Dạy trẻ phải làm sao không chỉ cho trẻ kiến thức mà còn giúp chúng cách tạo ra kiến thức. Những năm trước cái cách luyện thi theo “bộ đề” là rất phản giáo dục. Nó là một cách học tủ, không có kiến thức hệ thống nên không nhớ lâu và không vận dụng được. Dạy cách suy luận, cách nghĩ mới là cách tạo ra kiến thức. Hiện nay dạy văn dạy sử đang là cách dạy ít thúc đẩy học sinh lập luận, đề xuất ý tưởng mới mẻ. Gần đây thấy rộ lên việc phê phán cái kết tàn ác của truyện Tấm Cám. Thế là có sáng kiến sửa đi: Tấm vẫn giội nước sôi giết em nhưng không có cái mục lấy xác em Cám làm mắm biếu bà dì. Sửa thế tưởng hay có biết đâu là vi phạm di sản phi vật thể của tiền nhân để lại mà làm mất đi dấu vết tiến trình tư tưởng của dân tộc mình. Không khoa học và cũng không đạo lý. Mà đâu chỉ với truyện Tấm Cám, nhiều truyện cổ khác cũng có phần khiếm khuyết như vậy, sửa sao cho hết. Chi bằng cứ để cho học trò học đúng tích xưa và dạy các em biết tiếp nhận mặt hay và phê phán mặt dở.
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền
29/11/11
28/11/11
NHÂN TRANH LUẬN TẠI QUỐC HỘI, TẢN MẠN VỀ LẬP LUẬN
SGTT.VN - Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.
27/11/11
ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN HÀ HUY SƠN V/V BỔ SUNG "TỘI DANH LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC..." TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2011
ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN
Kính gửi:
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; |
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. |
Tôi, Hà Huy Sơn nghề nghiệp luật sư, địa chỉ 50/106/79 đường Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội xin trân trọng gửi tới Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kiến nghị sau đây:
Căn cứ điều 53, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định:
“Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”;
và khoản 1, điều 84, quy định Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn: “làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;”.
ĐÂY LÀ THỨ GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG THIẾU
TS Trần Thị Thuý Liễu

Những năm gần đây, các nhà chính trị và các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo nên sự thay đổi cho nền giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và của nền kinh tế tri thức trên toàn cầu.
Đổi mới toàn diện và sâu sắc nền giáo dục Việt Nam (tên một Nghị quyết của Đảng Cộng sản) không thể không đề cập đến việc phát triển một nền giáo dục sáng tạo.
5 lí do để phát triển nền giáo dục sáng tạo

Những năm gần đây, các nhà chính trị và các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo nên sự thay đổi cho nền giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và của nền kinh tế tri thức trên toàn cầu.
Đổi mới toàn diện và sâu sắc nền giáo dục Việt Nam (tên một Nghị quyết của Đảng Cộng sản) không thể không đề cập đến việc phát triển một nền giáo dục sáng tạo.
5 lí do để phát triển nền giáo dục sáng tạo
26/11/11
NỖI SỢ HÃI TỪ HAI TỪ "PHẢN ĐỘNG"
Ánh Trăng
Nỗi sợ hãi từ hai từ “Phản Động”
Công việc bộn bề, mai lại phải đi công tác mấy ngày, nhưng cuối cùng không thể không dừng công việc lại để chuyển hết ra khỏi đầu sự trăn trở chất chứa bấy lâu nay, hy vọng rằng đã viết ra một lần này rồi sẽ không phải nghĩ lại nữa.
Tôi nhớ lần đầu tiên tôi nghe đến các cụm từ “các thế lực thù địch”, “phản động” là từ hồi còn học phổ thông, được cô giáo dạy Sử dạy. Tôi chỉ nghe và biết vậy, bởi có lẽ chẳng bao giờ nó có thể tác động tới cuộc sống của tôi, khi mà tôi chọn cho mình con đường nghiên cứu khoa học, không thích những chuyện chính trị. Và vừa rời mái trường đại học thì đã ra nước ngoài, mê mải với nghiên cứu khoa học nên tôi cũng ít có thời gian chú ý đến tình hình đất nước.
ĐẤT NƯỚC ĂN TRỘM CHÓ[1]
Lê Quốc Quân
Tôi suy nghĩ nhiều lắm khi đặt cái tít bài này. Vì dán nhãn một đất nước ăn trộm chó thì mình cũng khác nào thằng bắt chó. Nhưng đó là câu nói của thằng em họ tối qua khi nó mất đến con chó thứ 4, Những kẻ lưu manh lạ lùng trong xã hội này ngang nhiên cướp chó ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
HỘI CHỨNG "KÍNH THƯA"

------------------------------
Vũ Đức Sao Biển
Năm 2004, tôi gặp ông Lê Huy Ngọ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa viết đơn xin từ chức bộ trưởng. Hôm ấy, chúng tôi uống với nhau ly rượu. Ông có vẻ rất vui. Trong cuộc tửu hứng, ông kể một câu chuyện khá ngộ nghĩnh.
