Hai kết quả trái ngược nhau, Mohamed Bouazizi bị chết thảm kéo theo cả chế độ Ben Ali bị sụp đổ, Hải Hà, Hải Linh được ở lại Đức với một chính thể mạnh hàng đầu thế giới, đều chi phối bởi quy luật nhân quả: chế độ đó có tính người hay không - được đo lường trước hết bởi chính hành xử của hệ thống quan chức chính khách tạo nên thể chế đó trước những đòi hỏi của từng thân phận, cuộc sống thường nhật của mỗi con người, bất luận là nhà nước gì; cùng ý thức trách nhiệm của mọi công dân trước đồng loại mình, dù họ là ai!
Luật pháp cũng phải có tính người chứ
Theo thống kê gần nhất, thành phố Leipzig, Đức, có 2.438 người Việt / tổng số 27.057 người nước ngoài sống ở Leipzig, đến từ 60 quốc gia, chiếm vị trí thứ 1. Leipzig có 2914 doanh nghiệp ngoại kiều, thì người Việt sở hữu 518 doanh nghiệp, tương đương 5 người / 1 doanh nghiệp. Tỷ lệ học sinh tiểu học vào học trường phổ thông phân ban (hệ vào thẳng đại học) chiếm tới 79% cao hơn bất kỳ sắc tộc nào kể cả người Đức chỉ 43%.
Tiếng Việt được coi là môn ngoại ngữ dạy trong 13 trường phổ thông, ngân sách thành phố chi mỗi năm hàng chục nghìn Euro tổ chức dạy ngoại khoá cho con em người Việt. Tên tuổi người Việt nổi bật trong các chương trình đa văn hoá của thành phố, trong các chuyên đề nhập cư, được các chính khách trong vai trò lãnh đạo đảng phái, cơ quan dân cử, coi là biểu tượng hoà nhập của người nước ngoài, như Ông Tiefensee, chính khách đảng SPD, sau này trở thành Bộ trưởng Giao thông Liên bang, lúc còn là thị trưởng thành phố, trong một lần tới dự Tết Nguyên Đán, khẳng định: Cộng đồng người Việt đã tô thêm sắc mầu đẹp đẽ cho nền văn hoá Đức.
Như mọi Tết, dịp tốt nhất cho cộng đồng người Việt thể hiện mình, Tết Tân Mão lần này được Hội người Việt chuẩn bị công phu cả tháng trời, thông báo cho Sở Nội vụ thành phố theo luật định. Hai ngày trước Tết, họ tới kiểm tra, phát hiện hội trường chủ cho thuê không đảm bảo quy phạm Luật phòng chống cháy về cửa thoát hiểm, chỗ tập kết xe cứu hỏa, sử dụng lò sưởi đốt khí trực tiếp loại bị cấm..., liền lập biên bản tổng kết các hạng mục phải khắc phục. Chủ cho thuê người Việt bỏ qua nhiều điểm, bởi hội trường vốn được cải tạo từ một nhà kho, đảm bảo tiêu chuẩn không dễ, cũng có thể do không nắm vững luật pháp, phần ỷ vào thế Tết là một sự kiện trọng đại đã hoàn tất mọi khâu chuẩn bị, mời cả chủ tịch, quan khách thành phố tới dự, lên lịch trước cả tháng, không thể dịch lịch hay hủy.
Một tiếng rưỡi trước giờ khai mạc, họ tới nghiệm thu, với đầy đủ quan chức phòng ban, từ Sở Nội vụ, đến Xây dựng, Môi trường, Phòng chống cháy, Qủan lý thị trường, Cảnh sát. Hội trường đang nhộn nhịp hoàn tất những công đoạn cuối cùng, sân khấu, phông màn nổi bật con mèo ngộ nghĩnh, mắt tinh ranh, dàn nhạc đang thử âm thanh réo rắt, ánh sánh lấp lánh đủ mầu, rượu, mứt bày đầy bàn, ẩm thực đủ các món thuần Việt ngào ngạt. Đoàn quan chức liên ngành mở biên bản hôm trước, dò tất cả 9 hạng mục thì tới quá nửa không thực hiện.
