Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

12/1/12

XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NHỜ TRÍ THỨC KHAI SÁNG

Công bằng mà nói, bên cạnh những kẻ xu thời còn có một nhóm trí thức  dùng kiến thức thực tế,  những gì họ dự cảm  về thời cuộc, dám chấp nhận hy sinh, lặng lẽ âm thầm giấu mình đi để làm những điều có ích cho xã hội. Họ đau đáu tình yêu đối với  đất nước,  lo lắng về sự tha hóa của con người, sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức xã hội. Họ chăm lo củng cố sự nghiệp giáo dục, lên tiếng cảnh báo những vấn đề mà xã hội phải giải quyết một cách triệt để. Họ có khả năng phản biện với những chính sách không phù hợp thực tế và lòng dân. Những người đó có thể đếm trên đầu ngón tay.  Và còn nữa  những lớp người trẻ yêu nước thực sự, có những nỗi đau thực sự của người nhìn rõ viễn cảnh tương lai, muốn kéo dân tộc ra ánh sáng văn minh...Số người này nhân lên theo từng năm tháng, nhưng đôi khi lại cô đơn. Nỗi cô đơn của kẻ nhìn thấy chân lý  và nỗi cô đơn của số ít đang kéo đến gần tương lai những người bị mê sảng bởi quá khứ nặng nề, những chân lý ảo...
-----------------------

Nhà thơ Thái Thăng Long
Tri thức phát triển hay không  tùy thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia. Vai trò của trí thức trong xã hội rất quan trọng, đó là  mở đường cho xã hội,  thức tỉnh mọi người, hướng đến chân lý đúng. Ngày nay, không nhiều người có tri thức đi tìm chân lý, mà ngược lại, rất  nhiều người dùng tri thức có được để lươn lẹo, xoay ra kiếm tiền, làm giàu cho bản thân, không cần biết đến nhân tình thế thái. Cũng có những loại người chỉ chạy theo thời cuộc, xu thời, cơ hội, ít lo nạp thêm kiến thức và thường ngậm miệng, mải miết làm giàu mà không nhìn xã hội toàn cảnh. Tôi từng gặp không ít  họa sĩ, nhà văn, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư dạy đại học, khi nói về thời cuộc, lại không mấy quan tâm đến người dân, đến cái nghèo, nỗi  đau thường trực về những điều không tưởng... Họ không xúc động trước cảnh  trẻ con đu dây qua sông đi học, những ngôi trường vùng cao không có mái, không có phên che. Mỗi tháng họ nhận được mấy triệu hay mấy chục triệu là  cảm thấy sung sướng, tự mãn. Thậm chí trong số đó, có những vị còn không biết lên mạng. Thử hỏi làm sao truy cập những tin tức thời sự cũng như những điều đang xảy ra xung quanh mình?


Đó là điều đau khổ cho một xã hội, nhất là khi những con người có tri thức  sớm thỏa mãn về ngôi nhà to, xe ô tô, những  tiện nghi và về việc con cái được đi du học nước ngoài. Họ không cần nhìn ra sự tha hóa ở một bộ phận giới trẻ. Họ sống ươn hèn, chấp nhận một môi trường học thuật giả dối mà không hề có ý chí vun đắp cho xã hội. Thậm chí, có người chỉ đọc báo Công an, để xem mấy cột tin cướp, giết và xem ...khu vực quanh nhà mình có bị trộm hay không.
Loại người thứ hai thực sự lươn lẹo khi dùng học thuật để biến thành những trang sách đánh lừa mọi người. Họ có hàng chục đầu sách,  pha một ít văn hóa phương Tây, một ít văn hóa phương Đông, sao chỗ này, chép chỗ khác- thế là thành học giả. Xã hội nào sử dụng những  loại người như vậy để phục vụ cho mình thì xã hội đó không bao giở phát triển, mà ngược lại, sẽ đi giật lùi về tương lai. Hai loại người nói trên có tri thức nhưng không thể gọi là trí thức.

