Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/12/11

QUYỀN TUYỂN VÀ "ĐUỔI ĐẦY TỚ" CỦA DÂN

“Ông chủ”, “đầy tớ” và nạn nhân của tệ tham nhũng
Trong những lần khẳng định: ở nước Việt Nam, mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”[1]. ”Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”[2]. Như vậy, Người đã luôn khẳng định: Dân là chủ, Chính phủ là “đầy tớ” của dân.
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Quyền “đuổi Chính phủ” này cũng được hiểu là quyền của người dân – “ông chủ” “đuổi đầy tớ”. Nhưng từ “thời dân chủ cộng hòa” cho đến nay, đã hơn sáu mươi lăm năm qua, người dân vẫn chưa biết “đuổi đầy tớ” bằng cách nào, khi “đầy tớ” “không làm được việc cho dân”.

29/12/11

NGHỆ THUẬT GIẢNG DẠY

Mortimer J. Adler, Ph.D.
Socrates đã đưa ra một nhận định sâu sắc và căn bản về bản chất của giảng dạy khi so sánh nghệ thuật giảng dạy với nghề bà đỡ đã có từ lâu đời. Cũng giống như bà đỡ giúp cho bà mẹ sinh con, người thầy giúp cho tâm trí [của học sinh] tự tìm ra ý tưởng, kiến thức, và sự hiểu biết. Khái niệm cơ bản ở đây là: giảng dạy là một nghệ thuật có vai trò giúp đỡ khiêm tốn mà thôi. Người thầy không sản xuất ra kiến thức hay nhồi nhét những tư tưởng vào tâm trí trống rỗng và thụ động của học sinh. Chính người học, chứ không phải người dạy, mới là người sản xuất đóng vai chính trong sự sản xuất kiến thức và ý tưởng.
Người xưa đã phân biệt những kỹ năng của y sĩ và nông gia với kỹ năng của người thợ đóng giày hay thợ xây nhà. Aristotle gọi nghề thuốc và nghề nông là những nghệ thuật hợp tác, bởi vì những nghề này phụ với thiên nhiên để đạt đến những kết quả mà thiên nhiên có thể tạo ra. Giày dép và nhà cửa không thể thành hình được nếu không có bàn tay của con người; nhưng cơ thể con người vẫn đạt được sự khỏe mạnh mà không cần đến y sĩ, cây cỏ và thú vật vẫn lớn được mà không cần có bàn tay của nông gia. Tay nghề của y sĩ và của nông gia chỉ giúp cho sức khỏe và sự tăng trưởng được chắc chắn và đều đặn mà thôi.

28/12/11

ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÝ ĐÔNG TÂY

(Bài diễn thuyết của cụ Phan Chu Trinh diễn tại nhà hội Việt Nam ở Sài gòn, đêm 19.11.1925)(*)
Thưa các anh em đồng bào!
Anh em đồng bào thấy tôi là người tuổi tác, ở lâu năm bên Pháp về, anh em đồng bào có lòng quá yêu, nhường cho tôi bước đầu lên diễn đàn nhà hội "Việt Nam" ta đây, để tỏ ý kiến là hy vọng của tôi đối với xã hội Việt Nam ta từ ấy đến giờ, thì tôi rất lấy làm cảm tạ vô cùng.
Không nói, tưởng anh em đồng bào cũng đã biết tôi vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam mà phải lăn lóc đến mười tám năm nay. Trong khoảng 18 năm đó (hơn 14 năm ở Pháp) thường mong mỏi được gặp mặt anh em đồng bào cố hương, đặng tỏ chút ý kiến về những sự đã được nghe thấy trong khi tôi trôi nổi nơi đất khách quê người. Không ngờ giấc mộng được thành, trở về nơi chôn nhau cắt rốn, giáp mặt anh em đông đủ thế này. Tôi mừng quá.
Thưa anh em đồng bào, nay tôi đã được gặp anh em đông đủ ở đây, tôi xin anh em cho phép tôi được giải bày đôi chút ý kiến về "Đạo đức luân lý Đông Tây" mà mong rằng anh em để ý hiểu cho. Đáng lẽ theo thời nay, không thiếu chi vấn đề rất quan trọng làm rung động các dân tộc trên toàn cầu, tôi có thể nói chuyện cùng anh em được, thế mà tôi lại không lựa đến mấy vấn đề mới mẻ ấy, chỉ chọn lấy cái vấn đề "Đạo đức và luân lý" rất tầm thường mà rất cũ kỹ thế này.
Tôi chọn lấy vấn đề này, là vì tôi tưởng rằng từ xưa đến nay bất cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình.