Nhiều lý do được đưa ra biện hộ, rồi viện cả ý nghĩa trọng đại nhất, văn hoá tâm linh Tết kiêng cữ xui xẻo, đến cả tình hữu nghị 2 dân tộc, tới cả chủ tịch thành phố đang trên đường tới dự, nhưng viên quan chức trưởng đoàn vẫn dứt khoát một mực: luật là luật ! Là quan chức hành xử, chúng tôi không thể làm khác, bởi bất kỳ lệnh ai, hay vì bất cứ mối quan hệ nào, do mục đích gì, ngoại trừ có phán quyết khác của toà án. Một luật sư Đức, khách mời tới dự Tết, ra sức thương thảo giúp, cũng đành phải lắc đầu: Thủ tướng có tới đây cũng đành chịu.
Rốt cuộc, Hội trường bị cảnh sát niêm phong. Đồ ăn, thức uống, chuẩn bị cho nghìn người, tất cả đều phải thu dọn đưa ra ngoài. Tết vậy là hết ! Tội các cháu tập dượt muá từ sáng liên thông chờ biểu diễn, tiu nghỉu. Nhiều người tiếc uổng công sức, phản đối: ừ thì luật, nhưng cũng phải có tính người chứ !
Đúng! Luật pháp, cũng có nghĩa thể chế, nhà nước, sinh ra để phục vụ lợi ích con người, không thể không mang cốt lõi tính người. Viên trưởng đoàn thẳng thắn: Luật phòng chống cháy đặt tính mạng con người trên hết. Nếu vẫn thấy không có tính người, các ngài luôn có cơ hội chống lại nó, viện khẩn cấp đến toà án - quyền của bất kỳ công dân nào.
Gia đình ông Trần ở thành phố Tübingen, nhập cảnh ở lại Đức không giấy tờ từ năm 1992, có 3 con đều chào đời tại đây, ròng rã 13 năm trời thấp thỏm chờ trục xuất cho tới năm 2005, lúc Hải Hà lên 12 tuổi, Hải Linh 11 và Hải Nam 5 tuổi. Theo đúng Luật Ngoại kiều, bước chân vào Đức, gia đình ông đệ đơn xin hưởng quy chế tỵ nạn, nhưng không được chấp thuận, tiếp đến kiện ra toà bị toà bác bỏ, liền đó đệ đơn tới Ủy ban khiếu nại của Quốc hội tiểu bang cũng bị từ chối. Trông chờ vào cứu cánh cuối cùng, năm 2005 ông đệ đơn tiếp đến Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt, cũng bị từ chối nốt. Mọi cơ hội pháp lý ở lại vậy là chấm hết. Kết quả, cảnh sát buộc phải cưỡng chế cả nhà từ sáng sớm hôm có lệnh trục xuất ra sân bay.
Trong những năm chờ cứu xét, cả gia đình ông Trần được nhà nước trợ cấp bảo đảm cuộc sống, bảo hiểm xã hội, cùng mọi quyền cơ bản của ngoại kiều sống ở Đức. Lúc này, 2 bé lớn đã học tới lớp 6 và lớp 5, đều giỏi nhất lớp, danh tiếng được cả trường đặc biệt chú ý. Tin Hải Hà, Hải Linh, cùng bé 5 tuổi Hải Nam và bố mẹ bị cảnh sát bắt chở ra sân bay trục xuất, như sét đánh chấn động toàn trường. Học sinh nháo nhác hỏi nhau, đứa nào đứa nấy, mắt đỏ hoe, nhiều đứa khóc tức tưởi, người bạn học giỏi nhất, tấm gương điển hình nhất, luôn vui vẻ, thân thiện giúp đỡ chúng như những người ruột thịt, bỗng nhiên bị cướp đi, không cả cho chúng được một lời vĩnh biệt.
Ý thức tự nhiên về quyền con người, quyền đòi hỏi trách nhiệm nhà nước trước dân, từ tấm bé của người Đức - nền tảng chắc chắn cho bất cứ dân tộc nào muốn mọi thế hệ đều có thể làm chủ đất nước mình, chứ không phó mặc cho cơ quan công quyền - thúc đẩy chúng hành động. Hết buổi học, bọn trẻ cả trường hò nhau thảo kháng thư tập thể gửi lên Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang chịu trách nhiệm về ngoại kiều, đòi trả lại Hải Hà, Hải Linh cho chúng, với lý lẽ hiển nhiên: Người ta sinh ra lớn lên ở đâu, thì đó là quê hương. Trục xuất Hải Hà, Hải Linh ra khỏi quê hương là không có tính người !