Chuyện rằng khi còn tại chức bộ trưởng, ông đi dự nhiều cuộc hội nghị, cảm thấy khổ tâm vì những lời kính thưa quá nồng nhiệt của các vị trong ban tổ chức. Vị nào dẫn chương trình, đọc diễn văn hay phát biểu ý kiến cũng “Kính thưa ông Lê Huy Ngọ” rồi sau đó liệt kê ra một loạt chức danh của ông.
Năm 2004, ông viết đơn xin từ chức bộ trưởng, được cấp trên chấp thuận. Thế nhưng kế hoạch của bộ đã vạch ra cả tháng trước đó là hai tuần sau sẽ có một cuộc hội nghị về việc lai tạo đàn bò giống cho cả nước mà ông là người chủ trì. Kế hoạch mang tầm cỡ chiến lược về chăn nuôi đã lên, chương trình đã định sẵn nên dầu không còn làm bộ trưởng nữa, ông vẫn phải đến để chủ trì hội nghị.
25/11/11
LUẬT ĐỂ CHO AI?
Nguyễn Vạn Phú
Nếu thường xem phim hình sự Mỹ, chắc người xem sẽ nhớ ngay đến chuyện lúc nào trước khi bắt ai, cảnh sát đều đọc như máy: “Anh có quyền giữ im lặng. [Nhưng nếu anh từ bỏ quyền này] Bất kỳ điều gì anh nói hay làm có thể sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa…”. Có lẽ ai cũng từng có lúc thắc mắc vì sao cảnh sát nói thế làm gì cho thêm rắc rối, không lẽ họ không muốn kẻ tình nghi nhanh chóng khai hết mọi sự? Vì sao lại tự trói buộc mình vào một tình huống gây khó cho chính họ?
24/11/11
TRANH LUẬN BIỂU TÌNH DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
21/11/11
TRẢI NGHIỆM TỰ HỌC CỦA TÔI
Nguyễn Văn Tuấn
Báo Sài Gòn tiếp thị có một diễn đàn Còn không, tự học ngày nay, và họ mời tôi tham gia kể lại chuyện tự học của mình. Đây là đề tài gần tim tôi, nên tôi nhận lời viết ngay. Đáng lẽ phải viết cả cuốn sách về kinh nghiệm này, nhưng vài dòng phác họa tưởng cũng đủ để chia sẻ với các bạn …
Bài học về sự chủ động trong học hành của tôi bắt đầu từ khoảng 30 năm về trước. Dạo đó, tôi mới sang Úc, và vào học chương trình master. Lần đầu tiên vào giảng đường, tôi bị sốc vì gặp một vị giáo sư cao tuổi rất lạ lùng.
Thầy đọc trò chép: cảnh quen thuộc trên các giảng đường Việt Nam. Ảnh: Hồng Thái |
18/11/11
THẦY GIÁO CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI HỌC TRÒ HƯ
Biết được bài này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Cám ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
---------------------
Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng, tỷ lệ trẻ hư đang tăng lên và tất nhiên là kéo theo tỷ lệ phạm tội tuổi thành niên. Bài viết này cũng hướng tới việc giáo dục trẻ hư chứ không phải là giáo dục nói chung.
> Thư của học trò hư gửi thầy giáo
Tôi là một độc giả của VnExpress từ đã khá lâu rồi. Tôi đã từng đọc nhiều bài viết đầy tâm huyết của bạn đọc về vấn đề giáo dục. Và cũng trên VnExpress, tôi đã và đang nhận ra sự đi xuống của nhân cách trong giới trẻ Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng, tỉ lệ trẻ hư đang tăng lên và tất nhiên là kéo theo tỉ lệ phạm tội tuổi thành niên. Tất nhiên tôi hoàn toàn không nói rằng trẻ hư là đa số. Bài viết này cũng hướng tới việc giáo dục trẻ hư chứ không phải là giáo dục nói chung. Những vấn nạn về đạo đức giáo viên tôi cũng xin phép không nhắc tới.
Một lần nữa xin nhắc lại, bài viết này chỉ nói về trẻ hư và giáo dục trẻ hư.
