Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

13/2/11

Nhớ ông thầy tội nghiệp

 http://www.dunglac.org/upload/article/1201297946.jpg
 Mai Văn Bé Em
Thầy vào nghề dạy học cách đây đã lâu lắm, đến nay hơn ba mươi năm, và thầy nhập nghề một cách rất giản dị, đúng “truyền thống” ngày xưa: nhà nghèo học hết lớp mười hai, vậy là thầy đi học ba tháng ngành sự phạm về làm thầy giáo.

Bằng cấp ít, tuổi thầy cũng trẻ hai mươi ba tuổi, da trắng, nhỏ con, không thể xin dạy ở thành phố Cần Thơ. Vậy một buổi sáng trong một mùa khai trường, thầy Nguyễn Văn Dũng nhét vài cuốn sách vào cặp, chân đi đôi dép lào, mặc cái quần Ka ki xanh mua ở chợ trời tại bến Ninh Kiều, mượn cái áo sơ mi trắng của người em. Thầy nhảy lên xe đò xuống nhận công tác ở huyện Long Mỹ bán chữ sinh nhai.
Tôi không hiểu, người ta lại phân công thầy Dũng và thầy Nhiệm về ấp Tám xã Lương Tâm quê hương của tôi, một xã nghèo, anh hùng nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ. (Thầy Dũng dạy các môn tự nhiên, thầy Nhiệm dạy các môn xã hội. Thầy Hồ văn Nhiệm hiện ở Ngan Dừa- Hồng Dân- Bạc Liêu, thỉnh thoảng tối có về thăm thầy. )
Ông trưởng ấp, một người đã đứng tuổi, trịnh trọng giới thiệu thầy Dũng với chúng tôi, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất tử tế, ông giới thiệu sơ qua với thầy, phong tục, tập quán của bà con nông thôn. Học trò chúng tôi  hai mươi mốt đứa xếp hàng thật ngay ngắn, im lặng chờ thầy đến, cúi chào mà đầu cứ thấp xuống như kiểu chào của người Nhật.
Đó là thời kỳ bao cấp, “thời kỳ hoàn kiêm của ngành giáo dục” thầy tôi phải ăn độn khoai lang. Cái thời kỳ tôi mặc quần “tà lỏn”, đi chân không đến trường. Gọi là trường, thực ra đó là lớp học bằng cây tràm, mái lợp lá, vách tre, cất trên đồn củ của lính quỵ thuộc phần đất của Bác tôi, nằm cạnh con rạch uốn cong như con rắn bò. Ba tôi nói: nơi đây trước kia rừng rậm, âm u, con rạch Ngan Mồ do cọp, beo đi tạo thành. Bàn học là những mãnh ván vụn, thầy trò tự đóng.
Cái bàn của thầy giáo là cái ghế nhổ mạ của ba tôi mang đến. Nhưng ngày khai giảng ông trưởng ấp Ẩn kiêm đại diện phụ huynh học sinh cũng tổ chức trịnh trọng và trang nghiêm ra phếch. Dù còn ít tuổi, lúc đó tôi học lớp sáu, nhưng cũng cảm thấy nghề dạy học của thầy có một cái gì trục trặc, bất bình thường. Hết giờ dạy thầy về ở đậu nhà bà Út trong ấp. Tôi chỉ cảm thấy như thế thôi, chưa tìm hiểu, ý thức rõ được.
Quê tôi thời ấy nổi danh bùn và muỗi muôn thuả về mùa mưa, một trăm phần trăm là cầu khỉ. Nhưng năm sau thầy nhập ngũ, phải rời lũ học trò nghèo chúng tôi. Tôi nghe nói thầy được miễn đi ngĩa vụ, nhưng thầy đăng ký đi thay cho người em ruột. Thầy rời phấn, rời bảng để đi vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây nam Tổ quốc, mà từ trước đến giờ tôi chỉ là kẻ đứng bên lề.
Rời trường quấn luyện với tư cách lính tình quyện Việt nam, trong ba năm làm nhiệm vụ quốc tế Cam pu chia. Thầy Dũng đã sống như người lính đích thực, nghĩa là đổ mồ hôi, là lội bùn, băng rừng, khóc bạn, chôn bạn và dĩ nhiên là có cả giết bọn diệt chủng Khe me đỏ, điều đó tất nhiên nếu không là lính. Những lúc rãnh rang thầy ngồi với đồng đội, rũ sạch sương gió bùn lầy, cả bọn ngã nghiên trong chén chè, nói những thứ truyện lính tráng rất muôn thủa, nghĩa là rất tiếu lâm và trần truồng trắng trợn, hát nghêu ngao. Và rồi để ngày mai tiếp tục cuộc hành quân mới. Anh tôi đồng đội của thầy kể lại: Thầy tôi không hề là lính ba gai ba búa, anh em  trong đơn vị rất mến.
Thế rồi một ngày kia, thầy tôi được xuất ngũ và nghe nói về nhà trở lại làm nhà giáo, ông thầy, nhà mô phạm ngay tại Cần Thơ. Vậy là thầy lại lên bục cầm phấn. Thật đáng tiếc lúc đó tôi chưa biết Cần Thơ và không biết nhà thầy ở đường gì, quận mấy, thầy dạy trường nào? vì ngày xưa không xin địa chỉ của thầy.