Rất may, tới giây phút cuối cùng cưỡng chế lên máy bay, một án trát khẩn cấp của toà án hành chính tiểu bang bác bỏ lệnh trục xuất, được gửi bằng công điện tới cảnh sát áp giải, nhờ có luật sư nộp đơn xin tỵ nạn cho đứa con thứ 2 của gia đình và đệ đơn khẩn lên toà đòi can thiệp theo luật tỵ nạn, cho phép người đệ đơn xin tỵ nạn chưa xét xử được ở lại Đức chờ kết qủa. Rốt cuộc, cảnh sát phải hộ tống gia đình ông Trần trở lại, để chờ xét đơn tỵ nạn đã đệ trình. Tuy nhiên, đơn này gia đình ông Trần cầm chắc sẽ bị từ chối, lại tiếp tục thấp thỏm trước một tương lai trục xuất khó tránh, nếu luật pháp Đức không thay đổi.
Kháng thư tập thể học sinh chống lại lệnh trục xuất không tính người, gây hiệu ứng dây chuyền ngay lên giới chính khách. Nghị sỹ Tiểu bang, thuộc đảng SPD, lập tức viết thư chất vấn Chủ tịch Chính phủ vùng, quan chức cao nhất chịu trách nhiệm cuối cùng đối với lệnh trục xuất. Chủ tịch giải trình, luật pháp đã buộc họ không thể làm khác, sau khi mọi cơ hội pháp lý cứu giúp ông Trần đã khai thác hết.
Nhiều nghị sỹ, đảng phái khác vào cuộc lên tiếng phản đối, đến tận nhà tìm hiểu, gửi thư can thiệp tới các quan chức liên quan. Trường học của Hải Hà, Hải Linh kiên quyết bảo vệ học sinh mình, liên kết với các hội sáng kiến được thành lập mang tên vì gia đình ông Trần, tổ chức nhiều cuộc vận động rộng khắp, thu được hơn 1500 bức thư gửi tới, tập hợp được 4500 chữ ký ủng hộ chỉ trong vòng 5 tuần sau vụ trục xuất bất thành, chuyển tiếp lên Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang.
Sức mạnh phong trào đấu tranh tiếp sức cho các nghị sỹ, họ ra thông cáo báo chí và đòi Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang phải tìm kiếm một giải pháp pháp lý cho phép những người lưu trú đã lâu được ở lại, may ra mới giải quyết được những trường hợp như gia đình ông Trần. Sự kiện trục xuất bất thành gia đình ông Trần vậy là vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành đề tài tranh cãi nóng bỏng trên chính trường Đức về chính sách lưu trú đối với ngoại kiều, rốt cuộc được đặt lên bàn Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ các Tiểu bang năm đó, và tại đấy một dự luật bổ sung luật lưu trú được soạn thảo.
Kết qủa, dự thảo được Hạ và Thượng viện Đức chấp thuận, bổ sung vào Luật Lưu trú, điều 104 a cho phép người nước ngoài có con chưa trưởng thành, cũng như những người con đã trưởng thành sống độc lập, bị từ chối cấp giấy phép lưu trú, nhưng đã ở Đức ít nhất 6 năm, được quyền ở lại, đúng đòi hỏi của học sinh trường học Hải Hà, Hải Linh: người ta sinh ra lớn lên ở đâu, thì đó là quê hương! Tính người không cho phép trục xuất họ. Luật pháp ra đời không hẳn từ những bộ óc cao siêu nghĩ ra mà bắt đầu chỉ từ tiếng nói của những đứa trẻ - một lẽ thường, nếu hiểu luật pháp xuất phát từ từng con người vì từng con người, và do từng con người, phải có trong một nhà nước mang tính người.
Theo thống kê gần nhất, thành phố Leipzig, Đức, có 2.438 người Việt / tổng số 27.057 người nước ngoài sống ở Leipzig, đến từ 60 quốc gia, chiếm vị trí thứ 1. Leipzig có 2914 doanh nghiệp ngoại kiều, thì người Việt sở hữu 518 doanh nghiệp, tương đương 5 người / 1 doanh nghiệp. Tỷ lệ học sinh tiểu học vào học trường phổ thông phân ban (hệ vào thẳng đại học) chiếm tới 79% cao hơn bất kỳ sắc tộc nào kể cả người Đức chỉ 43%.