27/12/11

GHẾ NHỰA, BỤC GIẢNG VÀ...

Hồ Như Hiển
1. Chiếc ghế nhựa, bục giảng và giáo đường
Chiếc ghế nhựa.
Cách đây mươi, mười lăm năm, học sinh tập trung chào cờ đầu tuần không có ghế để ngồi nên các em phải kê dép hoặc mang theo tờ giấy lót chỗ ngồi trên sân trường. Vài năm trở lại đây, sau khi "đổi mới" (tức là quay lại cách làm phù hợp với quy luật kinh tế mà thế giới đã làm từ đời tám hoánh), đời sống nhân dân có khá lên một chút. Với lá chắn "nhà nước và nhân dân cùng làm", "xã hội hoá giáo dục", dù đã đóng học phí; đóng tiền xây dựng (theo luật Giáo dục, học sinh không phải đóng tiền này; khi dư luận ồn ào về khoản này thì nó lại biến tướng dưới một hình thức khác là "tiền hỗ trợ cơ sở vật chất") nhưng các nhà trường đều buộc các em phải đóng thêm khoản tiền mua ghế nhựa.

26/12/11

KHI TỪ HẢI... KHÔNG CHẾT ĐỨNG

Nam Quốc
Một khi những người ban hành, thi hành luật pháp biết sống và làm việc theo pháp luật, thì xã hội pháp quyền mới không bị miệt thị, công lý mới không bị đẩy vào góc khuất. Khi xã hội pháp quyền không bị miệt thị, nhân dân mới có thể an toàn để trở thành người giám sát, trở thành "hiệp sĩ nhân dân" đúng nghĩa được.
Sau khi đọc bài viết Tôn vinh "Hiệp sĩ`: Phản giá trị của xã hội pháp quyền, tôi thấy tác giả An Biên đã đưa ra lý do xác đáng về một số mâu thuẫn giá trị trong "xã hội pháp quyền".
Hiệp sĩ không phải là những "diễn viên đóng thế"
Dân tộc chúng ta thường phải đối diện nhiều với chiến tranh, áp bức bất công. Thế nên chẳng biết từ khi nào, trong dân gian, những nhân vật đứng về phía người nghèo, người cùng khổ luôn nhận được tình cảm đặc biệt. Mẫu người "dọc ngang nào biết trên đầu có ai", "giữa đường gặp chuyện bất bằng chẳng tha" được dân chúng gọi là "anh hùng", "hiệp sĩ".
Thực tế, trong quá khứ lịch sử, không ít cuộc khởi nghĩa thành công là nhờ vào tinh thần hiệp sĩ: "Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo". Ở xã hội ấy, người giàu được xem là gắn với giai tầng áp bức bóc lột, còn pháp luật thì hầu như bị tầng lớp trên thao túng.