Tôi còn nhớ, thầy đứng trên bục gỗ giảng những điều hay lẽ phải cho lũ tôi. Thầy đã nhìn thấy sự thực, đã ý thức được nhiều điều và đã lao vào cuộc sống thực. Thầy giảng những điều hay điều thiện mà chính tôi bây giờ mới ngộ nhân ra là đúng. Thầy không phải là tên nói láo. Thầy dạy về tiết nghĩa, là đạo đức sống. Thầy khuyên chúng tôi không được rượu chè, cờ bạc…
Học trò của thầy Dũng năm xưa bây giờ có đứa là Thầy giáo, đứa là Bác Sĩ, kỷ sư, cán bộ cấp xã, huyện, là nông dân sản xuất giỏi,… Nhưng cũng có đứa nghèo rớt mùng tơi. Có đứa hút thuốc như điên, uống bia như hủ chìm và chơi gái chín phương chỉ còn để có mỗi một phương lấy vợ. Giá mà còn thầy, thầy có lời khuyên đó là sai là xấu hỗ để mà chừa, đằng này thầy không bao giờ thấy những việc xấu xa đó của học trò mình.
Suy nghĩ nhiều hơn, tìm thấy ở thầy Dũng, đó là quan niệm về vai trò và trách nhiệm của thầy đối với chúng tôi, ngoài trách nhiệm dạy trí dục thầy còn dạy đức dục cho hậu sinh. Thầy dạy vể bổn phận và quyền hạn công dân- nghĩa là một người công dân tốt phải biết tôn trọng luật pháp, biết đóng thuế đầy đủ, biết thi hành nghĩa vụ quân sự, biết tham gia vào các hoạt động xã hội, chính quyền địa phương, biết vài kiến thức về kinh tế…
Tôi còn nhớ lương giáo chức của thầy như mọi công chức khác thời ấy chỉ mười mấy ngàn đồng. Có tháng thầy bị khất lương. Nghĩa là đói rách tối đa, có ngày thầy chỉ ăn cơm có một bữa, còn quần áo thì chỉ có hai bộ. Có hôm thầy đi tác đìa, bắt cá đổi gạo mà sống. Thỉnh thoảng năm khi mười họa bọn con trai chúng tôi bẩy được con cúm núm, con quốc mang đến biếu thầy. Bọn con gái chúng nó đi hái đoạt choại, nhổ rau má, hái trái bí, trái bầu biếu thầy.
Mọi sự đến đây quả thực thầy tôi đã vượt qua nhiều vất vã, khó khăn để gieo cái chữ cho chúng tôi. Thương thầy khổ sở, ăn uống thiếu thốn, thằng Nam hốt trộm trứng gà của bà nội mang đến biếu thầy. Khi biết ra, thầy nện một trận nhừ tử, nó đứng chết trân, mặt méo xẹo, mắt đỏ hoe, tôi thương nó đứt ruột.
***
Khi chúng tôi lên lớp bảy (năm 1977- 1978), không giáo viên nào chịu về xứ khỉ ho gà gáy quê tôi dạy. Thế là mỗi  đứa đi một nơi, có đứa theo thầy Nhiệm qua Ngan Dừa, có đứa lên Long Mỹ, Vị Thanh học tiếp. Còn tôi ra Rạch Giá- Kiên Giang học trường Nguyễn Trung Trực, tên của anh hùng dân tộc làm nên hai chiến công lừng lẫy “Hỏa Hồng nhật tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỹ thần”. Năm 1983 tôi học trường trung học Y tế Kiên Giang. Ba năm sau khi ra trường với cái bằng trung cấp y sĩ loại ưu, tôi được nhà trường giữ lại làm hướng dẫn viên cho các khóa đàn em. Ở đây tôi thoải mái, vị trí và trách nhiệm của tôi rõ ràng. Nhưng tôi không kiên nhẫn vượt khó như thầy Dũng, lương không đủ chi tiêu tôi xin chuyển.
Tôi cũng từng được phụ huynh bầu làm đại diện cha mẹ học sinh. Buổi sáng ngày khai trường hôm đó, trong những giáo viên đang ngồi trên hàng ghế cao nhìn xuống học trò dưới sân tấp nập, tôi hẳn là một người rầu rĩ nhớ về thầy Dũng. Ông hiệu trưởng phát biểu với phụ huynh học sinh. Nhà trường chỉ giữ và có trách nhiệm dạy bốn tiếng một ngày và chỉ dạy phương diện trí dục, và chỉ có trách nhiệm chính yếu có thế.
 Nếu có chút nào về rèn đạo lý con người, thì đó chỉ là kỷ luật nhà trường: y phục đồng phục, bảng tên, không nói truyện trong giờ học, không hỗn láo, không làm hư hại cây cảnh của trường…Một thứ kỷ luật chứ không phải rèn luyện đạo đức kỷ luật con người. Tôi trực nhớ câu nói của thầy Dũng mà rơi nước mắt: Các em học chữ và phải học đạo làm người, phải liêm khiết, không được lường thầy phản bạn, học để biết mà phục vụ  dân mình...
***
Tôi điện rủ thằng bạn về Cần Thơ tìm thăm thầy Dũng. Nhưng mắt tôi cay xè, thầy đã chết do bịnh ung thư phổi, người thân của thầy cũng không còn ở Cần Thơ. Ghé chợ Nông hải sản Rạch Giá tôi mua con gà trống hơn một ký lô gam, đốt ba cây nhang tưởng nhớ thầy lòng buồn rưng rưng. Qua “Nét bút tri ân” tôi cầu cho thầy được hóa kiếp trở lại loài người tiếp tục làm ông thầy giáo.
MAI VĂN BÉ EM

VIỆT NAM YÊU DẤU