Tiếng Việt được coi là môn ngoại ngữ dạy trong 13 trường phổ thông, ngân sách thành phố chi mỗi năm hàng chục nghìn Euro tổ chức dạy ngoại khoá cho con em người Việt. Tên tuổi người Việt nổi bật trong các chương trình đa văn hoá của thành phố, trong các chuyên đề nhập cư, được các chính khách trong vai trò lãnh đạo đảng phái, cơ quan dân cử, coi là biểu tượng hoà nhập của người nước ngoài, như Ông Tiefensee, chính khách đảng SPD, sau này trở thành Bộ trưởng Giao thông Liên bang, lúc còn là thị trưởng thành phố, trong một lần tới dự Tết Nguyên Đán, khẳng định: Cộng đồng người Việt đã tô thêm sắc mầu đẹp đẽ cho nền văn hoá Đức.
Như mọi Tết, dịp tốt nhất cho cộng đồng người Việt thể hiện mình, Tết Tân Mão lần này được Hội người Việt chuẩn bị công phu cả tháng trời, thông báo cho Sở Nội vụ thành phố theo luật định. Hai ngày trước Tết, họ tới kiểm tra, phát hiện hội trường chủ cho thuê không đảm bảo quy phạm Luật phòng chống cháy về cửa thoát hiểm, chỗ tập kết xe cứu hỏa, sử dụng lò sưởi đốt khí trực tiếp loại bị cấm..., liền lập biên bản tổng kết các hạng mục phải khắc phục. Chủ cho thuê người Việt bỏ qua nhiều điểm, bởi hội trường vốn được cải tạo từ một nhà kho, đảm bảo tiêu chuẩn không dễ, cũng có thể do không nắm vững luật pháp, phần ỷ vào thế Tết là một sự kiện trọng đại đã hoàn tất mọi khâu chuẩn bị, mời cả chủ tịch, quan khách thành phố tới dự, lên lịch trước cả tháng, không thể dịch lịch hay hủy.
Một tiếng rưỡi trước giờ khai mạc, họ tới nghiệm thu, với đầy đủ quan chức phòng ban, từ Sở Nội vụ, đến Xây dựng, Môi trường, Phòng chống cháy, Qủan lý thị trường, Cảnh sát. Hội trường đang nhộn nhịp hoàn tất những công đoạn cuối cùng, sân khấu, phông màn nổi bật con mèo ngộ nghĩnh, mắt tinh ranh, dàn nhạc đang thử âm thanh réo rắt, ánh sánh lấp lánh đủ mầu, rượu, mứt bày đầy bàn, ẩm thực đủ các món thuần Việt ngào ngạt. Đoàn quan chức liên ngành mở biên bản hôm trước, dò tất cả 9 hạng mục thì tới quá nửa không thực hiện.
Nhiều lý do được đưa ra biện hộ, rồi viện cả ý nghĩa trọng đại nhất, văn hoá tâm linh Tết kiêng cữ xui xẻo, đến cả tình hữu nghị 2 dân tộc, tới cả chủ tịch thành phố đang trên đường tới dự, nhưng viên quan chức trưởng đoàn vẫn dứt khoát một mực: luật là luật ! Là quan chức hành xử, chúng tôi không thể làm khác, bởi bất kỳ lệnh ai, hay vì bất cứ mối quan hệ nào, do mục đích gì, ngoại trừ có phán quyết khác của toà án. Một luật sư Đức, khách mời tới dự Tết, ra sức thương thảo giúp, cũng đành phải lắc đầu: Thủ tướng có tới đây cũng đành chịu.
Rốt cuộc, Hội trường bị cảnh sát niêm phong. Đồ ăn, thức uống, chuẩn bị cho nghìn người, tất cả đều phải thu dọn đưa ra ngoài. Tết vậy là hết ! Tội các cháu tập dượt muá từ sáng liên thông chờ biểu diễn, tiu nghỉu. Nhiều người tiếc uổng công sức, phản đối: ừ thì luật, nhưng cũng phải có tính người chứ !
