Trần Quang Ninh
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền
30/1/11
Về bài viết Cái bánh dân chủ
29/1/11
Chung quanh một chữ... "quyền"
Trần Huy Thuận
26/1/11
Tâm sáng, mặt sáng
Sáu Nghệ

33 khúc khoái cảm của Kim Thánh Thán
Kim Thánh Thán là một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là "Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc". Ông nổi tiếng là 1 người đọc rộng, uyên bác nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kì, thường nói trong thiên hạ có 6 bộ sách tài tử (lục tài tử thư): Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử kí Tư Mã Thiên, thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy hử và Tây sương kí.
25/1/11
Áo hoa Sương núi
Mai Ninh

Hoa ban Thuận Châu (Sơn La)Mười năm trước tôi đến vùng tây bắc này, cũng một mùa đông. Trời rét buốt nhưng nắng chan hoà trên con đường từ nhà ga xe lửa lên núi. Mười năm nghĩ cho cùng chẳng mấy xa, nhưng lại thấy sao dạo ấy mình và bạn thơ trẻ không ngờ. Cả bọn hăm hở, ngồi sau xe ôm leo dốc trong khí lạnh căm căm, cười đùa không dứt. Bây giờ, sương mù che khuất núi non, bờ ruộng, thác suối. Sương cũng làm chùng nặng thêm cái mệt sau một đêm tàu hỏa ren rét nghiến đường rầy, không thể nào thiếp ngủ. Ước mơ ánh trời sớm hửng lên, xem núi có già hơn theo người đã mỏi. Chỉ mong bắt gặp một người Dao hay Tày từ thung lũng đi lên với chiếc cần tre lủng lẳng dăm con cá suối. Chẳng cần chi nhiều, chục con cá nhỏ nhoi ngọt ngào đã đủ để nhắm với cốc rượu San Nùng đắng nồng hương thuốc bắc, cho qua rét cắt ngày đông.

Hoa ban Thuận Châu (Sơn La)
18/1/11
Thế nào là "toàn diện"?
16/1/11
Bài viết mới nhất của GS Trần Hữu Dũng

Thời vắng những nhà văn hoá lớn?
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số Xuân Tân Mão 2011
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số Xuân Tân Mão 2011
Trần Hữu Dũng
Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê... Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn?
14/1/11
BÁO và BLOG và …
Nguyễn Chính

12/1/11
Viết i hay viết y?
GS.TS Nguyễn Đức Dân |
Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.
10/1/11
Đúc người vì lợi ích dăm năm

(Thư ngỏ – Kính gửi các bác lãnh đạo ngành giáo dục từ xưa cho tới mai sau)
Cháu không còn trẻ nữa, cũng không phải đi học nữa, nhưng thấy mình vẫn còn non nớt lắm, nên xin được xưng hô vậy. Già người mà vẫn thấy còn non cái dạ, lại hèn kém, đó chính là một trong những lý do quan trọng thôi thúc cháu viết lá thư này. Ngành giáo dục mà các bác lãnh đạo cháu xin được gọi là “cỗ máy đúc người”, và bức thư này cháu xin được gửi tới hết thảy các bác lãnh đạo của ngành trong nhiều thế hệ mà cháu cũng xin được mạn phép gọi là các “quản đốc phân xưởng đúc”. Tại sao vậy? Cháu sẽ xin được làm rõ.
9/1/11
Quyền được sống bình đẳng

Có lần, tại một bệnh viện Phụ sản, hai đứa bé gái cùng lúc được sinh ra, một đứa có cha mẹ hiện đang là quan chức to, giầu có (tạm gọi là cháu A); một đứa không cha, mẹ là công nhân phụ hồ (tạm gọi là cháu B).
VÌ SAO CÓ NGƯỜI MUỐN ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI NHƯNG LẠI KHÔNG MUỐN VÀO ĐẢNG?