25/12/11

TÔN VINH "HIỆP SĨ": PHẢN GIÁ TRỊ CỦA XÃ HỘI PHÁP QUYỀN

Khi xã hội cần đến các hiệp sĩ, nghĩa là có một khoảng trống quyền lực và đạo đức cần được phủ lấp. Nhưng với chế độ pháp quyền, thật nguy hiểm nếu các “hiệp sĩ” trở thành một phần của thể chế, hay sự trợ giúp cho thể chế.
“Hiệp sĩ” để làm gì?
Khái niệm hiệp sĩ trong văn minh châu Âu thời Trung cổ dùng để chỉ các chiến binh tự do bán chuyên nghiệp. Vai trò này mất dần khi các vương quốc phong kiến xây dựng quân đội chuyên nghiệp, và hiệp sĩ chuyển sang phục vụ cho các lãnh chúa phong kiến có tổ chức kém quy củ hơn. Trong văn hóa Anh hiện đại, Hiệp sĩ trở thành một tước hiệu thấp nhất được Hoàng gia Anh dành cho giới quý tộc.
“Hiệp sĩ” trong các xã hội Á Đông thường được hiểu như các hiệp sĩ giang hồ. Nó gắn với việc hành động chuộng nghĩa, giúp kẻ yếu, trị cường quyền một cách vô vụ lợi. Tất nhiên, cường quyền cần đến các hiệp sĩ ra tay, nghĩa là cường quyền đó thường là quan lại hay được quan lại dung túng, hoặc quan lại quá yếu kém nên cường quyền mới bất trị trước nhà nước. Hệ quả kéo theo là các hiệp sĩ giang hồ phải sử dụng bạo lực và hành động bí mật, cũng tức là hành xử ngoài vòng pháp luật.

24/12/11

VĂN TẾ "K. JONG - ỈN'

Blogger Cua Rận
clip_image001
Hỡi ôi!
Mười mấy năm vạn tuế tung hô mà chết chợ chết đường
Mặt trời chửa thấy lên… người vĩ đại chốc đà độn thổ
Nhớ linh xưa:
Mặt thớt môi dày
Bụng to tựa rổ
Nối chí Ỉn-Sung cha, nguyên đường lối nặng chữ hận thù
Khệnh khạng giáo Mác Lê, khin khít cài then, cửa không dám mở
Thấy đồng tộc phía Nam nước mạnh dân giàu, dạ nhỏ nhen bực tức ghét ghen
Nhìn thế giới kêu gọi hòa bình, bụng rắp tâm làm bom nguyên tử.
Dân teo tóp đói ăn, ngày qua ngày mồm vẫn phải tung hô
Nước mỗi lúc mỗi nguy, lại liên kết ma đầu trục quỷ
Ngày ngủ đêm đi
Ra điều lãnh tụ

23/12/11

SỰ PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ KHÔNG THỂ THIẾU CỦA NÓ

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA, Bangkok
Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau
clip_image001
Người dân oan khiếu nại đất đai tố cáo tham nhũng. RFA file
Phản biện nhân tố của phát triển
Với tính chất đánh giá, lập luận, đóng góp những điểm tích cực và hạn chế, cũng như đưa ra nhiều quan điểm, khía cạnh sự kiện; phản biện hoàn toàn là một quá trình và nhân tố cần thiết để có thể cung cấp một cái nhìn đa chiều, một sự hiểu biết sâu rộng, thấu đáo và đóng một vai trò cảnh báo trước những hậu quả nếu có.

22/12/11

TỰ HÀO VIỆT NAM!

Aan Phan
Một anh bạn doanh nhân người Anh sống ở Hà Nội hơn 7 năm qua cho biết câu hỏi ông phải trả lời nhiều nhất trong mọi cuộc gặp gỡ quan chức cũng như dân cư là "Ông nghĩ thế nào về Việt Nam?"

Không một dân tộc nào mà không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc mình, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu.
Cách đây 2 năm, tôi có gặp một anh bác sĩ  người Zimbabwe vừa đến Los Angeles tị nạn. Xứ sở của anh ta là một điển hình về sự sụp đổ toàn diện (a failed state) từ kinh tế, xã hội đến y tế, môi trường. Thực ra trước đó, Zimbawe còn được gọi là Rhodesia và có một mức sống cao nhất châu Phi. Sự tụt hậu bắt đầu khi ngài Mugabe và đảng cầm quyền giành được độc lập và thống trị nước này suốt 30 năm qua. Tuy vậy, khi nói về đất nước, anh bạn này rất hãnh diện đến độ cực đoan, dù anh ta mới chạy trốn khỏi xứ đó vài ba tháng trước. Trong nhiều trận đá bóng tại Mỹ, nhiều cư dân Mỹ gốc Mexico đã cổ vũ nồng nhiệt cho đội tuyển Mexico chống lại đội Mỹ, gây nhiều đề tài tranh cãi tại các cộng đồng địa phương. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của mặc cảm thua kém. Tuy vậy, người Mỹ thường có tinh thần yêu nước quá khích hơn các dân tộc châu Âu. Nhiều người lại cho rằng đây là mặc cảm tự tôn?