Đại nhạc hội Vietnam by night của người Việt ở Đức. Ảnh: Tạp chí Hương Việt |
Gia đình ông Trần ở thành phố Tübingen, nhập cảnh ở lại Đức không giấy tờ từ năm 1992, có 3 con đều chào đời tại đây, ròng rã 13 năm trời thấp thỏm chờ trục xuất cho tới năm 2005, lúc Hải Hà lên 12 tuổi, Hải Linh 11 và Hải Nam 5 tuổi. Theo đúng Luật Ngoại kiều, bước chân vào Đức, gia đình ông đệ đơn xin hưởng quy chế tỵ nạn, nhưng không được chấp thuận, tiếp đến kiện ra toà bị toà bác bỏ, liền đó đệ đơn tới Ủy ban khiếu nại của Quốc hội tiểu bang cũng bị từ chối. Trông chờ vào cứu cánh cuối cùng, năm 2005 ông đệ đơn tiếp đến Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt, cũng bị từ chối nốt. Mọi cơ hội pháp lý ở lại vậy là chấm hết. Kết quả, cảnh sát buộc phải cưỡng chế cả nhà từ sáng sớm hôm có lệnh trục xuất ra sân bay.
Trong những năm chờ cứu xét, cả gia đình ông Trần được nhà nước trợ cấp bảo đảm cuộc sống, bảo hiểm xã hội, cùng mọi quyền cơ bản của ngoại kiều sống ở Đức. Lúc này, 2 bé lớn đã học tới lớp 6 và lớp 5, đều giỏi nhất lớp, danh tiếng được cả trường đặc biệt chú ý. Tin Hải Hà, Hải Linh, cùng bé 5 tuổi Hải Nam và bố mẹ bị cảnh sát bắt chở ra sân bay trục xuất, như sét đánh chấn động toàn trường. Học sinh nháo nhác hỏi nhau, đứa nào đứa nấy, mắt đỏ hoe, nhiều đứa khóc tức tưởi, người bạn học giỏi nhất, tấm gương điển hình nhất, luôn vui vẻ, thân thiện giúp đỡ chúng như những người ruột thịt, bỗng nhiên bị cướp đi, không cả cho chúng được một lời vĩnh biệt.
Ý thức tự nhiên về quyền con người, quyền đòi hỏi trách nhiệm nhà nước trước dân, từ tấm bé của người Đức - nền tảng chắc chắn cho bất cứ dân tộc nào muốn mọi thế hệ đều có thể làm chủ đất nước mình, chứ không phó mặc cho cơ quan công quyền - thúc đẩy chúng hành động. Hết buổi học, bọn trẻ cả trường hò nhau thảo kháng thư tập thể gửi lên Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang chịu trách nhiệm về ngoại kiều, đòi trả lại Hải Hà, Hải Linh cho chúng, với lý lẽ hiển nhiên: Người ta sinh ra lớn lên ở đâu, thì đó là quê hương. Trục xuất Hải Hà, Hải Linh ra khỏi quê hương là không có tính người !
Rất may, tới giây phút cuối cùng cưỡng chế lên máy bay, một án trát khẩn cấp của toà án hành chính tiểu bang bác bỏ lệnh trục xuất, được gửi bằng công điện tới cảnh sát áp giải, nhờ có luật sư nộp đơn xin tỵ nạn cho đứa con thứ 2 của gia đình và đệ đơn khẩn lên toà đòi can thiệp theo luật tỵ nạn, cho phép người đệ đơn xin tỵ nạn chưa xét xử được ở lại Đức chờ kết qủa. Rốt cuộc, cảnh sát phải hộ tống gia đình ông Trần trở lại, để chờ xét đơn tỵ nạn đã đệ trình. Tuy nhiên, đơn này gia đình ông Trần cầm chắc sẽ bị từ chối, lại tiếp tục thấp thỏm trước một tương lai trục xuất khó tránh, nếu luật pháp Đức không thay đổi.
Kháng thư tập thể học sinh chống lại lệnh trục xuất không tính người, gây hiệu ứng dây chuyền ngay lên giới chính khách. Nghị sỹ Tiểu bang, thuộc đảng SPD, lập tức viết thư chất vấn Chủ tịch Chính phủ vùng, quan chức cao nhất chịu trách nhiệm cuối cùng đối với lệnh trục xuất. Chủ tịch giải trình, luật pháp đã buộc họ không thể làm khác, sau khi mọi cơ hội pháp lý cứu giúp ông Trần đã khai thác hết.