6/1/11
Những từ ngữ cần loại bỏ
Trần Nam Chấn

Trong tiếng Việt của giai đoạn hiện nay, có những từ ngữ mà thoạt nghe có vẻ nói về những điều tốt đẹp, nhưng nếu để ý kỹ những tình huống mà chúng mô tả thì thấy thật đáng sợ hay chí ít cũng thấy ngán ngẩm.
Xin đơn cử hai trong những từ như vậy. Cả hai từ này đều nói về quan hệ “trên-dưới”. Trên-dưới theo thang địa vị xã hội.
Thứ nhất là từ “chỉ đạo”.“Chỉ đạo” là nói về việc truyền đạt ý chí của cấp trên cho cấp dưới. Sự truyền đạt này thực chất mang tính áp đặt. Trong mọi trường hợp, nếu ý kiến “chỉ đạo” của cấp trên không được thực hiện, cấp dưới sẽ gặp những điều khó chịu đến mức không bao giờ dám tái phạm việc không theo “chỉ đạo”.
3/1/11
GIÁO DỤC VIỆT NAM: CẢI CÁCH NỬA PHẦN
Trần Hoàng, Hữu Vinh

Cây bàng vuông Trường Sa nở hoa đúng đêm giao thừa năm 2011
(Nguồn ảnh: dân trí. com)
(Nguồn ảnh: dân trí. com)
Nhiều năm nay, trong các trường phổ thông ở Việt Nam, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quen thuộc. Nhưng không rõ liệu có bao nhiêu thầy, trò tự giải thích cái ý nghĩa của câu ngạn ngữ ấy, và họ giải thích ra sao? “Văn” thì có vẻ dễ hiểu, nó là tri thức, nhưng còn “lễ” là cái gì thì không dễ giải thích.
Trong cuốn Nho Giáo của cụ Trần Trọng Kim về chữ Lễ được phân tích rất cầu kỳ, kỹ lưỡng, chỉ xin trích một đoạn tóm lược, gồm bốn ý:
- Hàm dưỡng tính tình;
- Giữ tình cảm cho thích hợp đạo trung.
- Định lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới cho phân minh.
- Tiết chế cái thường tình của người ta.
1/1/11
Thư cho một bạn trẻ
Trần Hữu Dũng
Thời báo Kinh tế Sài Gòn - số Xuân Kỉ Sửu
Bạn quý mến, rất tiếc là tôi chưa được quen thân với bạn, nhưng tôi đã thấy bạn từ bục giảng của tôi, nghe bạn tâm tình qua những bức thư đầy bức xúc về đất nước, về tương lai, và về nhân loại nữa.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn - số Xuân Kỉ Sửu
![]() |
Qua đó tôi cảm nhận một nghịch lý: bạn vừa có niềm tin ở một tương lai xán lạn hơn, nhưng niềm tin ấy lại bị xao xuyến do cái hiện tại này. Bởi vậy, nhân dịp xuân về, Tết đến, trước hết tôi cầu mong bạn giữ vững niềm tin ấy, và có ít dòng tâm sự.
Trước tiên, một lời tạ lỗi...
Tôi không có “kinh nghiệm” hay lời dặn dò gì để truyền lại cho bạn, bởi vì tôi nghĩ mỗi thế hệ phải tìm một tương lai cho mình. Hơn nữa, dù nghĩ rằng chúng tôi (thế hệ trước các bạn) đã có nhiều cống hiến nhất định cho đất nước (chúng ta không bao giờ quên hàng triệu người thế hệ tôi, và trước nữa, đã hy sinh để mang lại độc lập, thanh bình và thống nhất cho tổ quốc), chúng tôi cũng đã có rất nhiều lỗi lầm, yếu kém...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
VIỆT NAM YÊU DẤU
Bãi tắm Minh Châu |
Vị trí: Minh Châu cách bãi tắm Quan Lạn 15km, thuộc vịnh Bái Tử Long.Đặc điểm: Minh Châu là một bãi biển đẹp nổi tiếng, cát ở đây trắng muốt, đi kh... Xem tiếp» |