói, nguỵ biện là hệ quả của sự lười biếng suy nghĩ. Vì lười biếng suy nghĩ nên người ta phải sử dụng những gì sẵn có. Những gì sẵn có là khẩu hiệu nhan nhãn từ mấy chục năm nay. Thành ra, không ngạc nhiên khi thấy sinh viên (và những người lười suy nghĩ) thấy ai có quan điểm và suy nghĩ khác họ thì họ cho ngay cái nhận xét "phản động".
... 
Những loại này thì dễ nhận ra, vì chúng thường xuất hiện dưới dạng như “đừng có ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím”, “có làm gì được cho đất nước chưa mà lớn tiếng phê bình”, “giao cho anh làm lãnh đạo, anh có làm được không”, “không hài lòng thì cút đi khỏi Việt Nam”, v.v. Loại ngụy biện này thể hiện trình độ thấp của kẻ phát ngôn. Thật ra, họ đáng thương hại hơn là đáng trách, bởi vì họ chưa được dạy cách thức bàn luận đàng hoàng, mà chỉ quen với thói lưu manh mà hệ thống đã gieo vào đầu óc họ.
_________
Tây Mĩ nó cũng thế
Đó là một phản ứng khá phổ biến khi có ai đó (như tôi chẳng hạn) chỉ ra những sự bất cập trong chính sách của Việt Nam. Đó cũng là một cách biện minh dĩ nhiên là thiếu tính thuyết phục. Thật ra, có thể xem đó là một sự nguỵ biện, và tôi sẽ giải thích tại sao.

Rất thường xuyên, khi có người phản biện những bất cập ở Việt Nam, là có người phản ứng theo kiểu biện minh rằng “ở đâu cũng thế”. Hai chữ "ở đâu" thường là lấy Mĩ và Âu châu làm tiền đề. Chẳng hạn như khi đứng trước những chứng cứ không thể chối cãi về quan chức tham nhũng, thì có hai phản ứng chính. Phản ứng cực đoan là chửi bới người nêu vấn đề là ... phản động. Loại người với phản ứng này thì chúng ta không nên mất thì giờ, vì rõ ràng là họ thuộc vào loại lười biếng suy nghĩ và vô giáo dục. Một phản ứng nhẹ nhàng hơn là "Ôi, ở đâu cũng thế. Ở Âu Mĩ, chính khách cũng tham nhũng đó thôi."

Lối nguỵ biện này rất phổ biến ở chính khách. Chẳng hạn như mới đây có người mới đi thăm Mĩ về, ông ấy nói rằng ở Mĩ cũng có những dân biểu "cúp cua" họp Quốc hội. Ông này muốn nói rằng đại biểu QH Mĩ cúp cua thì đại biểu VN làm thế có gì sai đâu?!

Thoạt đầu mới nghe qua loại phản ứng này, có lẽ nhiều người sẽ gật gù đồng ý, vì nó có lí và ở khía cạnh nào đó cũng đúng. Nhưng nếu là người có kĩ năng tranh biện thì cách phản ứng đó có vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nó phạm vào nguỵ biện đánh tráo chủ đề (còn gọi là distraction). Chủ đề là việc Việt Nam tiêu tiền tỉ để xây tượng đài của một cá nhân, là việc tham nhũng (là sai và xấu), chứ chủ đề bàn luận không phải các chính khách bên Mĩ, bên Tây làm gì. Kiểu nguỵ biện này có mục tiêu làm cho người đặt vấn đề phải mất thì giờ bàn chuyện chẳng liên quan gì với vấn đề được đặt ra. Kẻ nguỵ biện làm cho cuộc bàn luận đi ra ngoài chủ đề chính của bàn luận, và thế là họ đạt mục tiêu làm loãng câu chuyện.

Vấn đề thứ hai là hàm ý nói rằng ở Âu Mĩ, nơi văn minh và dân chủ, mà chính khách còn tham nhũng, thì chính khách VN tham nhũng cũng là chuyện có thể chấp nhận được. Đây là một cách biện minh dở nhất, vì nó dựa vào một giả định rằng Âu Mĩ là chuẩn mực, nhưng dĩ nhiên giả định này sai. Chẳng lẽ người Âu Mĩ phạm tội giết người, và điều đó biện minh rằng người Việt cũng giết người?! Cách nguỵ biện đó cũng hàm ý đổ thừa việc tham nhũng cho người khác, đó là chính khách Âu Mĩ. Một cái sai của biện minh này là tham nhũng là chấp nhận được!

Ngoài những thói nguỵ biện đó ra, tôi thấy có khá nhiều người dùng nguỵ biện kiểu tấn công cá nhân (ad hominem, tu quoque). Những loại này thì dễ nhận ra, vì chúng thường xuất hiện dưới dạng như “đừng có ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím”, “có làm gì được cho đất nước chưa mà lớn tiếng phê bình”, “giao cho anh làm lãnh đạo, anh có làm được không”, “không hài lòng thì cút đi khỏi Việt Nam”, v.v. Loại ngụy biện này thể hiện trình độ thấp của kẻ phát ngôn. Thật ra, họ đáng thương hại hơn là đáng trách, bởi vì họ chưa được dạy cách thức bàn luận đàng hoàng, mà chỉ quen với thói lưu manh mà hệ thống đã gieo vào đầu óc họ.

Như tôi từng nói, nguỵ biện là hệ quả của sự lười biếng suy nghĩ. Vì lười biếng suy nghĩ nên người ta phải sử dụng những gì sẵn có. Những gì sẵn có là khẩu hiệu nhan nhãn từ mấy chục năm nay. Thành ra, không ngạc nhiên khi thấy sinh viên (và những người lười suy nghĩ) thấy ai có quan điểm và suy nghĩ khác họ thì họ cho ngay cái nhận xét "phản động". Thấy ai nói về hành động tàn ác trong chiến tranh, họ nghĩ ngay đến "phía bên kia cũng ác ôn". Dùng phía bên kia để biện minh cho sự ác ôn của mình là khó thuyết phục, nhưng nó làm cho họ cảm thấy an lòng. Họ chỉ thốt cái chữ đó ra theo quán tính, chứ chưa chắc họ biết cái nghĩa thật của chữ đó là gì.

Nguỵ biện nói cho cùng là vấn đề chân lí và sự thật. Vấn đề ở VN là chân lí nó được bóp méo và vặn vẹo làm cho người dân nghĩ rằng chỉ có một chân lí duy nhất. Quan sát trên báo chí, internet, đến nghị trường, từ những người có học (cỡ sư sĩ), đến chính khách, và cả thường dân ai ai cũng dùng những lí lẽ mà họ không biết là lỗi nguỵ biện. Chẳng hạn như gần đây nhất có người cảnh báo rằng coi chừng những thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa đảng, nhưng trong thực tế đó là cái cớ để đàn áp những người nói khác chính quyền. Đó cũng là một dạng của nguỵ biện – nguỵ biện dựa vào nguồn tin vu vơ. Còn sự thật thì cũng bị giả tạo và giả dối sản sinh (như vụ Lê Văn Tám). Những thói nguỵ biện nó được xây dựng trên sự dối trá mà thể chế đã tạo ra quá lâu, nên khó có thể chỉnh sửa một sớm một chiều. Chỉ khi nào nền giáo dục có sự tham gia bình đẳng từ các nhóm xã hội, thay vì bị sự kiểm soát của một thế lực chính trị, thì tình trạng nguỵ biện vẫn còn.

VIỆT NAM YÊU DẤU