21/12/11

VĂN HOÁ CƠ BẢN VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Tô Văn Trường
Phản biện xã hội không phản lại, không chống lại xã hội mà trái lại làm cho xã hội phát triển chất lượng, nhanh hơn, bền vững hơn. Phản biện không phải là mổ xẻ, chỉ trích mà là sự bổ sung nhằm "chuẩn mực hóa" các giá trị cuộc sống và xã hội, giúp nhau cùng phát triển.
Bể học mênh mông, tìm hiểu được các nền tảng, các nguyên lý cơ bản, giống như các công nghệ nguồn trong khoa học, các nguồn gốc sâu xa của mỗi sự việc luôn là ước muốn của con người biện chứng và cả trong các triết lý cao siêu của tôn giáo, âm nhạc, và khoa học. Nhiều lần, tôi được nghe người ta đàm đạo đại ý: "Phải chăng nền tảng kiến thức để thực hiện tốt các loại hình, phương pháp phản biện và phản biện xã hội là triết học và kinh tế"? Đây là câu hỏi không dễ trả lời vì nó phụ thuộc vào 3 yếu tố năng lực phản biện, khả năng chịu nghe phản biện của người "mời" phản biện và xã hội đánh giá về chất lượng phản biện!.
Phản biện có lẽ là một từ của tiếng Việt, không có trong tiếng Trung Quốc, tuy lấy hai từ Hán Việt chắp lại: "Phản" như trong phản đối, phản kháng, phản công, phản bác... và "Biện" như trong biện luận, biện bạch, biện minh, biện hộ. "Phản biện" trong hoạt động khoa học là đánh giá một công trình khoa học khi công trình đó được bảo vệ trước một hội đồng khoa học để lấy học vị hoặc để được công nhận sự đúng đắn.

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên nhận được nhiều ý kiến phản biện của xã hội.
Ai đã đặt ra từ phản biện ở Việt Nam? Tôi được nghe Gs Hoàng Tụy kể lại đầu 1960, GS và các đồng nghiệp ở khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội muốn thực hiện phong cách nghiên cứu khoa học và đào tạo mới, cho nên gặp chuyện luận án khi bảo vệ phải có opponent (từ Nga), Gs Hoàng Tụy bèn nghĩ ra từ phản biện để dịch từ "opponent". Thế là dần dần thành phổ biến, và đi ra ngoài xã hội để có cuộc sống riêng.

20/12/11

HỌC SINH TA VÀ TÂY - VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG

Nguyễn Khánh Trung


Không biết đã có nhà nghiên cứu nào so sánh chi tiết cử chỉ hành động, cách sống của các tú tài Việt Nam và Pháp chưa? Nhưng bằng kinh nghiệm thường, ai cũng thấy phần lớn các cô cậu tú Việt Nam “ngoan ngoãn” và cả “thụ động” hơn phần lớn các bạn đồng trang lứa người Pháp.

Có lẽ đây là một hiện tượng tập thể, một hiện tượng xã hội diễn tả hai thói quen, hai tập tính, hai nền văn hóa Âu – Á khác nhau chứ không phải là chuyện cá nhân. Chúng ta có thể phân tích vấn đề từ nhiều cách nhìn, nhưng ở đây tôi xin nói về hai khía cạnh đó là giáo dục và truyền thông.
 