Công bằng mà nói, bên cạnh những kẻ xu thời còn có một nhóm trí thức  dùng kiến thức thực tế,  những gì họ dự cảm  về thời cuộc, dám chấp nhận hy sinh, lặng lẽ âm thầm giấu mình đi để làm những điều có ích cho xã hội. Họ đau đáu tình yêu đối với  đất nước,  lo lắng về sự tha hóa của con người, sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức xã hội. Họ chăm lo củng cố sự nghiệp giáo dục, lên tiếng cảnh báo những vấn đề mà xã hội phải giải quyết một cách triệt để. Họ có khả năng phản biện với những chính sách không phù hợp thực tế và lòng dân. Những người đó có thể đếm trên đầu ngón tay. 

Và còn nữa  những lớp người trẻ yêu nước thực sự, có những nỗi đau thực sự của người nhìn rõ viễn cảnh tương lai, muốn kéo dân tộc ra ánh sáng văn minh...Số người này nhân lên theo từng năm tháng, nhưng đôi khi lại cô đơn. Nỗi cô đơn của kẻ nhìn thấy chân lý  và nỗi cô đơn của số ít đang kéo đến gần tương lai những người bị mê sảng bởi quá khứ nặng nề, những chân lý ảo... Họ là những người xả thân thực sự. Có những chân lý ở ngay trước mắt họ, nhưng để mọi người cùng được thức tỉnh, được khai sáng không phải  là dễ. Họ dùng lý luận, thực tiễn, tiếng nói trái tim mình để thuyết phục đám đông. Nếu không có họ, xã hội sẽ đầy những kẻ tham nhũng, bon chen, tha hóa và giả dối.

Tôi nhìn thấy những nhà thơ đã “chết”. Nếu không có mục đích, khát vọng, tình yêu đất nước, nếu xa lạ với những nỗi đau của con người thì nhà thơ “chết” trong lòng  mọi người. Đối với không ít người, có tác phẩm in ra, có bài thơ phổ nhạc, có được giải thưởng nào đó...là mừng lắm rồi. Trong khi đó, thiên chức của nhà thơ luôn là người đi tiên phong, đi trước bằng những dự cảm và luôn thách thức những trật tự xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số nhà thơ, nhà văn tiêu biểu hiện đi đầu trong công cuộc cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, dùng hiểu biết của mình để mở mang đầu óc cho một bộ phận công chúng trong xã hội.

Để giải thích vì sao có một bộ phận lớp trẻ tha hóa, phải nhìn vào tấm gương xã hội, nơi phản chiếu thể chế chính trị sáng hay mờ.  Có thể nói gì nếu tấm gương đó phản chiếu sự chênh lệch giàu nghèo, tâm lý ức chế của dân nghèo trước những kẻ giàu có  nhờ tham nhũng, những kẻ chuyên dùng bằng giả chứ không có kiến thức thật, hàng nghìn tiến sĩ không làm được bài luận văn nghiên cứu chuyên sâu vể tình hình đất nước, cuộc sống của người dân hôm nay... Trong khi một tỷ phú Mỹ làm lợi cho xã hội gấp 100 lần, thì  ở ta, một tỷ phú đôi khi để giàu được lại phá...đi gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, tôi luôn tin tưởng rằng  rồi đây có một lớp trí thức có tâm huyết, những tinh hoa của dân tộc  lớn mạnh dần lên để  khai sáng cho xã hội, hướng đất nước đến nhiều thay đổi tích cực. Đó là quy luật. Mà đã là quy luật thì không ai có thể cưỡng lại được. Cái nhìn của lịch sử ở các giác độ cũng phải thay đổi. Thời gian để đi đến thay đổi bao lâu quyết định là hồng phúc hay là đau khổ cho một dân tộc.

M.T ghi.

VIỆT NAM YÊU DẤU