Xem vedio quay cảnh dân Bắc Triều Tiên khóc vì cái chết của Kim jong II, tôi ngạc nhiên Vì không nghĩ, ông ta lại được tôn sùng một cách ghê gớm đến như thế!!! Nhưng nghĩ kỹ lại, thì một đất nước độc tài không riêng Bắc Triều Tiên, mà có nhiều nước khác, khi gặp lãnh tụ thì dân vỗ tay, tung hô khủng khiếp ví lãnh tụ như "... Vâng dương chói lọi". " vĩ đại...". " muôn, muôn năm..." và khi lãnh tụ chết, dân khóc như mưa,. Đó là tôi chưa kể đến chuyện dựng tượng lãnh tụ, thì không đâu nhiều bằng các nước do chế độ độc tài nắm quyền.
Nhưng tôi và tôi nghĩ, cũng có rất nhiều người phát hiện ra rằng, những nước do chế độ độc tài nắm quyền, nắm quyền theo kiểu “ cha truyền, con nối” mà dân khóc và vỗ tay nhiều , khi có một sự việc liên quan đến lãnh tụ thì y như rằng, đất nước đó, đa số là sự thiếu thông tin, nghèo đói, mất dân chủ, xuyên tạc sự thật, đàn áp trí thức yêu nước…
Và cũng vì thế, khi lãnh tụ mất, một thời gian sau, không dài so với lịch sử, không dài so với thời gian mà lãnh tụ này đã từng cầm quyền, những chế độ này rất dễ dẫn đến sự thay đổi bản chất .Từ chế độ “ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư bản” chuyển sang chế độ khác, dưới hai hình thức.
Một là chế độ đó phản động hơn, cho dù vẫn khoác lớp sơn “ công bằng, dân chủ”, đàn áp phong trào dân chủ mạnh hơn, cai trị với với hình thức khắc nghiệt hơn, sự phản kháng của nhân dân, lúc âm thầm, lúc mạnh mẽ, cũng lớn hơn.
Hoặc cũng có thể, sau khi lãnh tụ này chết, thì sự chuyển biến của chế độ theo kịp sự vận động của quy luật lịch sử sẽ nhanh hơn, vì vật cản của chế độ đã mất, cơn lũ phong trào dân chủ có dịp bộc phát, cuốn phăng tất cả những sự áp chế phản động. Đưa đất nước, trước đây do chế độ độc tài thống trị, theo kịp trào lưu dân chủ hóa từ hiến pháp cho đến chế độ. Người dân sống dễ thở hơn, kinh tế, xã hội có điều kiện phát triển nhanh hơn theo hướng tích cực.
Cả hai xu hướng trên, rõ ràng không có chỗ để cho chế độ độc tài phản động tồn tại.
Đó là quy luật bất biến của lịch sử.
Chúng ta hãy chờ xem.
Nguồn: Trần Kỳ Trung