19/12/11

CÂU CHUYỆN BÊN BÀN CỜ

Phan Chí Thắng
Nhà cu Bi phun thuốc muỗi nên Bi phải sơ tán sang nhà ông ngoại. Biết là ông ngoại Hâm không thích chơi các trò trẻ con nên Bi mang theo hộp cờ vua, bắt ông phải chơi cờ với nó.
Bi bày quân, trịnh trọng nhường cho ông ngoại Hâm chơi quân trắng. Liếc thấy bên quân trắng chỉ còn có sáu quân: Tướng, hậu, xe, voi và hai tốt, còn bên đen thì thiếu có hai con tốt, lão Hâm hỏi ông cháu láu lỉnh:
- Con có biết là quân trắng được đi truớc không? Vậy là con nhường ông đi truớc?
Ông cháu tám tuổi tuy khôn vặt nhưng vẫn thật thà:
- Vâng, nhưng nếu quân trắng nhiều hơn thì con sẽ chơi quân trắng.

18/12/11

CÁCH GIẬT TÍT CỦA NHÀ BÁO THỜI NAY

Câu chuyện Chí Phèo - Thị Nở thì ai cũng biết, nhưng qua các giật tít của các "nhà" báo thì nó sẽ ra như thế nào?
1. Chuyện anh Chí đâm chết Bá Kiến: có thể "thi triển" các tựa đề:
  • Kinh hoàng vụ sát hại trưởng thôn tại làng Vũ Đại.
  • Say rượu, đâm chết cán bộ thôn.
  • Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn làng Vũ Đại.

13/12/11

DẠY CON KIỂU ĐỨC

Phan Hà Anh
Mỗi đất nước có phong tục tập quán riêng biệt khác nhau, nên việc dạy dỗ trẻ em cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm riêng của tôi và những gì tôi học được, xin giới thiệu đến các bạn một vài nét khác biệt trong việc dạy dỗ con cái của người Đức.

1.                 Giới hạn đầu tiên.
Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào nhưng dạy nhưng thế nào mới là điều quan trọng. Từ vựng mà các bé thực sự hiểu được đầu tiên đó là từ KHÔNG. Khi nói KHÔNG với bé, mẹ nói nghiêm túc, rõ ràng để bé hiểu được đúng nghĩa của từ này, sau đó tại sao bé KHÔNG được phép làm. Bé chưa hiểu gì nhiều nhưng từ KHÔNG được lặp đi lặp lại nhiều lần bé sẽ quen, bộ nhớ của trẻ như một cái tủ rỗng, từ KHÔNG là thứ đồ đạc đầu tiên được đặt vào. Nên các bạn thấy, trẻ em phương Tây chơi chung với bạn rất tự giác và độc lập, chỉ cần nghe mẹ nói KHÔNG là bé tự ý biết mình không được phép làm việc đó.

12/12/11

LẠI NHỮNG CÂU CHUYỆN XẤU XÍ

(NCTG) Chủ đề người Việt xấu xí hình như đã được viết đi viết lại quá nhiều, viết nữa, viết mãi mà vẫn không hết. Có lẽ vì nó xảy ra quá nhiều, quá thường nhật, đến mức chắc mỗi chúng ta ai cũng từng sưu tầm được một vài “cục tức” từ những hành vi xấu xí xung quanh.

Trúc Quỳnh, một CTV lâu năm của NCTG

Hôm nay, tôi lại góp thêm vài câu chuyện cười ra nước mắt cóp nhặt được sau những chuyến đi.
Người Việt ở Sài Gòn

* Tại chợ Bến Thành

Lần đầu tiên cầm tiền Việt Nam, chồng tôi chưa kịp nhận diện giá trị tiền. Lúc hai vợ chồng vừa xuống khỏi taxi đến chợ Bến Thành thì một người đàn ông tật nguyền một chân chống nạng đến xin tiền. Chồng tôi rút luôn gần hai trăm ngàn ra đưa. Tôi giật mình:

9/12/11

ROI VỌT CHỈ DẠY NGƯỜI NGOAN CHỨ KHÔNG LÀM NÊN BẢN LĨNH

"Tôi không ủng hộ đánh đòn, nhưng tôi nghĩ giáo dục sai hay đúng không phải là do có đánh hay không. Đánh đòn chỉ là một hình thức phạt. Vấn đề là phạt như thế nào cho hiệu quả để không ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, và suy nghĩ của trẻ".