17/11/11
CHÚNG TA ĐANG DẠY TRẺ HOẶC TRỞ THÀNH QUAN HOẶC TRỞ THÀNH NÔ LỆ
Biết được bài này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Cám ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
---------
---------
Dù cố gắng trả lời suốt gần 3 giờ liên tục, các vị khách mời cũng chỉ đáp ứng được phần nào mong muốn của độc giả. Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung cuộc giao lưu.
Buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Kinh nghiệm dạy con cả các GS - TS nổi tiếng" có sự tham dự của các khách mời:
- GS Hồ Ngọc Đại
- GS. NGND Nguyễn Lân Dũng
- PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác, mẹ GS Ngô Bảo Châu
- Nhà thơ Vũ Quần Phương
Buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Kinh nghiệm dạy con cả các GS - TS nổi tiếng" có sự tham dự của các khách mời:
- GS Hồ Ngọc Đại
- GS. NGND Nguyễn Lân Dũng
- PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác, mẹ GS Ngô Bảo Châu
- Nhà thơ Vũ Quần Phương
12/11/11
ĐỒNG PHỤC, THẺ HỌC SINH VÀ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Hồ Như Hiển
Đồng phục

11/11/11
INTERNET VÀ VĂN HOÁ ĐỐI THOẠI
Hàn Lệ Nhân (danlambao) - "Nói là đặc tánh của con người - vừa là phúc vừa là họa trời phú cho con người. Sinh vật nào cũng có lưỡi nhưng chỉ có cái lưỡi của con người là đa dụng khôn lường, mà đệ nhất dụng là nói, là lắt léo! …Cung cách hành văn trong nghịch cảnh lộ rõ bản ngã lẫn trình độ của tác giả, hệt như người say xỉn thường phơi bày bản chất thật của mình. Đối thoại giữa chúng ta là lối đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã".
10/11/11
ĐẠI HỌC ĐỂ... LÀM GÌ?
Nguyên Ngọc
Đại học để làm gì? Câu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
Tôi thường vẩn vơ suy nghĩ về nền giáo dục thời xưa, cái thời mà ta gọi là thời phong kiến cũ kỹ và nhất quyết đinh ninh là nó thật nhiều xấu xa, đặc biệt hết sức giáo điều, đi học cả đời chỉ biết tụng đi tụng lại có bấy nhiêu sách vở tứ thư ngũ kinh cũ mèm. Mà đúng vậy thật, nào có sai... Song, nghĩ đi rồi lại nghĩ lại. Thử xem chẳng hạn một thời kỳ vào loại tàn tạ nhất của phong kiến VN, thời Nguyễn.
9/11/11
HÃY TỰ TRÁCH MÌNH

Mục tiêu của việc học không chỉ là những kiến thức, những sự kiện được ghi nhớ một cách máy móc mà còn là con đường tư duy để đi đến kiến thức đó. Albert Einstein từng nói: “Giá trị của giáo dục đại học không phải ở việc học nhiều sự kiện, mà là luyện cho trí óc suy nghĩ”. Mục tiêu đó, giá trị đó khó lòng đạt được nếu học sinh, sinh viên không biết tự học.
Học ở đâu, học thế nào?
Cố giáo sư, thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc trong những lần nói chuyện với thanh niên thường hay nhắc lại một câu trong sách Trung dung: “Học nhi tri, hành nhi tri, du nhi tri, khốn nhi tri”, tức là ngoài việc học để biết, ta còn có thể biết qua thực hành, qua giao du và qua gian khó. Những bài học như vậy không có trong trường lớp, không có trong sách vở và chẳng thầy nào có thể dạy.
8/11/11
HIỆN TƯỢNG “NHẬU” XÉT NHƯ MỘT VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI
Trần Hữu Quang
(TBKTSG) - LTS: Có cả ngàn lý do để người ta nhậu, kể ra không hết. Tuy nhiên điều có thể khẳng định là hiện tượng nhậu ngày càng tràn lan như hiện nay đã trở thành một vấn nạn xã hội. Xin giới thiệu bài phân tích dưới đây của nhà nghiên cứu xã hội học TRẦN HỮU QUANG với bạn đọc để khép lại diễn đàn về nhậu đã được khởi đăng trên TBKTSG từ số báo 18 (29-4-2011).
Trong vòng hai thập niên qua, tức kể từ đầu thời kỳ đổi mới đến nay, người Việt Nam uống bia và rượu ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê cho thấy tốc độ gia tăng rất nhanh của ngành sản xuất rượu bia trên cả nước. Năm 1990, sản lượng rượu các loại mới chỉ đạt 80 triệu lít và bia các loại 100 triệu lít, nhưng đến năm 2010, sản lượng rượu đã lên tới 387 triệu lít (tăng gấp 4,8 lần) và bia 2.377 triệu lít (tăng gấp 24 lần trong 20 năm).