Nhiều nghị sỹ, đảng phái khác vào cuộc lên tiếng phản đối, đến tận nhà tìm hiểu, gửi thư can thiệp tới các quan chức liên quan. Trường học của Hải Hà, Hải Linh kiên quyết bảo vệ học sinh mình, liên kết với các hội sáng kiến được thành lập mang tên vì gia đình ông Trần, tổ chức nhiều cuộc vận động rộng khắp, thu được hơn 1500 bức thư gửi tới, tập hợp được 4500 chữ ký ủng hộ chỉ trong vòng 5 tuần sau vụ trục xuất bất thành, chuyển tiếp lên Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang.
Sức mạnh phong trào đấu tranh tiếp sức cho các nghị sỹ, họ ra thông cáo báo chí và đòi Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang phải tìm kiếm một giải pháp pháp lý cho phép những người lưu trú đã lâu được ở lại, may ra mới giải quyết được những trường hợp như gia đình ông Trần. Sự kiện trục xuất bất thành gia đình ông Trần vậy là vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành đề tài tranh cãi nóng bỏng trên chính trường Đức về chính sách lưu trú đối với ngoại kiều, rốt cuộc được đặt lên bàn Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ các Tiểu bang năm đó, và tại đấy một dự luật bổ sung luật lưu trú được soạn thảo.
Kết qủa, dự thảo được Hạ và Thượng viện Đức chấp thuận, bổ sung vào Luật Lưu trú, điều 104 a cho phép người nước ngoài có con chưa trưởng thành, cũng như những người con đã trưởng thành sống độc lập, bị từ chối cấp giấy phép lưu trú, nhưng đã ở Đức ít nhất 6 năm, được quyền ở lại, đúng đòi hỏi của học sinh trường học Hải Hà, Hải Linh: người ta sinh ra lớn lên ở đâu, thì đó là quê hương! Tính người không cho phép trục xuất họ. Luật pháp ra đời không hẳn từ những bộ óc cao siêu nghĩ ra mà bắt đầu chỉ từ tiếng nói của những đứa trẻ - một lẽ thường, nếu hiểu luật pháp xuất phát từ từng con người vì từng con người, và do từng con người, phải có trong một nhà nước mang tính người.
Mohamed Bouazizi |
Có thể liên tưởng đến thời sự chính trị thế giới hiện nay. Không có mối liên hệ nào giữa người sinh viên Mohamed Bouazizi ở nước Tunisie thất nghiệp phải tự kiếm sống bằng bán rau quả rong, không giấy phép, bị tịch thu, với Hải Hà, Hải Linh bị từ chối giấy phép lưu trú, đành chịu cưỡng chế ra sân bay trục xuất.
Không có mối liên hệ gì giữa cảnh sát Tunisie tịch thu hàng hoá của Mohamed Bouazizi với cảnh sát Đức trong trường hợp cưỡng chế Hải Hà, Hải Linh, hay niêm phong hội trường tổ chức Tết Tân Mão người Việt; cũng như giữa Mohamed Bouazizi phải tự thiêu để phản đối với học sinh trường học Hải Hà, Hải Linh thảo thư phản kháng; giữa ty cảnh sát Tunisie không chịu tiếp thỉnh cầu của Mohamed Bouazizi với Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang ủng hộ thư của học sinh trường Hải Hà Hải Linh, hay giải thích của cảnh sát khi niêm phong hội trường; giữa một phong trào từ trẻ em tới người dân đến chính khách ủng hộ Hải Hà, Hải Linh với một guồng máy nhà nước Tunisie thờ ơ vô cảm trước nạn nhân của chính quan chức nhà nước đó.
Nhưng cả hai kết quả trái ngược nhau, Mohamed Bouazizi bị chết thảm kéo theo cả chế độ bị sụp đổ, Hải Hà, Hải Linh được ở lại Đức với một chính thể mạnh hàng đầu thế giới, đều chi phối bởi quy luật nhân quả: chế độ đó có tính người hay không - được đo lường trước hết bởi chính hành xử của hệ thống quan chức chính khách tạo nên thể chế đó trước những đòi hỏi của từng thân phận, cuộc sống thường nhật của mỗi con người, bất luận là nhà nước gì; cùng ý thức trách nhiệm của mọi công dân trước đồng loại mình, dù họ là ai!
Nguồn: Vietnamnet