Đây là quan điểm của bạn đọc PAT, trong lá thư gửi đến VnExpress.net bày tỏ ý kiến về phương pháp giáo dục con trẻ. Dưới đây là nội dung bức thư của độc giả này.
Tôi cảm thấy lo lắng khi đọc những quan niệm phổ biến về giáo dục con trẻ trong thời gian gần đây. Liệu có phải chúng ta không chịu giáo dục, hay do giáo dục chưa đúng cách?

“Thương cho roi cho vọt”

Roi vọt là một hình phạt không tốt. Đánh đòn rất dễ khiến trẻ hoặc lớn lên trong sợ hãi, nhút nhát, hoặc trở nên chai lỳ về cả thể xác lẫn tinh thần. Quan trọng hơn, khi bị người lớn đánh phạt, đứa trẻ dễ cho rằng hình phạt đó là chấp nhận được. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều thanh thiếu niên dùng bạo lực để tấn công những người họ ghét, họ cho là “hư” và cần được “dạy.”

8/12/11

MẤY BÀI THƠ CON CÓC

Hồ Như Hiển
1. Tình duyên
(Bài này làm cái thuở... còn son, chưa có người yêu. Hi hi...)
Tướng mạo đường hoàng có kém ai
Cầm, kì, thi hoạ chẳng thua tài
Song le duyên trời còn chưa gặp
Hăm mấy tuổi đầu... chửa vắt vai.

6/12/11

LUẬN CAO THẤP

GS.TS Nguyễn Đức Dân
clip_image002
SGTT.VN - Sau khi ông nghị phản đối luật Biểu tình phân bua yêu cầu công luận phải hiểu phát biểu của ông theo logic so sánh trong tiếng... Anh, nhiều bạn đọc có lẽ do dân trí “chưa cao” đã nhờ Không gian tiếng Việt giải thích. Chính vì vậy, Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục đặt hàng tác giả quen thuộc là GS.TS Nguyễn Đức Dân có đôi lời về phân bua trên ở góc độ ngôn ngữ học.
Ông A nói: “Khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới ban hành luật Biểu tình...” Ông B phản biện: “Nói dân trí thấp là hạ thấp nền dân trí Việt Nam”.
Ông A phản ứng: Với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắc và cực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên ông rất yên tâm nói “khi trình độ dân trí cao hơn” nghĩa là dân trí Việt Nam đã cao sẵn rồi, hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao.

5/12/11

NHỮNG GIẢ THUYẾT NGÂY THƠ

TS Alan Phan
Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi.
Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

2/12/11

CHÚC MỪNG SINH NHẬT TS CÙ HUY HÀ VŨ

Hồ Như Hiển
Xin gửi lời chúc mừng sinh nhật chân thành đến TS Cù Huy Hà Vũ!
Trong những bài thơ viết về TS, mình thích nhất bài của tác giả Hà Sĩ Phu:

MỪNG NGÀY THÁI LAI
("Lẵng hoa" gửi Cù Huy Hà Vũ sau song sắt)
Lại mừng sinh nhật  hôm nay [1]
Lương tri bốn bể kết tày lẵng hoa
Lòng son vượt sắt nhà pha [2]
Chung tay ôm lấy sơn hà ngả nghiêng

1/12/11

CHUYỆN ZUI VỀ ZÁO ZỤC

Hồ Như Hiển
1. Lớp học đang yên lặng, chăm chú như nuốt từng lời giảng của thầy. Cô nhân viên văn phòng nhà trường bước vào.
- Xin phép thầy cho tôi ít phút để tôi đọc thông đạt của nhà trường đến các em học sinh.
- Vâng, mời cô.
- Để chuẩn bị đón đoàn thanh tra của Bộ về làm việc với trường ta, nhà trường quyết định như sau:

VIỆT NAM YÊU DẤU