CHÚNG TA HÃY CÙNG NHAU HOÀ HỢP
------------------------
Trịnh Hội
Hôm nọ tôi đi theo một người bạn để rước đứa con chỉ mới gần 3 tuổi của cô ấy đang cho đi học ở daycare. Vừa bước vào phòng học tôi đã nghĩ “đúng là thế giới của con nít”. Vì ở đây cái chi nó cũng nhỏ, đầy màu mè và nhố nhăng y như những đứa bé đang chạy tán loạn, ồn ào, hỗn độn không như thế giới của người lớn, đâu ra đó, ngăn nắp, trật tự và không…màu mè (cái này thì hình như cũng tùy!).
7/11/11
CÁI GÌ CŨNG MUỘN
Biết được bài này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Cám ơn anh và BBT! - Hồ Như Hiển
-----------------------
TT&VH - 1. Không biết biến đổi khí hậu thế nào mà có nhiều sự thay đổi gắn với chữ muộn. Trước hết là gắn với thiên nhiên...

Trước đây, Thu về là trời không còn những cơn giông. Nhưng bây giờ thì chưa chắc.
Cây mía cữ này là ngọt, nhưng giống mía tím Hòa Bình bây giờ ăn vẫn nhạt hoét dù đã hết Thu.
HIỂM HOẠ IM LẶNG
Trần Long
Nhìn vào những con số thống kê hay mô tả về những người chọn cách sống im lặng, nhiều người dễ dàng lên tiếng phê phán, nhẹ thì cho rằng đó là những người chỉ biết sống an phận thủ thường, nặng hơn cho đó là tiêu cực, ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân. Đi vào thực tế từng đơn vị hay một tập thể nào đó, mọi người hiểu hơn tại sao người ta phải chọn “im lặng là vàng”.
6/11/11
NHỮNG NGƯỜI CHẾT BÂNG QUƠ
Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư
Bữa đó trời chiều mát mẻ, trên đường đón vợ về, có đứa nhỏ chạy băng ra níu đầu xe và thảng thốt kêu ba ơi ba, con nhớ ba. Tất nhiên bạn đổ quạu xô nó ra, nạt ê mầy tính móc túi hả mậy. Tất nhiên đứa nhỏ tiu ngỉu tẽn tò bỏ đi. Chỉ là vụ nhầm lẫn mười mươi, đời này thiếu gì người giống người. Nhưng vợ bạn giàu tưởng tượng và mơ mộng, bắt đầu vẽ nên một câu chuyện vu vơ nhưng sẽ làm bạn mệt phờ, bởi một ý nghĩ quá sức quá sức quá sức ngớ ngẩn, biết đâu là con bạn thật.
Cái thằng nhỏ, kẻ gây ra vụ nhìn ẩu đó biết đâu đã quên tiêu, đã ngủ queo rồi. Nó chẳng biết có hai người lạ đang trằn trọc, tự thấy bị thương bởi một viên đá mà nó ném bâng quơ. Nhưng nghe mưa tưởng gió không phải là đặc quyền giành riêng cho đàn bà, chẳng phải có lần nàng lơ đãng khen chồng đứa bạn vừa giỏi vừa giàu, và bạn cũng nghe đau bầm vài khúc ruột.
Cái thằng nhỏ, kẻ gây ra vụ nhìn ẩu đó biết đâu đã quên tiêu, đã ngủ queo rồi. Nó chẳng biết có hai người lạ đang trằn trọc, tự thấy bị thương bởi một viên đá mà nó ném bâng quơ. Nhưng nghe mưa tưởng gió không phải là đặc quyền giành riêng cho đàn bà, chẳng phải có lần nàng lơ đãng khen chồng đứa bạn vừa giỏi vừa giàu, và bạn cũng nghe đau bầm vài khúc ruột.
5/11/11
KHOÁI CẢM NGÔN NGỮ VÀ TINH THẦN TRONG SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ
Biết được bài báo này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và ban biên tập! - Hồ Như Hiển.
-----------------------
Nhà văn Di Li
Để phê phán, dân gian dùng nhiều câu thâm thúy và không kém phần ngoa: Ăn cây táo, rào cây lê (phê phán kẻ vừa vô ơn lại vừa nịnh hót); Nếu… mà không dính da, thì một ngày mất bảy mươi ba cái… (Chê cười cô gái đểnh đoảng, vụng về, đi đâu quên đấy – Hic bổ sung, nhà văn Di Li để dấu 3 chấm thì quả là đánh đố, vanchuongPlus điền vào chỗ trống, đó là L của chị em ah). Thành ngữ, tục ngữ phải được đặt trong ngữ cảnh mới thấy hết được sự thâm thúy và hài hước. (Di Li)
-----------------------
Nhà văn Di Li
Để phê phán, dân gian dùng nhiều câu thâm thúy và không kém phần ngoa: Ăn cây táo, rào cây lê (phê phán kẻ vừa vô ơn lại vừa nịnh hót); Nếu… mà không dính da, thì một ngày mất bảy mươi ba cái… (Chê cười cô gái đểnh đoảng, vụng về, đi đâu quên đấy – Hic bổ sung, nhà văn Di Li để dấu 3 chấm thì quả là đánh đố, vanchuongPlus điền vào chỗ trống, đó là L của chị em ah). Thành ngữ, tục ngữ phải được đặt trong ngữ cảnh mới thấy hết được sự thâm thúy và hài hước. (Di Li)
Nhà văn Di Li
Trong tuần vừa qua, sự việc cuốn sách tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” bị thu hồi đã gây nên dư luận nhiều chiều. Nhiều độc giả nói rằng cuốn sách có nhiều thành ngữ phản cảm và làm mất sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng tôi cho rằng cuốn sách một phần đã đóng góp thêm cho sự phong phú của tiếng Việt.
2/11/11
PHIẾM ĐÀM VỀ BÓNG ĐÁ
Phan Hồng Giang
Những sự kiện nào trên thế giới hiện đại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông,của các chính khách và đông đảo người dân? Có thể lỗ mỗ trả lời ngay mà không quá sợ bị tuýt còi "việt vị": bức tường Berlin sụp đổ 1989 đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên xung đột ý thức hệ, Liên Xô hùng mạnh bất ngờ tan rã sau Thỏa ước Belovejskoe một ngày giữa đông năm 1991,vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 ở nước Mỹ, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản 11/3 năm nay, hai sát thủ hàng loạt kiêm "người hùng" kỳ dị Osama bin Laden và Muammar Gaddafi "đang sống chuyển sang... từ trần" và sức lan tỏa khó cưỡng của "Mùa xuân Ả - rập"...
Khỏi phải bình phẩm gì nhiều về tác động lâu dài, sâu rộng của các sự kiện trên. Một điều khá kỳ lạ là, cùng với những sự kiện thực sự quan trọng ấy, có những chuyện chẳng có gì quan trọng, thậm chí có thể coi là tầm phào, cũng vẫn khiến hàng trăm triệu, thậm chí có lúc là hàng tỷ người dân khắp năm châu phải gác lại mọi việc, thức đêm thức hôm mà dán mắt vào màn ảnh nhỏ hồi hộp theo dõi từng phút diễn biến - ấy là chuyện...bóng đá, là những trận cầu đỉnh cao - chung kết World Cup (Đức-Brazil hay Tây Ban Nha-Hà Lan), chung kết Euro Cup ( Đức- Tây Ban Nha), derby nước Anh - Manchester United vs Liverpool, derby Tây Ban Nha - Real Madrid vs Barcelona...
GS TRẦN VĂN KHÊ: DẠY CON CŨNG LÀ NGHỆ THUẬT
Biết được bài báo này là nhờ đọc trang điểm tin của anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh và ban biên tập! - Hồ Như Hiển.
-------------
-------------
Việc nuôi dạy con sẽ không khó nếu cha mẹ quan sát và đối xử với các con công bằng, khéo léo. Rèn lòng nhân bằng chữ nhẫn.
Sáng 30-10, hơn 500 phụ huynh Trường THCS Minh Đức đã tham dự buổi giao lưu, chia sẻ về cách nuôi dạy con cái với GS Trần Văn Khê trong chuyên đề Kỹ năng ứng xử với con em trong gia đình.
Chị Lan, phụ huynh một học sinh lớp 9 của trường, hỏi: “Hai con của cháu không hòa thuận, em thì hay chọc ghẹo chị và so bì mẹ thương chị nhiều hơn. Cháu cố gắng dạy dỗ nhưng không hiệu quả. Có lần cháu trai (học lớp 5) phân bì: “Mẹ cho chị Hai (học lớp 9) học thêm hai môn, trong khi con chỉ được học thêm một môn. Chị Hai làm mẹ tốn nhiều tiền hơn con, sao mẹ cứ thương chị Hai ?”. Nghe vậy cháu không biết trả lời thế nào, đôi khi cháu bất lực…”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
VIỆT NAM YÊU DẤU
UBND Thành phố Hồ Chí Minh |
UBND Thành phố Hồ Chí Minh Xem tiếp» |